Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 168/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 168/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 168/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Nguyễn Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 05/09/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Thông báo 168/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 168/TB-VPCP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang
Ngày 22 tháng 8 năm 2007, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã về thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2007 và một số đề nghị của Tỉnh, ý kiến bổ sung của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; ý kiến của các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
I. Về tình hình và nhiệm vụ:
1. Thời gian qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt kết quả khá toàn diện. Trong 7 tháng đầu năm 2007, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,7%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng; huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, chiếm hơn 39% GDP; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, tăng 42,7% so cùng kỳ, đặc biệt khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 45,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 61,7%; cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện. Các ngành dịch vụ tăng 14,1%; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 17,04%. Thu ngân sách đạt 970,46 tỷ đồng. Công tác xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 83,89% (đứng thứ 5 trong cả nước và thứ nhất vùng ĐBSCL). Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế so với cả vùng ĐBSCL, 100% trạm y tế xã có bác sỹ, 100% thôn, ấp có cán bộ y tế phục vụ; an ninh - quốc phòng được giữ vững.
2. Bên cạnh những thành tích đạt được, còn một số tồn tại cần có biện pháp quyết liệt để khắc phục: chất lượng tăng trưởng chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Vùng; chất lượng một số hoạt động dịch vụ thấp, thiếu đa dạng; tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao (17,89%); hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều yếu kém nên khi gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, áp lực phát triển và hoà nhập Vùng càng khó khăn.
3. Nhiệm vụ 3 năm còn lại của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) hết sức nặng nề; định hướng đến năm 2010, toàn Tỉnh phải phấn đấu GDP tăng cao hơn, GDP bình quân đầu người phấn đấu đạt 1.200 USD - 1.500 USD; quyết tâm chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực I đạt: 25%, khu vực II: 40%, khu vực III: 35%. Phấn đấu xây dựng thành phố Mỹ Tho trở thành đô thị loại I. Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, y tế, thể dục thể thao, công tác giảm nghèo để giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%; huy động vốn cho đầu tư phát triển xã hội đạt mức cao hơn; nâng cấp các trường dạy nghề, nâng cấp trường trung cấp lên cao đẳng; đẩy mạnh công tác dạy nghề nhằm nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thu hút nguồn nhân lực, ổn định tổ chức, sắp xếp cán bộ đáp ứng nhiệm vụ phát triển. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Cần rà soát, điều chỉnh, quản lý quy hoạch các ngành, vùng để có bước đột phá đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng, có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chất lượng cao và sạch, các ngành du lịch và dịch vụ cao cấp nhằm đảm bảo môi trường sống.
II. Về một số đề nghị của Tỉnh:
1. Về khắc phục hậu quả cơn bão số 9: đồng ý tiếp tục hỗ trợ Tỉnh khắc phục cơn bão số 9 năm 2006; giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí từ nguồn vượt thu năm 2007 và vốn hỗ trợ có mục tiêu năm 2008; phần trường học đưa vào Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học.
2. Đồng ý trích 11 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2007 hỗ trợ Tỉnh để bồi thường, giải tỏa dự án đê ngăn mặn Phú Thạnh - Phú Đông. Giao Bộ Tài chính xử lý cụ thể; Tỉnh vận dụng Luật Đất đai chặt chẽ, tránh phát sinh, phức tạp và trở thành tiền lệ sau này.
3. Về dự án xử lý rác thải: Tỉnh chỉ đạo xây dựng và phê duyệt dự án theo quy định; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào danh mục ODA. Nếu kêu gọi được doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật An sinh vào đầu tư thì Nhà nước có thể hỗ trợ từ nguồn vay của Ngân hàng Phát triển Việt
4. Về 28 tuyến đường giao thông đến trung tâm xã: đây là Chương trình Chính phủ đang thực hiện, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bổ sung vào Chương trình.
5. Dự án kè bờ sông Tiền - khu vực thành phố Mỹ Tho: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn bố trí vốn thực hiện.
6. Về đê biển Gò Công: đây là tuyến đê xung yếu đang sạt lở nghiêm trọng, cần phục hồi nâng cấp; giao Tỉnh chỉ đạo lập dự án và phê duyệt sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cân đối vốn hỗ trợ thực hiện.
7. Về tuyến tránh hoặc cầu vượt qua thị trấn Cai Lậy trên Quốc Iộ 1A: giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương khảo sát, lập dự án bố trí kinh phí thi công xây dựng cầu vượt đê giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông.
8. Về điểm đấu nối vào đường ô tô cao tốc: giao Tỉnh nghiên cứu lại, nếu thực sự cần thiết phải mở thêm một điểm đấu nối thì thoả thuận với Bộ Giao thông vận tải xử lý.
9. Về hỗ trợ xây dựng Trường Đại học Tiền Giang quy mô 6.000 sinh viên: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí vốn và hỗ trợ xây dựng khu tái định cư của Dự án. Năm 2008 bố trí 100 tỷ đồng, số còn lại bố trí theo tiến độ công trình; Tỉnh chỉ đạo khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư để sớm thi công.
10. Về xây dựng khu làm việc các sở, ngành của Tỉnh và trụ sở UBND xã: giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí vốn hỗ trợ. Riêng về trụ sở Ủy ban nhân dân xã đã có trong Chương trình Quốc gia, Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí vốn để hoàn thành trong năm 2009.
11. Về đường vào các khu công nghiệp: hiện nay Chính phủ đang sửa đổi Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005, sau khi có quyết định ban hành mới sẽ xem xét, xử lý.
12. Dự án ngọt hóa Gò Công (kênh Xuân Hòa - Cầu Ngang) và Dự án 5 kênh phía Bắc Quốc lộ 1: Dự án đã được phê duyệt; giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì bàn với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính khẩn trương bố trí vốn thực hiện.
13. Đường tỉnh 865 và đường tỉnh 864: là các tuyến đường liên tỉnh Đồng Tháp - Tiền Giang - Long An và tuyến phục vụ phát triển kinh tế vườn của Tỉnh; đồng thời, là các tuyến giao thông huyết mạch của Tỉnh, đã được đầu tư phần đường, còn thiếu vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cầu đồng bộ với đường: Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bố trí vốn hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch để trình Quốc hội với mức hỗ trợ bằng 50% vốn đầu tư và trong thời gian 3 năm để hoàn thành dứt điểm.
14. Đường Cần Đước - Chợ Gạo: là tuyến đường liên tỉnh thuộc dự án chung của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An (tuyến tắt QL 50), đồng ý sẽ đầu tư sau khi hoàn thành quốc lộ 50.
15. Dự án Quốc lộ 60: giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí đủ vốn để hoàn thành cùng thời gian khánh thành cầu Rạch Miễu.
16. Về kinh phí phòng, chống dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa: Tỉnh làm quyết toán kinh phí đã thực hiện. Giao Bộ Tài chính xét duyệt, trích dự phòng ngân sách Trung ương năm 2007 để xử lý.
17. Đồng ý nâng cấp Bệnh viện Đa khoa của Tỉnh. Giao Tỉnh chỉ đạo lập dự án và phê duyệt theo quy định; Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn trong kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm để thực hiện.
18. Đồng ý về nguyên tắc hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp các trường: Trung học Y tế lên thành Trường Cao đẳng Y tế, Trung học Dạy nghề lên thành Trường Cao đẳng Dạy nghề; phát triển, nâng cấp các trung tâm: dạy nghề khu vực, dạy nghề Cai Lậy và thị xã Gò Công. Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý cụ thể.
19. Về xây dựng kè chống sạt lở kênh Chợ Gạo: Là nhiệm vụ cấp thiết, kinh phí rất lớn (1.200 - 1.500 tỷ đồng); giao Tỉnh chỉ đạo lập dự án và phê duyệt theo quy định. Nếu kêu gọi được doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT thì đồng ý; Tỉnh phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giao thông vận tải đề xuất biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư.
20. Về một số đề nghị liên quan đến chính sách mua Bảo hiểm y tế tự nguyện, điều chỉnh chế độ lương trong Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, công tác xã hội hoá lĩnh vực y tế và cơ chế về nhà đầu tư nước ngoài mua đất ngoài khu công nghiệp xây nhà ở cho công nhân: giao cho các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để b/c); - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; - TU, HĐND, UBND tỉnh Tiền Giang; - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Lao động - Thương binh và Xã hội; - VPCP: BTCN, các PCN; Website CP; các Vụ: TH, KTTH, CN, NN, KG, VX, TTBC, IV; - Lưu: VT, ĐP (5) |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) Nguyễn Quốc Huy |