Quyết định 346/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 346/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 346/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/03/2010 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khuyến khích đầu tư cảng cá, bến cá - Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010. Phạm vi của quy hoạch này gồm 28 tỉnh, thành phố ven biển có cảng cá, bến cá dọc ven biển và tại các đảo. Thực hiện quy hoạch này, Nhà nước sẽ tăng cường và tập trung vốn để đầu tư xây dựng, nhất là các cảng cá loại I, quy mô cấp vùng, tại các đảo có vị trí quan trọng, gần ngư trường trọng điểm và có khả năng kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá và các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá, bến cá; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc đầu tư và quản lý các cảng cá, bến cá. Trước mắt, đối với các cảng cá, bến cá mới được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, có chính sách cụ thể để thu hút doanh nghiệp tham gia quản lý, đầu tư xây dựng hoặc thuê lại cơ sở hạ tầng trên cảng cá để sản xuất kinh doanh, gắn với quản lý các cảng cá, bến cá. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án cảng cá, bến cá đến năm 2020 là 8.000 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn: ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài. Nguồn ngân sách trung ương dùng để đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại I, được bố trí theo kế hoạch 5 năm, hàng năm, theo chương trình mục tiêu và trên cơ sở các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Xem chi tiết Quyết định 346/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 346/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 346/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẢNG CÁ, BẾN CÁ ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
--------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 3057/TTr-BNN-KTBVNL ngày 23 tháng 9 năm 2009),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
1. Quy hoạch cảng cá, bến cá dựa trên cơ sở lợi dụng tối đa điều kiện tự nhiên, kết hợp với phong tục tập quán, truyền thống của cộng đồng ngư dân địa phương và phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành, bảo đảm phục vụ khai thác thủy sản và từng bước được công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Chú trọng kết hợp việc xây dựng các cảng cá, bến cá gắn liền với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở những nơi có điều kiện thuận lợi, tập trung nhiều tàu thuyền, gần ngư trường lớn.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư xây dựng và quản lý các cảng cá, bến cá, nhằm huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, đồng thời tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là kinh nghiệm xây dựng và quản lý cảng cá, bến cá.
II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá, bến cá ven biển, đảo, các cửa sông, cửa lạch có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có năng lực khai thác lớn, đáp ứng nhu cầu neo đậu và dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Từng bước nâng cấp và củng cố các bến cá nhân dân, tạo điều kiện cho cộng đồng ngư dân đánh bắt nghề thủ công ven bờ cải thiện điều kiện sản xuất, đảm bảo an toàn và đáp ứng một phần nhu cầu dịch vụ hậu cần, góp phần phát triển về kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội và vệ sinh môi trường cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển và hải đảo.
III. PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Phạm vi quy hoạch: 28 tỉnh, thành phố ven biển có cảng cá, bến cá dọc ven biển và tại các đảo.
2. Thời gian quy hoạch: đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
IV. PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHÍ XÂY DỰNG CẢNG CÁ VÀ BẾN CÁ
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và tập quán của ngư dân, hệ thống cảng cá, bến cá được phân loại và định hướng tiêu chí xây dựng như sau:
1. Cảng cá loại I:
Các cảng cá loại I phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Vị trí: cảng cá xây dựng tại các cửa sông lớn, vịnh biển hoặc hải đảo và gần ngư trường trọng điểm, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh đến khai thác thủy sản; là đấu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực, gắn liền với trung tâm công nghiệp thủy sản của địa phương.
- Trang thiết bị của cảng: dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ và được cơ giới hóa 100%.
- Vùng hấp dẫn của cảng: thu hút tàu cá của nhiều địa phương
- Phương thức vận tải đi đến cảng: có giao thông đường thủy và đường bộ thuận lợi.
- Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 15.000 tấn/năm trở lên.
- Loại tàu cá có khả năng cập cảng: tàu cá có sông suất đến dưới 800 cv.
- Số lượt tàu cập cảng: có khả năng đáp ứng 120 lượt chiếc/ngày trở lên.
2. Cảng cá loại II:
Các cảng cá loại II phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Vị trí: cảng cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven biển hoặc hải đảo và gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương; là đầu mối tập trung hàng thủy sản; gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương.
- Trang thiết bị của cảng: một số thiết bị bốc xếp hàng hóa đã được cơ giới hóa.
- Vùng hấp dẫn của cảng: thu hút tàu cá của tỉnh và một số tỉnh lân cận.
- Phương thức vận tải đi đến cảng: giao thông đường bộ, đường thủy tương đối thuận lợi.
- Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 7.000 tấn/năm trở lên, riêng với các cảng ở đảo từ 3.000 tấn/năm trở lên.
- Loại tàu có khả năng cập cảng: tàu cá có công suất đến dưới 400 cv.
- Số lượt tàu cập cảng: có khả năng đáp ứng 50 lượt chiếc/ngày.
3. Bến cá:
Các bến cá đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Vị trí: bến cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven bờ biển, hải đảo, hoặc vùng bãi ngang ven biển, gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương.
- Trang thiết bị của bến cá: trang thiết bị chủ yếu là thô sơ, hoặc bốc xếp thủ công.
- Vùng hấp dẫn của bến: phục vụ cho cộng đồng nghề cá địa phương.
- Phương thức vận tải đi đến bến: chủ yếu là đường thủy.
- Lượng hàng thủy sản qua bến tối thiểu là 1.500 tấn/năm.
- Loại tàu có khả năng cập bến: tàu cá các loại có công suất dưới 100 cv.
V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẢNG CÁ, BẾN CÁ ĐẾN NĂM 2020
(Có phụ lục kèm theo)
1. Đến năm 2020 có 211 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến là 2.360.000 tấn/năm, gồm:
a) Tuyến bờ có 178 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến là 2.145.000 tấn/năm. Trong đó: có 14 cảng cá loại I, 74 cảng cá loại II và 90 bến cá.
b) Tuyến đảo có 33 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến là 215.000 tấn/năm. Trong đó: có 01 cảng cá loại I, 22 cảng cá loại II và 10 bến cá.
2. Quy hoạch theo vùng biển:
a) Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình): có 65 công trình cảng cá, bến cá, gồm: 9 công trình ở tuyến đảo và 56 công trình ở ven bờ. Trong đó: có 04 cảng cá loại I, 24 cảng cá loại II và 37 bến cá.
b) Vùng biển miền Trung (các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận): có 73 công trình cảng cá và bến cá, gồm: 9 công trình ở tuyến đảo và 64 công trình ở ven bờ. Trong đó: có 04 cảng cá loại I, 41 cảng cá loại II và 28 bến cá.
c) Vùng biển Đông Nam Bộ (các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau): có 45 công trình cảng cá và bến cá, gồm: 2 công trình ở tuyến đảo và 43 công trình ở ven bờ. Trong đó: có 05 cảng cá loại I, 22 cảng cá loại II và 18 bến cá.
d) Vùng biển Tây Nam Bộ (các tỉnh từ Cà Mau đến Kiên Giang): có 28 công trình cảng cá và bến cá, gồm: 13 công trình ở tuyến đảo và 15 công trình ở ven bờ. Trong đó: có 02 cảng cá loại I, 09 cảng cá loại II và 17 bến cá.
3. Các dự án ưu tiên
Trong giai đoạn 2009 - 2012 ưu tiên đầu tư xây dựng các cảng cá loại I, các dự án đang đầu tư dở dang, có tính cấp thiết và các cảng cá có thể kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão đã hoặc đang xây dựng. Giai đoạn sau 2012 căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu phát triển để bổ sung và nâng cấp một số cảng cá có vị trí phù hợp thành cảng cá quốc tế.
VI. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Dự kiến lượng hàng hóa các cảng cá ổn định như năm quy hoạch 2020.
Các cảng cá, bến cá phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở nâng cấp, mở rộng các cảng cá, bến cá hiện có, tập trung vào các hạng mục dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống cảng cá. Quy mô xây dựng các cảng cá loại I có thể đáp ứng cho các tàu cá cỡ lớn đến 1.000 mã lực neo đậu làm hàng.
VII. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Cơ chế, chính sách:
a) Tăng cường và tập trung vốn để đầu tư xây dựng, nhất là các cảng cá loại I, quy mô cấp vùng, tại các đảo có vị trí quan trọng, gần ngư trường trọng điểm và có khả năng kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; nhanh chóng hình thành hệ thống cảng cá, bến cá theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác thủy sản phát triển và có hiệu quả.
b) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá và các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá, bến cá theo quy định của pháp luật.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện thu phí, trước mắt là tại các cảng cá lớn, bao gồm phí khai thác sử dụng bến, phí các phương tiện và hàng hóa qua cảng… tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân quản lý cảng có thêm nguồn kinh phí bảo đảm cho việc sửa chữa, duy tu các công trình của cảng cá.
d) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc đầu tư và quản lý các cảng cá, bến cá. Trước mắt, đối với các cảng, bến cá mới được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, có chính sách cụ thể để thu hút doanh nghiệp tham gia quản lý, đầu tư xây dựng hoặc thuê lại cơ sở hạ tầng trên cảng cá để sản xuất kinh doanh, gắn với quản lý các cảng cá, bến cá.
2. Về khoa học công nghệ:
a) Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ mới trong xây dựng và bảo trì các cảng cá, bến cá; nâng cao tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa, công nghiệp hóa trong các hoạt động, trước hết là bốc xếp hàng hóa, bảo quản, sơ chế thủy sản…. tại cảng cá, bến cá.
b) Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng trong xây dựng và quản lý cảng cá, bến cá.
3. Bảo vệ môi trường
a) Tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải…, trước mắt tại cảng cá, bến cá đang xây dựng, nâng cấp.
b) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cảng cá, bến cá.
c) Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho cộng đồng ngư dân ngay tại cảng cá, bến cá và bằng nhiều hình thức ngắn gọn, dễ hiểu.
d) Phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
4. Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch được huy động từ nhiều nguồn: ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài.
Trong đó:
a) Ngân sách trung ương: đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại I, bao gồm: nạo vét luồng lạch ra vào, nạo vét vùng nước đậu tàu, xây dựng bến, cầu tàu, xây dựng kè bờ, đê, kè chắn sóng, chắn cát, các công trình neo buộc tàu, hệ thống phao tiêu báo hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên ngành của cảng; hệ thống cấp điện, nước, xử lý nước thải, rác thải, phòng cháy chữa cháy; nhà điều hành…
Nguồn vốn ngân sách trung ương được bố trí theo kế hoạch 5 năm, hàng năm, theo chương trình mục tiêu và trên cơ sở các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
b) Ngân sách địa phương:
Thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại II và hỗ trợ đầu tư xây dựng các bến cá của địa phương; thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; duy tu hàng năm các hạng mục công trình hạ tầng và chi phí bộ máy quản lý sau đầu tư đối với các cảng cá, bến cá đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
c) Vốn của các thành phần kinh tế trong nước: thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá theo các dự án đã được phê duyệt; các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá trên khu đất cảng cá, bến cá và tổ chức quản lý cảng cá, bến cá; duy tu hàng năm các hạng mục công trình.
d) Vốn nước ngoài tập trung thực hiện đầu tư phát triển đồng bộ các cảng cá loại I; đầu tư các thiết bị, công nghệ mới và hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, quản lý và bảo vệ môi trường các cảng cá, bến cá.
5. Tổng nhu cầu vốn đầu tư - phân kỳ đầu tư:
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án cảng cá, bến cá đến năm 2020 là 8.000 tỷ đồng.
b) Phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn 2009 - 2012: 2.303 tỷ đồng.
Tập trung đầu tư hoàn thành các cảng cá loại I, các dự án ưu tiên và một số dự án cảng cá loại II đang đầu tư xây dựng dở dang và các cảng cá có thể kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão đã hoặc đang xây dựng.
- Giai đoạn 2013 - 2015: 3.926 tỷ đồng
Tập trung đầu tư các công trình cảng cá, bến cá trọng điểm theo quy hoạch trong cả nước.
- Giai đoạn 2016 - 2020: 1.771 tỷ đồng
Đầu tư các công trình cảng cá, bến cá còn lại theo quy hoạch.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch trong phạm vi cả nước; xây dựng và ban hành tiêu chí lựa chọn, quy chế mẫu quản lý các cảng cá, bến cá; nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và quản lý các cảng cá, bến cá.
b) Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các cảng cá loại I đảm bảo đúng mục tiêu, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương ven biển để xác định vị trí cụ thể của các cảng cá, bến cá, xếp thứ tự ưu tiên đầu tư, bảo đảm đúng mục tiêu, tiêu chí và đầu tư dứt điểm từng công trình.
d) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương ven biển tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm việc đầu tư xây dựng các cảng cá trong từng giai đoạn, đảm bảo thực hiện tốt Quy hoạch này.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có trách nhiệm:
a) Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các cảng cá loại II và bến cá, đảm bảo đúng mục tiêu, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
b) Tổ chức quản lý, sử dụng các cảng cá, bến cá sau đầu tư.
c) Bố trí sử dụng đất theo quy hoạch, cân đối bố trí vốn theo kế hoạch 5 năm, hàng năm trên cơ sở tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng để thực hiện quy hoạch và kinh phí bảo đảm việc duy tu, quản lý các công trình.
d) Tổ chức thực hiện thí điểm việc thu phí dịch vụ tại cảng cá; xây dựng mô hình quản lý cảng cá, bến cá có sự tham gia của cộng đồng ngư dân địa phương.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí vốn theo kế hoạch 5 năm và hàng năm trên cơ sở tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng để thực hiện Quy hoạch này, bảo đảm tập trung hoàn thành dứt điểm từng công trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |