Nghị quyết về việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và nơi cư trú về những người ứng cử đại biểu Quốc hội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 283/NQ-UBTVQH-ĐCTMTTQVN

Nghị quyết về việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và nơi cư trú về những người ứng cử đại biểu Quốc hội
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:283/NQ-UBTVQH-ĐCTMTTQVNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Trần Văn Đăng; Vũ Mão
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
21/01/2002
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 283/NQ-UBTVQH-ĐCTMTTQVN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị quyết 283/NQ-UBTVQH-ĐCTMTTQVN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, ĐOÀN CHỦ TỊCH
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM SỐ
283 NQ/UBTVQH-ĐCTMTTQVN NGÀY 21 THÁNG 01 NĂM 2002
VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN CỦA CỬ TRI NƠI
CÔNG TÁC VÀ NƠI CƯ TRÚ VỀ NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

 

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI - ĐOÀN CHỦ TỊCH
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

 

- Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

- Căn cứ vào Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1

Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác (làm việc) và nơi cư trú về những người ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tiến hành theo quy định tại Nghị quyết này.

 

Điều 2

Việc lấy ý kiến của cử tri nơi công tác đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được tổ chức ở nơi người ứng cử công tác. Nếu người ứng cử có nhiều nơi công tác (làm việc), thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác thường xuyên. Việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri được thực hiện như sau :

1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác chuyên trách tại các cơ quan Đảng các cấp thì tổ chức lấy ý kiến hội nghị cử tri của Văn phòng ở tổ chức đó. Đại diện lãnh đạo của cơ quan Đảng và đại diện Ban chấp hành Công đoàn Văn phòng triệu tập và chủ trì hội nghị.

Đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại các Đảng ủy xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thì tổ chức lấy ý kiến của Ban chấp hành Đảng bộ. Đại diện Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các cơ quan chuyên môn của tổ chức Đảng (các ban, học viện, trường Đảng, viện nghiên cứu...) thì lấy ý kiến hội nghị cử tri cơ quan của tổ chức đó. Đại diện lãnh đạo của các tổ chức trên và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của Văn phòng các cơ quan đó. Đại diện Ban lãnh đạo và đại diện Ban chấp hành công đoàn Văn phòng triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của cơ quan đó. Đại diện lãnh đạo của cơ quan và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

3. Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương thì lấy ý kiến hội nghị cử tri cơ quan của tổ chức đó. Đại diện ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của Văn phòng và Ban thường vụ hoặc của Ban chấp hành của tổ chức đó. Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các tổ chức xã hội ở trung ương thì lấy ý kiến của hội nghị cử tri của Văn phòng và Ban thường vụ hoặc Ban chấp hành của tổ chức đó. Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn Văn phòng triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các tổ chức xã hội ở địa phương thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của Văn phòng và Ban chấp hành của tổ chức đó. Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn hoặc Tổ công đoàn Văn phòng triệu tập và chủ trì hội nghị.

5. Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các trường học, trạm, trại, viện nghiên cứu, bệnh viện, cơ sở văn hóa, nghệ thuật thì lấy ý kiến hội nghị cử tri nơi làm việc ở đơn vị đó. Đại diện Ban lãnh đạo đơn vị và đại diện Ban chấp hành công đoàn của tổ chức triệu tập và chủ trì hội nghị.

6. Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các tổ chức kinh tế thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của tổ chức kinh tế đó. Đại diện lãnh đạo và đại diện Ban chấp hành công đoàn của tổ chức triệu tập và chủ trì hội nghị.

Trong trường hợp nơi công tác của người ứng cử đại biểu Quốc hội chưa có tổ chức Công đoàn thì việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri do đại diện lãnh đạo của tổ chức đó triệu tập và chủ trì.

7. Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của cơ quan hoặc hội nghị quân nhân của đơn vị đó. Đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.

Số lượng cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội ở những nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự. Nơi nào có từ một trăm cử tri trở lên thì không nhất thiết tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là bảy mươi cử tri tham dự.

Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức công đoàn thì do Ban chấp hành công đoàn phân bổ số lượng người, tổ công đoàn cử đại diện dự họp. Đối với cơ quan, tổ chức đơn vị không có công đoàn thì các bộ phận chuyên môn cử người đại diện đến dự.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời dự hội nghị cử tri cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác (làm việc).

 

Điều 3

1. Việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được tổ chức ở nơi người ứng cử cư trú thường xuyên tại thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và tương đương do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp được mời dự hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử được mời dự hội nghị này.

2. Số lượng cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội nơi có dưới năm mươi cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm quá nửa số cử tri tham dự. Nơi nào có số cử tri từ năm mươi cử tri trở lên thì không nhất thiết tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là ba mươi cử tri tham dự. Thành phần dự hội nghị do Ban công tác Mặt trận phối hợp với Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng thôn để cử đại diện đến dự.

 

Điều 4

Tại hội nghị cử tri nơi công tác và nơi cư trú, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, có ý kiến bày tỏ tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội. Việc biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định.

Trong trường hợp hội nghị quyết định biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín, thì hội nghị cử Ban kiểm phiếu từ 3 đến 5 người. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác (làm việc) phải có dấu của Ban chấp hành công đoàn hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải có dấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên đầy đủ những người ứng cử xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm.

Hội nghị cử tri phải có biên bản, ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử.

Biên bản hội nghị lấy ý kiến của cử tri về những người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu thì gửi đến Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngay sau buổi kết thúc hội nghị. Biên bản hội nghị lấy ý kiến cử tri về những người ứng cử đại biểu Quốc hội của địa phương thì gửi đến Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh ngay sau buổi kết thúc hội nghị.

 

Điều 5

Chương trình hội nghị lấy ý kiến của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được tiến hành như sau :

1- Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do;

2- Giới thiệu thư ký hội nghị và phải được đa số cử tri dự hội nghị tán thành;

3- Báo cáo số cử tri được mời, số người có mặt;

4- Giới thiệu khách được mời dự họp;

5- Giới thiệu danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội;

6- Thư ký đọc tiểu sử tóm tắt của từng người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội;

7- Đọc Điều 3 (quy định về tiêu chuẩn đại biểu) và Điều 29 (quy định về những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội) của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

8- Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử đại biểu Quốc hội;

9- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử phát biểu ý kiến;

10- Hội nghị biểu quyết;

11- Thông qua biên bản và kết thúc hội nghị.

 

Điều 6

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số: 402 NQ/UBTVQH-ĐCTMT, ngày 25 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi