Thông tư 20/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giải thích hướng dẫn việc thực hiện điều chỉnh các đối tượng hưởng chính sách thương binh - liệt sỹ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 20/TT-BLĐTBXH

Thông tư 20/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giải thích hướng dẫn việc thực hiện điều chỉnh các đối tượng hưởng chính sách thương binh - liệt sỹ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:20/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trịnh Tố Tâm
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
10/06/1994
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 20/TT-BLĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 20/TT-BLĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
1- Đối với thương binh, bệnh binh được xác nhận trước ngày 01/12/1993:
a) Thương binh, bệnh binh hưởng trợ cấp theo mức ấn định:
Thương binh khi bị thương và bệnh binh khi xuất ngũ là hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc diện hưởng sinh hoạt phí và người hưởng chính sách như thương binh khi bị thương không có lương (dân quân, du kích, công dân) đều điều chỉnh trợ cấp hàng tháng thống nhất theo mức quy định tại tiết a, điểm 1, phần II - Thông tư số 06/LB-TT.
b) Thương binh, bệnh binh hưởng trợ cấp theo lương:
Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh khi bị thương và bệnh binh khi xuất ngũ là người hưởng lương, được điều chỉnh trợ cấp hàng tháng bằng cách lấy mức trợ cấp đang hưởng tháng 11/1993 cộng thêm mức ấn định theo hạng thương tật, bệnh tật quy định tại tiết b, điểm 1, phần II - Thông tư 06/LB-TT để hưởng trợ cấp tháng 12/1993.
Ví dụ: Một thương binh loại A hạng 1 có thương tật đặc biệt nặng đang an dưỡng tại gia đình. Khi bị thương là thiếu uý đại đội phó, có 10 năm phục vụ quân đội.
- Trợ cấp đang hưởng tháng 11/1993 gồm:
+ Trợ cấp thương tật theo Quyết định số 203                           : 33.478 đ
+ Trợ cấp trượt giá 1,25 lần                                                      : 42.185 đ
+ Trợ cấp ăn thêm 40 kg gạo                                                     : 80.000 đ
+ Tiền bù điện (theo trợ cấp 203)                                              : 18.405 đ
+ Phụ cấp tiền nhà (theo nhóm lương khi bị thương)               : 20.000 đ
+ Phụ cấp tiền học 15% (theo trợ cấp 203)                               :   5.062 đ
+ Trợ cấp thêm cho thương binh hạng 1 có
thương tật đặc biệt                                                                    : 40.000 đ
+ Trợ cấp điều chỉnh theo NĐ 27/CP (tháng 4/1993)               : 40.000 đ
Cộng                  : 279.400 đ
- Mức điều chỉnh theo Nghị định 05/CP từ tháng 12/1993:
279.400 đ + 66.000 = 345.400 đ
- Mức trợ cấp của thương binh, bệnh binh hưởng theo tiền lương thấp nhất cũng bằng mức trợ cấp đối với thương binh, bệnh binh hưởng theo mức ấn định có cùng hạng thương tật, bệnh tật.
2- Thương binh, bệnh binh được xác nhận từ 01/12/1993 trở về sau:
a) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh không phân biệt thuộc diện hưởng sinh hoạt phí, không có lương hoặc có lương khi bị thương hoặc khi xuất ngũ, đều hưởng trợ cấp theo mức ấn định thống nhất quy định tại tiết a, điểm 1, phần II - Thông tư 06/LB-TT.
b) Riêng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh thuộc diện hưởng lương khi bị thương hoặc khi xuất ngũ, ngoài khoản trợ cấp theo mức ấn định. Nếu thuộc diện sau đây, được hưởng khoản trợ cấp lần đầu:
+ Người giám định y khoa lần đầu được xếp hạng thương tật, hạng bệnh binh.
+ Người bị thương đã qua giám định lần đầu nhưng chưa được xếp hạng, nay giám định lại do vết thương cũ tái phát, được xếp hạng thương tật và hưởng trợ cấp thương tật.
+ Thương binh giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát nay được xếp hạng thương tật mới.
Quyền lợi được hưởng theo quy định tại tiết b, điểm 3, phần II - Thông tư số 06/LB-TT.
- Khoản trợ cấp lần đầu bằng 1, 2, 3, 4 tháng lương khi bị thương hoặc khi xuất ngũ theo mức lương chính không tính các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
- Thương binh khi bị thương có mức lương chuẩn uý được tính theo hệ số lương mới là 3,0 để xác định hưởng khoản trợ cấp lần đầu (theo Công văn số 892/QP ngày 01/6/1994 của Bộ Quốc phòng).
Trường hợp mức lương (hoặc chuyển đổi lương) theo Nghị định 25/CP, 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có hệ số mức lương từ 2,1 trở xuống (tương ứng 250.000đ) thì không hưởng khoản trợ cấp lần đầu này.
3- Trợ cấp đối với người phục vụ thương binh, bệnh binh:
Thực hiện theo quy định tại điểm 2, phần II - Thông tư số 06/LB-TT.
a) Thủ tục xem xét giải quyết khoản trợ cấp người phục vụ thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 vẫn thực hiện theo quy định hiện hành (bệnh binh hạng 1 cần người phục vụ phải được chỉ định của Hội đồng giám định y khoa).
b) Thủ tục để xem xét giải quyết khoản trợ cấp thêm đối với thương binh hạng 1 có thương tật đặc biệt nặng, bệnh binh hạng 1 có bệnh tật đặc biệt nặng vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/TT-LB ngày 21/9/1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính (hướng dẫn thi hành Quyết định 303/HĐBT ngày 20/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng) và Công văn số 1422/LĐTBXH-TBLS ngày 18/5/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Khoản trợ cấp một lần đối với thương binh có hành động dũng cảm khi bị thương, được quy định tại tiết a, điểm 3, phần II - Thông tư 06/LB-TT nếu còn đang công tác thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào hồ sơ thương tật để giải quyết.
5. Quân nhân và Công an nhân dân bị tai nạn lao động khi làm nhiệm vụ huấn luyện, học tập, công tác được xác nhận thương tật từ ngày 01/01/1994 trở đi, thực hiện chế độ trợ cấp tai nạn lao động theo Thông tư số 313/TT-LB ngày 03/3/1994 của Liên Bộ Quốc phòng - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 66/CP ngày 30/9/1993 của Chính phủ.
- Những thương binh loại B đã được xác nhận trước ngày 01/01/1994 đang hưởng các chế độ trợ cấp theo Nghị định số 05/CP của Chính phủ thì tiếp tục thực hiện. Trường hợp vết thương tái phát có yêu cầu giám định lại hoặc xét để hưởng trợ cấp đối với người phục vụ (nếu có) hoặc thương binh hạng 1, hạng 2 chết, được thực hiện theo hướng dẫn thi hành Nghị định 66/CP của Chính phủ.
Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách riêng thương binh loại B theo mẫu Bộ đã phát hành thống nhất trong cả nước.
- Thương binh loại A và người hưởng chính sách như thương binh là quân nhân, công an nhân dân và người lao động nếu bị tai nạn lao động trong khi làm nhiệm vụ từ ngày 01/01/1994 trở đi, được khám xác nhận thương tật do tai nạn lao động và hưởng trợ cấp theo Nghị định số 43/CP và Nghị định số 66/CP của Chính phủ quy định cho các đối tượng (không khám gộp với vết thương của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh).
6- Thanh niên xung phong bị thương vì luyện tập quân sự, vì tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh cũng áp dụng chế độ như đối với quân nhân bị tai nạn hoặc thương binh loại B trên đây.
7- Quân nhân dự bị, dân quân tự vệ không phải là công nhân viên chức Nhà nước bị thương trong luyện tập quân sự, theo quy định tại điểm 2, điểm 3, Điều 59 Điều lệ về các chế độ đãi ngộ quân nhân... ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 104/LB-QP ngày 12/4/1965 của Liên Bộ Quốc phòng - Công an - Nội vụ, được hưởng trợ cấp như quy định tại điểm 5, phần II - Thông tư 06/LB-TT.
Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách (mẫu số 1) các đối tượng nói trên đang hưởng trợ cấp báo cáo về Bộ (Vụ chính sách thương binh - liệt sỹ). tổ chức quản lý hồ sơ và chi trả trợ cấp hàng tháng (nếu có).
8- Trợ cấp tuất liệt sỹ:
a) Trợ cấp 1 lần:
Khoản trợ cấp 1 lần đối với gia đình liệt sỹ quy định tại tiết c, điểm 6, phần II - Thông tư 06/LB-TT ngày 04/2/1994 thống nhất là 3.000.000đ, khoản trợ cấp này thay thế cho khoản trợ cấp bằng 1.680.000đ, quy định tại tiết 8-4, điểm 8, phần II - Thông tư 13/LB-TT ngày 02/6/1993 và cũng thay thế cho khoản trợ cấp bằng 6 tháng nguyên lương cộng các khoản phụ cấp khác (nếu có) của liệt sỹ, mà gia đình liệt sỹ được hưởng trong 6 tháng và các khoản trợ cấp bằng 20% tháng lương trong 12 tháng tiếp sau quy định tại điểm 1, Điều 21 Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Trợ cấp 1 lần đối với gia đình liệt sỹ được thực hiện kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.
