Thông tư liên tịch 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC của Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Văn hoá-Thông tin | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đinh Quang Ngữ; Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 25/04/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá - Theo Thông tư liên tịch số 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC ban hành ngày 25/4/2006, Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn: kinh phí ưu đãi hưởng thụ văn hoá đối với các đối tượng cư trú trên địa bàn được giao cho đơn vị quản lý đối tượng ưu đãi hưởng thụ văn hoá hoặc cơ quan, đơn vị dự toán được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ nhiệm, cho phép đứng ra tổ chức các hoạt động ưu đãi hưởng thụ văn hoá. Căn cứ vào tình hình phân cấp quản lý ngân sách sự nghiệp văn hoá - thông tin thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức và đối tượng được giao quản lý và sử dụng kinh phí ưu đãi hưởng thụ văn hoá cho phù hợp... Kinh phí ưu đãi hưởng thụ văn hoá đối với các đối tượng ở các cơ sở nuôi dưỡng người có công, cơ sở bảo trợ xã hội, trường phổ thông dân tộc nội trú, ở các địa bàn do lực lượng quân đội đảm nhiệm (lực lượng văn hóa không có điều kiện tổ chức thực hiện) được giao cho các cơ sở nuôi dưỡng người có công, cơ sở bảo trợ xã hội, trường phổ thông dân tộc nội trú, đơn vị quân đội quản lý, sử dụng và thanh quyết toán... Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá được thực hiện từng bước phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước. Kinh phí để thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá được cân đối từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hoá thông tin hàng năm và lồng ghép từ các chương trình mục tiêu trên địa bàn theo phân cấp ngân sách hiện hành... Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC tại đây
tải Thông tư liên tịch 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ VĂN
HÓA – THÔNG TIN VÀ BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC
NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ƯU ĐàI HƯỞNG THỤ VĂN HÓA
Thực
hiện Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày
14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá;
Căn
cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003
của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Bộ
Văn hóa - Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ
văn hóa như sau:
1. Chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hoá được thực
hiện cho các đối tượng, các hoạt
động văn hóa và theo mức ưu đãi quy
định tại Điều 2, Điều 3 và
Điều 4 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg
ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá.
2. Nhà nước khuyến khích
tạo mọi điều kiện thuận lợi
để các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài tài trợ kinh phí hay hiện vật và tham
gia tổ chức các hoạt động văn hóa phù
hợp với phong tục tập quán, tuổi tác, thể
chất và tinh thần của các đối tượng
được hưởng chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hoá.
3. Chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hoá được thực
hiện từng bước phù hợp với thực
tế và khả năng của ngân sách nhà nước. Kinh
phí để thực hiện chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hoá được cân đối
từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hoá thông tin hàng
năm và lồng ghép từ các
chương trình mục tiêu trên địa bàn theo phân
cấp ngân sách hiện hành.
Riêng kinh phí thực hiện chính
sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá đối
với các đối tượng được chăm
sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều
dưỡng thương, bệnh binh và người có công
và cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội; các trường
phổ thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo; các địa bàn do lực lượng
quân đội đảm nhiệm việc thực hiện
các chính sách ưu đãi (vì lực lượng văn hóa
không có điều kiện tổ chức thực hiện) thì
kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi hưởng
thụ văn hoá được cân đối từ
nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc nguồn ngân sách
trung ương và được giao trong dự toán hàng
năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc
phòng.
4. Công tác xây dựng, chấp hành
dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hóa được thực
hiện theo các quy định hiện hành của Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật. Các bộ, ngành và địa
phương có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan tài chính quản lý chặt chẽ kinh phí ngân sách nhà
nước cấp, đảm bảo thực hiện có
hiệu quả chính sách ưu đãi hưởng thụ
văn hóa.
II.
NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1.
Lập kế hoạch và dự toán nhu cầu kinh phí
thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ
văn hoá
a. Đối
với các hoạt động được bảo
đảm từ nguồn ngân sách địa phương:
Hàng năm,
căn cứ vào số đối tượng, các hoạt
động văn hóa, mức ưu đãi quy định
tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Quyết
định số 170/2003/QĐ-TTg và điều kiện
kinh tế - xã hội của địa phương, đơn
vị quản lý đối tượng ưu đãi
hưởng thụ văn hoá hoặc cơ quan, đơn
vị dự toán được Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
(được gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh) uỷ nhiệm cho phép đứng ra tổ
chức các hoạt động ưu đãi hưởng
thụ văn hoá có trách nhiệm lập dự toán kinh phí
gửi cơ quan quản lý văn hóa - thông tin cùng cấp
tổng hợp để gửi cơ quan tài chính báo cáo
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp xem xét, quyết định theo phân cấp
về quản lý ngân sách sự nghiệp văn hoá- thông tin
ở địa phương. Quy trình lập dự toán theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
b.
