Quyết định 277/QĐ-TTg 2022 cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 277/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Văn bản này đã biết Số công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 277/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày đăng công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 25/02/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày áp dụng. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Văn bản này đã biết Tình trạng hiệu lực. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đến 2023, mục tiêu đạt 6,5% học sinh dân tộc thiểu số được học nói tiếng mẹ đẻ
Ngày 25/02/2022, Thủ tướng Chính phủ thông qua Quyết định 277/QĐ-TTg về việc ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 bao gồm 2 trụ cột như sau: Trụ cột 1 – Cải thiện kết quả phát triển con người cho đồng bào dân tộc thiểu số và Trụ cột 2 – Tăng cường quản trị và quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia.
Cụ thể, hành động chính sách số 1 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục trong quy trình, điều kiện đưa tiếng dân tộc thiểu số và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Chỉ số đánh giá tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được tiếp cận với chương trình dạy và học tiếng nói, chữ viết tiếng mẹ đẻ (dân tộc thiểu số) ở bậc tiểu học với mục tiêu cơ sở là 5% và mục tiêu đến năm 2023 là 6,5%,…
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 277/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 277/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 277/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG HÀNH ĐỘNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
___________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại các Tờ trình số: 2076/TTr-UBDT ngày 28 tháng 12 năm 2021, 136/TTr-UBDT ngày 25 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình) tại Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương liên quan tiếp tục đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Giáo dục toàn cầu (GPE) để thu hút nguồn vốn tài trợ thực hiện Chương trình.
Điều 3. Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho Chương trình; trên cơ sở đó hoàn thiện hồ sơ đề xuất điều chỉnh Chương trình theo đúng quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
KHUNG HÀNH ĐỘNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Cơ quan thực hiện | Hành động chính sách | Chỉ số đánh giá kết quả | Mục tiêu Năm cơ sở | Mục tiêu 2023 |
TRỤ CỘT 1 - CẢI THIỆN KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ | |||||
1 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Hành động chính sách số 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo (i) quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, và cơ sở giáo dục trong quy trình và điều kiện đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, (ii) mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng dạy và học tiếng dân tộc thiểu số tới các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, và (iii) hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Minh chứng: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22/11/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. (Đã hoàn thành) | Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được tiếp cận với chương trình dạy và học tiếng nói, chữ viết tiếng mẹ đẻ (dân tộc thiểu số) ở bậc tiểu học. (Tỷ lệ (%) hàng năm, được được phân tách theo giới) | 5% | 6,5% |
2 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Hành động chính sách số 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết lập cơ chế tổ chức thực hiện giai đoạn 2 Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, đã phê duyệt tại Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Minh chứng: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành Quyết định bao gồm hành động chính sách trên. (Dự kiến hoàn thành trong tháng 3/2022) | Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được học chương trình tăng cường tiếng Việt trong các trường mầm non. (Tỷ lệ (%) hàng năm, phân tách theo giới) | 85,2% | 92% |
3 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Hành động chính sách số 3: Chính phủ quy định (i) miễn thu học phí với học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo từ năm học 2022 - 2023; (ii) miễn thu học phí với học sinh thuộc nhóm các dân tộc ít người nhất ở tất cả các cấp học, (iii) tăng mức hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo. Minh chứng: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. (Đã hoàn thành) | Số lượng học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo được miễn học phí theo quy định mới. (Tổng lượt học sinh) | 0 | 1.377.607 |
4 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Hành động chính sách số 4: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định (i) mở rộng phạm vi và đối tượng tiếp cận chương trình dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiểu số và miền núi, (ii) mở rộng lựa chọn sau tốt nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp dự bị đại học, (iii) cụ thể về trách nhiệm cơ sở giáo dục đại học trong tiếp nhận, xét chuyển học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp dự bị đại học. Minh chứng: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 44/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 về Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học. (Đã hoàn thành) | Tăng số lượng học sinh dân tộc thiểu số tham gia chương trình dự bị đại học. (Tổng số lượng học sinh tăng lên, phân tách theo giới) | 2.700 | 3.200 |
5 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Hành động chính sách số 5: Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự thảo quy chế mới về tổ chức, hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, bao gồm (i) mở rộng phạm vi và vùng tuyển sinh, (ii) tăng trần tỷ lệ học sinh là con em người dân tộc Kinh trong tổng chỉ tiêu tuyển mới hàng năm, (iii) cơ chế tổ chức thực hiện các điều kiện đảm bảo môi trường học tập thân thiện, an toàn cho học sinh. Minh chứng: Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú và dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc bán trú. (Dự kiến hoàn thành trong tháng 3/2022) | Tỷ lệ các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú triển khai thực hiện quy chế mới về tổ chức và hoạt động. (Tỷ lệ (%) hàng năm) | 0% | 100% |
6 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Hành động chính sách số 6: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng hướng dẫn về công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Minh chứng: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ ban hành Thông tư bao gồm hành động chính sách trên. (Dự kiến hoàn thành trong tháng 3/2022) | Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tư vấn hướng nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp theo hướng dẫn mới. (Tỷ lệ (%) hàng năm) | 0% | 50% |
7 | Bộ Y tế | Hành động chính sách số 7: Chính phủ thông qua quy định về chế độ bồi dưỡng hàng tháng cho nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản để củng cố mạng lưới nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản. Minh chứng: Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết bao gồm nội dung hành động chính sách trên. (Dự kiến hoàn thành trong tháng 3/2022) | Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhận được ít nhất 4 lần thăm khám tiền sinh. (Tỷ lệ (%) hàng năm) | 69,1% | 73,2% |
8 | Bộ Nội vụ | Hành động chính sách số 8: (i) Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý giai đoạn 2021 - 2030 và (ii) Bộ Nội vụ phê duyệt nhóm các hành động cụ thể nhằm triển khai Chương trình quốc gia này thông qua tăng cường năng lực, nhận thức, và tăng cường công tác giám sát, đánh giá. Minh chứng: Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030" và Quyết định số 482/QĐ-BNV ngày 02/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 2282/QĐ-TTg. (Đã hoàn thành) | Tỷ lệ phụ nữ là người dân tộc thiểu số trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các huyện tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030. (Tỷ lệ (%) hàng năm) | 10% | 15% |
TRỤ CỘT 2 - TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA | |||||
9 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Hành động chính sách số 9: Chính phủ ban hành quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chung cho ba Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm (i) lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng tại địa bàn cấp xã, (ii) quy định chung trong tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, và (iii) quy định đặc thù chung trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp. Minh chứng: Chính phủ sẽ ban hành Nghị định bao gồm hành động chính sách trên. (Dự kiến hoàn thành trong tháng 3/2022) | Tỷ lệ các xã tham gia áp dụng quy trình lập kế hoạch tích hợp có sự tham gia giữa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, bao gồm sự tham gia bắt buộc của cộng đồng địa phương, so với tổng số xã tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030. (Tỷ lệ % hàng năm) | 0% | 80% |
10 | Ủy ban Dân tộc | Hành động chính sách số 10: Chính phủ thiết lập cơ chế phân bổ vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm (i) công thức phân bổ vốn dựa trên chuẩn nghèo đa chiều và theo từng dự án thành phần cho địa phương tham gia, căn cứ trên số lượng thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III của tỉnh; (ii) giao cho cấp tỉnh, huyện và xã, phân bổ vốn theo nhu cầu thực tế. Minh chứng: Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. (Đã hoàn thành) | Tỷ lệ xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhận được nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tăng thêm ít nhất 20% so với mức vốn bình quân phân bổ từ ngân sách nhà nước cho các xã tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030. (Tỷ lệ % hàng năm) | 50% | 90% |
11 | Ủy ban Dân tộc | Hành động chính sách số 11: Ủy ban Dân tộc thiết lập quy trình giám sát, đánh giá dựa trên kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm các chỉ số thúc đẩy bình đẳng giới và được phân tổ theo giới. Minh chứng: Ủy ban Dân tộc sẽ ban hành Thông tư bao gồm hành động chính sách trên. (Dự kiến hoàn thành trong tháng 3/2022) | Tỷ lệ các tỉnh nộp báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng và hàng năm, bao gồm các chỉ số dựa trên kết quả và được phân tổ theo giới, so với tổng số tỉnh tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 (Tỷ lệ % hàng năm) | 0% | 80% |