Nghị quyết 23/NQ-CP 2022 phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 23/NQ-CP

Nghị quyết 23/NQ-CP của Chính phủ về việc phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:23/NQ-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Phạm Bình Minh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
02/03/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Văn bản này đã biết Ngày áp dụng.

Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Văn bản này đã biết Tình trạng hiệu lực.

Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông với các nước có chung biên giới đất liền

Đây là nội dung đáng chú ý được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 23/NQ-CP về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền ngày 02/03/2022.

Cụ thể, kinh tế các tỉnh biên giới và khu vực biên giới tiếp tục duy trì tăng trưởng dương là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch, kim ngạch thương mại biên giới đạt 30 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng kim ngạch thương mại của cả nước nói chung và 21,5% tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc, Lào, Campuchia nói riêng. Đến nay đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên 03 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc,…

Ngoài ra, phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng biên giới gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe của nhân dân. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên thông, tổng thể, mang tính hiện đại tại các khu vực biên giới, nhất là hệ thống giao thông kết nối với các nước có chung đường biên giới đất liền qua cửa khẩu,….

Bên cạnh đó, phát triển toàn diện y tế, giáo dục và đào tạo, giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp, tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và nguồn lực nội sinh của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới là mục tiêu của Nghị quyết đưa ra,….

Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Nghị quyết 23/NQ-CP tại đây

tải Nghị quyết 23/NQ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị quyết 23/NQ-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị quyết 23/NQ-CP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 23/NQ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2022

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN

___________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Biên phòng Việt Nam ngày 11 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cquốc phòng, an ninh, đi ngoại;

Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên gii quốc gia;

Căn cứ Nghị định s34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phvề Quy chế khu vực biên giới đt liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phquy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý ca khu biên giới đt liền;

Căn cứ Nghị định s14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt đng thương mại biên giới;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính ph ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bn số 7468/TTr-BKHĐT ngày 29 tháng 10 năm 2021 và văn bản s 603/BKT-KTĐPLT ngày 26 tháng 01 năm 2022;

Trên cơ s biu quyết của các thành viên Chính phủ.

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Khu vực biên giới là một địa bàn trọng yếu, đóng vai trò là “phên dậu” của quốc gia, với đường biên giới trên đt liền trải dài hơn 5.000 km bao gm nhiều cửa khẩu thông với các nước láng giềng nên việc phát trin kinh tế, thương mại, an sinh xã hội trên khu vực này rất quan trọng và cần thiết nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế của một vùng, một địa phương cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển, góp phn tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn na quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và các nước khác trong khu vực.

Trong bối cnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và chăm lo đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới. Nhờ đó, kinh tế - xã hội khu vực biên giới đã có nhiều chuyn biến rõ rệt, nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưng cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2020, kinh tế các tnh biên giới và khu vực biên giới tiếp tục duy trì tăng trưởng dương, nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưng cao hơn mức bình quân chung cả nước, đặc biệt sản xuất nông nghiệp tại khu vực biên giới đã đóng góp cùng với ngành nông nghiệp cả nước thể hiện vai trò “bệ đ” của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dch, kim ngạch thương mại biên giới đạt 30 tỷ USD, chiếm 5,5% tng kim ngạch thương mại của cnước nói chung và 21,5% tng kim ngạch thương mại với Trung Quốc, Lào, Campuchia nói riêng. Đến nay, đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên c03 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc; các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động, chiếm 36,6% cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước; các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo tại các khu vực biên giới đã đóng góp đến 44% tổng sản lượng điện toàn quốc, góp phần củng cố an ninh năng lượng, bảo đảm sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên đa bàn tuyến biên giới được cng c và gi vng. Hệ thống đường biên giới, mốc giới về cơ bn đã được hoạch định. Quan hệ gia người dân và lực lượng bảo vệ biên giới đất lin nước ta và các nước láng giềng được tăng cường, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Tuy nhiên, với trình độ và cơ hội phát triển chênh lệch, kinh tế - xã hội vùng biên giới còn chậm phát triển so với mặt bng chung của tnh biên giới và cả nước, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo, công nghiệp và thương mại dịch vụ nhìn chung chưa phát triển, chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh yếu, thương mại tiu ngạch vẫn là chủ yếu, hạ tầng thương mại hạn chế,... Do vậy, để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế tại khu vực biên giới nhm phát triển kinh tế biên giới, cn phi tiếp tục nghiên cu, rà soát các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển đđiều chỉnh và có những giải pháp phù hợp với thực tế.

