Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 111/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 111/2009/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 111/2009/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/09/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Hành chính, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 111/2009/QĐ-TTg ngày 01/9/2009 quy định điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức (không bao gồm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt và cơ sở công nghiệp động viên), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Hoạt động công nghiệp quốc phòng theo Quyết định này bao gồm: nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; dịch vụ thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; mua sắm, dự trữ, bảo quản vật tư, kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo hai phương thức: thực hiện hợp đồng quốc phòng thông qua phương thức đặt hàng, tổ chức, cá nhân được chỉ định để triển khai hoạt động công nghiệp quốc phòng có yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc thực hiện hợp đồng quốc phòng thông qua phương thức đấu thầu. Tổ chức và cá nhân được tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; không xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân Việt Nam; cam kết chấp hành các điều khoản bắt buộc được quy định cụ thể tại hợp đồng về công nghiệp quốc phòng và những điều kiện khác tuỳ theo lĩnh vực tham gia hoạt động cụ thể. Khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, tổ chức, cá nhân sẽ được hỗ trợ về đầu tư, nghiên cứu khoa học, công nghệ và cung cấp các dịch vụ liên quan theo đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước đối với công nghiệp quốc phòng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2009.
Xem chi tiết Quyết định 111/2009/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 111/2009/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 111/2009/QĐ-TTg NGÀY 01 THÁNG 09 NĂM 2009
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THAM GIA HOẠT ĐỘNG
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng số
02/2008/UBTVQH12 ngày 26 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về điều kiện, thủ tục
tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng đối với tổ chức, cá nhân; quyền hạn
và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động và quản lý hoạt
động công nghiệp quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức
(không bao gồm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt và cơ sở công nghiệp động
viên), cá nhân Việt
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Vũ khí,
trang bị kỹ thuật quân sự là các phương tiện chuyên dùng phục vụ cho chỉ
huy, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện của các lực lượng vũ trang.
2. Hoạt
động công nghiệp quốc phòng bao gồm:
a) Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến,
hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự;
b) Dịch vụ thương mại, đầu tư, chuyển giao công
nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng – an ninh;
c) Mua sắm, dự trữ, bảo quản vật tư, kỹ thuật
phục vụ nhiệm vụ quốc phòng – an ninh;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
3. Hợp
đồng quốc phòng là hợp đồng kinh tế được ký giữa một bên là cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ Quốc phòng và bên kia là tổ chức, cá nhân để thực hiện lĩnh vực ngành
nghề theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc
phòng.
Điều 4. Nguyên tắc tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước và nền
kinh tế quốc dân, mở rộng phương thức huy động vốn của tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia xây dựng công nghiệp
quốc phòng. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng,
gắn hoạt động công nghiệp quốc phòng với các mục tiêu quốc phòng, an ninh và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gắn lợi ích của Nhà nước và lợi ích
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.
2. Tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng trên cơ sở năng lực hiện có, đáp ứng các điều kiện tùy theo
từng lĩnh vực, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Điều 5. Phương thức tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng
Tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng theo hai phương thức sau:
1. Thực hiện hợp đồng quốc phòng thông qua
phương thức đặt hàng, tổ chức, cá nhân được chỉ định để triển khai hoạt động
công nghiệp quốc phòng có yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, trình độ chuyên môn và
cơ sở vật chất kỹ thuật.
2. Thực hiện hợp đồng quốc phòng thông qua
phương thức đấu thầu.
Điều 6. Điều kiện tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng
1. Tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
b) Không xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
c)
2. Tùy theo lĩnh vực tham gia hoạt động công nghiệp
quốc phòng, các tổ chức, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cải
tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự;
Đối với lãnh đạo: Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ
thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc trên đại học) do các trường đại
học, học viện của Nhà nước Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp thuộc chuyên ngành
lĩnh vực tham gia.
Đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng được các yêu
cầu về chuyên môn, trình độ, phải được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn của
từng nghề cụ thể.
Có năng lực thiết bị, công nghệ, phương tiện,
trang thiết bị tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Tổ chức, cá nhân phải chứng minh có đủ nguồn vốn
và nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tham gia, có báo cáo tài
chính đã được kiểm toán ba năm gần nhất.
Môi trường làm việc bảo đảm an toàn, an ninh
trật tự và các điều kiện phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường (có Bản cam kết
bảo vệ môi trường) và bảo mật.
b) Lĩnh vực dịch vụ, thương mại, đầu tư, chuyển
giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng:
Phải phù hợp với mục tiêu quốc gia về chuyển
giao công nghệ.
Tổ chức, cá nhân phải chứng minh có đủ nguồn vốn
và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về xây dựng và quản lý dự án đầu tư, dịch vụ
thương mại, có báo cáo tài chính đã được kiểm toán ba năm gần nhất.
Công nghệ chuyển giao hoặc sản phẩm công nghệ
của dự án phải thuộc danh mục các công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao được
nhà nước khuyến khích phát triển.
c) Lĩnh vực mua sắm, dự trữ, bảo quản vật tư, kỹ
thuật:
Phải phù hợp với mục tiêu hoạt động công nghiệp
quốc phòng.
Tổ chức, cá nhân phải chứng minh có đủ nguồn vốn
và nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ, có báo cáo tài chính đã được kiểm toán
ba năm gần nhất.
Vật tư mua sắm, dự trữ, bảo quản phải thuộc danh
mục các sản phẩm Nhà nước cho phép sử dụng tại Việt Nam.
d) Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:
Được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề đào tạo.
Tổ chức, cá nhân phải chứng minh có đủ năng lực
chuyên môn, nguồn tài chính cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực.
Điều 7. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng
Tổ chức và cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động
công nghiệp quốc phòng phải làm thủ tục trước khi tham gia. Hồ sơ đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng như sau:
1. Đối với tổ chức:
a) Đơn đề nghị tham gia hoạt động công nghiệp
quốc phòng có ghi rõ những thông tin, tư liệu chủ yếu về tổ chức và các lĩnh
vực hoạt động cụ thể (Phụ lục I);
b) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập
doanh nghiệp. Danh sách, địa chỉ các đơn vị trực thuộc;
c) Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh;
d) Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do cơ quan Công an có
thẩm quyền cấp (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện);
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán ba năm
gần nhất;
e) Danh sách và bản tóm tắt lý lịch của cán bộ
lãnh đạo, quản lý;
g) Hồ sơ của Giám đốc, Phó Giám đốc, gồm có: bản
khai lý lịch cá nhân có xác nhận của cơ quan chủ quản; Bằng tốt nghiệp đại học.
h) Tài liệu về điều kiện kỹ thuật: thiết kế mặt
bằng công nghệ dây chuyền sản xuất; quy trình công nghệ sản xuất.
i) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối
với cơ sở sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
k) Nộp lệ phí theo quy định;
l) Nộp một (01) bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy
chứng nhận.
2. Đối với cá nhân:
a) Đơn đề nghị tham gia hoạt động công nghiệp
quốc phòng ghi rõ những thông tin, tư liệu chủ yếu về bản thân và lĩnh vực hoạt
động cụ thể (Phụ lục II);
b) Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật gắn với lĩnh vực
hoạt động công nghiệp quốc phòng mà cá nhân tham gia;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính;
d) Tóm tắt lý lịch được cấp chủ quản xác nhận;
đ) Nộp lệ phí theo quy định;
e) Nộp một (01) bộ hồ sơ do cơ quan cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.
3. Đối với người nước ngoài và người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các thủ tục quy định tại các khoản 1
và khoản 2 Điều này còn phải:
a) Có Hộ chiếu và Giấy phép cư trú tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật;
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác
kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
4. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng:
a) Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì, phối hợp
với Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng;
b) Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng cho tổ chức, cá nhân. Trong thời
gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng thẩm định sẽ tổ chức thẩm định.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chứng minh thông tin theo yêu cầu của cơ quan
thẩm định;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không đủ
điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng phải trả lời
bằng văn bản, nêu rõ lý do;
d) Tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng phải nộp một khoản lệ phí
theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng năm, danh sách các tổ chức, cá nhân được
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng sẽ
được Bộ Quốc phòng thông báo cho Bộ Công Thương;
e) Tổ chức, cá nhân đã tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng liên tục và không vi phạm các quy định thuộc lĩnh vực có liên
quan, thì không phải thực hiện các thủ tục thẩm định và cấp lại Giấy chứng
nhận;
g) Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, nếu trong vòng hai năm
kể từ khi cấp Giấy chứng nhận, không thực hiện bất cứ hoạt động công nghiệp
quốc phòng nào trong lĩnh vực đăng ký sẽ phải làm lại thủ tục thẩm định để cấp
lại Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc
phòng;
h) Bộ Quốc phòng quy định trình tự thủ tục thẩm
định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc
phòng.
Điều 8. Thông báo nhu cầu huy động tham gia
hoạt động công nghiệp quốc phòng
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng trong
từng thời kỳ, Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện:
1. Phân loại các lĩnh vực hoạt động công nghiệp
quốc phòng, thực hiện theo một trong hai phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng.
2. Thông báo trực tiếp cho tổ chức, cá nhân được
lựa chọn tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo phương thức đặt hàng
trực tiếp.
3. Phối hợp với Bộ Công Thương để thông báo rộng
rãi cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia hoạt động công nghiệp
quốc phòng theo phương thức đấu thầu.
Điều 9. Ký kết hợp đồng quốc phòng
1. Tổ chức, cá nhân ngoài thủ tục, hồ sơ theo
quy định của pháp luật về đấu thầu còn kèm theo bản sao có công chứng Giấy
chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.
2. Cho phép Bộ Quốc phòng ủy quyền cho các cơ
quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức ký kết hợp đồng quốc phòng với tổ chức, cá
nhân.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng
1. Trách nhiệm:
a) Tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng
theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, lĩnh vực được giao và tuân
thủ các cam kết trong hợp đồng quốc phòng đã ký kết và được phê duyệt;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt
động công nghiệp quốc phòng;
c) Chấp hành chế độ báo cáo, kiểm tra, thanh tra
về hoạt động công nghiệp quốc phòng theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc
phòng;
d) Bảo toàn, củng cố và phát triển vốn đầu tư
thêm của Nhà nước trong quá trình tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.
2. Quyền lợi:
a) Được Nhà nước bảo vệ các lợi ích hợp pháp
trong quá trình tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng;
b) Được yêu cầu cung cấp và sử dụng thông tin về
các lĩnh vực tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng trong phạm vi quốc phòng
của pháp luật;
c) Được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, khởi
kiện tổ chức, cá nhân cản trở việc tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng và
làm sai quy định có liên quan;
d) Được hỗ trợ về đầu tư, nghiên cứu khoa học
công nghệ, cung cấp các dịch vụ liên quan theo đúng các chế độ, chính sách hiện
hành của Nhà nước đối với công nghiệp quốc phòng.
Điều 11. Báo cáo, thanh tra, kiểm tra, đánh
giá và báo cáo tình hình tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng
1. Chế độ báo cáo
a) Hàng năm, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
công nghiệp quốc phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp
quốc phòng về cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận trước ngày 25 tháng 12 hàng
năm;
b) Các báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Chế độ thanh tra, kiểm tra
a) Hai năm một lần, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối
hợp với Bộ, ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định pháp luật về hoạt động công nghiệp quốc phòng đối với tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng;
b) Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu của cơ
quan chức năng liên quan, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thanh tra, kiểm tra đột xuất
đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng;
c) Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo
quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
3. Tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả
Hàng năm, Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ về tình hình tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng của tổ
chức, cá nhân.
Điều 12. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định liên quan
tới hoạt động công nghiệp quốc phòng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ
bị xử phạt hành chính, đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn hoạt động công
nghiệp quốc phòng trong lĩnh vực tham gia, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15 tháng 10 năm 2009.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm
hướng dẫn thực hiện Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục I
MẪU ĐƠN DÙNG CHO TỔ CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 111/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THAM GIA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Kính gửi: Bộ Quốc phòng
Tên doanh nghiệp: ...............................................................................................................
Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số:
...........................................................................
Do
..........................................................................................
cấp ngày...............................
Nơi đặt trụ sở chính .............................................................................................................
Số tài khoản:
........................................................................................................................
Điện thoại.........................................................
Số fax.........................................................
Địa điểm sản xuất kinh doanh
.............................................................................................
..............................................................................................................................................
Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động:
........................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Họ và tên người đại diện: .....................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: .......................................
Nam (nữ).............................
Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh
nghiệp):..........................................................................
Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú):
......................................................................................
.............................................................................................................................................
Đề nghị: Bộ Quốc phòng xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện tham gia hoạt động Công nghiệp Quốc phòng.
(Địa danh), ngày ….tháng
…. năm …. |
Phụ lục II
MẪU ĐƠN DÙNG CHO CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
111/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THAM GIA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Kính gửi: Bộ Quốc phòng
Họ và tên:
.............................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh ..........................................
Nam (Nữ)..............................
Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú):
.......................................................................................
.............................................................................................................................................
Nơi làm
việc:.........................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Số chứng minh nhân dân:
....................................................................................................
Số hộ chiếu: .........................................................................................................................
Số tài
khoản:.........................................................................................................................
Điện thoại: ....................................................
Số fax:................................................
Email:
..................................................................................................................................
Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động: .........................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Đề nghị: Bộ Quốc phòng xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện tham gia hoạt động Công nghiệp Quốc phòng.
(Địa danh), ngày ….tháng
…. năm …. |