Đối với các hoạt động được
bảo đảm từ nguồn ngân sách trung ương:
- Hàng
năm, cùng với việc lập dự toán chi ngân sách nhà
nước, các cơ sở nuôi dưỡng, điều
dưỡng thương, bệnh binh, người có công và
cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội; các trường phổ
thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo; các đơn vị
được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ
thực hiện chính sách ở các địa bàn (nơi lực
lượng văn hóa không có điều kiện tổ
chức thực hiện) có trách nhiệm lập dự toán
kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi hưởng
thụ văn hoá cho đối tượng được
chăm sóc tại cơ sở gửi cơ quan quản lý
cấp trên để tổng hợp chung vào dự toán
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng gửi Bộ Tài chính tổng
hợp báo cáo Chính phủ trình
Quốc hội quyết định.
- Đối
với các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp
trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin: Thực hiện
lập dự toán cho hoạt động biểu diễn
lưu động để thực hiện chính sách ưu
đãi thụ hưởng văn hoá theo quy định
tại Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg và tổng
hợp chung vào dự toán của Bộ Văn hoá - Thông tin
gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết
định.
2. Căn cứ xây dựng
dự toán nhu cầu kinh phí
Dự toán được xây dựng căn cứ vào
khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước và
các căn cứ sau:
a. Đối tượng được hưởng
thụ ưu đãi văn hoá theo quy định tại Điều
2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg.
b. Dự kiến số buổi biểu diễn
nghệ thuật, chiếu phim, thông tin lưu động,
triển lãm.
c. Chi phí
thuê phim, băng đĩa hình, ngày công lao động
(đối với lao động thuê theo ngày). Căn
cứ vào mức giá thực tế ở địa
phương, cơ quan tài chính (đơn vị có trách nhiệm
tổng hợp dự toán trình cấp có thẩm quyền
quyết định) quyết định mức chi phí thuê
phim, băng đĩa hình, ngày công lao động.
d. Khấu
hao máy móc, công tác phí, phụ cấp lưu động.
Mức chi áp dụng theo quy định hiện hành.
đ. Mức chi hoạt động thông tin lưu
động thực hiện theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 98/2005/TTLT/BTC- BVHTT ngày 10/11/2005
của liên Bộ Tài chính và
Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn chế
độ quản lý tài chính đối với Đội
Thông tin lưu động cấp tỉnh, thành
phố, quận, huyện, thị xã.
e. Mức
ưu đãi hưởng thụ văn hoá quy định
tại Điều 4 Quyết định số
170/2003/QĐ-TTg đối với một số hoạt
động văn hóa phải đảm bảo các tỷ
lệ sau:
- Đối
với hoạt động chiếu phim nhựa hoặc
băng hình:
+ 70 - 80%
phim trình chiếu phục vụ do Việt Nam sản
xuất và 20-30% phim do nước ngoài sản xuất.
+ 50% phim
trình chiếu phục vụ có nội dung giải trí và 50%
phim trình chiếu phục vụ có nội dung chính trị - xã
hội.
+ Sở
Văn hóa - Thông tin phối hợp với chính quyền
địa phương, xác định những vùng
đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế
trong việc nghe, hiểu tiếng phổ thông (tiếng
Việt) để đảm bảo 100% số phim
chiếu phục vụ đối tượng
hưởng chính sách ưu đãi được lồng
tiếng hoặc thuyết minh tiếng dân tộc.
-
Đối với hoạt động nghệ thuật
biểu diễn: Sở Văn hóa - Thông tin khi xây dựng
kế hoạch về biểu diễn nghệ thuật
cần phối hợp, lồng ghép với chỉ tiêu,
kế hoạch biểu diễn phục vụ đồng
bào miền núi, vùng sâu, vùng xa hàng năm của các đơn
vị nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc
Bộ Văn hóa - Thông tin để tránh trùng lắp và
từng bước nâng cao mức hưởng thụ
về văn hóa cho đối tượng được
hưởng chính sách ưu đãi; bảo đảm
để các đối tượng hưởng chính sách
ưu đãi được xem biểu diễn nghệ
thuật tối thiểu một lần/năm.
- Các hoạt
động thông tin lưu động, triển lãm thực
hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá được
lồng ghép với hoạt động thường xuyên
của các Đội Thông tin lưu động.
-
Đối với hoạt động thư viện
tại các xã đặc biệt khó khăn, Sở Văn hóa
- Thông tin tổ chức lựa chọn đối
tượng cung cấp sách, không phân biệt công lập
hoặc ngoài công lập, để đảm bảo cấp
các đầu sách theo quy định tại tiết b,
điểm 4, Điều 4 Quyết định số
170/2003/QĐ-TTg, đảm bảo mỗi đầu sách cấp
ít nhất 3 bản. Riêng việc cấp báo, tạp chí
được lồng ghép với hoạt động
cấp không thu tiền một số báo, tạp chí cho vùng
dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối với hoạt
động bảo tàng, di tích: Các Bảo tàng tỉnh
chủ động tiếp nhận trưng bày lưu
động của các Bảo tàng trung ương, Bảo
tàng các tỉnh khác, đồng thời xây dựng
đề cương trưng bày lưu động
phục vụ các xã đặc biệt khó khăn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa.
- Sở Văn hoá - Thông tin các
tỉnh, thành phố có các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa
thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 4
Quyết định 170/2003/QĐ-TTg trên cơ sở
Đề án phát triển hệ thống thư viện xã,
tủ sách cơ sở hoặc điểm đọc sách
tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc địa
bàn đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt. Kinh phí thực hiện Đề án
được lồng ghép vào Chương trình 135 của
Chính phủ trên cơ sở lập kế hoạch, dự
toán nhu cầu kinh phí thực hiện hàng năm và quyết
toán theo đúng các quy định hiện hành của
Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phương thức
thực hiện
a. Kinh phí
ưu đãi hưởng thụ văn hoá đối
với các đối tượng cư trú trên địa
bàn được giao cho đơn vị quản lý
đối tượng ưu đãi hưởng thụ văn hoá
hoặc cơ quan, đơn vị dự toán
được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ
nhiệm, cho phép đứng ra tổ chức các hoạt
động ưu đãi hưởng thụ văn hoá. Căn
cứ vào tình hình phân cấp quản lý ngân sách sự
nghiệp văn hoá - thông tin thực tế tại
địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định hình thức và đối tượng
được giao quản lý và sử dụng kinh phí ưu
đãi hưởng thụ văn hoá cho phù hợp.
Kinh phí ưu
đãi hưởng thụ văn hoá đối với các
đối tượng ở các cơ sở nuôi
dưỡng người có công, cơ sở bảo trợ
xã hội, trường phổ thông dân tộc nội trú, ở
các địa bàn do lực lượng quân đội
đảm nhiệm (lực lượng văn hóa không có
điều kiện tổ chức thực hiện)
được giao cho các cơ sở nuôi dưỡng
người có công, cơ sở bảo trợ xã hội,
trường phổ thông dân tộc nội trú, đơn
vị quân đội quản lý, sử dụng và thanh
quyết toán.
b. Cùng
với việc giao dự toán của các cấp có thẩm
quyền, Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm tổ
chức hướng dẫn và đôn đốc các
đơn vị được giao dự toán trên
địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ.
c. Các
đơn vị được giao dự toán kinh phí ưu đãi hưởng
thụ văn hoá triển khai thực hiện như sau:
-
Đối với hoạt động biểu diễn,
chiếu phim: Ký kết hợp đồng đặt hàng
với các đơn vị
cung cấp dịch vụ biểu diễn, chiếu phim,
hoặc mua vé để mời các đối tượng
đến xem biểu diễn, chiếu phim. Bảo đảm
thực hiện kế hoạch trong phạm vi kinh phí
được giao.
- Tổ
chức thông tin lưu động, triển lãm lưu
động; hoặc ký kết hợp đồng
đặt hàng với đơn vị có chức năng
thực hiện thông tin lưu động, triển lãm
lưu động theo kế hoạch được
duyệt.
- Tổ chức hoặc ký hợp
đồng với các đơn vị có chức năng
đưa các đối tượng đi tham quan bảo
tàng, di tích, công trình văn hoá theo chế độ ưu đãi
cho từng nhóm đối tượng theo quy định
tại Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg.
- Xác
định đầu sách, báo, tạp chí và cung cấp cho
các xã đặc biệt khó khăn theo quy định.
d. Căn cứ
vào dự toán kinh phí được giao và chính sách ưu
đãi quy định tại Điều 4 Quyết
định số 170/2003/QĐ-TTg; các cơ sở nuôi
dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh
binh và người có công và cơ sở bảo trợ xã
hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội; các trường phổ thông dân tộc nội trú
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn
vị quân đội được giao nhiệm vụ
thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện
hoặc ký kết hợp đồng với các đơn
vị cung cấp dịch vụ để thực hiện
chế độ ưu đãi theo quy định cho
đối tượng.
đ. Giá trị
hợp đồng được thoả thuận tuỳ
thuộc vào nội dung, tính chất công việc theo nguyên
tắc tiết kiệm, hiệu quả.
4. Thanh quyết toán kinh phí
a.
Đối với các hoạt động do đơn
vị được giao dự toán trực tiếp đứng
ra tổ chức, việc thanh quyết toán thực hiện
theo quy định hiện hành.
b.
Đối với các hoạt động được
thực hiện theo hình thức hợp đồng, các đơn vị được
lựa chọn để ký kết hợp đồng thực
hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa
thực hiện tạm ứng và quyết toán kinh phí theo
hợp đồng sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Riêng đối với các hợp
đồng ký kết để thực hiện chính sách
ưu đãi thụ hưởng văn hoá cho các đối
tượng cư trú trên địa bàn thì việc thanh lý, quyết
toán hợp đồng phải có xác nhận của Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc
thực hiện hợp đồng.
5. Chế độ thông tin,
báo cáo
a. Sau khi cấp
có thẩm quyền ra quyết định giao dự toán chi
ngân sách nhà nước hàng năm, Sở Văn hoá - Thông tin
có trách nhiệm tổng hợp dự toán ngân sách
địa phương được giao để
thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ
văn hoá trên địa bàn, gửi Bộ Văn hoá - Thông
tin để tổng hợp.
b. Hàng
năm, trước ngày 10 tháng 12, các đơn vị
được giao dự toán thực hiện chính sách
ưu đãi hưởng thụ văn hoá có trách nhiệm
báo cáo tình hình thực hiện
trong năm với Sở Văn hoá - Thông tin (đối
với nhiệm vụ được bảo đảm
bằng nguồn ngân sách địa phương) và Bộ
Văn hoá - Thông tin (đối với nhiệm vụ
được bảo đảm bằng nguồn ngân sách
trung ương). Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm
tổng hợp tình hình thực hiện chính sách ưu
đãi hưởng thụ văn hoá trên địa bàn,
gửi Bộ Văn hoá - Thông tin trước ngày 30 tháng 12
hàng năm.
6.
Chính sách ưu đãi giảm giá
Đối tượng quy
định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều
2 và điểm a khoản 3 Điều 2 Quyết
định số 170/2003/QĐ-TTg được giảm
50% giá vé hiện hành trong trường hợp tổ
chức tập thể tham gia xem phim, biểu diễn
nghệ thuật, tham quan bảo tàng, di tích, công trình văn
hoá do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã
hội thực hiện trên địa bàn.
Người
đại diện tập thể lấy xác nhận về
đối tượng ưu đãi giảm giá vé của
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
đối tượng cư trú, xuất trình giấy xác
nhận cho đơn vị bán vé để được
giảm giá vé.
Đơn
vị bán vé có trách nhiệm giảm giá vé theo quy định
cho đối tượng khi có đề nghị của
đại diện tập thể và xác nhận của
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nêu trên
đây.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Văn
hoá - Thông tin, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp
kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hoá và việc sử dụng kinh
phí thực hiện chính sách này.
2. Thông tư này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo. Trong quá trình triển khai thực hiện
nếu có khó khăn vướng mắc, cần kịp
thời báo cáo về liên Bộ để phối hợp
giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI
CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
VĂN - HÓA THÔNG TIN THỨ TRƯỞNG Đinh
Quang Ngữ |