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG

1. Phát triển kinh tế khu vực biên giới bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với điều ước quốc tế liên quan tới thương mại biên giới, quy chế quản lý biên giới, quy chế cửa khu biên giới mà Việt Nam là thành viên.

2. Phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng biên giới, thu hẹp chênh lệch vùng miền là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của cả nước và của các địa phương có biên giới, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, thúc đy đi mới sáng tạo, nhất là nhng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững.

3. Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của các vùng, miền. Đa dạng và tăng cường huy động, thu hút, xã hội hóa các nguồn lực đ đu tư phát triển nhanh, bền vững khu vực biên giới, trong đó, ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực khác, ưu tiên hợp lý nguồn vn đầu tư công phù hp với khả năng cân đối với ngân sách địa phương để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư các dự án, công trình thực scấp bách, thiết yếu về y tế, giáo dục, hạ tầng giao thông phù hợp quy hoạch và có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

4. Các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội được đề xuất tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho khu vực biên giới; đồng thời có tác động khơi dậy ý chí tự lực, tự cường ca đồng bào, khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sng ấm no, khá giả, phát triển cùng cộng đồng, cùng đất nước.

5. Phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, bo tồn đa dạng sinh học, tăng cường tiềm lực và bảo đảm vng chắc quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ. Tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân khu vực biên giới.

6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triệt đthực hiện phân cấp, giao quyền, xác định rõ và gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và Nhân dân trong việc triển khai quyết liệt các chủ trương, chính sách, phát triển bền vững kinh tế - xã hội một cách toàn diện tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho khu vực biên giới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách thương mại biên giới.

II. MỤC TIÊU

1. Phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng biên giới gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp chênh lệch vùng, miền; ci thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe của nhân dân.

2. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên thông, tổng thể, mang tính hiện đại tại các khu vực biên giới, nhất là hệ thống giao thông kết nối với các nước có chung đường biên giới đất liền qua các cửa khẩu.

3. Phát triển toàn diện y tế, giáo dục và đào tạo, gìn gi, phát huy giá trị bn sắc văn hóa tốt đẹp, tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và nguồn lực nội sinh của đng bào dân tộc thiu skhu vực biên giới.

4. Phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, khác biệt của vùng biên giới đphát triển các lĩnh vực kinh tế, nhất là du lịch cộng đồng, thương mại biên giới, thu hút đầu tư, tổ chức lại sản xuất phù hợp, hiệu quả.

5. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào với Đng, chính quyền; bo đảm vng chc quốc phòng - an ninh vùng biên giới; đoàn kết, hợp tác biên giới với các nước láng giềng.

6. Sắp xếp đồng bộ dân cư, giải quyết dứt đim nhu cầu cp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho đng bào dân tộc thiu s nghèo, khó khăn ở khu vực biên giới.

7. Thúc đy ứng dụng và chuyn giao công nghệ đphục vụ cho việc phát triển các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội cho ngưi dân khu vực biên giới.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ đhoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định v qun lý Khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, đa dạng hóa hình thức đầu tư để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng hoặc thu hút đầu tư vào khu vực biên giới, các khu kinh tế cửa khu.

- Chủ trì, phối hợp vi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện việc thu hút nguồn vn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương liên quan xúc tiến đầu tư thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đu tư, tạo động lực phát triển kinh tế khu vực biên giới.

- Đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các vùng biên giới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

b) Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp tục tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chyếu theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 ca Chính phủ về đy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các tỉnh có biên giới hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, phí và lệ phí; thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tạo điều kiện thông quan hàng hóa, phát triển kinh tế khu vực biên giới.