- Khoản trợ cấp 1 lần (kể cả khoản chi phí riêng cho tang lễ) cấp cho thân nhân chủ yếu của liệt sỹ, nhưng nếu liệt sỹ không còn thân nhân chủ yếu thì cấp cho thân nhân gần gũi khác (theo quy định tại tiết b, điểm 3 - Thông tư số 18/LB-TT ngày 31/12/1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quốc phòng) nhưng phải là người đứng tên nhận Bằng "tổ quốc ghi công" liệt sỹ, đảm bảo việc thờ cúng liệt sỹ và phải được sự thoả thuận, đề nghị của gia đình, dòng họ (gia tộc) liệt sỹ, có sự xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường.
b) Trợ cấp hàng tháng đối với thân nhân liệt sỹ:
- Khoản trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân chủ yếu của liệt sỹ, được hưởng từ tháng sau tháng liệt sỹ hy sinh, nếu thân nhân có đủ điều kiện (về tuổi hoặc tình trạng sức lao động).
- Thân nhân chủ yếu của liệt sỹ đồng thời lại là người có công giúp đỡ cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng liệt sỹ (150.000đ) cộng với trợ cấp người có công giúp đỡ cách mạng (45.00đ).
Riêng trường hợp là thân nhân của 2 liệt sỹ trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa thì được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng đối với người có công giúp đỡ cách mạng (150.000đ) cộng với các định suất cơ bản của liệt sỹ.
9- Trợ cấp đối với thân nhân liệt sỹ, tử sĩ Cam-pu-chia:
Trước đây Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp đối với thân nhân liệt sỹ, tử sỹ Cam-pu-chia theo đề nghị của Ban đối ngoại Trung ương. Từ nay trở đi các địa phương chính thức tổ chức quản lý và chi trả trợ cấp đối với thân nhân liệt sỹ và tử sĩ Cam-pu-chia như đối với thân nhân liệt sỹ và thân nhân người từ trần Việt Nam.
Từ 01/12/1993 được điều chỉnh hưởng theo mức như quy định tại điểm 7, phần II Thông tư số 06/LB-TT.
Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng đang hưởng trợ cấp (theo mẫu số 2) báo cáo về Bộ (Vụ Chính sách thương binh liệt sỹ) để thống nhất quản lý.
10- Chế độ chôn cất:
Thương binh hạng 1, hạng 2, bệnh binh hạng 1, hạng 2 chết vì ốm đau, tai nạn rủi ro, thân nhân liệt sỹ và người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng chết, được Nhà nước chi phí chôn cất như quy định đối với viên chức Nhà nước.
11- Truy lĩnh trợ cấp thương tật và trợ cấp tiền tuất hàng tháng:
Những trường hợp bị thương hoặc hy sinh từ trước, nhưng từ 01/12/1993 mới được xác nhận là thương binh, liệt sỹ, nếu được truy lĩnh trợ cấp thương tật, trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì thực hiện theo quy định tại Điều 8, phần II - Thông tư số 06/LB-TT ngày 04/04/1994.
Về thời gian được tính để giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật và trợ cấp tiền tuất vẫn thực hiện theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:
a) Đối với người bị thương tật hoặc hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc (kể cả người bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, nhưng ra tập kết ở miền Bắc, rồi trở về miền Nam sau 30/4/1975 mà có vết thương thực thể) và trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bẵc, nếu được xác nhận từ 01/12/1993 trở đi thì giải quyết như sau:
- Thương binh được hưởng trợ cấp từ ngày Hội đồng Giám định y khoa quyết định xếp hạng thương tật (ghi trong biên bản giám định y khoa).
- Thân nhân liệt sỹ được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp (nếu có đủ điều kiện).
b) Đối với người bị thương, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở miền Nam, nếu được xác nhận từ 01/12/1993 trở đi thì giải quyết như sau:
b.1- Những quân nhân, những cán bộ, nhân viên thuộc các ngành dân, chính, Đảng từ cấp huyện trở lên; thanh niên xung phong tập trung; dân công hoả tuyến; dân quân du kích: giao liên; cán bộ giữ chức vụ chủ chốt ở xã và những cán bộ không giữ chức vụ chủ chốt nhưng thoát ly gia đình để hoạt động cách mạng được trợ cấp từ 17/6/1976.
b.2- Những cán bộ không giữ các chức vụ chủ chốt ở xã không thoát ly gia đình và những công dân nếu đủ điều kiện được hưởng trợ cấp từ 01/4/1984.
b.3- Những trường hợp hoạt động cách mạng bị địch bắt, tra tấn thành thương tật, nếu được xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thì giải quyết như sau:
b.3.1- Nếu để lại tổn thương di chứng thực thể, mà đối tượng nói ở điểm b.1 trên thì hưởng trợ cấp từ 17/6/1976, nếu thuộc đối tượng nói ở điểm b.2 trên thì hưởng trợ cấp từ 01/4/1984.
b.3.2- Nếu không để lại tổn thương di chứng thực thể thì hưởng trợ cấp từ ngày Hội đồng giám định y khoa quyết định xếp hàng thương tật.
b.3.3- Trường hợp vừa có tổn thương thực thể vừa không có tổn thương thực thể mà được xếp hạng thương tật thì được giải quyết như sau:
+ Nếu chỉ tính riêng những tổn thương thực thể được xác định tỷ lệ 21% trở lên thì thực hiện như điểm b.3.1 nêu trên.
+ Nếu các tổn thương thực thể không đủ tỷ lệ 21% thì thực hiện như điểm b.3.2 nêu trên.
c) Những cán bộ chiến sỹ ở miền Bắc tham gia kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam mà bị thương hoặc hy sinh, nay mới được xác nhận thì giải quyết như sau:
c.1- Đối với thương binh:
- Những người đã qua các đoàn an dưỡng thì thực hiện trợ cấp từ ngày có quyết định xếp hạng thương tật của Hội đồng giám định y khoa.
- Những người không qua các đoàn an dưỡng, được chuyển thẳng về cơ quan hoặc về gia đình thì được hưởng trợ cấp từ ngày có quyết định phục viên hoặc chuyển ngành (nếu phục viên hoặc chuyển ngành từ trước ngày 17/6/1976, thì hưởng trợ cấp từ 17/6/1976).
c.2- Đối với thân nhân của liệt sỹ:
Thân nhân của liệt sỹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì giải quyết truy lĩnh từ 17/6/1976.
Khi giải quyết truy lĩnh mà không còn thân nhân chủ yếu hưởng trợ cấp thì không thực hiện việc truy trả.
Đối với con liệt sỹ, khi giải quyết chế độ đã quá tuổi hưởng, nhưng cũng được truy lĩnh theo quy định đến hết 18 tuổi.
d) Những người bị thương hoặc hy sinh từ sau 01/5/1975 đến nay mới được xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sỹ thì giải quyết như sau:
d.1- Đối với thương binh trợ cấp thương tật hưởng từ ngày có quyết định chuyển ra ngoài quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành).
d.2- Đối với người hưởng chính sách như thương binh, trợ cấp thương tật hưởng từ ngày ra viện về gia đình hoặc về cơ quan công tác.
d.3- Đối với thân nhân chủ yếu của liệt sỹ:
Được hưởng trợ cấp hàng tháng từ sau tháng liệt sỹ hy sinh nếu có đủ điều kiện hoặc đến khi thân nhân có đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng.
e) Những thương binh thuộc diện hưởng lương được xác nhận từ 01/12/1993 trở đi, nếu có thời gian được truy lĩnh trợ cấp thương tật hàng tháng thì hưởng theo mức của thương binh hưởng sinh hoạt phí có cùng hạng thương tật (kể cả giai đoạn từ 12/1988 trở về trước).
12- Những công dân trong thời kỳ kháng chiến đã có thành tích giúp đỡ cách mạng (che dấu cán bộ, tiếp tế lương thực, thuốc men, liên lạc v.v...) và vì những việc làm đó mà dẫn đến bị thương (bị địch khủng bố, bắt tù đầy tra tấn thành thương tật hoặc bị bom đạn địch) nay vừa được xác nhận là người hưởng chính sách như thương binh vừa được xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng thì hưởng một chế độ cao hơn.
Các địa phương cần lưu ý là Nghị định số 27/CP ngày 23/5/1993, Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ chỉ quy định việc điều chỉnh các mức trợ cấp, bổ sung giải quyết một số điểm bất hợp lý, còn các chế độ ưu đãi khác như: Trang cấp phương tiện giả; chế độ điều dưỡng, điều trị cho thương binh nặng; ưu tiên trong khám chữa bệnh; giúp đỡ trong sản xuất nông nghiệp; chế độ đối với thương binh, con thương binh, con liệt sỹ trong giáo dục đào tạo v.v... và các quy định về tiêu chuẩn xác nhận đối tượng vẫn thực hiện theo các quy định trước đây.
Để đảm bảo thực hiện đúng chế độ quy định và điều chỉnh được tiến hành nhanh gọn, Bộ thống nhất các địa phương lập danh sách điều chỉnh trợ cấp thương binh liệt sỹ theo mẫu thống nhất (Vụ Kế hoạch tài chính). Những trường hợp đối tượng di chuyển nơi cư trú thì các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải làm đầy đủ các thủ tục di chuyển như quy định trước đây để tránh phiền hà cho đối tượng cũng như thuận lợi cho địa phương tiếp nhận thực hiện đúng chính sách.
Trong quá trình tổ chức thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp nếu có vướng mắc, các địa phương phản ánh về Bộ để nghiên cứu hướng dẫn cách giải quyết.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi