Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 9443/BTC-QLKT 2025 của Bộ Tài chính về hướng dẫn công tác kế toán khi tổ chức thực hiện sắp xếp theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 9443/BTC-QLKT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 9443/BTC-QLKT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hồ Sỹ Hùng |
Ngày ban hành: | 27/06/2025 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Hành chính, Kế toán-Kiểm toán |
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Công văn 9443/BTC-QLKT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH ________ Số: 9443/BTC-QLKT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2025 |
Kính gửi: | |
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII;
Căn cứ quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 72/2025/QH15 ngày 16/6/2025 kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Thông tư số 46/2025/TT-BTC ngày 20/6/2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
Trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Công văn này, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị kế toán kịp thời gửi Bộ Tài chính
(Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán) để nghiên cứu, hướng dẫn theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
Hồ Sỹ Hùng |
Phụ lục
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG VIỆC KẾ TOÁN KHI ĐƠN VỊ KẾ TOÁN KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG ĐỂ CHUYỂN SANG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
(Kèm theo Công văn số 9443/BTC-QLKT 27/6/2025 của Bộ Tài chính)
Ví dụ 1: Ngày 01/7/2025 tỉnh A hợp nhất với tỉnh B để thành lập tỉnh mới, theo đó 02 Văn phòng UBND tỉnh cùng được hợp nhất với nhau. Kỳ kế toán cuối cùng của đơn vị cũ trước khi thực hiện sắp xếp (Văn phòng UBND tỉnh A và Văn phòng UBND tỉnh B) tính từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
Ví dụ 2: Về việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo 2 giai đoạn trong năm 2025:
- Giai đoạn 1 tại tỉnh A: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hợp nhất với Sở Tài nguyên môi trường của tỉnh, tạo thành đơn vị mới là Sở Nông nghiệp và Môi trường, đơn vị mới bắt đầu đi vào hoạt động từ 01/3/2025. Theo đó, kỳ kế toán cuối cùng của đơn vị cũ trước khi thực hiện sắp xếp (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên môi trường) được tính từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 28/02/2025.
- Giai đoạn 2 hợp nhất tỉnh A và tỉnh B: Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, từ ngày 01/7/2025 tỉnh A hợp nhất với tỉnh B vẫn giữ tên gọi của tỉnh mới là tỉnh A, theo đó Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh A cũng được hợp nhất với Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh B tạo thành đơn vị mới là Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh A (tên gọi cũ nhưng thực tế là pháp nhân mới sau khi sáp nhập 2 Sở). Như vậy kỳ kế toán cuối cùng của hai đơn vị cũ trước khi thực hiện sắp xếp (là Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh A và Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh B) tính từ ngày 01/3/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
Lưu ý: Căn cứ hướng dẫn nêu trên, các đơn vị còn phải xem xét xác định kỳ kế toán cuối cùng phù hợp với yêu cầu quyết toán NSNN tại địa phương, thời điểm bàn giao và tình hình thực tế, đảm bảo việc chốt số liệu, khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động kỳ kế toán cuối cùng để bàn giao số liệu kế toán đầy đủ, chính xác, không gây thất thoát kinh phí, tài sản của nhà nước.
Ví dụ 3:
- Từ ngày 01/01/2025 đến ngày 28/02/2025 Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, Cục Thuế thành phố Hà Nội là các đơn vị kế toán thuộc Tổng cục Thuế.
- Từ ngày 01/3/2025 Tổng cục Thuế được sắp xếp lại, theo đó Cục Thuế tỉnh Hòa Bình sáp nhập với Cục Thuế thành phố Hà Nội thành đơn vị mới là Chi cục thuế khu vực 1: Tại ngày 28/2/2025 Cục Thuế tỉnh Hòa Bình và Cục Thuế thành phố Hà Nội đã khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động để bàn giao cho Chi cục Thuế khu vực 1. Chi cục Thuế khu vực 1 bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025, đã hạch toán nhận bàn giao toàn bộ số liệu của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình và Cục Thuế thành phố Hà Nội theo biên bản bàn giao.
- Đến ngày 01/7/2025 theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, tỉnh Hòa Bình sáp nhập với tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh mới là tỉnh Phú Thọ, theo đó Chi cục thuế khu vực 1 cũng được tổ chức lại theo địa bàn hành chính: Tại thời điểm kết thúc hoạt động (ngày 30/6/2025) Chi cục thuế khu vực 1 phải khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động từ thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động (ngày 01/3/2025) đến khi kết thúc hoạt động (ngày 30/6/2025) để bàn giao cho các đơn vị mới (là Thuế Thành phố Hà Nội và Thuế tỉnh Phú Thọ). Toàn bộ các công việc kế toán khi kết thúc hoạt động để bàn giao của Chi cục thuế khu vực 1 và công việc kế toán khi nhận bàn giao của 2 đơn vị mới là Thuế Thành phố Hà Nội và Thuế tỉnh Phú Thọ tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn Công văn số 1010 và Công văn số 6196.
Ví dụ 4:
- Trung tâm y tế huyện chuyển từ cấp huyện sang Sở Y tế quản lý thì nộp Bảng cân đối số phát sinh từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 cho cơ quan tài chính cấp huyện để bàn giao về Sở Y tế.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp huyện từ ngày 01/7/2025 bàn giao về UBND tỉnh quản lý thì nộp Bảng cân đối số phát sinh từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 cho cơ quan tài chính cấp huyện để bàn giao về Sở Tài chính.
- Ngày 01/3/2025, Trường Tiểu học và Trường Trung học cơ sở đã được hợp nhất thành Trường Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc cấp huyện quản lý. Từ ngày 01/7/2025 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở chuyển từ cấp huyện sang cấp xã quản lý thì phải nộp Bảng cân đối số phát sinh từ ngày 01/03/2025 đến hết ngày 30/6/2025 cho cơ quan tài chính cấp huyện để bàn giao cho UBND cấp xã mới quản lý.
a) Trường hợp số dư tiền mặt là khoản đã rút tạm ứng kinh phí ngân sách từ kho bạc nhà nước chưa sử dụng hết, phải nộp trả toàn bộ lại NSNN (hoàn số dư tạm ứng) tại kho bạc nhà nước nơi giao dịch trước khi bàn giao
b) Trường hợp khoản thu ngân sách UBND cấp xã cũ đã thu bằng tiền mặt được phép giữ lại để chi ngân sách tại xã, phải kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ và thực hiện ghi thu - ghi chi ngân sách toàn bộ số liệu trước khi bàn giao, nếu các khoản đã chi không đủ thủ tục để ghi thu, ghi chi thì thu hồi nộp trả vào NSNN.
Các khoản thu ngân sách còn lại mà UBND cấp xã cũ đã thu của đối tượng nộp, phải khẩn trương nộp toàn bộ vào tài khoản ngân sách tại kho bạc nhà nước trước khi bàn giao.
c) Trường hợp số dư tiền mặt là khoản liên quan đến quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, các hoạt động tài chính khác của UBND cấp xã cũ, nộp toàn bộ vào tài khoản tiền gửi tương ứng đã mở tại kho bạc hoặc ngân hàng trước khi bàn giao.
d) Các khoản tiền mặt khác còn dư đến thời điểm bàn giao phải được xác định rõ nguồn gốc, kiểm đếm thực tế, lập bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu với số liệu trên sổ tiền mặt của kế toán, sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ, đảm bảo hoàn toàn khớp đúng, trường hợp có chênh lệch phải xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, thu hồi đủ về quỹ trước khi bàn giao. Trên Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt phải có đầy đủ chữ ký của thủ quỹ, phụ trách kế toán và chủ tịch UBND cấp xã cũ.
đ) Các khoản tiền thu hộ, chi hộ phải xử lý hết số dư trước khi bàn giao.
e) Trường hợp sau ngày kết thúc hoạt động có phát sinh các khoản thu ngân sách của cấp xã (cũ), thì hướng dẫn đối tượng nộp để nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước.
a) Số dư Tài khoản (TK) 1121 “Tiền ngân sách tại Kho bạc” phải đối chiếu khớp đúng với số dư tồn quỹ ngân sách cấp xã của cấp xã tại kho bạc nhà nước nơi giao dịch tại thời điểm kết thúc hoạt động.
b) Số dư TK 1122 “Tiền gửi Ngân hàng” và TK 1128 “Tiền gửi khác” phải đối chiếu số liệu tiền vào, tiền ra và số dư còn lại đến ngày kết thúc hoạt động đảm bảo khớp đúng với số liệu TK tương ứng đang mở tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng.
a) Trường hợp khi đối chiếu số dư tiền mặt và số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, kho bạc phát hiện có chênh lệch phải phối hợp với các bộ phận có liên quan tìm nguyên nhân, có phương án đảm bảo xử lý hết toàn bộ chênh lệch trước khi bàn giao.
b) Số dư tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, kho bạc sau khi đã đối chiếu khớp đúng là số liệu trình bày trên báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng của UBND cấp xã cũ đế bàn giao cho đơn vị mới.
Để tránh tình trạng đơn vị bàn giao công nợ dở dang liên quan đến tiền nhưng lại không bàn giao tiền tương ứng, không có nguồn để chi trả sau này gây khó khăn, gánh nặng cho đơn vị nhận bàn giao. Khi bàn giao số dư tiền mặt và số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, kho bạc cho đơn vị khác, UBND cấp xã cũ phải rà soát, kiểm tra chi tiết đảm bảo số dư tiền bàn giao phải bao gồm tối thiểu các khoản sau đây:
a) Số dư các khoản còn phải nộp nhà nước, số dư khoản bảo hành công trình chưa sử dụng (nếu có);
b) Số dư Quỹ được phép trích lập theo quy định nhưng chưa sử dụng (nếu có);
c) Số dư các khoản công nợ còn phải tiếp tục thanh toán như khoản còn phải trả cho người bán; số dư các khoản còn phải trả cán bộ, công chức; số dư các khoản còn phải trả khác (nếu có), trừ trường hợp các khoản này được đảm bảo từ nguồn NSNN và vẫn còn số dư dự toán chưa rút.
d) Số dư các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chưa sử dụng, số dư các nguồn tài chính khác bằng tiền chưa sử dụng phải bàn giao cho đơn vị mới.
Trường hợp số dư tiền còn lại khi bàn giao có sự chênh lệch nhỏ hơn so với các số liệu nêu trên, UBND cấp xã cũ phải khẩn trương rà soát, xử lý ngày và thu hồi đủ để thực hiện bàn giao. Trong trường hợp đặc biệt chưa xử lý được thì phải làm rõ lý do, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về việc này trong biên bản bàn giao cho đơn vị mới.
Đối với trường hợp UBND cấp xã có nhận khoản thu ngân sách cấp xã bằng hiện vật (đã hạch toán Nợ TK 152/Có TK 337) và đã sử dụng, thì phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi hết vào NSNN theo quy định tại Thông tư số 70/2019/TT-BTC. Trường hợp hiện vật đã nhận nhưng chưa sử dụng hết, thì phải bàn giao sang đơn vị mới tiếp tục sử dụng, đơn vị phải kiểm kê bàn giao riêng những hiện vật này, trong trường hợp này số dư TK 337 bàn giao phải bằng số dư chi tiết giá trị hiện vật của khoản thu ngân sách nhưng chưa sử dụng trên TK 152.
- Kiểm kê, rà soát, kiểm tra, đối chiếu số liệu với các bộ phận có liên quan đảm bảo số liệu hàng tồn kho thực tế khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán (TK 152) tại thời điểm kết thúc hoạt động.
- Trường hợp hàng tồn kho là hiện vật tài trợ, đóng góp cho NSNN, chưa sử dụng và chưa ghi thu, ghi chi ngân sách cấp xã, thì phải tách riêng số liệu và lập phiếu bàn giao riêng để bàn giao sang đơn vị mới tiếp tục xử lý.
- Trường hợp phát hiện số liệu hàng tồn kho thực tế kiểm kê bị thừa, thiếu so với số liệu trên sổ kế toán, phải kịp thời xử lý và phản ánh ngay vào sổ kế toán trước khi khoá sổ kế toán kỳ cuối cùng. Đảm bảo tất cả hàng tồn kho đều phải được thể hiện số liệu trên sổ kế toán TK 152 “Vật liệu” của UBND cấp xã cũ khi kết thúc hoạt động.
- Kiểm kê, rà soát, kiểm tra, đối chiếu số liệu các TSCĐ đang sử dụng với các bộ phận có liên quan đảm bảo số liệu TSCĐ thực tế khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán (TK 211) tại thời điểm kết thúc hoạt động.
- Trường hợp số liệu trên TK 211 “Tài sản cố định” có bao gồm cả số liệu tài sản kết cấu hạ tầng của cấp xã thì phải tách riêng số liệu này và lập phiếu bàn giao riêng để bàn giao sang đơn vị mới.