- Chđạo cơ quan Hải quan chủ động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hi quan tại ca khẩu biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

c) Bộ Nội vụ

- Nghiên cứu, đề xuất quy định về tiêu chun của đơn vị hành chính có tính đến yếu tố đặc thù về biên giới để khuyến khích khu vực này phát triển.

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù trong tuyn dụng công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, nhất là người dân tộc thiểu số tại ch.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động và lực lượng vũ trang về công tác, làm việc tại khu vực biên giới.

d) Bộ Ngoại giao chủ trì tham mưu, đề xuất tổ chức đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận liên quan đến biên giới lãnh th; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận có liên quan về biên giới trên đt liền gia Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia; các văn bản pháp luật liên quan đến đối ngoại tại các tnh biên giới đất liền.

đ) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương có đường biên giới trên đất liền thực hiện các văn bản pháp luật liên quan về phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại tại khu vực biên giới.

e) Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển logistics tại các ca khẩu biên giới như: kết ni sản xuất với tiêu thụ các sản phm khu vực biên giới; mở rộng thị trường, hệ thống phân phối hàng hóa trong và ngoài nước.

g) Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách hỗ trợ lực lượng công an và quân đội tại các khu vực biên giới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

h) Bộ Y tế:

- Nghiên cứu, sớm ban hành và triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp đề giảm bất bình đẳng về sức khỏe gia các vùng min.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế, nhất là bác sỹ, y sỹ sn nhi về công tác tại khu vực biên giới; phn đấu 100% trạm y tế xã khu vực biên giới đu có bác s.

i) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp cho người lao động vùng dân tộc thiu s, min núi, biên giới tại các doanh nghiệp, nhất là tại các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khu, khu công nghiệp, khu chế xuất.

k) y ban dân tộc

- Lồng ghép các cơ chế, chính sách hiện hành về công tác dân tộc và vùng đồng bào dân tộc thiu số, miền núi; ưu tiên phân b, huy động nguồn lực của các chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi đối với địa bàn khu vực biên giới, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các cơ chế chính sách về công tác dân tộc tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ và các quy định hiện hành liên quan để bổ sung, sửa đổi theo hướng tích hợp, đặc thù cho địa bàn biên giới, miền núi đtạo khung pháp lý và chính sách đủ mạnh, làm cơ sở huy động nguồn lực.

2. Huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan đẩy mnh hợp tác quốc tế, kêu gọi thu hút vn đầu tư trong và ngoài nước, vốn viện trợ và vn vay ưu đãi cho các dự án xây dựng, phát triển cơ shạ tầng cho khu vực biên giới.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương liên quan có giải pháp khuyến khích ưu tiên đầu tư hạ tầng thông tin - truyền thông tại khu vực biên giới.

c) Bộ Y tế phối hợp với với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vũ trang khu vực biên giới.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai có hiệu qucác nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, có giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần chuyển đi mô hình sinh kế, cải thiện đời sống người dân tại các địa phương khu vực biên giới.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường phát triển giáo dục cho người dân khu vực biên gii góp phần nâng cao dân trí, phát triển an sinh xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tới.

e) Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất, trình cp có thẩm quyền xem xét phương án huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới.

g) Các bộ, ngành có liên quan và địa phương có biên giới

- Ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đi sống, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối tvùng kinh tế phát triển tới vùng khó khăn; trong đó cần thực hiện việc rà soát và xác định rõ đối tượng, địa bàn cụ thể, những công trình thực sự cần thiết, cấp bách, có tính liên kết vùng tại khu vực biên giới để tạo động lực thúc đy phát triển, bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, kéo dài và phù hợp chủ trương “kết hợp quc phòng, an ninh với phát triển kinh tế; phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh”; tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hi đảo, gắn liền bảo vệ vng chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân.

- Các địa phương có biên giới chủ động đề xuất các biện pháp huy động nguồn vốn trong việc thúc đy phát trin kinh tế khu vực biên giới.

- Xác định nhu cầu và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo trọng tâm có hiệu quả.

h) Các địa phương có biên giới

- Lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trên cơ sở đó lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ gắn với nguồn vốn cụ thể của từng Chương trình đđạt được các mục tiêu, nhiệm vụ tổng thtrên một địa bàn, tập trung bố trí vốn đầu tư nhằm triển khai, thực hiện hoàn thành dứt đim, sớm đưa vào sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới.

- Chủ động xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích, htrợ các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích, thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng bo đm an sinh xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh phù hợp đặc điểm, thực tế từng địa phương.

- Nghiên cứu ban hành chính sách và chỉ đạo việc phối hợp liên ngành đtạo thuận lợi cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng đất và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; quản lý và tổ chức thực hiện việc thúc đẩy sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật liên ngành giữa vin thông và các ngành, lĩnh vực hạ tầng kthuật khác.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới

a) Bộ Ngoại giao

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập quy hoạch, phát triển cửa khu biên giới trên đất liền trên toàn quốc trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; hướng dẫn các địa phương và tham mưu cho Chính phvề việc m, nâng cấp cửa khẩu phù hợp với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp biên giới cũng như nhu cầu giao thương của dân, doanh nghiệp trong nước và của các nước láng ging.

- Tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án bảo vệ sự ổn định, rõ ràng của đường biên giới, mốc biên giới; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về biên giới lãnh thổ.

b) Bộ Quốc phòng

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất việc tiếp tục triển khai các tuyến còn lại của đường tuần tra biên giới, đường ra các mốc quốc giới, ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh.

- Lập dự án, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm đối với nhiệm vụ xây dựng các công trình bảo vệ biên giới, nhằm bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gn với phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, bổ sung các dự án xây dựng kè bảo vệ chân cột mốc biên giới và các đoạn sông, suối biên giới có nguy cơ sạt lở; đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối từ các xã biên giới vào các đồn Biên phòng, dán đường tuần tra đến các cột mốc biên giới.

c) Bộ Công Thương chtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới triển khai Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển hạ tng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

d) Bộ Giao thông vận tải ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết ni các khu kinh tế cửa khu trọng điểm với nhau và với các khu vực phát triển khác như cảng bin, đô thị lớn.

đ) Bộ Công an

- Chủ trì, phối hợp vi các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước trong việc thu hút các nguồn lực xã hội và xây dựng, triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu quy định về xây dựng các công trình hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới đất lin mang tính lưng dụng, sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi có tình huống.

e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chtrì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét việc mrộng các hành lang kinh tế xuyên quốc gia đến các địa phương có biên giới đường bộ chưa nm trên các hành lang kinh tế hiện hữu, bao gồm cả tạo lập hành lang kinh tế mới nhằm thúc đy sự phát triển, kết nối các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm với nhau và với các khu vực phát triển khác như cảng biển, đô thị lớn đtích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia.

g) Các địa phương có biên giới phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, bo đm thống nhất gia quy hoạch tnh, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch chung xây dựng của địa phương; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới.

4. Phát triển sản xuất khu vực biên giới

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hp với các địa phương liên quan xây dựng, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo vùng chuyên canh tập trung, có quy mô phù hợp, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền gắn với thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP); hướng dẫn thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyn đi cơ cấu giống cây trng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao gn với việc hình thành các vùng chuyên canh, tập trung.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, cập nhật bản đồ địa hình, bản đồ địa chính các khu vực biên giới; giám sát biến động nguồn nước và các hoạt động khác trên khu vực biên gii đất liền, vùng biển, hải đảo giữa Việt Nam với các nước chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các bộ, ngành và địa phương liên quan khai thác, ứng dụng, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh biên giới.

c) Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng khu vực biên giới.

d) Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn thủ tục vay vn cho các hộ gia đình đphát triển sản xuất, kinh doanh.

đ) Các cơ quan có liên quan rà soát, cơ cấu lại đất đai, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân. Giải quyết dứt đim tình trạng thiếu đất , nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, gắn với chính sách định canh, định cư vùng min núi, biên giới.

e) Các địa phương có biên giới lồng ghép các dự án, tiểu dự án phát triển sn xuất trong các chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt; tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất phù hợp với địa bàn từng khu vực vùng biên giới.

5. Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên giới

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ phi hợp với các cơ quan, địa phương liên quan chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động trẻ đ chuyn đi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và người công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

b) Bộ Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương khu vực biên giới xây dựng, hoàn thiện mô hình kết hợp quân dân y ở khu vực biên giới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ nhận thức và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực.

- Hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở khu vực biên giới gm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nếp sng vệ sinh, khoa học, dân số và phát triển, an toàn vệ sinh thực phm, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về y tế để kịp thời ng phó với thiên tai, thảm họa và các tình huống khn cấp.

c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng, giữ vng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thgắn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường nguồn lực đầu tư cho các vùng biên giới nằm trong quy hoạch các khu kinh tế quốc phòng, tránh chồng chéo, phân tán.

d) Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu các biện pháp, chương trình, sáng kiến hợp tác khu vực biên giới, tạo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống người dân, khuyến khích người dân gắn bó với vùng biên giới, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh tại khu vực.

đ) Bộ Công Thương thường xuyên nắm bắt tình hình, theo dõi chặt chẽ các hoạt động và chính sách kinh tế, thương mại biên giới đ đánh giá tác động, có giải pháp ứng phó phù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia.

e) Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai Chương trình cung cp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ dịch vụ viễn thông băng rộng, phủ sóng điện thoại di động và cố định cho vùng biên giới, gn phát triển dịch vụ viễn thông với nhiệm vụ bảo vệ vng chắc chquyền quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ tuyên truyền phbiến kiến thức để đổi mới phương thức sản xut, canh tác nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân.

g) Bộ Công an

- Chỉ đạo lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm khu vực biên giới theo quy định của pháp luật, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận biên phòng toàn dân vững chắc ở khu vực biên giới, tạo môi trường an ninh, an toàn phục vụ hiệu quả thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này. Tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng, sửa cha nhà ở cho các hộ nghèo, xây dựng nhà bán trú cho học sinh tại địa bàn biên giới, góp phần tăng cường khi đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo chuyn biến tích cực về an ninh, trật tự.

- Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường hợp tác quốc tế với các nước láng giềng trong phòng chống tội phạm, phòng chng xuất nhập cnh trái phép và phòng chng dịch bệnh; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

h) Các địa phương có biên giới

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm phát huy các lợi thế sẵn có của địa phương cho nhiệm vụ phát trin kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân; kết hợp xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng th vng chắc trong tình hình mới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới với các nước cũng như cập nht thường xuyên, tổ chức tuyên truyền các thông tin liên quan đến ch trương, chính sách của Nhà nước, giao lưu nhân dân khu vực biên giới, tăng cường tần suất tun tra song phương, nâng cao hiệu quả giao ban các cấp đngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành động xâm phạm đường biên, mốc giới và vi phạm quy chế biên giới; làm tốt công tác chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong khu vực biên giới.

- Chủ đng nắm tình hình, dự báo, xử lý, kp thời báo cáo và kiến nghị đề xuất đối với các vấn đề vượt thẩm quyền về những diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới; chỉ đạo các lực lượng chức năng đu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch, hoạt động xuất nhập cảnh, lôi kéo người vượt biên, buôn bán người, ma túy, gian lận thương mại, hoạt động tái trồng cây thuốc phiện và các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực biên giới.

- Bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ khu vực biên giới, đầu tư xây dựng hệ thống đồn, trạm Biên phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Chủ động lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, chính sách hiện hành và bố trí ngân sách địa phương đthực hiện công tác quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên gii.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan:

a) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền.

b) Hằng năm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong tháng 12.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ch trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết này.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia và các nội dung của Nghị quyết này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính ph;
- Các Bộ, c
ơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đ
ng Dân tộc và các Ủy ban ca Quc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân t
i cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ki
m toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân h
àng Chính sách xã hội;
- Ngân h
àng Phát trin Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt tr
n Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các
đoàn th;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, TGĐ Cng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: V
ăn thư, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Phạm Bình Minh

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi