Quyết định 269/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 269/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 269/2006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/11/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh - Ngày 24/11/2006, Thủ tướng Chính phủ số 269/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Theo đó, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh. Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hòa giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác, trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, nhưng phải chú trọng giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội, đặc biệt, chú ý đến vùng núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người, trước hết là nâng cao dân trí và mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 269/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 269/2006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ SỐ 269/2006/QĐ-TTg
NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2006
PHÊ DUYỆT "ĐIỀU
CHỈNH, BỔ SUNG
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2010 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9
năm 2006 về lập, phê duyệt về quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh tại các tờ trình số 1326/UB ngày 09 tháng 6 năm 2005 và số 3001/TT-UBND ngày 14 tháng 11 năm
2005; ý kiến của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tại công văn số 4497 BKH/TĐ&GSĐT
ngày 19 tháng 6 năm
2006 về việc "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020",
QUYẾT ĐỊNH :
Điều
1. Phê duyệt "Điều chỉnh,
bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020" với những nội dung chủ
yếu sau:
I. Quan điểm phát triển
1. Xây dựng tỉnh
Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực,
một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối
với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển
năng động của kinh tế ven biển và biển,
có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững;
có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát
triển và khả năng cạnh tranh.
2.
Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh
chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ,
đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ
đạo của Tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh
về du lịch, giải quyết hài hòa giữa phát triển
du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên
phát triển du lịch, nhưng phải chú trọng giữ
gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng
đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn
bị tốt tiền đề để phát triển nhanh
và bền vững hơn sau năm 2010.
3. Tăng
trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn
hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tiến
bộ và thực hiện công bằng xã hội; đặc biệt,
chú ý đến vùng núi, hải đảo và vùng đồng
bào dân tộc ít người, trước hết là nâng cao dân
trí và mức sống vật chất, tinh thần của nhân
dân.
4. Điều
chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế
theo lãnh thổ. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp,
thương mại, dịch vụ dải ven biển Hạ
Long ở tiểu vùng phía Tây của Tỉnh với phát triển
nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ
ở tiểu vùng phía Đông của Tỉnh và khu vực miền
núi; giữa phát triển đô thị với phát triển nông
thôn, tạo điều kiện cho các vùng phát triển, hạn
chế chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng
giữa các vùng.
5. Kết
hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ
tài nguyên, môi trường, bảo đảm phát triển bền
vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng
cường và củng cố quốc phòng, an ninh; đặc
biệt, chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển,
đảo và thềm lục địa về quyền lợi
kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc gia.
II. Mục tiêu phát triển
Từ nay đến năm 2020, phát triển có trọng
tâm, trọng điểm, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực
hiện công nghiệp hoá trước năm 2020.
- Tốc
độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt
khoảng 13%; thời kỳ 2011- 2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân
đầu người vào năm 2010 (giá so sánh 1994) đạt
khoảng 950 USD, năm 2020 đạt khoảng trên 3.120 USD.
- Tỷ
lệ tích lũy đầu tư lên 40% so với GDP vào năm
2010, đáp ứng 75% nhu cầu vốn đầu tư phát
triển.
- Thực
hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm, phát triển y tế, giáo dục - đào tạo,
văn hóa, thể dục - thể thao v.v…
Một số chỉ tiêu cơ bản:
TT |
Loại chỉ tiêu |
Năm 2005 |
Năm 2010 |
Năm 2020 |
1 |
Dân số (nghìn người) |
1.069,9 |
1.124,1 |
1.237,3 |
2 |
GDP (tỷ đồng) |
|
|
|
|
- Theo giá so sánh 1994 |
6.229,2 |
11.375,2 |
43.065,1 |
|
- Theo giá hiện hành |
15.346,0 |
36.341,3 |
167.405,0 |
3 |
Cơ cấu GDP (% - giá hiện hành) |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
|
- Công nghiệp, xây dựng |
49,7 |
46,3 |
48,5 |
|
- Dịch vụ |
44,0 |
49,7 |
50,1 |
|
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản |
6,2 |
4,0 |
1,4 |
4 |
GDP/người (USD) |
|
|
|
|
- Theo giá so sánh 1994 |
352,9 |
950,0 |
3.127,8 |
|
- Theo giá hiện hành |
869,3 |
1.757,1 |
6.292,7 |
Tốc độ tăng trưởng (%):
TT |
Loại chỉ tiêu |
Thời kỳ |
||
Năm 2006 - 2010 |
Năm 2001 - 2010 |
Năm 2011 - 2020 |
||
1 |
Dân
số |
- |
1,02 |
0,96 |
2 |
GDP
|
13,3 |
13,0 |
14,2 |
|
- Công
nghiệp, xây dựng |
15,0 |
13,8 |
14,3 |
|
- Dịch
vụ |
12,0 |
13,3 |
14,7 |
|
- Nông,
lâm nghiệp, thủy sản |
4,0 |
4,2 |
4,6 |
III. Phương hướng
phát triển các ngành và lĩnh vực
1. Công
nghiệp
Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như:
khai thác than, điện, vật liệu xây dựng, cơ khí
mỏ, cơ khí đóng tàu, công nghiệp phục vụ du lịch…
Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp
tập trung. Phát triển công nghiệp quy mô nhỏ ở nông
thôn và miền núi. Đổi mới thiết bị, công nghệ
hiện đại; tiếp nhận vốn và chuyển giao
công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Giải quyết tốt
các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp, phát triển
dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường sinh
thái.
a) Công
nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:
- Khai
thác và chế biến than: năm 2010, sản lượng than
đạt 39 - 41 triệu tấn/năm; năm 2020 đạt
50 triệu tấn/năm;
- Khai
thác và chế biến các khoáng sản khác như: sét, cao lanh,
cát, đá…
b) Công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xây dựng
mới các nhà máy xi măng lò quay có công nghệ tiên tiến và
hiện đại ở khu vực Hoành Bồ (tổng công
suất 4 triệu tấn/năm, sau đó nâng lên 6 triệu
tấn/năm). Liên doanh cung cấp clinker cho các trạm nghiền
clinker ở Vùng Nam Trung Bộ và Vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng
nhà máy bao bì xi măng. Mở rộng và xây dựng mới các
trạm trộn bê tông.
Đầu tư dây chuyền sản xuất gạch
không nung; nâng tỷ lệ gạch không nung trong cơ cấu
vật liệu xây dựng lên 13% vào năm 2010 và 30% vào năm
2020. Xây dựng nhà máy gạch lát ceramic, gạch tuynel, các cơ
sở sản xuất đá ốp lát, ván ép.
c) Công
nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo: phát triển và
hiện đại hóa ngành cơ khí mỏ, công nghiệp đóng
và sửa chữa tàu thuyền đến 50.000 tấn.
d) Công
nghiệp luyện kim: đầu tư xây dựng nhà máy tạo
phôi, cán thép, thép tấm quy mô vừa để cung cấp nguyên
liệu. Nghiên cứu đầu tư đồng bộ theo
các bước đi thích hợp cho các cơ sở công nghiệp
luyện kim. Thúc đẩy đầu tư cơ sở sản
xuất thép ở khu vực Việt Hưng - Cái Lân.
đ)
Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, thực
phẩm và đồ uống: ưu tiên đổi mới thiết
bị, công nghệ; chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu
sang chế biến các sản phẩm có chất lượng
cao phục vụ đời sống nhân dân, xuất khẩu
và du lịch. Đầu tư nâng cấp, mở rộng và
xây dựng mới các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế
biến, nuôi trồng thủy sản, hoa quả, thực phẩm
và đồ uống.
e) Công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: tập trung phát triển
các ngành dệt, da, may, gốm sứ, thủy tinh…
g) Phát
triển các ngành công nghiệp khác: công nghiệp điện,
sản xuất phân đạm, than sinh hoạt, liên doanh sản
xuất, lắp ráp ô tô ...
h) Phát
triển tiểu, thủ công nghiệp.
i) Định
hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp: đẩy
nhanh tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp
hiện có; nghiên cứu thành lập một số khu, cụm
công nghiệp gắn với các khu kinh tế, khu dịch vụ
như các Khu Công nghiệp (KCN): Cái Lân, Việt Hưng, Đồng
Mai, Hải Yên, Ninh Dương, Chạp Khê, Phương Nam,
Tiên Yên, Kin Sen và KCN sạch thuộc Khu kinh tế Vân Đồn,
nghiên cứu thành lập một số khu công nghệ; cụm
công nghiệp tại Đông Triều và một số cụm
công nghiệp khác trên hành lang đường 18 A.
2. Du
lịch
Đến năm 2010, sẽ thu hút khoảng 6,8 triệu
lượt khách du lịch (trong đó, từ 2,5 - 3 triệu
lượt khách quốc tế) và tăng gấp 1,5 lần
vào năm 2020. Phấn đấu doanh thu đạt 3.000 tỷ
đồng vào năm 2010 và trên 5.000 tỷ đồng vào năm
2020.
Tập
trung phát triển 4 khu du lịch chính là: Hạ Long, Vân Đồn,
Móng Cái - Trà Cổ, Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng thành trung
tâm du lịch lớn tương xứng với vị thế
của Tỉnh có thu từ du lịch chiếm tỷ trọng
cao, bền vững trong cơ cấu GDP. Tổ chức các tuyến
du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và du lịch nước
ngoài. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch có
chất lượng cao và các sản phẩm du lịch bổ
trợ, sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ,
ẩm thực.
3. Thương
mại, xuất nhập khẩu và các ngành dịch vụ khác
Phát
triển ngành thương mại nội địa; đẩy
mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất khẩu,
nhập khẩu và hoạt động kinh tế đối
ngoại; phát triển các loại hình dịch vụ tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin và phần mềm, dịch vụ vận tải, xây
dựng, tư vấn v.v.. Tập trung xây dựng Hạ Long,
Móng Cái thành các Trung tâm thương mại lớn của Tỉnh
và của Vùng đồng bằng sông Hồng.
4. Nông,
lâm nghiệp, thủy sản
- Phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu
kinh tế nông thôn. Từng bước hình thành khu nông nghiệp
công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng
và có sức cạnh tranh.
Về
lâu dài, cây lương thực vẫn giữ vị trí đặc
biệt quan trọng đối với an ninh lương
thực, hướng chủ yếu là tập trung thâm canh, chuyển
đổi cơ cấu diện tích cây trồng hợp lý. Phát
triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài
ngày, cây thực phẩm.
Phát
triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa,
từng bước trở thành ngành sản xuất chính, chiếm
tỷ trọng cao trong nông nghiệp.
- Phát
triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển
3 loại rừng: rừng đặc dụng, phòng hộ, sản
xuất. Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên
liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng; vùng cây lâm nghiệp
đặc sản (quế, hồi, thông nhựa) cho xuất
khẩu. Đến năm 2020, tỷ lệ độ che phủ
của rừng toàn tỉnh đạt từ 50 - 55%. Phát triển
lâm nghiệp phải thực hiện được mục
tiêu góp phần xóa đói, giảm nghèo; đời sống người
lao động làm trong ngành lâm nghiệp (bảo vệ, khoanh
nuôi, trồng rừng, khai thác, chế biến) ngày càng khá lên.
Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa.
- Phát
triển thủy, hải sản trên quan điểm kết
hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến,
chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến
xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao; tạo
ra khối lượng hàng hóa lớn; đưa thủy, hải
sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đang trong
kinh tế của Tỉnh.
5. Kết
cấu hạ tầng
Xây dựng
kết cấu hạ tầng phải bảo đảm phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh của cả Vùng; trong đó, xây dựng
hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
biển, Khu kinh tế Vân Đồn và các Khu kinh tế cửa
khẩu là thực sự cần thiết. Ngoài các chương
trình, dự án cụ thể đã được xác định,
cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển các mô hình kinh tế tổng
hợp, liên hợp kiểu đặc khu như Khu kinh tế
liên hợp đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ, khu
du lịch; dịch vụ vận tải, hậu cần gắn
liền với cảng biển ....
a) Giao
thông vận tải
- Đường
bộ: nghiên cứu xây dựng đường vận chuyển
và cảng than độc lập với đường và cảng
dân sinh, tạo các vành đai cách ly vùng khai thác than với khu
dân cư, khu du lịch bằng thảm cây xanh gắn liền
với đường bao, đường sắt chuyên dùng
và các cảng một cách hợp lý.
+ Trên
hành lang Đông - Tây, chú trọng các tuyến sau: cải tạo
và nâng cấp quốc lộ 18A đạt tiêu chuẩn cấp
I; đoạn Đông Triều - Móng Cái cấp II; xây dựng
mới tuyến cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái. Cải
tạo, nâng cấp tuyến quốc lộ 4B từ Lạng
Sơn đi Mũi Chùa đạt tiêu chuẩn cấp I nối
với quốc lộ 18; cải tạo tuyến Móng Cái - Trà
Cổ đi cảng Mũi Ngọc đạt tiêu chuẩn
cấp II đồng bằng.
Cùng với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng xây
dựng đường ven biển từ Quảng Ninh - Hải
Phòng - Ninh Bình - Thanh Hoá.
+ Trên hành lang Bắc - Nam, chú trọng các tuyến sau: cải
tạo, nâng cấp quốc lộ 18C từ Tiên Yên đi cửa
khẩu Hoành Mô, đường 340 từ Hải Hoà đến
cửa khẩu Bắc Phong Sinh và quốc lộ 279 trong vành
đai 2 đạt cấp III miền núi.
+ Cải
tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ
kết nối với hệ thống đường quốc
gia. Nâng cấp và xây mới các đường 341; 324; 343;
344. Đầu tư duy tu, bảo dưỡng các cầu đã
có, xây dựng mới hệ thống cầu chưa có trên các
tuyến. Cải tạo, xây dựng các tuyến giao thông đô
thị ở các thành phố, thị xã. Nâng cấp một số
tuyến đường xã, liên xã thành đường huyện.
Đầu tư xây dựng hệ thống đường
ô tô đến tất cả các trung tâm xã. Chú ý các tuyến dọc
biên giới; từng bước xây dựng đường
biên giới và hệ thống đường xương cá
nối đường biên vào nội địa.
+ Hoàn
thành việc xây dựng cầu Bãi Cháy, chuẩn bị xây dựng
cầu Vân Tiên và đường 18 nối qua đảo Cái
Bầu (Cẩm Phả - Vân Đồn - Tiên Yên). Hoàn chỉnh
hệ thống các bến xe liên tỉnh và nội tỉnh; phát
triển giao thông công cộng bằng xe buýt v.v…
- Đường
sắt: xây dựng đoạn nối ga Hạ Long vào cảng
Cái Lân. Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường
sắt Yên Viên - Phả Lại nối vào ga Cổ Thành trên tuyến
Kép - Cái Lân. Xây dựng hệ thống ga hành khách hợp lý trên
dọc tuyến. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường
sắt Hạ Long - Móng Cái và tuyến nối với cửa
khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn tạo thành
hệ thống đường sắt liên hoàn. Xây dựng đường
sắt chuyên dùng của ngành than khu vực Vàng Danh - Uông Bí ra
cảng Điền Công; khu vực Cẩm Phả, Cửa Ông
cần có đường bao cách ly với khu dân cư hoặc
đường ngầm phía dưới đường dân
sinh.
- Hệ
thống cảng biển: tập trung nâng cấp cảng Cái
Lân cho tàu 4 - 5 vạn tấn vào ra thuận tiện, đạt
công suất từ 7 - 8 triệu tấn/năm vào năm
2010. Nâng cấp các cảng hiện có như cảng Cửa
Ông (Cẩm Phả), Mũi Chùa (Tiên Yên), Vạn Gia (Móng Cái), Hòn
Nét, Con Ong (Vịnh Bái Tử Long). Nâng cấp cảng than Cẩm
Phả cho tàu 4 vạn tấn vào ra thuận tiện, nghiên cứu
xây dựng những cảng than độc lập với cảng
hàng hoá và cảng dịch vụ; tách biệt với khu dân cư,
khu du lịch. Xây dựng cảng du lịch tại Hạ Long.
Chú trọng phát triển các cảng và bến thủy nội
địa, mở rộng các bến tàu nhỏ như Dân Tiến,
Thọ Xuân, Đá Đỏ (Móng Cái), Gềnh Võ (Hải Hà),
Vạn Hoa (Vân Đồn) v.v… Nghiên cứu các điều kiện
để có thể xây dựng cảng tổng hợp, kho xăng
dầu tại Khu đầm nhà Mạc, huyện Yên Hưng.
- Hàng
không: xây dựng sân bay tại Vân Đồn, dự kiến
trước mắt sẽ đón khoảng từ 1 - 1,5 triệu
lượt khách/năm bằng loại máy bay tầm trung như
A321, A320, B777 - 200 v.v…
b) Cấp
điện
Mở
rộng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (công suất 700MW);
xây dựng các nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (công suất
200MW), Hà Khánh (công suất 1.200MW, giai đoạn 1 công suất
600MW), Mông Dương với tổng công suất 2.000MW, Cẩm
Phả 600 MW.
Xây dựng
đường dây 220 KV đến Hạ Long, đường
dây 110 KV mạch 2 đường 500 KV đến Hoành Mô và
Mông Dương ra Móng Cái, các tuyến 35KV, 22KV ra Bình Liêu, Hải
Hà; mở rộng mạng lưới cấp điện cho
Khu kinh tế Vân Đồn; nghiên cứu đưa điện
lưới ra các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng.
Cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện
hiện có. Mở rộng mạng lưới cấp điện
cho các khu công nghiệp mới hình thành, khu vực nông thôn và miền
núi. Đến năm 2010, 100% hộ có điện sử dụng.
c) Cấp,
thoát nước
- Khai
thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có; mở
rộng, nâng cấp và xây dựng mới một số công trình
cấp nước phù hợp với quá trình phát triển như
xây dựng nhà máy nước Việt Hưng công suất
20.000 m3/ngày đêm vào năm 2010 và công suất 80.000 m3/ngày
đêm vào năm 2020. Khai thác đập Đá Trắng
(10.000 m3/ngày đêm) cấp nước cho Khu công nghiệp
Việt Hưng, huyện Hoành Bồ. Mở rộng Nhà máy nước
Đông Triều (lên 4.000 m3/ngày đêm). Xây mới nhà
máy xử lý nước ngầm tại Vĩnh Tuy (4.000 m3/ngày
đêm) và nhà máy xử lý nước sạch (12.000 m3/ngày đêm)
cung cấp nước cho Mạo Khê, Hoàng Thạch. Khai thác đập
nước Đồng Ho (20.000 m3/ngày đêm). Xây dựng
đập Đồng Giang và sử dụng nước hồ
Yên Lập đưa công suất lên 100.000 m3/ngày đêm
cung cấp nước cho khu du lịch Bãi Cháy và các cụm công
nghiệp tại Hoành Bồ. Xây dựng hồ Cao Vân để
đưa công suất nhà máy nước Diễn Vọng lên
120.000 m3/ngày đêm vào năm 2010. Nghiên cứu xây dựng
đập Ba Chẽ. Xây dựng cụm xử lý nước
từ hồ Tràng Vinh và Đoan Tĩnh (8.000 m3/ngày đêm)
để đưa công suất cấp nước cho Móng Cái
lên 12.000 m3/ngày đêm. Xây dựng các công trình cấp
nước cho một số huyện như Ba Chẽ, Bình Liêu,
Đầm Hà, Hải Hà, Cô Tô (từ 600 - 2.000 m3/ngày
đêm).
Giảm
tỷ lệ thất thoát nước trong đô thị từ
55% xuống 20 - 25%. Thực hiện chương trình nước
sạch nông thôn, đảm bảo đến năm 2020 có khoảng
từ 95 - 100% số hộ nông
thôn được dùng nước sạch.
- Quy
hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống thoát
nước, các khu chứa và xử lý nước thải, chất
thải của các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch
bảo đảm giữ gìn môi trường sinh thái.
d) Thủy
lợi
Đầu
tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đảm
bảo cấp đủ nước tưới cho diện
tích lúa và rau màu; giải quyết tiêu úng, chống lũ nhằm
phòng, tránh thiên tai, góp phần bảo vệ sản xuất,
tính mạng và tài sản của nhân dân.
đ)
Bưu chính - viễn thông
Đẩy
nhanh tốc độ phát triển mạng lưới bưu
chính - viễn thông hiện đại, đồng bộ, rộng
khắp; nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính
- viễn thông. Đến năm 2010, đạt 24 máy điện
thoại/100 dân, bán kính phục vụ của các bưu cục
khoảng 2,3 - 2,4 km.
6. Phát
triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
a) Phát
triển dân số, nguồn lao động
- Dự báo dân số,
lao động đến năm 2020:
TT |
Thành phần dân số, lao động |
Tổng dân số theo thời kỳ |
Dân số tăng thêm theo thời kỳ |
|||
Năm 2005 |
Năm 2010 |
Năm 2020 |
Năm 2006 - 2010 |
Năm 2011 - 2020 |
||
1 |
Tổng dân
số (nghìn người) |
1.070 |
1.124 |
1.237 |
54,0 |
113,0 |
- Dân số thành
thị (nghìn người) |
518,9 |
562,1 |
686,7 |
43,2 |
124,6 |
|
- Tỷ lệ so với dân số (%) |
48,5 |
50 |
55,5 |
|
|
|
2 |
Dân số trong độ tuổi lao động
(nghìn người) |
573,5 |
616,0 |
680,5 |
42,5 |
64,5 |
- Tỷ lệ so với dân số (%) |
53,6 |
54,8 |
55,0 |
|
|
|
- Lao động cần bố trí việc làm (nghìn
người) |
574,7 |
566,7 |
639,7 |
42,0 |
73,0 |
- Định
hướng về công tác dân số và giải quyết việc
làm:
Đẩy
mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nhằm
giảm tỷ lệ tăng tự nhiên; nâng cao chất lượng
dân số, nguồn nhân lực; nâng cao dân trí, mở rộng
đào tạo nghề; tiếp tục thực hiện chương
trình xóa đói, giảm nghèo.
Chuyển
đổi cơ cấu sử dụng lao động theo hướng
giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng
tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ.
Phát triển doanh nghiệp, mở rộng ngành nghề để
tạo thêm việc làm. Xây dựng xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
b) Giáo
dục và đào tạo
- Giáo dục mầm non, phổ thông: tỷ lệ trẻ
em từ 3 - 5 tuổi đến lớp đạt 50% vào năm
2010 và 67% vào năm 2020. Tỷ lệ học sinh tiểu học
đạt 95% vào năm 2010 và
99% vào năm 2020; trung học cơ sở phấn đấu
đạt 90% vào năm 2010 và 95% vào năm 2020; trung học phổ
thông đạt 50% vào năm 2010.
Củng
cố đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, bảo
đảm đủ về số lượng, nâng cao chất
lượng giáo viên. Tăng cường cơ sở vật
chất cho các trường học; 100% số trường
được kiên cố hóa và đồng bộ hóa theo chuẩn
vào năm 2010.
Nghiên
cứu thành lập trường Đại học đa ngành;
đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số
trung tâm dạy nghề ở huyện theo hướng đa
ngành; khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển
đào tạo nghề.
- Thực
hiện xã hội hóa giáo dục, nghiên cứu chính sách ưu
đãi hợp lý đối với giáo viên khu vực biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các chuyên gia và lao
động kỹ thuật giỏi từ nơi khác đến
làm việc tại Tỉnh.
c) Phát
triển y tế
Bảo đảm mọi người
dân đều được hưởng các dịch vụ
y tế chất lượng cao, được sống trong
cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể
chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh,
nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ. Nghiên cứu xây
dựng 1 bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa
nhi, phụ sản tại miền Đông của Tỉnh. Thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương
trình quốc gia về phòng, chống bệnh xã hội và bệnh
dịch nguy hiểm.
Củng
cố và tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho hệ thống phòng, chống dịch, khám
chữa bệnh từ cấp xã, phường đến tỉnh.
Không ngừng đào tạo và đào tạo lại nhằm
đảm bảo đủ và đúng cơ cấu cán bộ
đối với từng đơn vị trong ngành. Đến
năm 2010, 100% số xã, phường có bác sĩ; 100% trạm
y tế xã, phường có nữ hộ sinh trung học, có dược
tá và y học cổ truyền; 100% thôn, bản có cán bộ y
tế đã được đào tạo. Phấn đấu
đạt trung bình có 4 bác sỹ và 1 dược sỹ đại
học/10.000 dân.
Thực
hiện xã hội hóa y tế, đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ khám, chữa bệnh, tăng cường hoạt
động tuyên truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu.
d) Văn
hóa - thông tin, thể dục - thể thao
- Đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa đạt mức trung
bình của cả nước. Tăng cường các hoạt
động văn hóa, thông tin ở vùng núi, ven biển, biên giới,
hải đảo. Đến năm 2010, 100% số xã, phường
có làng văn hóa. Hoàn thành việc xây dựng các thiết chế
văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng
trung tâm văn hóa tỉnh, nhà bảo tàng tỉnh; xây dựng
các trung tâm văn hóa thông tin ở các huyện, nhà văn hóa các
xã. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Tích cực
chuẩn bị để đề nghị công nhận Vịnh
Bái Tử Long là di sản thiên nhiên thế giới. Phát triển
các loại hình văn hóa, nghệ thuật. Xây dựng, bồi
dưỡng lực lượng sáng tạo văn hóa, nghệ
thuật.
- Hiện đại
hóa thư viện tỉnh; chú trọng phát triển xuất
bản, in, phát hành sách, báo. Nghiên cứu khôi phục nhà xuất
bản với 200 đầu sách/năm. Hoàn thiện hệ
thống phủ sóng phát thanh - truyền hình trên địa bàn
tỉnh; nghiên cứu và đề nghị cấp có thẩm
quyền xem xét, cho phép thành lập xưởng phim truyền
hình.
- Phát động
phong trào toàn dân tham gia thể dục, thể thao. Phát triển
thể thao đỉnh cao, thể thao chuyên nghiệp, kết
hợp với thể thao quần chúng và nghiệp dư. Tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho
ngành thể thao. Xây dựng trung tâm thể thao của tỉnh
và sân vận động ở các huyện.
đ) Đào tạo
nguồn nhân lực.
- Có kế hoạch
đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật.
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề
đạt từ 30 - 35% vào năm 2010 và 35 - 40% vào năm
2020. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo
công chức nhà nước các cấp, đào tạo các nhà doanh
nghiệp.
- Xây dựng chương trình đào tạo
công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và hệ thống các
trường, trung tâm đào tạo cán bộ công nghệ đáp
ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ
trong vùng.
e) Khoa học - công
nghệ.
- Xây dựng quy hoạch phát triển khoa học
và công nghệ trực tiếp sản xuất (khoa học công
nghệ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất); trong đó,
tập trung lập quy hoạch xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp
sản xuất. Xác định rõ các chương trình, dự
án then chốt, các giải pháp cụ thể. Cần có bước
đi với các nhiệm vụ cụ thể giúp các ngành chức
năng, các địa phương liên quan tổ chức thực
hiện theo lộ trình để khoa học và công nghệ nhanh
chóng phát triển trở thành lực lượng trực tiếp
sản xuất.
- Tổ chức xây dựng và sớm đưa
vào hoạt động các khu công nghệ cấp tỉnh (còn
gọi là các "khu sinh dưỡng" công nghiệp, khu ươm
tạo công nghệ, khu ươm tạo doanh nghiệp, khu nông
nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao...) trở thành trụ
cột của hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển khoa học công nghệ; trong đó, có cơ
chế, chính sách khuyến khích phát triển các khu công nghệ,
sản phẩm công nghệ, đổi mới công nghệ và
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đặc
biệt, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất.
g) Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Đẩy
mạnh việc sử dụng công nghệ sạch và phương
tiện xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm. Bảo vệ khu
di sản thế giới Vịnh Hạ Long, bảo vệ sự
đa dạng của hệ sinh vật. Giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường từ việc
khai thác, chế biến và vận chuyển than, chống ô nhiễm
công nghiệp, ô nhiễm do khai thác và vận tải biển.
Có biện pháp thu gom và xử lý nước thải, chất
thải rắn.
h) Quốc
phòng, an ninh.
Phát
triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với
bảo đảm quốc phòng - an ninh trên từng địa
bàn, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo.
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân,
bảo đảm ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng dự
bị động viên mạnh, khu vực phòng thủ vững
chắc. Xây dựng và củng cố các địa bàn dân cư
trên các đảo, đưa dân ra các đảo có khả năng
sinh sống, góp phần giữ vững chủ quyền biển,
đảo.
