Quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 256/2003/QĐ-TTg

Quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:256/2003/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:02/12/2003Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 256/2003/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 256/2003/QĐ-TTG
NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2010 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm:

- Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.

- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2. Những định hướng lớn đến năm 2020:

a. Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định.

b. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu chính sau:

- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.

- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.

- 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.

- 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.

3. Mục tiêu đến năm 2010:

3.1. Mục tiêu tổng quát:

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạnh sinh học. Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hoá tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm phát triển bền vững đất nước.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

a. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm:

- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.

- 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, 80% khu vực công cộng có thùng gom rác thải.

- 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.

- An toàn hoá chất được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hoá chất có mức độ độc hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường được hạn chế tối đa; tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Cải thiện chất lượng môi trường:

- Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp. Phấn đấu đạt 40% các đô thị có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải riêng theo đúng tiêu chuẩn quy định.

- Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy thoái nặng.

- Giải quyết cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc đi-ô-xin;

- 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- 90% đường phố có cây xanh; nâng tỷ lệ đất công viên ở các khu đô thị lên gấp 2 lần so với năm 2000.

- 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất.

- Đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng một số thuỷ sản.

c. Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao:

- Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng.

- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục 50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây phân tán trong nhân dân.

- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm.

- Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay đặc biệt là các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước.

- Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 80% mức năm 1990.

d. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá:

- 100% sinh vật biến đổi có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001.

- 100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát.

- Loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu chất thải nguy hại.

4. Các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản:

4.1. Các nhiệm vụ cơ bản:

a. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm:

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, ngành và địa phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trong phạm vi cả nước, ngành và địa phương.

- Áp dụng công nghệ sách và thân thiện với môi trường.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc gia và các tiêu chuẩn môi trường ngành.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải.

b. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng:

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng.

- Khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do chất độc hoá học sử dụng trong chiến tranh trước đây gây nên.

- ng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra.

c. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản.

- Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước.

- Bảo vệ tài nguyên không khí.

d. Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm:

- Các đô thị và khu công nghiệp.

- Biển, ven biển và hải đảo.

- Các lưu vực sông và vùng đất ngập nước.

- Nông thôn, miền núi.

- Di sản tự nhiên và di sản văn hoá.

đ. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:

- Bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

- Phát triển rừng và nâng diện tích thảm thực vật;

- Bảo vệ đa dạng sinh học.

4.2. Các giải pháp thực hiện:

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

b) Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường.

c) Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

d) Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

đ) Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho bảo vệ môi trường.

e) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.

g) Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

h) Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

5. Phê duyệt về nguyên tắc 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai, thực hiện các nội dung cơ bản của Chiến lược (phụ lục chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; định kỳ mỗi năm một lần tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của ngành và địa phương.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

3. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược có liên quan đến ngành và địa phương; xây dựng và thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của ngành và địa phương mình.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


PHỤ LỤC
DANH MỤC 36 CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN VÀ
DỰ ÁN ƯU TIÊN CẤP QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

 

1. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

2. Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (thực hiện theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng").

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

3. Chương trình khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trước đây (thực hiện theo Quyết định số 33/1999/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

4. Chương trình phục hồi rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

5. Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (thực hiện theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

6. Chương trình xử lý chất thải nguy hại.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

7. Chương trình xử lý chất thải bệnh viện.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

8. Chương trình cải tạo kênh mương, sông, hồ ở đô thị đã bị ô nhiễm và suy thoái nặng.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

9. Chương trình tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

10. Chương trình nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước đô thị và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

11. Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (thực hiện theo Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Thuỷ sản, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

12. Chương trình hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

13. Chương trình nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

14. Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

15. Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

16. Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

17. Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010 (thực hiện theo Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010).

- Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

18. Chương trình bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

19. Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" (thực hiện theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân").

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

20. Chương trình lồng ghép yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

21. Chương trình toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

22. Chương trình nâng cao năng lực và hoạt động quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

23. Chương trình cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giao thông Vận tải.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

24. Chương trình phục hồi các hệ sinh thái đặc thù đã bị suy thoái nghiêm trọng.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

25. Chương trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường ở tất cả các khu công nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

26. Chương trình tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hoá - thông tin

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

27. Chương trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

28. Chương trình áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

29. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ môi trường và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Cơ quan chủ trì: Bộ Thương mại.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

30. Chương trình xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

31. Chương trình phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

32. Chương trình bảo vệ và phát triển các di sản tự nhiên và di sản văn hoá.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hoá - Thông tin.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

33. Chương trình xây dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình làng kinh tế sinh thái.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

34. Chương trình bảo vệ các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

35. Chương trình tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

36. Chương trình nâng cao năng lực quan trắc môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi