Quyết định 21/2007/QĐ-TTg cùa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 21/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 21/2007/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/02/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quy hoạch thành phố Cần Thơ - Ngày 08/02/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020. Theo đó, xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố công nghiệp, hiện đại, là đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020. Trọng tâm phát triển của thành phố Cần Thơ là công nghiệp chế biến, từng bước đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: chế biến lương thực-thực phẩm, năng lượng, cơ khí và chế tạo máy, hoá chất và các sản phẩm hoá sinh, sinh học, điện và điện tử, tin học và vật liệu mới... Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung cả nước, tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 là 16%/năm, thời kỳ 2011-2015 là 17,1%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 18%/năm, GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.210 USD vào năm 2010, đạt 2.318 USD vào năm 2015 và đạt 4.611 USD vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân thời kỳ 2006-2020 khoảng 17,1% GDP. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2006-2020 tăng bình quân 20,8%/năm... Về thương mại-dịch vụ, thành phố phấn đấu để Cần Thơ là "Điểm đến du lịch lý tưởng-an toàn-thân thiện", nơi hội tụ của "văn minh sông nước Mê Kông", đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và có tác động thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ khác, phát triển nhanh dịch vụ vận tải, chú trọng phát triển dịch vụ viễn thông, dịch vụ khoa học-công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng,... Trong giai đoạn 2006-2010, thành phố nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách các quận, huyện, phường xã, thành lập 03 quận (Hưng Phú, Thốt Nốt, Phong Điền) và 01 huyện mới. Tổ chức đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm 07 quận, 03 huyện với 104 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Giai đoạn 2010, ổn định quy mô 07 quận, 03 huyện, tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách một số phương, xã theo quy mô của từng quận, huyện... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 21/2007/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 21/2007/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
21/2007/QĐ-TTg NGÀY 08
THÁNG 02 NĂM 2007
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
THỜI KỲ 2006 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố
Cần Thơ tại tờ trình số 56/TTr-UBND
ngày 07 tháng 12 năm 2005, tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2006, công văn số 4694/UBND-QH ngày 20
tháng 11 năm 2006 và kiến nghị của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tại công văn số 6750 BKH/TĐ&GSĐT
ngày 12 tháng 9 năm 2006, công văn số
9224/BKH-TĐ&GSĐT ngày 12 tháng 12 năm 2006, về
đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH
:
Điều 1. Phê duyệt
Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020 với những
nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN
ĐIỂM PHÁT TRIỂN
Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời
kỳ 2006 - 2020 bảo đảm
nguyên tắc phù hợp với Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội chung của cả
nước, của Vùng đồng bằng sông Cửu Long;
xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố công
nghiệp, hiện đại, là trung tâm và có vai trò động lực phát triển cho
Vùng; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với giải quyết tốt các
vấn đề xã hội, đặc biệt là giải
quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm
tốt công tác dân tộc, tôn giáo; giữa phát triển kinh
tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng,
củng cố hệ thống chính trị và nền hành
chính nhà nước; bảo vệ môi trường.
Đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá; phát triển những ngành sản xuất và dịch
vụ có năng suất và hàm lượng giá trị gia
tăng cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế - xã hội
trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế
của Thành phố; huy động tối đa nội
lực đi đôi với thu hút mạnh các nguồn
lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa
học - công nghệ. Khuyến khích phát triển mọi
thành phần kinh tế.
Đầu tư phát triển toàn
diện, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá đi
đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống
đô thị.
Thực hiện chiến
lược phát triển con người, nâng cao dân trí và
chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng
cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Cần Thơ trở thành Thành
phố hiện đại và văn minh, là đô thị loại
I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố
công nghiệp trước năm
2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào
tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn
hóa của Vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu
mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng
và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm
giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an
ninh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và của
cả nước; là một cực phát triển, đóng vai
trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của toàn Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Mục tiêu cụ thể
Khai thác, phát
huy tối đa các tiềm lực, lợi thế
để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, có
hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên thị
trường trong nước và quốc tế; chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao.
Duy trì và đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức
bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng GDP
bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là
16%/năm, thời kỳ
2011 - 2015 là 17,1%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 18%/năm.
GDP bình quân đầu người (giá
hiện hành) đạt 1.210 USD vào năm 2010, đạt 2.318
USD vào năm 2015 và đạt 4.611 USD vào năm 2020.
Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng
tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tốc
độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - ngư
nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần
lượt là 5,5% - 20% - 16,2%
trong giai đoạn 2006 - 2010; 6,2% - 20,6% - 16,2% trong giai
đoạn 2011 - 2015; 6,5% - 19,3% - 18,1% trong giai đoạn
2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là: nông - lâm -
ngư nghiệp 10,7%; công nghiệp - xây dựng 45,1%;
dịch vụ 44,2%; đến năm 2020 là: nông - lâm -
ngư nghiệp 3,7%; công nghiệp - xây dựng 53,8%;
dịch vụ 42,5%.
Tỷ lệ huy động vào ngân
sách nhà nước bình quân thời kỳ 2006 - 2020 khoảng
17,1% GDP.
Kim ngạch
xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2020 tăng bình quân
20,8%/năm; trong đó giai
đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 20,2%/năm, giai đoạn
2011 - 2015 tăng bình quân 21,8%/năm và giai đoạn
2016 - 2020 tăng bình quân 21,3%/năm. Giá trị xuất
khẩu bình quân đạt 690 USD/người vào năm 2010;
1.540 USD/người vào năm 2015 và 3.520 USD/người vào
năm 2020.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
1. Các ngành, lĩnh vực kinh tế
- Ngành nông nghiệp
Đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu của ngành theo hướng
thâm canh và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển
tổng hợp kinh tế vườn kết hợp với
nuôi trồng thủy sản và các loại hình du lịch sinh
thái, tạo cảnh quan xanh, sạch cho khu vực ngoại thành.
Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật
cao. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ
thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là dịch
vụ cung cấp cây giống, hoa kiểng cho nhu cầu đô
thị và du lịch.
Giá trị sản
xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) bình quân đạt 2.900 - 3.000 USD/ha vào năm 2010;
6.100 - 6.200 USD/ha vào năm 2020.
Diện tích đất
nông nghiệp năm 2020 còn khoảng 97.000 ha, chiếm 69,1%; diện
tích đất phi nông nghiệp tăng lên khoảng 43.000 ha,
chiếm 30,9% tổng diện tích tự nhiên.
- Ngành công nghiệp - xây dựng - tiểu thủ công nghiệp
Trọng tâm phát
triển là công nghiệp chế biến. Từng bước
đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ cao,
công nghệ sạch. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp
mũi nhọn: chế biến lương thực - thực
phẩm, năng lượng, cơ khí và chế tạo máy,
hóa chất và các sản phẩm hóa sinh, sinh học, điện
và điện tử, tin học và vật liệu mới.
Sản xuất
hàng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất
nông, ngư nghiệp và chế biến nông, thủy sản sau
thu hoạch của Thành phố và các tỉnh lân cận. Sản
xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu của Thành phố
và trong Vùng. Phát triển các ngành hàng công nghiệp hướng
về xuất khẩu dựa trên các lợi thế cạnh
tranh về tài nguyên và lao động.
Xây dựng khu công nghệ cao; hoàn chỉnh các
khu, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp của Thành phố, quận, huyện. Xây dựng
và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm có
lợi thế phát triển và cạnh tranh trên thị trường
trong nước và xuất khẩu.
- Ngành thương mại - dịch vụ.
Đẩy mạnh phát triển thương
mại - dịch vụ để Thành phố trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ
của Vùng đồng bằng sông Cửu Long; gắn thị trường Cần Thơ với thị
trường các thành phố lớn, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả nước và các nước trong khu
vực; thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu,
mở rộng thị trường trong nước đi đôi với hội nhập quốc tế. Phát
triển thương mại với sự tham gia của các
thành phần kinh tế. Sắp xếp lại mạng lưới
bán lẻ, dịch vụ. Khuyến
khích phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ
ở ngoại thành gắn với quy hoạch xây dựng các
khu dân cư mới, phát triển giao thông, xây dựng thị
trấn, thị tứ, chợ nhằm thúc đẩy phát triển
ngành nghề, phân công lại lao động.
Phát triển du lịch: phấn đấu
để Cần Thơ là "Điểm đến du lịch
lý tưởng - an toàn - thân thiện", nơi hội tụ
của "văn minh sông nước Mê Kông". Xây dựng
các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp,
Trung tâm Văn hóa Tây Đô, Trung tâm Hội nghị quốc tế
và các khách sạn cao cấp. Mở rộng không gian du lịch
ngoại thành với hệ thống du lịch vườn,
du lịch nông thôn. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch,
các loại hình ẩm thực, tham quan mua sắm, giải trí
cuối tuần. Kết hợp du lịch với hội thảo,
hội nghị, du khảo văn hóa - lịch sử, phát triển
các tuyến du lịch liên vùng và du lịch quốc tế. Đào
tạo đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, phong
cách phục vụ văn minh, lịch sự.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có giá
trị gia tăng cao và có tác động thúc đẩy các
ngành sản xuất, dịch vụ khác và có sức lan
toả đến cả vùng. Phát triển nhanh dịch vụ
vận tải (đường bộ, đường thủy,
đường hàng không, đường sắt, cảng);
chú trọng phát triển dịch vụ viễn thông, dịch
vụ khoa học - công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ đào tạo, y
tế, văn hóa, thể thao.
2. Về phát triển
kết cấu hạ tầng
Huy động các nguồn lực
để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội. Xây dựng đồng bộ hệ
thống giao thông, nâng cấp mạng lưới
điện, thông tin liên lạc, hạ tầng đô
thị, hạ tầng các khu công nghiệp gắn với
bảo vệ và cải thiện môi trường.
Vào năm 2010, mật độ đường
ô tô đạt 1,3 - 1,5 km/km2; mật độ điện
thoại đạt 35,65 máy/100 dân; tỷ lệ số
hộ được dùng điện đạt 99,5%; tỷ
lệ dân nội thị được cung cấp nước
sạch tập trung là 100%, dân nông thôn là 84%. Vào năm 2020, mật
độ đường ô tô đạt 2 - 2,5 km/km2;
mật độ điện thoại đạt 64 máy/100 dân;
tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt
99,8%; tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước
sạch tập trung là 90%.
- Giao
thông
Đẩy mạnh phát triển hạ
tầng kỹ thuật giao thông cả về đường
bộ, đường thủy, đường biển và
đường hàng không, đủ sức phục vụ vận
tải nội vùng và liên vận quốc tế, để thành
phố Cần Thơ thật sự là cửa ngõ của cả
vùng hạ lưu sông Mê Kông. Quy hoạch phát triển hạ tầng
giao thông nội đô cần đảm bảo phù hợp với các quy hoạch
chuyên ngành đã được phê duyệt, nhất là phù
hợp với tuyến đường cao tốc kết nối
cầu Cần Thơ đang được xây dựng.
+ Đường bộ: đầu tư
nâng cấp các tuyến quốc lộ 1A, 91, 91B, 80, tuyến
quốc lộ Nam sông Hậu đạt tiêu chuẩn cấp
II vào năm 2020; xây dựng các tuyến
đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần
Thơ, Vị Thanh - Cần Thơ, Bốn Tổng - Một
Ngàn (đoạn đi qua Cần Thơ). Đầu tư xây
dựng và nâng cấp hệ thống tỉnh lộ, mở
mới các tuyến đường vành đai và các trục
đường nối từ các khu công nghiệp vào các trục
giao thông chính. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường
đô thị theo quy hoạch của thành phố, nâng cấp
các tuyến đường ở các trung tâm quận, huyện
đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Xây dựng
và nâng cấp các tuyến đường huyện theo tiêu chuẩn
cấp V, cấp VI đồng bằng, đạt 95% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020; mở mới các tuyến đường quận, huyện
quan trọng; hoàn chỉnh các tuyến đường liên xã,
phường.
+ Đường sắt: đầu tư
xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ
Chí Minh - Cần Thơ.
+ Đường biển: nâng cấp và
khai thác có hiệu quả hệ thống cụm cảng Cần
Thơ đáp ứng nhu cầu vận tải và phù hợp Quy
hoạch cảng biển Vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Đường sông : tập trung khai
thác triệt để thế mạnh vận tải
đường sông. Nâng cấp các tuyến đường
thủy quốc gia: thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (kênh Xà No)
và thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang (kênh Cái Sắn) đạt
tiêu chuẩn đường thủy
nội địa cấp 1; các tuyến đường thủy:
kênh Ô Môn, kênh Thị Đội (do Trung ương quản
lý) đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa
cấp 2; các tuyến đường thủy cấp tỉnh
đạt tiêu chuẩn cấp 4 và các tuyến đường
thủy cấp huyện đạt tiêu chuẩn cấp 5.
+ Đường hàng không : nâng cấp
sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế.
+ Hệ thống bến, bãi vận tải
thủy, bộ: các bến xe, bến tàu sẽ được
đầu tư xây dựng ở tất cả các quận,
huyện, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận
tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, phục vụ
tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Cấp
nước sinh hoạt: mở rộng
công suất và hoàn chỉnh hệ thống phân phối nước
tại các quận huyện, xây dựng hệ thống cấp
nước cho các đô thị mới và các thị trấn,
các phường mới thành lập; xây dựng hệ thống
cung cấp nước tại các trung tâm xã, khu dân cư tập
trung.
- Cấp điện: xây dựng Trung tâm Điện lực
Ô Môn đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho thành
phố và các tỉnh lân cận. Phát triển lưới điện
Thành phố bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của Thành phố theo từng giai đoạn quy
hoạch.
- Thông tin liên lạc: tiếp tục hiện đại hóa,
đa dạng hóa các loại hình phục vụ; mở rộng
mạng lưới đi đôi với ứng dụng công
nghệ hiện đại trong lĩnh vực bưu chính -
viễn thông; nhanh chóng đưa dịch vụ Internet về
đến các bưu điện văn hóa xã.
- Xử lý chất thải
+ Xây dựng
các trạm xử lý nước thải trong các khu đô thị,
bảo đảm vệ sinh môi trường theo các chỉ
tiêu và tiêu chuẩn hiện hành; cải tạo và đầu
tư xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước mưa
với hệ thống thoát nước thải, nhất là đối
với các khu công nghiệp, đô thị mới. Tỷ
lệ xử lý nước thải đạt 60% vào năm
2010 và 98% vào năm 2020.
+ Bố trí các
bãi rác tập trung có quy mô và địa điểm phù hợp
ở một số huyện ngoại thành. Quan tâm đầu
tư các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cho thu gom và
xử lý rác; xây dựng nhà máy chế biến rác với công
nghệ tiên tiến để hạn chế đến mức
thấp nhất ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ thu
gom rác thải khu vực đô thị đạt 90% vào năm
2010 và đạt 95 - 98% vào năm 2020.
3. Các lĩnh vực xã hội
- Về
phát triển dân số
Dân số tăng
nhanh trên cơ sở tăng dân số tự nhiên có kiểm
soát, tăng dân số cơ học phục vụ phát triển
đô thị và kinh tế công nghiệp - dịch vụ, dự
kiến quy mô dân số đạt 1,3 - 1,4 triệu người
vào năm 2010 và 1,65 - 1,8 triệu người vào năm 2020.
Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn là 60% - 40% vào năm
2010 và 70% - 30% vào năm 2020.
- Giáo dục - đào tạo
Đẩy
mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào
tạo; tăng cường đầu tư xây dựng mới
trường lớp và trang thiết bị trường học;
đa dạng hóa loại hình trường lớp, phát triển
nhanh hệ trường tư thục; tiêu chuẩn hóa giáo viên
và cán bộ quản lý.
+ Đến năm
2010, có 80% trường mầm non, 70% trường tiểu học,
40% trường trung học cơ sở đạt chuẩn
quốc gia; năm 2020 có 100% trường lớp các cấp
học, bậc học đạt chuẩn quốc gia. Phổ
cập bậc trung học phổ thông vào năm 2010. Từ
năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn.
+ Đến năm 2010 có trên 40% tổng
số lao động được đào tạo, phấn
đấu 100% cán bộ các cấp tốt nghiệp trung học
phổ thông và qua đào tạo chính trị, nghiệp vụ.
Đến năm 2020, số lao động được
đào tạo nghề chiếm 47,7% lao động trong độ
tuổi, trong đó công nhân có bằng cấp, chứng chỉ
25,1%, trung học chuyên nghiệp 21,1%, cao đẳng 8,8%, đại
học và trên đại học 45%.
Củng cố, mở rộng Trung tâm kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp, mở Trung tâm Giáo dục thường xuyên
tại các huyện mới thành lập, nâng cấp trường Trung học Y tế và Trung học Văn
hóa - Nghệ thuật lên Cao đẳng, hình thành trường
Cao đẳng đa ngành trên cơ sở trường Cao đẳng
Sư phạm; mở thêm trường đào tạo công nhân, trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học, đại học quốc
tế, nâng cấp trường Đại học Cần Thơ
thành trường trọng điểm quốc gia; đề
nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng cho thành lập
Phân viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để
đào tạo cán bộ cho cả vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
- Về
y tế và chăm sóc sức khỏe nhân
dân
Nâng cao hiệu quả các chương trình
mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao sức khỏe
của nhân dân; giảm dần tỷ lệ mắc bệnh,
ngăn ngừa, khống chế có hiệu quả các dịch
bệnh. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nâng cấp, mở rộng và hoàn
chỉnh hệ thống các bệnh viện hiện có. Hoàn
thành xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa thành
phố; xây dựng thêm các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm
chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao
cấp vùng; mở rộng đi đôi với nâng cấp
cơ sở và trang bị cho hệ thống y tế cấp
quận, huyện và phường, xã theo chuẩn quốc
gia; tăng cường cán bộ y tế, nhất là bác
sĩ cho vùng nông thôn. Bình quân có 8,3
bác sĩ/vạn dân và 22,8 giường bệnh/vạn dân
vào năm 2010; 12 bác sĩ/vạn dân và 29,2 giường
bệnh/vạn dân vào năm 2020.
Tiếp tục duy trì các hoạt động
tuyên truyền, vận động về y tế trên diện
rộng. Đến năm 2020, tỷ lệ tử vong của
trẻ dưới 1 tuổi giảm xuống dưới
2%, giảm tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản khoảng
0,5‰. Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng còn dưới 20% năm 2010 và dưới 10% năm
2020. Tăng tỷ lệ thực hiện kế hoạch hóa
gia đình ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
lên 92% năm 2010 và 95% năm
2020.
- Về văn hóa - thông tin, thể dục
- thể thao
Phát triển văn hóa gắn kết chặt
chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế
- xã hội; xây dựng con người phát triển toàn diện.
Tạo bước phát triển mới về chất của
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa". Đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây
dựng mới các công trình văn hóa, thông tin đồng bộ,
đa dạng và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt
động văn hóa - thông tin với chất lượng ngày
càng cao. Phát triển mạnh sự nghiệp báo chí, xuất
bản, từng bước hiện đại hóa trang thiết
bị, đổi mới phương thức, nội dung tuyên
truyền, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị
tại địa phương.
Phát triển nhiều loại hình thể
dục - thể thao, đào tạo lực lượng vận
động viên đẳng cấp quốc gia và quốc tế.
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật
chất thể dục, thể thao, hệ thống sân bãi cấp
quận, huyện, phường, xã và các khu vực dân cư,
bảo đảm phục vụ nhu cầu tập luyện,
vui chơi và thi đấu thể thao của nhân dân; hoàn thành
các công trình trong Khu liên hợp thể dục - thể thao thành
phố với quy mô và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
Xây dựng Trung tâm Văn hóa Tây Đô, Trung
tâm Thể dục thể thao quốc gia IV và tăng cường
hệ thống trung tâm văn hóa, nhà truyền thống, thư
viện, phát thanh truyền hình, thể dục, thể thao ở
cơ sở.
Đẩy mạnh xã hội hoá
nhằm thu hút các nguồn lực xã hội và làm phong phú các
hoạt động văn hoá, thể dục thể thao
trong nhân dân.
Phấn đấu đến năm
2010, Thành phố có 88% gia đình văn hóa, 80% khu phố và
75% phường, xã đạt danh hiệu văn hóa; đến
năm 2020, Thành phố có 98% gia đình
văn hóa, 95% khu phố và 97% phường,
xã đạt danh hiệu văn hóa.
- Xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm, chính sách đối với người có công
Hạn chế đến mức thấp
nhất tình trạng tái nghèo, giảm hộ nghèo xuống còn
4,5 - 5% vào năm 2010 và cơ bản giải quyết xong tình
trạng hộ nghèo vào năm 2020 (theo tiêu chí mới) bằng
các biện pháp đào tạo nghề, hướng nghiệp,
tín dụng, nâng cao trình độ dân trí, tạo mọi điều
kiện để người dân có công ăn việc làm, giải
quyết nạn thất nghiệp theo mùa vụ. Xây dựng
chung cư, hỗ trợ nhân dân giải quyết nhà không kiên
cố ở đô thị, nhà tạm bợ ở nông thôn và
các hộ tái định cư, các hộ có thu nhập thấp.
Hỗ trợ các xã nghèo phát triển kinh tế. Bảo đảm
mỗi hộ dân đều có nhà ở, trong đó nhà kiên cố,
bán kiên cố và lâu bền chiếm từ 70% vào năm 2010 và
75% trở lên vào năm 2020.
Đến năm 2010, số lao động
có việc làm ổn định đạt 65% và năm 2020 đạt
72%.
Giải quyết tốt các chế độ
để các gia đình chính sách, người có công với cách
mạng đạt mức sống từ trung bình trở lên
so với cộng đồng nơi cư trú.
4. Khoa học - công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng khoa
học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội của Thành phố. Hỗ trợ và khuyến khích
đổi mới công nghệ;
lựa chọn công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước
để áp dụng phù hợp với điều kiện địa
phương. Thu hút đầu tư về khoa học - công
nghệ và lực lượng lao động chất
lượng cao từ các địa phương khác; tăng
cường hợp tác khoa học - công nghệ với các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm sớm hình thành
và phát triển thị trường khoa học - công nghệ,
xây dựng khu công nghệ cao, đưa thành phố Cần
Thơ thành Trung tâm Khoa học - công nghệ cấp vùng.
5. Môi trường
Bảo
vệ và cải thiện môi trường. Ưu tiên phục
hồi chất lượng nước sông, rạch, đặc
biệt là khu vực nội thị; nghiên cứu biện pháp
khai thác nước ngầm hợp lý, quản lý và xử lý
ô nhiễm trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phòng ngừa
ô nhiễm môi trường không khí và kiểm soát tiếng ồn;
bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh học.
Xây dựng bộ máy quản lý môi trường vững mạnh
và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
6.
Quốc phòng - an ninh
Kết
hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với
củng cố quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận
an ninh nhân dân, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Củng
cố, xây dựng lực lượng quân sự chính quy, từng
bước hiện đại; xây dựng lực lượng
dân quân, tự vệ. Xây dựng lực lượng công an trong
sạch vững mạnh; nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa
và đấu tranh với các loại tội phạm, tạo
chuyển biến vững chắc về trật tự, an toàn
xã hội.
IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN, LÃNH
THỔ
- Vùng I : vùng bị ảnh hưởng
lũ, bao gồm các huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt,
một phần huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn, diện
tích tự nhiên 94.390 ha, dân số đến năm 2020 là
624.200 người, mật độ 661 người/km2. Dự
kiến tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2020 đạt
11,9%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy
sản - công nghiệp - dịch vụ là 15,7% - 39,6% - 44,7%, GDP bình quân đạt 2.757 USD/người
vào năm 2020.
- Vùng II: vùng bị ảnh hưởng của thuỷ triều,
bao gồm các quận Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, huyện
Phong Điền, một phần huyện Cờ Đỏ và
quận Ô Môn, diện tích tự nhiên 44.590 ha, dân số đến
năm 2020 khoảng 1.159.000 người, mật độ
2.600 người/km2. Kinh tế sẽ tăng trưởng
nhanh với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2020 đạt 19,3%/năm.
Cơ cấu kinh tế nông,
lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ là 0,7% -
57,4% - 41,9%, GDP bình quân đạt
5.609 USD/người vào năm 2020.
V. QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ
- Đối với khu vực nội thành, phát huy vai trò của
trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, đi đầu
trong phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp có hàm
lượng công nghệ cao; hình thành các khu chức năng gồm:
+ Khu đô thị trung tâm: Ninh Kiều - Bình
Thủy;
+ Khu đô thị cảng - công nghiệp: Cái
Răng;
+ Khu đô thị công nghiệp: Bình Thủy
- Ô Môn;
+ Khu đô thị công nghệ: Ô Môn.
Đồng thời, hình thành và phát triển
khu đô thị dịch vụ - công nghiệp Thốt Nốt
và khu đô thị sinh thái vòng cung Bình Thủy - Phong Điền,
làm cơ sở phát triển thành quận nội thành sau năm
2010.
- Đối với khu vực nông thôn, nâng cấp
các thị trấn, hình thành một số thị trấn mới, phát triển nông nghiệp
sinh thái đa dạng và các dịch vụ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp, gắn liền với
bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm.
VI.
ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Trong giai
đoạn 2006 - 2010, nghiên cứu điều chỉnh địa
giới hành chính và chia tách các quận, huyện, phường,
xã; thành lập 03 quận (Hưng Phú, Thốt Nốt, Phong Điền)
và 01 huyện mới. Tổ chức đơn vị hành chính
cấp quận, huyện gồm 07 quận, 03 huyện với
104 đơn vị hành chính cấp xã, phường, phù hợp
với đặc điểm, điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Giai đoạn
sau năm 2010, ổn định quy mô 07 quận, 03 huyện;
tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh địa
giới hành chính và chia tách một số phường, xã theo
quy mô của từng quận, huyện.
VII. CÁC
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN
CỨU (Phụ lục kèm theo).
VIII. MỘT
SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY
HOẠCH
1. Giải pháp về nguồn vốn
Nhu cầu vốn đầu tư trong
thời kỳ 2006 - 2020 rất lớn. Nguồn vốn đầu
tư dự kiến từ ngân sách địa phương,
ngân sách trung ương thông qua các Bộ, ngành, từ các thành
phần kinh tế ngoài Thành phố và đầu tư trực
tiếp nước ngoài, từ tín dụng đầu tư,
từ nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Các giải pháp về nguồn vốn bao gồm: thực hiện tốt Quyết
định số
42/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi
cho Thành phố. Phối hợp và tranh thủ sự hỗ
trợ của các Bộ, ngành Trung ương, liên kết với
các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước. Thực
hiện các chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Nghiên
cứu việc thành lập Quỹ đầu tư phát triển
đô thị, đơn vị chuyên môn xúc tiến đầu
tư - thương mại - du lịch trực thuộc Ủy
ban nhân dân Thành phố.
2. Chính
sách đất đai
Triển khai thực hiện quy hoạch
sử dụng đất đai cấp quận, huyện, đặc
biệt chú trọng quy hoạch chi tiết các khu đất
đô thị, đất khu cụm công nghiệp, đất
khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu trung tâm các
xã và các tụ điểm dân cư quan trọng.
3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân
tài
Chuyển dịch nhanh cơ cấu
dân số theo hướng phát triển dân số nội thị,
ưu tiên tiếp nhận người có trình độ chuyên
môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao và học vấn cao.
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác đào
tạo nghiệp vụ chuyên môn, cho các học viên trường
nghề, các lớp đào tạo thợ chuyên môn kỹ thuật
và quản lý, đặc biệt có chính sách ưu đãi cho lao
động từ nông nghiệp chuyển đổi.
4. Giải pháp phát triển tiềm lực
khoa học công nghệ
Thu thập, phổ biến sâu
rộng thông tin khoa học - kỹ thuật, thông tin kinh
tế, thị trường đến các đối
tượng người lao động. Tuyển dụng và
đãi ngộ đội ngũ cán bộ của các ngành khoa
học, kỹ thuật. Vận động các tổ chức,
các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia hoạt động
và đóng góp trên lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi
trường của Thành phố. Liên kết các Viện, Trường,
Trung tâm, Nhà khoa học, liên kết các đề tài, dự án
các cấp trong và ngoài Thành phố. Đầu tư cho chuyển
giao công nghệ từ nước ngoài vào Thành phố, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp, từng bước nâng
cao năng lực cán bộ khoa học và chuyên viên kỹ thuật.
Vận động thành lập Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ với vốn ban đầu của ngân sách và
các khoản đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp,
tổ chức để tài trợ (không hoàn lại, có hoàn lại,
cho vay với lãi suất thấp) cho các tổ chức, cá nhân
hoạt động khoa học và công nghệ trong Thành phố.
5. Nâng cao năng lực quản lý hành
chính
Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện chương trình cải cách hành chính trên cơ
sở rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các sở, ban, ngành Thành phố và các quận, huyện,
tạo cơ chế phối hợp, nâng cao trách nhiệm giữa
các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý nhà nước,
trước hết là quy trình giải quyết thủ tục
hành chính. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho
cán bộ, công chức, viên chức; chuẩn hóa đội ngũ
cán bộ phù hợp với từng giai đoạn phát triển
và điều kiện cụ thể của Thành phố. Thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ
công khai thông tin cho dân về chủ trương, chính sách của
Nhà nước, của chính quyền địa phương
nhằm bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh của
cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức.
6. Hợp tác phát triển
Hợp
tác với các tỉnh và thành phố lớn trên cả nước
trong lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng hóa,
du lịch, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hợp
tác với các tỉnh trong Vùng cung ứng nguồn nông sản
cho các thị trường lớn trong nước và xuất
khẩu; cho công nghiệp chế biến của Thành phố.
Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất
hàng tư liệu sản xuất cho toàn Vùng.
Điều
2. Quy hoạch này là định
hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và
triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự
án đầu tư trên địa bàn Thành phố theo quy định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố
trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt
và triển khai thực hiện theo quy định:
- Báo cáo đánh giá tác động môi
trường chiến lược.
- Quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội các huyện; quy hoạch hệ thống đô
thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm
sự phát triển tổng thể và đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo
thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp
với pháp luật của Nhà nước và yêu cầu phát triển
của Thành phố trong từng giai đoạn, nhằm thu
hút, huy động các nguồn lực để thực hiện
Quy hoạch.
- Lập
các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn;
các chương trình phát triển trọng điểm, các
dự án cụ thể để đầu tư tập
trung hoặc từng bước bố trí
ưu tiên hợp lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định việc điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và cả
nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.
Điều
4. Giao các Bộ, ngành Trung ương
liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng
và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một
số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng
giai đoạn. Đẩy nhanh tiến độ đầu
tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô lớn,
có tầm ảnh hưởng liên vùng và quan trọng đối
với sự phát triển của Thành phố đã được
quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh,
bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu
tư các công trình, dự án đầu tư được
nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Thành phố tìm và bố trí các nguồn vốn
đầu tư trong nước và ngoài nước
để thực hiện Quy hoạch.
Điều
5. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Cần Thơ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 02 năm 2007
của Thủ tướng Chính phủ)
I. Nông, lâm,
ngư nghiệp:
1. Xây dựng MBMR, xây dựng và cải
tạo vườn;
2. Cơ giới hoá;
3. Cải thiện chăn nuôi;
4. Cải thiện điều kiện
đánh bắt thuỷ sản;
5. Cải thiện mặt bằng nuôi
thuỷ sản;
6. Thuỷ lợi;
7. Dự án kiểm soát lũ Bắc Cái
Sắn;
8. Thuỷ lợi Nam Cái Sắn;
9. Trung tâm sản xuất
ứng dụng công nghệ cao của Nông trường sông
Hậu;
10. Trung tâm nuôi thuỷ sản Ô Môn;
11. Đê bảo vệ thị trấn
Thốt Nốt;
12. Tuyến kè bảo vệ khu vực
bờ cồn Cái Khế;
13. Dự án nạo vét kinh Đứng;
14. Kinh Thốt Nốt;
15. Bảo vệ vườn cây ăn trái
thành phố Cần Thơ;
16. Đê bao cù lao Tân Lộc;
17. Bờ kè Xóm Chài;
18. Khu nông nghiệp công nghệ - kỹ
thuật cao;
19. Dự án bờ kè sông Hậu và sông
Cần Thơ (đoạn qua nội thị).
II. Công
nghiệp - xây dựng:
1. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I;
2. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II, III, IV;
3. Nhà máy Chế biến thuỷ sản Tân
Hội;
4. Nhà máy Chế biến thủy sản
Đại Tây Dương;
5. Nhà máy Chế biến thuỷ sản Xuân
Lễ;
6. Cơ sở sơ chế rau quả;
7. Nhà máy nước trái cây cô đặc;
8. Nhà máy Chế biến súc sản;
9. Nhà máy Chế biến thực phẩm
đóng hộp;
10. Nhà máy sản xuất thức ăn nuôi
thuỷ sản;
11. Nhà máy sản xuất thức ăn gia
súc;
12. Nhà máy sản xuất cấu kiện bê
tông;
13. Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF;
14. Nhà máy Dệt bao PP;
15. Nhà máy quần áo may sẵn;
16. Nhà máy gia công giấy xuất khẩu;
17. Nhà máy Cán tôn;
18. Nhà máy đóng và sửa chữa tầu
biển có trọng tải lớn;
19. Nhà máy sản xuất máy móc các loại;
20. Nhà máy sản xuất ô tô Cần Thơ;
21. Nhà máy sản xuất thiết bị
điện;
22. Nhà máy sản xuất gạch men cao cấp;
23. Nhà máy sản xuất ống nhựa cao
cấp;
24. Nhà máy sản xuất dụng cụ y
tế, dụng cụ chính xác;
25. Nhà máy sản xuất sơn các loại;
26. Nhà máy sản xuất dược
phẩm;
27. Nhà máy sản xuất thuốc thú y;
28. Nhà máy sản xuất kem đánh răng
cao cấp;
29. Nhà máy sản xuất dầu gội đầu
cao cấp;
30. Nhà máy sản xuất thiết bị
vệ sinh;
31. Nhà máy sản xuất thiết bị
văn phòng, máy tính;
32. Xây dựng khu công nghiệp Trà Nóc II;
33. Xây dựng khu công nghiệp Hưng Phú I;
34. Xây dựng khu công nghiệp Hưng Phú II;
35. Xây dựng khu công nghiệp Ô Môn I, II;
36. Xây dựng khu công nghiệp 2 NT Cờ
Đỏ - Sông Hậu;
37. Xây dựng cụm CN-TTCN Vĩnh
Thạnh;
38. Xây dựng cụm CN-TTCN Cờ
Đỏ;
39. Xây dựng cụm CN-TTCN Cái Răng;
40. Cụm CN-TTCN Thốt Nốt (mở
rộng);
41. Nhà máy lọc dầu;
42. Đầu tư cho ngành xây dựng;
43. Đầu tư của các cơ sở
hiện có.
III. Thương
mại - dịch vụ:
1. Phương tiện vận tải;
2. Chợ chuyên doanh lúa gạo cấp khu
vực;
3. Khu dân cư thương mại Phong
Điền;
4. Chợ Cái Răng;
5. Chợ An Thới;
6. Chợ Thới An Đông;
7. Chợ Trà Nóc;
8. Chợ Bò Ót;
9. Trung tâm Thương mại huyện
Vĩnh;
10. Chợ đầu mối kinh doanh nông
sản;
11. Trung tâm thương mại cấp vùng;
12. Phát triển hệ thống dịch
vụ;
13. Cơ sở hạ tầng khu du
lịch cồn Khương.
IV. Kết
cấu hạ tầng:
a) Giao thông
thuỷ:
1. Nâng cấp, mở rộng cảng Cái Cui;
2. Nâng cấp, mở rộng cụm
cảng Cần Thơ;
3. Bến Tàu khách;
4. Chỉnh trị Luồng Định An;
5. Nạo vét kênh rạch do thành phố
quản lý.
b) Giao thông
bộ (đường và cầu):
1. Quốc lộ Nam sông Hậu
(đoạn qua Cần Thơ);
2. Nâng cấp quốc lộ 80;
3. Nâng cấp, mở rộng quốc
lộ 91;
4. Đường tỉnh 921 (TT Cờ
Đỏ - ranh T. Kiên Giang);
5. Đường tỉnh 921 (Thốt
Nốt - TT Cờ Đỏ);
6. Đường tỉnh 932;
7. Đường ô tô đến trung tâm xã
(đề án 709);
8. Đường tỉnh 922 (Ô Môn - TT.
Thới Lai - TT Cờ Đỏ);
9. Đường quốc lộ 1A;
10. Đường quốc lộ 91B;
11. Đường tỉnh 934 (Thới An -
Thốt Nốt);
12. Đường tỉnh 924;
13. Đường tỉnh 923 (Phong
Điền - quốc lộ 91);
14. Đường tỉnh 926;
15. Tuyến giao thông Bốn Tổng -
Một Ngàn;
16. Đường Mậu Thân - sân bay Trà
Nóc;
17. Cầu và đường qua cồn
Khương;
18. Cầu rạch Ngỗng 1;
19. Đường vành Đai 1;
20. Dự án nối quốc lộ 91
với tuyến Nam sông Hậu;
21. Tuyến quốc lộ 1A vòng cung
nối quốc lộ 80;
22. Tuyến đường Cần Thơ
- Xà No - Vị;
23. Tuyến đường Trà Nóc -
Thới An Đông;
24. Hương lộ 28;
25. Đường Nguyễn Văn Cừ
nối dài (từ quốc lộ 91B - ĐT 923);
26. Cầu Cần Thơ;
27. Đường cấp VI
28. Hệ thống đường nội
thị;
29. Hệ thống đường xã,
ấp;
30. Hệ thống bến xe.
c) Đường
hàng không:
1. Nâng cấp, mở rộng sân bay Trà Nóc
thành sân bay quốc tế giai đoạn I;
2. Nâng cấp, mở
rộng sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế giai
đoạn II.
d) Hệ
thống điện:
1. Đường dây trung thế;
2. Đường dây hạ thế;
3. Trạm hạ thế;
4. Cải tạo lưới trung thế;
5. Cải tạo lưới hạ thế.
đ) Hệ
thống cấp nước đô thị và nông thôn.
e) Hệ
thống thông tin liên lạc:
1. Xây dựng tuyến cáp quang;
2. Mở rộng mạng cáp treo tại các
bưu cục;
3. Mở rộng dung lượng tại
các bưu cục;
4. Nâng cấp 3 bưu cục cấp II;
5. Xây dựng bưu điện trung tâm;
6. Xây dựng, nâng cấp điểm
bưu điện - văn hoá xã.
g) Hệ
thống thoát nước:
1. Dự án thoát nước và xử lý
nước thải thành phố.
h) Hệ
thống thải rác.
V. Hạ
tầng phúc lợi công cộng:
a) Hệ
thống giáo dục đào tạo:
1. Phòng học các cấp phổ thông;
2. Thư viện các trường phổ
thông;
3. Campus đại học;
4. Đại học Y dược;
5. Trường Đại học Tây Đô;
6. Trường Đại học Kỹ
thuật;
7. Nâng cấp trường Đại
học Cần Thơ;
8. Phân viện Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh;
9. Phân viện Học viện Hành chính
quốc gia tại Cần Thơ;
10. Trường Đại học quốc
tế;
11. Nâng cấp các cơ sở nghiên cứu
hiện có và xây dựng mới một số viện nghiên
cứu chuyên ngành phục vụ đồng bằng sông
Cửu Long.
b) Hệ
thống y tế:
1. Bệnh viện Đa khoa Trung
ương;
2. Bệnh viện Đa khoa thành phố;
3. Bệnh viện đa khoa quận huyện;
4. Bệnh viện chuyên sâu phục vụ
cho vùng đồng bằng sông Cửu Long;
5. Bệnh viện Nhi;
6. Bệnh viện Y học dân tộc;
7. Bệnh viện Đa khoa Triều An II;
8. Bệnh viện Hoàn Mỹ;
9. Bệnh viện Đa khoa Tây Đô;
10. Trung tâm chẩn đoán và điều
trị;
11. Phòng khám đa khoa khu vực;
12. Nhà bảo sanh khu vực;
13. Trung tâm y tế dự phòng;
14. Trung tâm kế hoạch hoá gia đình
15. Trạm y tế xã, phường;
c) Hệ
thống văn xã:
1. Trung tâm Văn hoá Tây Đô;
2. Trung tâm Văn hoá thành phố;
3. Nhà hát thành phố;
4. Trung tâm điện ảnh;
5. Trung tâm Văn hoá thiếu nhi thành phố;
6. Trung tâm Văn hoá quận huyện;
7. Điểm văn hoá dành cho thiếu nhi;
8. Điểm văn hoá phường, xã;
9. Thuyền văn hoá;
10. Trường cao đẳng/Đại
học văn hoá;
11. Thư viện thành phố;
12. Thư viện quận huyện;
13. Phòng đọc sách phường, xã;
14. Nhà Bảo tàng thành phố;
15. Trung tâm Thể dục thể thao
quốc gia;
16. Trung tâm Thể dục thể thao thành
phố;
17. Trung tâm Thể dục thể thao
quận huyện;
18. Sân vận động thành phố;
19. Sân bóng đá quận huyện;
20. Sân bóng đá phường xã;
21. Sân bóng chuyền;
22. Sân quần vợt;
23. Sân bóng rổ;
24. Trường cao đẳng Thể
dục thể thao/Đại học;
25. Đài Truyền phát thanh, truyền hình
thành phố;
26. Đài Truyền thanh quận huyện.
d) Các công
trình công ích và công cộng:
1. Dự án nâng cấp đô thị thành
phố Cần Thơ;
2. Dự án phát triển thành phố
tiềm năng;
3. Trụ sở cấp xã, phường;
4. Khu tái định cư khu đô thị
mới Nam sông Cần Thơ;
5. Khu tái định cư GELEXIMCO;
6. Khu dân cư Ngân Thuận;
7. Khu dân cư hai bên đường
Nguyễn Văn Cừ nối dài (Cái Sơn Hàng Bàng - ĐT
923);
8. Khu tái định cư Thới Nhựt
2;
9. Khu định cư Thới Thuận giai
đoạn II;
10. Khu tái định cư ấp Long
Thạnh 2;
11. Xây dựng nhà ở cho người có
thu nhập thấp.
__________
* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích
chiếm đất, tổng mức đầu tư và
nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên
sẽ được tính toán, lựa chọn và xác
định cụ thể trong giai đoạn lập và
trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào
nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các
nguồn lực của từng thời kỳ./.