IV. Định hướng
tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ
Phát
triển có trọng điểm trên từng khu vực kinh tế
miền Tây và miền Đông của Tỉnh; phát triển khu
kinh tế, các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp,
một số khu công nghệ, các khu du lịch; phát triển
kinh tế miền núi, hải đảo, bao gồm:
- Tiểu
vùng phía Tây, với trung tâm là thành phố Hạ Long: ưu tiên
phát triển công nghiệp khai thác than và các ngành công nghiệp
phụ trợ cho ngành than; phát triển các khu công nghiệp;
phát triển dịch vụ cảng biển, dịch vụ
chuyển giao công nghệ, phát triển du lịch; xây dựng
hiện đại các đô thị như Hạ Long, Uông Bí,
Cẩm Phả; phát triển các lĩnh vực xã hội.
- Tiểu
vùng phía Đông: hình thành Khu kinh tế Vân Đồn với việc
phát triển du lịch, dịch vụ cao cấp; xây dựng
cảng biển, cảng hàng không. Thúc đẩy phát triển
mạnh Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; nghiên cứu
hình thành tổ hợp công nghiệp - dịch vụ -
cảng biển tại phía Đông - Bắc tỉnh
Quảng Ninh; xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu Hoành
Mô, Bắc Phong Sinh; phát triển kinh tế biển và hải
đảo.
- Phát
triển các lãnh thổ kinh tế trọng điểm, bao gồm:
các khu công nghiệp, các trung tâm du lịch,
các khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế Vân Đồn.
- Phát triển đô thị: nghiên cứu nâng cấp thị
xã Móng Cái lên đô thị loại II, thị trấn Cái Rồng
lên đô thị loại III, các thị trấn huyện lỵ
lên đô thị loại IV. Trong tương lai, Tỉnh sẽ
có 2 đô thị loại II (Hạ Long, Móng Cái), 3 đô thị
loại
III (Uông Bí, Cẩm Phả, Cái Rồng) và 9 đô thị loại
IV là các thị trấn huyện lỵ.
- Phát
triển các điểm dân cư nông thôn, kinh tế miền
núi và hải đảo.
V. Định hướng
quy hoạch sử dụng đất
Dự báo đến
năm 2010 sẽ huy động trên 85% và đến năm
2020 khoảng 90% quỹ đất vào sử dụng cho các mục
đích khác nhau.
Cơ cấu sử
dụng đất đến năm 2010:
TT |
Loại đất |
Cơ cấu sử dụng đất |
|
Hiện trạng năm 2005 |
Dự kiến năm 2010 |
||
1 |
Tổng diện tích đất tự
nhiên (nghìn ha) |
608,1 |
608,1 |
2 |
Tỷ
lệ các loại đất (%) |
100,0 |
100,0 |
3 |
Đất
đã sử dụng (%) |
72,2 |
85,9 |
a |
Đất
nông nghiệp (%) |
59,3 |
71,5 |
|
- Đất
sản xuất nông nghiệp |
8,9 |
10,6 |
|
- Đất
sản xuất lâm nghiệp |
47,4 |
57,3 |
|
- Đất
nông nghiệp khác |
3,0 |
3,6 |
b |
Đất
phi nông nghiệp (%) |
12,9 |
14,4 |
|
- Đất
chuyên dùng |
5,1 |
7,1 |
|
- Đất
ở |
1,5 |
1,7 |
|
- Đất
khác |
6,3 |
5,6 |
4 |
Đất
chưa sử dụng (%) |
27,8 |
14,1 |
Trên
cơ sở định hướng quy hoạch sử dụng
đất nêu trên; giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
rà soát, đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được phê duyệt,
trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ
sung khi cần thiết.
VI. Các giải pháp
1. Giải pháp huy
động vốn đầu tư
Nhu cầu vốn
đầu tư của tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 là
rất lớn so với nguồn lực và khả năng cân
đối của tỉnh và sự hỗ trợ của Trung
ương. Vì vậy, tỉnh cần có phương án để
huy động vốn cho từng thời kỳ, sắp xếp
lựa chọn các dự án ưu tiên và có những cơ chế
cụ thể, hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư,
đảm bảo thực hiện được các mục
tiêu đã đề ra.
2. Có chính sách phát triển
khoa học và công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp khoa
học công nghệ trực tiếp sản xuất để
tạo ra sản phẩm có chất lượng và sức cạnh
tranh; đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
Tăng cường năng lực của chính quyền các cấp,
phát huy dân chủ cơ sở.
3. Phát triển kinh
tế nhiều thành phần theo hướng đa dạng hoá
các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, nhà nước,
liên doanh, liên kết, 100% vốn đầu tư nước
ngoài ...), đổi mới doanh nghiệp nhà nước để
phát huy sức mạnh tổng hợp kinh tế của Tỉnh.
4. Khai
thác và mở rộng thị trường truyền thống,
tích cực tìm kiếm thị trường mới thông qua quảng
bá, hội chợ trong nước và quốc tế. Thiết
lập Trung tâm thông tin thị trường, giá cả để
tiếp nhận các thông tin trong và ngoài nước cung cấp
cho các doanh nghiệp; giới thiệu tiềm năng, thế
mạnh, thị trường và một số thông tin kinh tế
liên quan đến kinh tế thương mại để
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
5. Có
cơ chế, chính sách khai thác và sử dụng hợp lý nguồn
lực từ quỹ đất nhằm đạt hiệu
quả thiết thực.
6. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết
và phối hợp với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh
tế trọng điểm và trong cả nước để
phát triển bền vững.
7. Các
lĩnh vực, chương trình và dự án ưu tiên nghiên cứu
đầu tư.
- Các
lĩnh vực ưu tiên phát triển: phát triển cảng và
dịch vụ cảng, khu chế xuất và khu công nghiệp
tập trung, du lịch và dịch vụ du lịch, xây dựng
Khu kinh tế Vân Đồn, sản xuất vật liệu
xây dựng, khai thác than.
- Các
chương trình ưu tiên phát triển: phát triển khu công
nghiệp, khu công nghệ, khu kinh tế; phát triển du lịch;
phát triển công nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp ở
khu vực nông thôn, miền núi; phát triển kết cấu hạ
tầng; thực hiện các dự án thuộc các chương
trình quốc gia trên địa bàn Tỉnh; phát triển nguồn
nhân lực, khoa học - công nghệ.
- Các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư
(chi tiết xin xem Phụ lục kèm theo).
Điều
2. Quy hoạch được phê duyệt
là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai
thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng,
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các
quy hoạch chuyên ngành khác), xây dựng kế hoạch 5 năm
và từng năm, các dự án đầu tư trên địa
bàn của tỉnh theo quy định.
Điều
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
nêu trong Báo cáo Quy hoạch, sau khi đã được phê duyệt;
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo
việc lập và trình duyệt và triển khai thực hiện
theo quy định các nội dung sau:
- Quy hoạch phát triển hệ thống đô
thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm
sự phát triển tổng thể và đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn
đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ
chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của
Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động
các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều
4. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu lập các
quy hoạch ngành, lĩnh vực nói trên; nghiên cứu xây dựng
và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một
số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai
đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu
tư v.v… để bảo đảm thực hiện tốt
mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Báo cáo
điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch. Đẩy nhanh
việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự
án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với
sự phát triển của Tỉnh đã được quyết
định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều
chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế
hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự
kiến sẽ được đầu tư nêu trong Báo cáo
điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch.
Điều
5. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn
Tấn Dũng
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ)
I. Các chương trình ưu tiên
1. Phát triển khu công nghiệp, khu kinh
tế.
2. Phát triển du lịch.
3. Phát triển công nghiệp và ngành nghề
phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi.
4. Phát triển kết cấu hạ
tầng.
5. Thực hiện các
dự án thuộc các chương trình quốc gia trên lãnh
thổ của Tỉnh.
6. Phát triển nguồn nhân lực, khoa
học - công nghệ.
II. Các dự
án ưu tiên nghiên cứu đầu tư
1. Công
nghiệp, xây dựng:
1. Nhà máy gạch chịu lửa tại
Hải Hà, Khu công nghiệp Việt Hưng; thời gian
thực hiện: 2010 - 2015.
2. Nhà máy gạch trang trí tại Hạ Long;
thời gian thực hiện: 2010 - 2012.
3. Nhà máy gạch granit tại Hải Hà;
thời gian thực hiện: 2010 - 2015.
4. Khai thác và chế biến
đá tấn mài tại Hải Hà; thời gian thực
hiện: 2010 - 2015.
5. Nhà máy sản xuất thuỷ tinh cao
cấp tại Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2010 -
2015.
6. Dây chuyền lắp ráp hàng điện
tử, điện lạnh tại Cẩm Phả, Khu công
nghiệp Đồng Mai; thời gian thực hiện: 2008 -
2010.
7. Nhà máy sửa chữa và đóng tàu
thủy tại Khu công nghiệp Cái Lân; thời gian thực
hiện: 2006 - 2010.
8. Nhà máy sản xuất cơ khí lớn,
thiết bị siêu trường, siêu trọng tại
Cẩm Phả; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.
9. Nhà máy sản xuất giầy xuất
khẩu tại Khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai,
Chạp Khê; thời gian thực hiện: 2008 - 2011.
10. Nhà máy may xuất khẩu tại Khu công
nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê; thời
gian thực hiện: 2006 - 2010.
11. Nhà máy sản xuất phụ kiện
ngành giầy dép và may mặc tại Khu công nghiệp
Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê; thời gian thực
hiện: 2008 - 2010.
12. Nhà máy sản xuất chế biến rau
quả tại Đông Triều 2.160 tấn/năm; thời
gian thực hiện: 2010 - 2015.
13. Dây chuyền chế biến đồ
ăn nóng giữa ca tại Khu công nghiệp Việt Hưng
- Cái Lân, Hải Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.
14. Dịch vụ vận tải hàng
Container tại Hoành Bồ; thời gian thực hiện: 2010
- 2020.
15. Nhà máy thiết bị cấp
nước, lọc nước tại Khu công nghiệp
Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê, Hải Yên; thời
gian thực hiện: 2010 - 2015
16. Nhà máy sản xuất sơn tại Khu
công nghiệp Chạp Khê; thời gian thực hiện: 2010 -
2015.
17. Nhà máy sản xuất sản phẩm sau
tùng hương tại Uông Bí; thời gian thực hiện:
2010 - 2020.
18. Nhà máy sản xuất đồ lưu
niệm tại Khu công nghiệp Cái Lân; thời gian thực
hiện: 2007 - 2010.
19. Nhà máy sản xuất pin năng
lượng mặt trời tại các Khu công nghiệp;
thời gian thực hiện: 2010 - 2015.
20. Nhà máy sản xuất văn phòng
phẩm tại các Khu công nghiệp; thời gian thực
hiện: 2010 - 2015.
21. Nhà máy sản xuất đèn chiếu
sáng tại các Khu công nghiệp; thời gian thực
hiện: 2011 - 2020.
22. Nhà máy sản xuất đèn chiếu
sáng trang trí tại các Khu công nghiệp; thời gian thực
hiện: 2011 - 2020.
23. Nhà máy sản xuất thiết bị và
trang phục thể dục - thể thao tại các Khu công
nghiệp; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.
24. Nhà máy sản xuất túi sách - bao bì
tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện:
2010 - 2020.
25. Nhà máy sản xuất đồ dùng
ăn uống một lần tại Khu công nghiệp
Việt Hưng, Chạp Khê, Đông Mai; thời gian thực
hiện: 2007 - 2010.
26. Nhà máy chế biến than tiêu dùng
chất lượng cao tại Khu công nghiệp Việt
Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.
27. Nhà máy sản xuất phân vi sinh, phân
hữu cơ tổng hợp từ rác sinh hoạt tại
Cẩm Phả; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.
2. Dịch
vụ, du lịch:
28. Khu đô thị, du lịch sinh thái Hoàng
Tân, tại Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2005 - 2010.
29. Khu du lịch Bãi Dài, tại huyện Vân
Đồn; thời gian thực hiện: 2005 - 2010.
30. Cảng tàu du lịch Hòn Gai, tại
Hạ Long; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.
31. Khu du lịch Trà Cổ và sân gôn Quốc
tế, tại Móng Cái; thời gian thực hiện: 2007 - 2012.
32. Khu vui chơi bóng gỗ (Bowling) tại
Hạ Long - Móng Cái; thời gian thực hiện: 2008 - 2015.
33. Công viên giải trí tổng hợp và khu
thể thao ngoài trời Hạ Long, tại Đại Yên;
thời gian thực hiện: 2008 - 2015.
34. Công viên giải trí tổng hợp và khu
thể thao ngoài trời Móng Cái, tại Trà Cổ; thời
gian thực hiện: 2009 - 2015.
35. Công viên nước, tại Hạ Long;
thời gian thực hiện: 2010 - 2020.
36. Câu lạc bộ biển và săn
bắn trên đảo, tại Hạ Long - Bái Tử Long;
thời gian thực hiện: 2010 - 2020.
37. Bệnh viện quốc tế Hạ
Long, tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2005 - 2010.
38. Khách sạn Bến Đoan, tại
Hạ Long; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
39. Khu du lịch đảo Hòn Gạc,
tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2008 - 2020.
40. Khu du lịch đảo Ngọc
Vừng, tại Vân Đồn; thời gian thực
hiện: 2006 - 2010.
41. Khu nghỉ mát trên vịnh Hạ Long,
tại Hạ Long - Cống Đông - Tây; thời gian
thực hiện: 2008 - 2015.
42. Khu du lịch Khe Chè tại Đông
Triều; thời gian thực hiện: 2008 - 2020.
43. Khu resort ở đảo Ngọc
Vừng tại Vân Đồn; thời gian thực hiện:
2006 - 2015.
44. Làng văn hóa chân núi Yên Tử tại
Uông Bí; thời gian thực hiện: 2007 - 2010.
45. Trung tâm dưỡng lão quốc tế
Quảng Ninh tại Yên Hưng, Hạ Long; thời gian
thực hiện: 2010 - 2020.
46. Trường đào tạo nghiệp
vụ du lịch tại Hạ Long; thời gian thực
hiện: 2010 - 2015.
47. Trường đào tạo lao
động kỹ thuật các nghề (kể cả du
lịch) tại Hạ Long, Hoành Bồ; thời gian thực
hiện: 2010 - 2020.
3. Cơ
sở hạ tầng:
48. Đầu tư hạ tầng các Khu
công nghiệp và đô thị Chạp Khê - Dốc Đỏ
- Tiên Yên tại Uông Bí - Tiên Yên; thời gian thực hiện:
2010 - 2020.
49. Sân bay quốc tế tại Vân
Đồn; thời gian thực hiện: 2006 - 2015.
50. Đường bộ cao tốc Mông
Dương - Móng Cái; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.
51. Xây dựng cầu Vân Tiên tại Tiên Yên;
thời gian thực hiện: 2010 - 2015.
52. Đường 18 mới qua đảo
Cái Bầu tại Vân Đồn; thời gian thực
hiện: 2010 - 2020.
4. Nông
nghiệp:
53. Nuôi và chế biến tôm xuất
khẩu tại Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên; thời gian
thực hiện: 2006 - 2010.
54. Chăn nuôi gia cầm, chế biến
thịt xuất khẩu tại Đông Triều, Yên
Hưng; thời gian thực hiện: 2007 - 2012.
55. Phát triển đàn cá giống và chế
biến thịt xuất khẩu tại Đông Triều,
Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
56. Phát triển đàn vịt giống,
chế biến thịt vịt tại Đông Triều, Yên
Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2012.
57. Trồng và chế biến chè xuất
khẩu tại Hải Hà; thời gian thực hiện: 2007 - 2010.
(58). Trồng hoa địa lan xuất
khẩu tại Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2007
- 2008.
59. Nuôi và chế biến hàu, bào ngư…
xuất khẩu tại Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Vân
Đồn, Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
60. Sản xuất tôm giống, sò tại
Vân Đồn, Móng Cái; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
61. Nhà máy chế biến thức ăn nuôi
trồng thủy sản; thời gian thực hiện: 2008 -
2010.
62. Nhà máy sản xuất các chế phẩm
sinh học và thuốc thú y thủy sản tại Yên
Hưng, Hoành Bồ; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.
63. Trại sản xuất giống cá
biển tại Vân Đồn; thời gian thực hiện:
2008 - 2010.
64. Chăn nuôi bò và chế biến thịt
bò xuất khẩu tại Đông Triều, Hải Hà, Yên
Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.
65. Nuôi bò sữa và chế biến bò
sữa tại Đông Triều, Yên Hưng; thời gian
thực hiện: 2007 - 2010.
66. Trồng rừng và chế biến
bột giấy tại Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà;
thời gian thực hiện: 2007 - 2020.
67. Trồng thông và nhà máy chế biến
nhựa thông tại Uông Bí, Tiên Yên; thời gian thực
hiện: 2008 - 2020.
68. Dây chuyền sản xuất đồ
mộc gia dụng tại Uông Bí; thời gian thực
hiện: 2008 - 2010
Ghi chú: Về vị
trí, diện tích chiếm đất, quy mô công trình, tổng
mức và nguồn vốn đầu tư của các
dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa
chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn
và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào
nhu cầu và khả năng cân đối, huy động
các nguồn lực của từng thời kỳ./.