- Trường hợp phát hiện số liệu TSCĐ thực tế kiểm kê bị thừa, thiếu so với số liệu trên sổ kế toán, phải kịp thời xử lý và phản ánh ngay vào sổ kế toán trước khi khoá sổ kế toán kỳ cuối cùng. Đảm bảo tất cả TSCĐ đều phải được thể hiện số liệu trên sổ kế toán TK 211 “Tài sản cố định” của UBND cấp xã cũ khi kết thúc hoạt động.
- Rà soát lại số liệu trên sổ kế toán, đảm bảo đã phản ánh đầy đủ số liệu có liên quan đến đầu tư xây dựng theo quy định như giá trị khối lượng hoàn thành chưa thanh toán, nguồn kinh phí đầu tư XDCB đã nhận, các khoản nợ liên quan đến đầu tư XDCB chưa thanh toán, các khoản phải thu hồi theo quyết toán phê duyệt nhưng chưa thu hồi,...
- Tách số liệu TK 4412, TK 4418 đối với nguồn kinh phí đầu tư XDCB nhận từ nguồn tài trợ và nguồn huy động khác (không phải NSNN) tương ứng với khoản chưa giải ngân, để lập phiếu bàn giao riêng.
- Khi bàn giao phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ có liên quan để đơn vị nhận bàn giao tiếp tục theo dõi, thanh toán và quyết toán. Trường hợp bàn giao hợp đồng dở dang thì phải đảm bảo tính pháp lý (hiệu lực của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên,...) để đơn vị nhận bàn giao có đủ căn cứ tiếp tục thực hiện.
UBND cấp xã cũ phải xử lý dứt điểm số liệu liên quan đến thu, chi ngân sách cấp xã năm 2024 trên các tài khoản có liên quan theo hướng dẫn tại Thông tư số 70/2019/TT-BTC. Theo đó các TK 715 “Thu ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý”, TK 815 “Chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý”, TK 474 “Kết dư ngân sách xã” không còn số dư.
- Kết chuyển hết số liệu TK 711 “Thu sự nghiệp” và TK 811 “Chi sự nghiệp” theo hướng dẫn tại Thông tư số 70/2019/TT-BTC.
- Đối chiếu với kho bạc nơi giao dịch các số liệu liên quan đến thu chi NSNN cấp xã từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày kết thúc hoạt động thuộc ngân sách 2025, bao gồm: Số thu ngân sách cấp xã hạch toán trên TK 714 “Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN”; số chi ngân sách cấp xã hạch toán trên TK 814 “Chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN”, số đã tạm ứng của ngân sách nhưng chưa thanh toán còn dư trên TK 137 “Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào ngân sách Nhà nước” và số liệu trên TK 1121 “Tiền ngân sách tại Kho bạc” đảm bảo hoàn toàn khớp đúng.
Nợ TK 714- Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN
Có TK 137- Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN
Có TK 814- Chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN
Có TK 1121 - Tiền ngân sách tại kho bạc
Sau khi hạch toán, số liệu các tài khoản sau đây phải hết số dư, gồm: TK 714 “Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN”; TK 814 “Chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN”, TK 137 “Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN” và TK 1121 “Tiền ngân sách tại Kho bạc”.
Sau khi xử lý hết các số liệu và đối chiếu với các bên, UBND cấp xã cũ phải khoá sổ kế toán tại thời điểm cuối ngày hoạt động cuối cùng theo quy định của cấp có thẩm quyền và lập các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư số 70/2019/TT-BTC để phục vụ cho bàn giao số liệu kế toán.
UBND cấp xã phải lập riêng Biên bản bàn giao số liệu kế toán đề bàn giao sang đơn vị mới, Biên bản bàn giao số liệu kế toán là thành phần bắt buộc trong hồ sơ bàn giao của UBND cấp xã cũ sang đơn vị mới, là cơ sở để kiểm tra, đối chiếu và xử lý trách nhiệm có liên quan sau khi bàn giao. Trong đó Biên bản bàn giao số liệu kế toán, chứng từ bàn giao kèm theo và hồ sơ, tài liệu kế toán bàn giao phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu có liên quan để bên nhận bàn giao có đủ căn cứ ghi nhận số liệu vào sổ kế toán. Hồ sơ bàn giao số liệu kế toán bao gồm:
Chứng từ bàn giao tiền (Phiếu chi, Ủy nhiệm chi,...) và hồ sơ, tài liệu phải bàn giao liên quan đến tiền gồm:
- Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày khóa sổ (bản chính, đã có đầy đủ chữ ký của phụ trách kế toán, thủ quỹ, lãnh đạo UBND cấp xã cũ);
- Bảng kê chi tiết số liệu bàn giao bằng tiền cho từng khoản mục phải bàn giao bằng tiền hướng dẫn tại công văn này và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến bàn giao tiền (nếu có).
- Phiếu bàn giao hàng tồn kho của UBND cấp xã, phiếu bàn giao hàng tồn kho là hiện vật tài trợ, đóng góp cho NSNN chưa ghi thu, ghi chi ngân sách cấp xã; kèm theo danh mục chi tiết các hàng tồn kho bàn giao. Trong đó Phiếu bàn giao hàng tồn kho phải có đầy đủ thông tin, số liệu về chủng loại, số lượng, đơn giá, tổng giá trị,...
- Phiếu bàn giao tài sản cố định của UBND cấp xã, phiếu bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng của cấp xã; Bản sao Sổ tài sản cố định (mẫu Số 11-X) theo quy định của Thông tư số 70/2019/TT-BTC và hồ sơ, tài liệu theo dõi chi tiết TSCĐ kèm theo (nếu có). Trong đó Phiếu bàn giao phải có đầy đủ thông tin, số liệu về loại, nhóm tài sản, nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại và các thông tin khác có liên quan.
- Phiếu bàn giao số liệu XDCB dở dang, trong đó bao gồm số đã thanh toán từ nguồn NSNN (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành, số dư còn tạm ứng chưa thanh toán); đồng thời bàn giao các hồ sơ tài liệu có liên quan gồm đầy đủ thông tin, số liệu, hồ sơ về chi phí đầu tư xây dựng dở dang (bao gồm cả dự án, công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng chờ phê duyệt quyết toán), thông tin khác (nếu có) liên quan đến từng dự án, công trình.
Phiếu bàn giao và bản sao Bảng đối chiếu xác nhận công nợ với từng đối tượng còn phải thu, phải trả và các hồ sơ khác có liên quan đến khoản phải thu, phải trả này.
- Bàn giao Bảng đối chiếu dự toán và tình hình sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại KBNN và Bảng xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN kỳ kế toán cuối cùng trước khi sắp xếp đã đối chiếu khớp đúng với kho bạc giao dịch.
- Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán của kỳ kế toán cuối cùng khi kết thúc hoạt động.
- Các hồ sơ, tài liệu khác phải bàn giao phù hợp với hoạt động thực tế của UBND cấp xã cũ.
- Đối với tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ đến thời điểm kết thúc hoạt động: Trên cơ sở sổ theo dõi tài liệu kế toán lưu trữ, UBND cấp xã cũ phải lập biên bản bàn giao để bàn giao cho đơn vị nhận theo hướng dẫn cụ thể của địa phương. Đảm bảo các tài liệu đã đưa vào lưu trữ có thể tra cứu được trong suốt thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán.
- Trường hợp nhận bàn giao số dư tạm ứng đầu tư XDCB tại ngày kết thúc hoạt động, thì nhận nguồn tương ứng vào số liệu bên Có TK 135 “Phải thu kinh phí được cấp”.
- Trường hợp nhận bàn giao nguồn đầu tư XDCB hình thành từ kinh phí khác (ngoài NSNN) đồng thời chưa có khối lượng hoàn thành để thanh toán, thì nhận nguồn vào số liệu bên có TK 468 “Nguồn kinh phí mang sang năm sau” (TK 4688).
- Số liệu nguồn vốn đầu tư XDCB đã thanh toán khối lượng hoàn thành (tương ứng với số dư Nợ trên TK 241), thì nhận nguồn vào số liệu bên có TK 421 “Thặng dư thâm hụt lũy kế”.
Căn cứ phiếu bàn giao, ghi tăng doanh thu khác vào bên Có TK 711- Thu nhập khác (tương ứng với số liệu ghi tăng hàng tồn kho là hiện vật tài trợ phải ghi thu, ghi chi ngân sách cấp xã trên TK 152).
Nhận bàn giao vào bên Có TK 353- Các quỹ phải trả (mở chi tiết đến từng Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách cấp xã), tương ứng với số liệu nhận tiền bàn giao của quỹ.
- Đối với số liệu nguyên giá, ghi:
Nợ các TK 0211,0221,...
- Đối với số liệu đã tính hao mòn, khấu hao, ghi:
Có các TK 0212,0222,...
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây