Quyết định 3929/QĐ-BYT 2018 ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3929/QĐ-BYT

Quyết định 3929/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:3929/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/06/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình vì sự phát triển bền vững

Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Quyết định 3929/QĐ-BYT.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người bị tổn thương, cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm;

- Giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú;

- Chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới, phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước…;

- Giảm 20-25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất;

- Tăng cường dự phòng, điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, gồm cả lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn ở mức gây hại;…

Quyết định này được ban hành và có hiệu lực từ ngày 28/06/2018.

Xem chi tiết Quyết định 3929/QĐ-BYT tại đây

tải Quyết định 3929/QĐ-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3929/QĐ-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 3929/QĐ-BYT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

B Y T
-------

Số: 3929/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

--------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bn vững;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Y tế triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y t
ế;
- Cổng TTĐT Bộ Y t
ế;
- Lưu: VT, KH-TC2.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3929/QĐ-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định, phân công các nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

- Bám sát và tích hợp các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển của các Nghị quyết, văn bản của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

- Các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra bảo đảm tính khả thi, giải quyết được các vấn đề ưu tiên trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2030;

- Huy động sự phối hợp của cả bộ máy tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các hiệp hội và cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động này.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế nhm bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Các mục tiêu Bộ Y tế được giao chủ trì (11 mục tiêu cụ thể)

- Mục tiêu 2.1.a. về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng thuộc Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cngười cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đdinh dưỡng và đầy đ quanh năm.

- Mục tiêu 2.2: Đến năm 2030 giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi.

- Mục tiêu 3.1: Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 45/100.000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 10 ca trên 1.000 trẻ đẻ sống và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 15 ca trên 1000 trẻ đsống.

- Mục tiêu 3.2: Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Mục tiêu 3.3.a về dự phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm: Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

- Mục tiêu 3.4: Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn ở mức gây hại.

- Mục tiêu 3.6: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sc khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sn vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan.

- Mục tiêu 3.7: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cmọi người.

- Mục tiêu 3.8.c về giám sát tác động, truyền thông nguy cơ ô nhiễm môi trường: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.

- Mục tiêu 3.9: Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá.

- Mục tiêu 5.6: Bảo đảm tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này.

2.2. Các mục tiêu Bộ Y tế được giao phối hợp (15 mục tiêu cụ thể)

- Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

+ Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiu của quốc gia.

+ Mục tiêu 1.2: Triển khai trên toàn quốc các hệ thng và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương.

+ Mục tiêu 1.3: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền bình đng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô.

+ Mục tiêu 1.4: Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và nhng người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội.

- Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

+ Mục tiêu 2.1.b. về sản xuất, cung ứng, chế biến thực phẩm thuộc Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm.

- Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sng khỏe mạnh và tăng cường phúc li cho mọi người ở mọi lứa tuổi

+ Mục tiêu 3.3.b về thể dục thể thao: Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

+ Mục tiêu 3.5: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương.

+ Mục tiêu 3.8.a về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.

- Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vng tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

+ Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đảm bo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trcho tất cmọi người.

+ Mục tiêu 6.2: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dbị tn thương; chm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 100% shộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sng và làm việc an toàn; phân bhợp lý dân cư và lao động theo vùng

+ Mục tiêu 11.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể sngười chết và bị ảnh hưởng và giảm đáng kthiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra so với GDP, chú trọng bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương.

- Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững

+ Mục tiêu 12.4: Đến năm 2020, đạt quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường.

+ Mục tiêu 12.5b thuộc Mục tiêu 12.5: Đến năm 2030, giảm đáng klượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải.

- Mục tiêu 14: Bảo tn và sử dụng bền vng đại dương, biển và nguồn li bin để phát triển bền vững

+ Mục tiêu 14.1: Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhim biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thi rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ.

- Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

+ Mục tiêu 17.4: Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững, kết hợp với quan hệ đi tác nhiều bên nhm huy động và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ và tài chính đhỗ trợ đạt dược các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về y tế

- Tăng cường phổ biến sâu rộng về việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững về y tế với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thvà người dân.

- Các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế thực hiện nghiêm Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tiếp tục tham mưu cho các cấp ủy Đảng các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương và trách nhiệm người đng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững về y tế vào các nghị quyết, chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương, đơn vị. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các ban ngành, đoàn thể, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thống kê y tế điện tử đtừng bước hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế: Hoàn thành cơ sở dữ liệu các danh mục dùng chung; Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, đảm bảo việc quản lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu y tế tập trung tại Bộ Y tế; Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ Bộ Y tế, Kiến trúc y tế điện tử; Triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử; Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin y tế điện tử.

- Thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung để bảo đảm kết nối liên thông các phần mềm này với nhau và với giám định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, định kỳ có sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện, tìm nguyên nhân tồn tại để có giải pháp khắc phục kịp thời.

- Huy động sự tham gia và phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, của cộng đồng và từng người dân vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện các hoạt động thực hiện các Mục tiêu phát trin bền vững về y tế.

2. Tăng cường huy động các nguồn đầu tư để thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững về y tế

Huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững về y tế đến năm 2030:

- Ngân sách nhà nước: Xây dựng các dự toán ngân sách chi thường xuyên đối với các hoạt động thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, đưa vào các chương trình, dự án phù hợp như các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các chương trình cấp Bộ, .... Tập trung ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Triển khai tốt các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khe cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiu số ở các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội.

- Bảo hiểm y tế: Đề xuất bổ sung vào gói dịch vụ y tế cơ bản do bo him y tế chi trmột số dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng cho cá nhân có tính chi phí - hiệu quả cao để tăng độ bao phủ các dịch vụ y tế thiết yếu.

- Viện trợ quốc tế: Tiếp tục huy động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

- Xã hội hóa: Hoàn thiện các cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác công - tư. Thiết lập cơ chế và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có thể đóng góp để hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các biến cố đột xuất như thiên tai, thảm họa,...

3. Đi mới chế, chính sách và nâng cao năng lực hệ thống y tế

- Tích hợp các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế vào các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và ngành y tế.

- Đẩy mạnh lồng ghép trong việc thực hiện các hoạt động, các chương trình dự án.

- Củng cố, hoàn thiện và ổn định bộ máy tổ chức ngành y tế từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, y tế nông thôn, y tế các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng biên giới, biển đảo. Mrộng mạng lưới y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản các vùng dân tộc thiểu số và cộng tác viên dân s- kế hoạch hóa gia đình.

- Đảm bảo chế độ chính sách thu hút cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ giỏi, về công tác lâu dài ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ban hành quy định về nghĩa vụ xã hội đối với bác sỹ về công tác vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao vai trò và năng lực quản lý, lập kế hoạch y tế cả ở trung ương và địa phương thông qua ban hành các biểu mẫu, tiêu chí và công cụ đánh giá kế hoạch, tổ chức các khóa đào tạo về quản lý hệ thống y tế; tăng cường hỗ trợ các địa phương trong xây dựng kế hoạch ngành y tế, đặc biệt các kế hoạch liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

- Củng cố hệ thống thông tin y tế nhm tạo nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác cho các chương trình can thiệp, chương trình hành động hoạt động hiệu quả. Tổ chức các lớp tập hun về tng hợp, phân tích và xử lý số liệu cho các tuyến tỉnh, huyện, xã. Tăng cường phi hp và hỗ trợ Tổng cục thống kê mrộng cỡ mẫu điều tra hàng năm để có được số liệu chính xác hơn và phân tích chi tiết đến từng đơn vị tnh/thành phố nhằm theo dõi tiến độ và phục vụ cho công tác dự báo, xây dựng kế hoạch.

4. Trin khai có hiệu quả các giải pháp chuyên môn kỹ thuật đđạt được các Mục tiêu Phát triển bền vng về y tế

4.1. Về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm (VSDG 2.1, 2.2)

4.1.1. Dinh dưỡng

Cục Y tế dự phòng chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Viện Dinh dưỡng, các Sở Y tế và các cơ quan liên quan:

- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, chú ý lồng ghép vn đề dinh dưỡng đối với trem, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi; lưu ý giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu s; Xây dựng và thực hiện chiến lược về dinh dưng giai đoạn 2021 - 2030.

- Tài liệu hóa các mô hình và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả tại cộng đồng để nhân rộng tới các vùng có tỷ lệ trẻ suy dinh dưng cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về dinh dưỡng đối với bà mẹ, trẻ em thông qua hệ thống giáo dục phổ thông, y tế, thông tin truyền thông.

- Củng cố hệ thống giám sát dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế, xây dựng kế hoạch để đáp ứng dinh dưỡng kịp thời trong tình trạng khn cấp.

- Triển khai các giải pháp can thiệp đặc hiệu để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy khác.

- Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưng dùng cho trẻ nhỏ; tăng cường vi chất vào thực phẩm; nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non và tiểu học. Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số khi sinh con.

- Huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện sáng kiến thúc đẩy dinh dưng toàn cầu tại Việt Nam.

4.1.2. An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, các cơ quan liên quan:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.

- Xây dựng và ban hành chính sách, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sức khỏe thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 của Quốc hội và Luật An toàn thực phẩm.

- Triển khai đánh giá 5 năm thực hiện Luật an toàn thực phẩm để làm cơ sở đề xuất sửa đổi Luật (nếu cn thiết).

- Tăng cường phối hợp liên ngành, đến năm 2020 về cơ bản việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tăng cường phối hợp về việc quản lý an toàn thực phẩm.

4.2. Về giảm tử vong bà mẹ và trẻ em (VSDG 3.1)

Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, các cơ quan liên quan:

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe, chú trọng vào truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, bản/cô đỡ thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu svề chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi sinh; lợi ích của việc khám thai sớm và khám định kỳ, sinh đẻ tại cơ sở y tế hoặc do người đỡ đẻ có k năng đ; cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; cách phát hiện các dấu hiệu bất thường đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh và trẻ nhỏ để đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến xã và nhân viên y tế thôn bản về dự phòng, phát hiện, xử trí ban đầu tai biến sản khoa và một số bệnh thường gặp trẻ em như viêm phổi, tiêu chảy...; đào tạo về lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI) cho cán bộ y tế tuyến xã/huyện để xử trí và chuyn tuyến kịp thời đối với trẻ bệnh; phòng chng tai nạn thương tích ở trẻ em. Tiếp tục đào tạo cô đthôn bản cho các vùng đng bào dân tộc thiu số đặc biệt khó khăn nhằm hạn chế thp nht tỷ lệ phụ nữ đẻ không được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ.

- Nhân rộng các mô hình can thiệp đã được đánh giá có hiệu quả trong việc giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em như mô hình “chuyển tuyến dựa vào cộng đồng”, mô hình “chăm sóc bà mẹ - trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế”, mô hình “ngôi nhà an toàn, lớp học an toàn, cộng đồng an toàn cho trẻ em”.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành sản, nhi, chú trọng hồi sức nội khoa trong sản khoa, phẫu thuật cấp cứu sản khoa, chăm sóc, điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý tại các bệnh viện tuyến huyện thuộc vùng khó khăn, đặc biệt là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sng.

- Tăng cường mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, bất hợp pháp; triển khai công tác khám sàng lọc trước sinh nhằm hạ thấp tỷ lệ sơ sinh dị tật; đẩy mạnh công tác giám sát tử vong mẹ và đáp ứng, từng bước triển khai giám sát tử vong sinh.

- Tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng mrộng. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng vc xin đa giá sản xuất trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với vắc xin thế hệ mới, đảm bảo nguồn tài chính vững bền cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Tăng cường năng lực và các chính sách hỗ trợ phù hợp cho lực lượng cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng.

- Tăng cường các biện pháp xét nghiệm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV, triển khai theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng các phác đồ tối ưu, theo dõi xét nghiệm sớm cho trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, điều trị dự phòng cho con.

4.3. Về phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác (VSDG 3.2)

Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các Sở Y tế, các cơ quan liên quan:

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp có liên quan đã đề ra tại Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Chiến lược quốc gia phòng, chng lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt.

- Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác tới mọi đối tượng.

- Huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng, người dân, các tổ chức xã hội trong quá trình tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa nhiễm HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đi bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhim khác.

- Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo dịch và phòng chống dịch bệnh chủ động.

- Củng c, phát triển mạng lưới y tế dự phòng nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sng.

- Tăng cường năng lực quốc gia đi với việc cảnh báo sớm, giảm thiu và quản các rủi ro y tế (Mục tiêu 3.d toàn cầu).

4.4. Về dự phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm (VSDG 3.3)

Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với các Sở y tế và các cơ quan liên quan:

- Xây dựng và thực hiện Chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025, Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư ctử cung giai đoạn 2016-2025.

- Tăng cường thực thi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ và thúc đẩy các yếu ttăng cường sức khỏe để phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

- Phát triển mạnh hệ thống y tế dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm từ Trung ương đến cấp xã trong cả nước. Nâng cao nhận thức của người dân v li sng an toàn, khỏe mạnh đnâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh không lây nhiễm.

- Tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người bệnh không lây nhiễm theo quy định, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho người bệnh.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của lĩnh vực y tế dự phòng trong kiểm soát yếu tố nguy cơ và các tình trạng tiền bệnh để dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

- Củng cố hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ toàn diện, chuyên sâu và kỹ thuật cao cho chn đoán, điều trị bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm, đồng thời hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, bảo đảm việc phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả và quản lý bệnh nhân liên tục và lâu dài.

- Chủ động huy động các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

4.5. Về dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện (VSDG 3.4)

Cục Phòng chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp với các Sở Y tế và các cơ quan liên quan:

- Xây dựng và thực hiện Chương trình/Chiến lược phòng chng và điều trị việc lạm dụng các chất gây nghiện (kcả ma túy) và sử dụng đuống có cồn gây hại giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về việc sử dụng và lạm dụng các chất gây nghiện, theo đó làm rõ các khái niệm về chất gây nghiện, hay đồ uống có cồn gây hại.

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống việc lạm dụng các chất gây nghiện và việc sử dụng các đồ uống có cồn gây hại.

- Tiếp tục duy trì và mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho các nhóm nguy cơ cao. Chú trọng nhóm nghiện chích ma túy và vợ, bạn tình của nhóm nghiện chích ma túy, đặc biệt đy nhanh mức độ bao phủ chương trình methadone, triển khai các điểm cấp phát thuốc methadone vệ tinh.

4.6. Về tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục (VSDG 3.6, 5.6)

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phi hp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan:

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục; tăng cường hỗ trợ cho tuyến xã bằng nhiều hình thức, đặc biệt ở những vùng khó khăn; nâng cao trình độ của cán bộ y tế xã; xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi, tích cực thực hiện biệt phái bác sỹ giỏi về vùng sâu, xa; nâng cao chất lượng của các mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tư vấn và có chính sách giảm mạnh tỷ lệ mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên; tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc trước sinh để phụ nữ được ít nhất 4 lần chăm sóc sức khỏe trước sinh.

- Xây dựng lộ trình nghiên cứu mrộng đối tượng thụ hưởng chế độ thai sn đối với phụ nữ nông thôn khi sinh con đúng chính sách dân số.

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giới trẻ, tiến tới giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên. Kết hp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân s; tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong công tác tuyên truyền.

- Nâng cao vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, giáo dục tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình.

- Lồng ghép nội dung về sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung liên quan đến tiếp cận phcập với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyn sinh sản trong Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển.

- Nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tuổi về việc tự quyết định trong quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sn.

4.7. Thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (VSDG 3.7)

Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan:

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hiện hành nhằm bảo đảm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế và huy động sự tham gia của người dân trong việc mua bảo hiểm y tế.

- Xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ trung ương đến địa phương.

- Phát triển công nghiệp dược trong nước, phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đáp ng 80% vào năm 2020, trong đó đáp ứng được khoảng 90% nhu cu sử dụng thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu và thuốc phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia.

- Nâng cao năng lực sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế trong nước, ưu tiên các dạng bào chế công nghệ cao; phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược đchủ động các nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuc.

- Tăng cường công tác qun lý giá thuốc, chn chỉnh công tác đấu thầu thuốc. Cải cách, kiện toàn mạng lưới sản xuất, lưu thông, phân phối và cung ứng thuc; quy hoạch lại mạng lưới phân phi, bán buôn, bán lẻ thuốc trong cả nước. Quản lý chặt chẽ quy chế kê đơn, bán thuốc tại các quầy thuốc, nhất là các quầy thuốc tư nhân, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hp lý.

- Đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế trong nước, trước mt là các trang thiết bị y tế thông dụng, đồng thời từng bước liên doanh, liên kết sản xuất trang thiết bị y tế công nghệ cao; bảo đảm cung ứng tối thiểu 60% nhu cầu trang thiết bị y tế thông dụng cho các cơ sở y tế.

- Tăng đáng kể nguồn tài chính cho y tế và đảm bảo nguồn nhân lực y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ca người dân (Mục tiêu 3.c toàn cầu).

- ng cường huy động hỗ trợ quốc tế cho việc nghiên cứu và sản xuất vc xin và thuốc thiết yếu cho các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các loại thuốc và vc xin thiết yếu trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 3.b toàn cầu).

4.8. Về quản lý môi trường (VSDG 3.8, 6.1, 6.2, 11.5, 12.4, 12.5b, 14.1)

Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế và các cơ quan liên quan:

- Xây dựng đề án giảm tác động của ô nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, nước và đất tới sức khỏe con người giai đoạn 2021 - 2030.

- Tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường y tế nói chung và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và quản lý chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt nói riêng.

- Phi hp tốt với ban, ngành trung ương, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo các ngành, đoàn thể qun chúng tại địa phương, thực hiện tốt việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công tác quản lý môi trường y tế, triển khai có hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Tạo môi trường chính sách và thể chế thuận lợi, tăng cường năng lực triển khai và quản lý của các tổ chức cấp quốc gia và cấp địa phương cho công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt trong việc thúc đẩy tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hp vệ sinh, rửa tay xà phòng và chấm dứt đi tiêu bừa bãi.

- Đẩy mạnh công tác vệ sinh cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, cả có hoặc không có hợp đồng lao động. Xây dựng đề án triển khai thực hiện có hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động; thực hiện tốt công tác giám sát môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sngười lao động được quan tâm sức khoẻ ngày càng tăng.

- Đảm bảo cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế; xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp. Chất lượng nước ăn, uống, sinh hoạt được kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý.

- Xây dựng và triển khai một chương trình vận động chính sách cấp tỉnh và quốc gia dành cho các cán bộ công chức nhà nước và những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng; tăng cường nhận thức của các cấp chính trị về tầm quan trọng của vệ sinh nông thôn, đưa mục tiêu xóa bỏ tình trạng phóng uế bừa bãi vào các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tài trợ cho lĩnh vực này.

- Xây dựng và trin khai một chiến lược truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả ở cấp quốc gia và địa phương nhằm tăng cường việc sử dụng nhà tiêu và rửa tay; nâng cao năng lực với các nội dung chính như tiếp thị vệ sinh, các phương pháp truyền thng thay đi hành vi có sự tham gia của cộng đồng,...

- Hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp dịch vụ vệ sinh, bao gồm các ưu đãi và chiến lược htrợ chuỗi cung cấp và tiếp thị vệ sinh và các biện pháp khác nhằm tạo môi trường thuận li đxây dựng nhà tiêu/vệ sinh chi phí thp, có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các khu vực và phong tục khác nhau.

- Tăng cường đầu tư phát triển khoa học kthuật và công nghệ hiện đại cho lĩnh vực vệ sinh môi trường, đặc biệt là nhà tiêu hợp vệ sinh, công tác giám sát chất lượng nước ăn, uống, sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố.

- Xây dựng kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2017-2021 và tầm nhìn đến 2030, tập trung vào các hoạt động hoàn thiện thchế chính sách, nâng cao năng lực ứng phó biến đi khí hậu ngành y tế; xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ; tăng cường truyền thông về bảo vệ sức khoẻ trước tác động của biến đi khí hậu.

4.9. Về kiểm soát thuốc lá (VSDG 3.9)

Cục Quản lý khám chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế và các cơ quan liên quan:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chng tác hại của thuốc lá đến năm 2020.

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật và chính sách về phòng chống tác hại của thuốc lá, ban hành và hoàn thiện văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chng tác hại của thuốc lá.

- Xây dựng lộ trình điều chnh thuế và giá bán tối thiểu thuốc lá; kiểm soát hoạt động kinh doanh thuốc lá, đi đối với có biện pháp chuyển đổi ngành nghề cho người lao động trong ngành thuc lá.

- Tăng cường thực hiện các biện pháp về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tác hại của thuc lá.

5. Giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế (VSDG 17.4)

Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế và các cơ quan liên quan:

- Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tài chính của các nước, các tổ chức quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực y dược.

- Chủ động đàm phán và thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về y tế. Tích cực tham gia xây dựng các chính sách, giải quyết các vấn đề y tế khu vực và toàn cầu, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của y học Việt Nam.

- Hài hòa hóa các thủ tục, quy trình với ASEAN và thế giới về y tế. Tăng cường xây dựng và áp dụng các chuẩn mực y tế trong nước theo hướng cập nhật với thế giới và khu vực.

- Xây dựng các nội dung hoạt động và triển khai thực hiện việc phi hp với các nước có chung đường biên giới trong phòng chống các bệnh dịch HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chung việc thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về nhng nội dung nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao, bảo đảm thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế hoạch hành động.

Các Thứ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các nội dung công việc theo lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách.

2. Trên cơ sở những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ yếu trong Kế hoạch hành động này và Phụ lục kèm theo, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch hành động của lĩnh vực, địa phương mình.

3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này đảm bảo về thời gian, chất lượng và hiệu quả công việc. Định kỳ 6 tháng và cả năm có báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế tình hình thực hiện; đồng thời gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để theo dõi và tổng hợp.

4. Vụ Kế hoạch - Tài chính: Trên cơ sở nội dung công việc được giao của các đơn vị trong Bộ, phi hp với Văn phòng Bộ tiến hành theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này; tổng hợp báo cáo kiến nghị lãnh đạo Bộ các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Kế hoạch hành động được thực hiện hiệu quả.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình, tổng hợp ý kiến của các đơn vị và chủ động báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

 

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BỘ Y TẾ ĐƯỢC GIAO CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-BYT ngày   tháng   năm 2018 ca Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

STT

Chỉ tiêu của Liên hp quốc

Mục tiêu, chỉ tiêu Việt Nam

Lộ trình thực hiện

Cơ quan cung cấp số liệu

Cơ quan thực hiện (Chủ trì và phi hp)

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

 

VSDG 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững

VSDG 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm (Mục tiêu 2.1 toàn cầu)

1

2.1.1. Tlệ thiếu đói

Tỷ lệ số hộ gia đình có mức năng lượng khu phần trung bình đầu người ngày dưới mức ti thiu 1.800Kcal (%)

<>

<>

<>

Viện dinh dưỡng

Cục Y tế dự phòng ch trì, phối hợp với Viện dinh dưng, các cơ quan liên quan

VSĐG 2.2: Đến năm 2030 giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tui (Mục tiêu 2.2 toàn cầu)

2

2.2.1. Tỷ lệ trem dưới 5 tui suy dinh dưng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi <-2 sd="" dựa="" vào="" trung="" vị="" của="" who="" về="" chuẩn="" tăng="">ng tr em)

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi <-2 sd="" dựa="" vào="" trung="" vị="" của="">HO về chuẩn tăng trưng trẻ em) (%)

21,5

20

15

Viện dinh dưỡng

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chủ trì, phi hợp với Vin dinh dưỡng, các cơ quan liên quan

3

2.2.2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể gầy còm và béo phì (cân nặng theo chiều cao >+ hoặc <-2 độ="" lệch="" chuẩn="" dựa="" vào="" trung="" vị="" của="" who="" về="" chuẩn="" tăng="" trưởng="" trẻ="" em)="" (phân="" tổ="" theo="" loại:="" thiếu="" cân="" hoặc="" thừa="">

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể gầy còm và béo phì (cân nặng theo chiều cao >+ hoặc <-2 độ="" lệch="" chuẩn="" dựa="" vào="" trung="" vị="" của="" who="" về="">n tăng trưởng trẻ em (%)

 

 

 

Viện dinh dưng

 

Gy còm (%)

<>

<>

<>

Thừa cân - béo phì (%)

< 5="" cho="" nông="">ôn

< 10="" cho="" thành="">

< 5="" cho="" nông="">

< 10="" cho="" thành="">

< 5="" cho="" nông="">

< 10="" cho="" thành="">

VSDG 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cưng phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tui

VSDG 3.1: Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 45/100000 trẻ đ sng; giảm tỷ suất tvong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 10 ca trên 1000 trẻ đẻ sống và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 15 ca trên 1000 trđẻ sống (Mục tiêu 3.1 và Mục tiêu 3.2 toàn cầu)

4

3.1.1. Tỷ số tử vong mẹ

T stử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

52

<>

<>5

Tổng cục Thống kê

Vụ Sức khỏe Bà m - Trẻ em chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

5

3.1.2. Tỷ lệ phụ nữ đđược cán bộ y tế có kỹ năng đỡ

Tỷ lệ phụ nữ đđược cán bộ y tế đ (%)

98

>98

>98

Vụ Sc khỏe bà mẹ - trẻ em

6

3.2.1. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sng

20,0

18,5

15

Tổng cục Thng kê

7

3.2.2. Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh

Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống

<>

<>

<>0

Tổng cục Thống kê

8

 

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sng

13,5

12,5

10

Tổng cục Thống kê

VSDG 3.2: Đến năm 2030, chm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm kc (Mục tiêu 3.3 toàn cầu)

9

3.3.1. Số ca mắc mới HIV trên 1.000 người không nhiễm bệnh (phân tổ theo tuổi, giới tính và dân số có nguy cơ cao)

Tlệ nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên 100.000 dân (phân tổ theo nhóm tuổi, giới tính và nhóm nguy cơ cao)

Gim 20% so với 2015

Gim 40% so với 2015

Gim 50% so với 2015

Cục Phòng chống HIV/AIDS

Cục Phòng chống HIV/AIDS ch trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

10

3.3.2. Số ca mc mới lao trên 1.000 dân

Số ca mc mới lao trên 1.000 dân

Giảm 30% so với 2015

Giảm 60% so với 2015

Gim 80% so với 2015

Bệnh viện Phổi Trung ương

Cục Qun lý Khám, chữa bệnh chtrì, phối hợp với Bệnh viện Phổi Trung ương, các cơ quan liên quan

11

3.3.3. Số ca mc mới sốt rét trên 1.000 dân

Số ca mắc mới sốt rét trên 1.000 dân

<>

0,08

Loại trừ sốt rét

Viện Sốt rét-KST&CTTW

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ch trì, phối hợp với Viện Sốt rét- KST&CTTW, các cơ quan liên quan

12

3.3.4. S ca mc mới viêm gan B trên 100.000 dân

Sca mắc mới viêm gan B trên 100.000 dân

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đề xuất năm 2020

Đxuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Cục Qun lý Khám, chữa bệnh chtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan

13

3.3.5. Số người cần can thiệp chống lại các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Số người cần can thiệp chống lại các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Đưa vào hệ thống chtiêu, báo cáo

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Cục Y tế dự phòng

Cục Y tế dự phòng chtrì. phối hợp với các cơ quan liên quan

14

3.d.1. Năng lực và mức độ sn sàng đối phó với tình trạng khn cấp về y tế theo Điều ly tế quốc tế (IHR)

Tỷ lệ đạt các năng lực bản theo Điều lệ y tế quốc tế (%)

>98

>98

>98

Cc Y tế dự phòng

Cục Y tế dự phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

 

3.4

VSDG 3.3: Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhim (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thchất (Mục tiêu 3.4 toàn cầu)

15

3.4.1. Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Giảm 10% so với năm 2015

Giảm 20% so với năm 2015

Giảm 25% so với năm 2015

Cục Y tế dự phòng

Cục Y tế dự phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

 

3.5

VSDG 3.4: Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn mức gây hại (Mục tiêu 3.5 toàn cu)

16

3.5.1. Tỷ lệ bao phủ các can thiệp điều trị lạm dụng các chất gây nghiện (dược lý, tâm lý, phục hồi chức năng và các dịch vụ sau điều trị)

Tỷ lệ bao phủ các can thiệp điều trị cho người nghiện các chất ma túy

25%

30%

40%

Cục Phòng chng HIV/AIDS

Cục Phòng chống HIV/AIDS chtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan

17

3.5.2. Sử dụng các đồ uống có cồn gây hại, được định nghĩa theo bối cảnh từng quốc gia, như tổng tiêu thụ đồ ung có cồn theo đầu người (từ 15 tuổi trở lên) trong một năm tính bằng slít đồ uống có cồn nguyên chất

Tỷ lệ uống rượu bia ở mức có hại ở người trưởng thành

Giảm 10% so với năm 2015

Giảm 20% so với năm 2015

Giảm 25% so với năm 2015

Cục Y tế dự phòng

Cục Y tế dự phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

 

3.7

VSDG 3.6: Đến năm 2030, đm bo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khe sinh sn và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan (Mục tiêu 3.7 toàn cầu)

18

3.7.1. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) có nhu cầu KHHGĐ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại

Tlệ phụ nữ trong độ tui sinh sản (15-49 tuổi) áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%)

>70

>70

>70

Tổng cục Dân s

Tổng cục Dân số chtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan

19

3.7.2. Tỷ sut sinh tuổi vị thành niên (10- 14; 15-19 tuổi) trên 1.000 phụ nữ nhóm tuổi tương ứng

Tỷ suất sinh tuổi vị thành niên (nhóm 15-19 tui) trên 1.000 phụ nữ nhóm tuổi tương ứng

35

33

31

Tng cục Thống kê

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

 

3.8

VSDG 3.7: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuc vc xin thiết yếu, an toàn, hiệu qu, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 3.8 toàn cầu)

20

3.8.1. Mức độ bao phủ bởi các dịch vụ y tế thiết yếu (%) (được định nghĩa là độ bao phủ trung bình của các dịch vụ thiết yếu dựa vào những can thiệp bao gồm sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, năng lực và khả năng tiếp cận dịch vụ, trong dân số nói chung và nhóm dân số khó khăn nhất

Mức độ bao phbởi các dịch vụ y tế thiết yếu (%) (được định nghĩa là độ bao phủ trung bình của các dịch vụ thiết yếu dựa vào những can thiệp bao gồm sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, năng lực và khả năng tiếp cận dịch vụ, trong dân snói chung và nhóm dân số khó khăn nhất

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đxuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dphòng, Vụ Sc khe Bà mẹ - Tr em, Tng cục Dân số, Vụ Tchức cán bộ và các cơ quan liên quan

21

3.8.2. Tỷ lệ hộ gia đình có chi phí y tế lớn so với tổng chtiêu hoặc tng thu nhập

Tỷ lệ hộ gia đình có chi phí y tế >= 25% tng chi tiêu hộ gia đình

2,2%

2%

1,8%

Bộ Y tế

Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Bảo hiểm y tế và các cơ quan liên quan

 

 

Tỷ lệ hộ gia đình có chi phí y tế >= 10% tổng chi tiêu hộ gia đình

10,4%

10,2%

10%

Bộ Y tế

22

3.b.1. Tỷ lệ dân số đích được tiếp cận với các loại vắc xin trong chương trình quốc gia

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin (%)

>95

>95

>95

Chương trình tiêm chủng mở rộng

Cục Y tế dự phòng chủ trì, phi hợp với Vụ Sức khe Bà mẹ - Trem, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các cơ quan liên quan

23

3.b.2. Tổng chi ODA cho lĩnh vực y tế cơ sở và nghiên cứu y tế

Tỷ lệ chi ODA cho lĩnh vực y tế cơ sở và nghiên cứu y tế trên tng chi ODA

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đxuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Đ xut năm 2020

Vụ Kế hoạch - Tài chính ch trì, phi hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, các Vụ, Cục, cơ quan liên quan

24

3.b.3. Tỷ lệ các cơ sở y tế có một bộ các thuốc thiết yếu sn có và giá hợp lý trên cơ sở bền vững

Tỷ lệ các cơ sở y tế có một bộ các thuốc thiết yếu sn có và giá hợp lý trên cơ sở bền vững

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Cục Qun lý được chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

25

3.c.1. Mật độ và phân bố nhân viên y tế

S bác sỹ trên 10.000 dân

9

10

11

Vụ Tchức cán b

Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

 

 

Sdược sỹ đại học trên 10.000 dân

2,6

2,8

3

 

 

Sđiều dưỡng viên trên 10.000 dân

15

25

33

 

3.9

VSDG 3.8: Đến năm 2030, giảm đáng kể sca mc bệnh và tử vong do các hóa cht độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất (Mục tiêu 3.9 toàn cầu)

26

3.9.1. Tỷ suất tử vong do nhiễm không khí trong và ngoài nhà

Sca tử vong do nhiễm không khí trong và ngoài nhà trên 100.000 dân

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đxuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

27

3.9.2. Tỷ suất tử vong do không an toàn về nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân (phơi nhiễm với các dịch vụ WASH không an toàn)

Số ca tử vong do không an toàn về nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân (phơi nhiễm với các dịch vụ WASH không an toàn) trên 100.000 dân

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Đxuất năm 2020

28

3.9.3. Tỷ sut tử vong do nhiễm độc không khí chủ ý

Số ca tvong do nhiễm độc không chủ ý trên 100.000 dân

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Cục QLMTYT/ Tổng cục thống kê

 

3.a

VSDG 3.9: Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế gii về kiểm soát thuốc lá (Mục tiêu 3.a toàn cầu)

29

3.a.1. Tlệ người sử dụng thuốc lá được chun hóa theo tuổi trong những người từ 15 tuổi trở lên

Tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá được chuẩn hóa theo tuổi trong những người từ 15 tuổi trở lên (%)

39

32

27

Cục QLKCB

Cc Quản lý khám chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

 

5.6

VSDG5.6. Bảo đảm tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này (Mục tiêu 5.6 toàn cầu)

30

5.6.1. Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sn của mình

Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khe sinh sản của mình (%)

Đưa vào hệ thống chỉ tiêu, báo cáo

Đề xuất năm 2020

Đề xuất năm 2020

Vụ SKBMTE, Tổng cục DS-KHHGĐ

Vụ SKBMTE, Tng cục DS-KHHGĐ chtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BỘ Y TẾ ĐƯỢC GIAO PHỐI HỢP THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3929/QĐ-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

STT

Mục tiêu

Cơ quan chủ trì

Đầu mối phối hợp của Bộ Y tế

 

Mục tiêu 1: Chấm dt mọi hình thức nghèo mọi nơi

 

 

1

Mục tiêu 1.1 (Mục tiêu 1.1 và Mục tiêu 1.2 toàn cầu): Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cmọi người mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Bo hiểm y tế ch t phi hợp với các S Y tế, cơ quan liên quan

2

Mục tiêu 1.3 (Mục tiêu 1.4 toàn cầu): Đến năm 2030, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tn thương, có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô

 

 

2.1

Mục tiêu 1.3 a. Rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân, nhất là đối tượng n, người nghèo, người dễ bị tn thương, đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bn, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác theo quy định của Hiến pháp.

Bộ Tư pháp

Vụ Pháp chế ch trì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

2.2

Mục tiêu 1.3b.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông để tuyên truyền về quyền bình đẳng của người dân trong tiếp cận đối với nguồn lực kinh tế và các dịch vụ cơ bản, quyn sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác theo quy định của Hiến pháp.

- Tăng cường sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; cộng đồng về thực thi pháp luật, xử lý các vi phạm có liên quan.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Pháp chế chtrì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

3

Mục tiêu 1.4 (Mục tiêu 1.5 toàn cầu): Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tn thương, đồng thời giảm rủi ro và tn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Qun lý môi trường y tế chủ trì, phi hợp với các S Y tế, quan liên quan

 

Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

 

 

4

Mục tiêu 2.1.b. thuộc Mục tiêu 2.1 (Mục tiêu 2.1 toàn cầu):

- Khuyến khích các doanh nghiệp đu tư sản xuất và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiu s, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và tr em có hoàn cnh đặc biệt và người cao tuổi.

- Đa dạng hóa sản xuất, chế biến và sdụng các loại thực phẩm sẵn có địa phương. Phát triển hệ sinh thái vườn - ao - chuồng, bo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng thực phm an toàn.

- Nâng cao năng lực, nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm.

Khuyến khích nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp; nghiên cu sản xut và chế biến các thực phẩm bổ sung, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng đặc hiệu phù hợp với các đối tượng.

Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phi hp với Viện dinh dưỡng, các Sở Y tế, cơ quan liên quan

 

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

 

 

5

Mục tiêu 3.3.b (Mục tiêu 3.4 toàn cu): Tăng cường hoạt động thể dục thể thao thường xuyên của người dân để phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 50% dân số hoạt động thể dục ththao thường xuyên.

Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch

Cục Y tế dự phòng chtrì, phi hợp với Viện dinh dưỡng, các SY tế, cơ quan liên quan

6

Mục tiêu 3.5 (Mục tiêu 3.6 toàn cu): Đến năm 2030, hng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và sngười bị thương

 

 

6.1

Mục tiêu 3.5 a. Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được xác định trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tm nhìn đến năm 2030 nhằm kiềm chế, từng bước giảm số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ giai đoạn 2016 - 2020.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia

Cục Qun lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các S Y tế, cơ quan liên quan

6.2

Mục tiêu 3.5 b.

- Huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, sử dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm soát, quản lý hệ thống giao thông đường bộ.

- Phát triển mạnh mạng lưới giao thông công cộng, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Bộ Giao thông Vận tải

Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

7

Mục tiêu 3.8.a (Mục tiêu 3.9 toàn cầu):

- Thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, kiểm soát việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và quy định của pháp luật về kiểm soát xả thải các hóa chất độc hại gây ô nhiễm không khí, đất và nước.

- Tăng cường thực thi pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

Bộ Tài ngun và Môi trường

Cục Quản lý môi trường y tế ch trì, phi hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

 

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

 

 

8

Mục tiêu 6.1 (Mục tiêu 6.1 toàn cầu): Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người

 

 

8.1

Mục tiêu 6.1a.

- Xây dựng Luật cấp nước và các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật.

- Ban hành các quy định về đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị và khu công nghiệp; quy định về điều kiện năng lực trong đầu tư và quản lý vận hành công trình cấp nước đô thị và khu công nghiệp; các quy định về các định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng định mức chi phí qun lý, vận hành các công trình cấp nước đô thị và khu công nghiệp.

- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch, nước mặn.

- Khảo sát, rà soát, lập danh mục các nguồn cung cấp nước quan trọng để có kế hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả.

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ và sử dụng hợp lý nước sạch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch đô thị và khu công nghiệp. Cải thiện chính sách và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị và khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng

Cục Qun lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

8.2

Mục tiêu 6.1b.

- Xây dựng cơ chế chính sách về cấp nước nông thôn, đảm bảo người dân được tiếp cận đy đủ và công bằng với nước uống và và nước sinh hoạt an toàn.

- Ban hành các quy định về đơn giá, định mức kinh tế - kthuật trong quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn; quy định về điều kiện năng lực trong đầu tư và quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn; các quy định về các định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng định mc chi phí quản lý, vận hành các công trình cấp nước nông thôn.

- Nghiên cứu, chuyển giao công nghxử lý nước sạch, nước mặn.

- Xây dựng cơ chế ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo; các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, vùng ven biển, hải đảo trong việc tiếp cận với các dịch vụ về nước sinh hoạt.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, qun lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch nông thôn. Cải thiện chính sách và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các Sở y tế, cơ quan liên quan

8.3

Mục tiêu 6.1c. Ban hành các chính sách giá đối với nước sạch và chính sách thuế phù hợp đối với tài nguyên nước, đảm bảo khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Bộ Tài chính

Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các SY tế, cơ quan liên quan

8.4

Mục tiêu 6.1d. Ban hành các quy định về đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các SY tế, cơ quan liên quan

9

Mục tiêu 6.2 (Mục tiêu 6.2 toàn cầu): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trem gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tn thương; chm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 100% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh

Bộ Xây dựng

Cục Qun lý môi trường y tế ch trì, phi hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

 

Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khnăng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

 

 

10

Mục tiêu 11.5 (Mục tiêu 11.5 toàn cầu): Đến năm 2030, giảm đáng k sngười chết và bị ảnh hưởng và gim đáng kể thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra so với GDP, chú trọng bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Qun lý môi trường y tế, Cục Y tế dự phòng ch trì, phối hợp với các S Y tế, cơ quan liên quan

 

Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

 

11

Mục tiêu 12.4 (Mục tiêu 12.4 toàn cầu): Đến năm 2020, đạt quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thi theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường

 

 

11.1

Mục tiêu 12.4 a.

- Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; các quy định về hướng dẫn sử dụng hạn ngạch phát thi và hình thành thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thi; quy định về kiểm toán chất thi và đánh giá vòng đời sn phẩm.

- Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt là đối với hóa chất độc hại.

- Xây dựng năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cu về an toàn hóa chất, kết hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm bo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương

Cục Qun lý môi trường y tế, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế ch trì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

11.2

Mục tiêu 12.4 b.

- Rà soát khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động xả thải, đặc biệt đối với hoạt động xả thải hóa chất độc hại ra môi trường để ban hành quy định pháp luật đầy đủ, phù hợp nhm đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm; cải thiện môi trường sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khe của nhân dân.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ Pháp chế chtrì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

12

Mục tiêu 12.5b thuộc Mục tiêu 12.5 (Mục tiêu 12.5 toàn cầu): Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thi phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải:

- Tăng cường công tác thu gom và xử lý chất thải rắn.

- Rà soát, ban hành đồng bộ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về quản lý chất thải rắn.

- Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Quy định chi tiết về việc phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thi xây dựng.

- Tổ chức nghiên cu lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các vùng, liên tỉnh, liên đô thị và vùng đặc thù.

- Thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Bộ Xây dựng

Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

 

Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vng đại dương, biển và nguồn li biển để phát triển bền vững

 

 

13

Mục tiêu 14.1 (Mục tiêu 14.1 toàn cu): Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thi rn, nước thi và ô nhiễm chất hữu cơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cục Qun lý môi trường y tế chtrì, phối hợp với các Sở Y tế, cơ quan liên quan

 

Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đi tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

 

 

14

Mục tiêu 17.4 (Mục tiêu 17.16 toàn cầu): Tăng cưng quan hệ đối tác toàn cu cho phát triển bền vững, kết hợp với quan hệ đối tác nhiều bên nhm huy động và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ và tài chính để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vụ Hợp tác quốc tế ch trì, phi hợp với các SY tế, cơ quan liên quan

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi