Nghị quyết 160/NQ-CP 2021 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 160/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 160/NQ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/12/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày áp dụng. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Văn bản này đã biết Tình trạng hiệu lực. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
Ngày 22/12/2021, Chính phủ đã ra Nghị quyết 160/NQ-CP về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Theo đó, với mục đích xác định giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ yêu cầu xác định rõ vai trò của các cấp tổ chức đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững; tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ nội dung của Chỉ thị 05-CT/TW.
Cụ thể, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố hằng năm tổ chức vận động, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo; tổ chức cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo” 02 năm/lần. Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố xác định các chỉ tiêu giảm nghèo bền vững trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030.
Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Nghị quyết 160/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 160/NQ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ _____ Số: 160/NQ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021 |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030
________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, KGVX (2b). |
TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh
|
CHÍNH PHỦ _____
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
_______________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 (viết tắt là Chỉ thị số 05-CT/TW).
b) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững, xác định giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới.
c) Trên cơ sở Kế hoạch này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ vai trò của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác giảm nghèo bền vững.
b) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nẵm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 05-CT/TW. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
c) Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hằng năm của cấp ủy, chính quyền để triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Chính phủ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta đối với người nghèo.
- Vận động, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Tiếp tục tổ chức Cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo”.
- Tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
- Đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo".
2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo
- Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
- Chính quyền các cấp xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.
3. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.
- Đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động, chính sách trợ giúp pháp lý. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập cho người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; hỗ trợ các mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh.
- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, kết nối, giới thiệu, hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn. Nâng cao hiệu quả hoạt động đưa người lao động ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại địa bàn các huyện nghèo; chính sách nước sinh hoạt hợp vệ sinh, vệ sinh nông thôn cho người nghèo, người dân vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
- Tăng cường triển khai chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 06-KL/TW ngày 10 tháng 6 năm 2021, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư và các văn bản triển khai thực hiện của Thủ tướng Chính phủ.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng.
- Giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hướng dẫn, vận động các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
4. Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, tích cực vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, đóng góp nguồn lực, huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững. Ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng tích hợp với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương giai đoạn 2021 - 2030; thúc đẩy việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác giảm nghèo.
- Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập và hỗ trợ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn; tăng nguồn vốn chính sách xã hội.
- Nghiên cứu ban hành và thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo.
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo, tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hoá.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể và đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giảm nghèo bền vững theo hướng đổi mới cách tiếp cận, giảm chính sách cho không, tăng chính sách gắn với điều kiện.
- Bố trí đủ nguồn lực và chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chỉ thị.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể và đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
- Rà soát, ban hành các chính sách giảm nghèo đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; vận động đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động và cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, địa bàn khó khăn.
- Bố trí đầy đủ nguồn lực của địa phương theo quy định; lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn lực của các chương trình, đề án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
- Kiểm tra, giám sát, khen thưởng, biểu dương đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về giảm nghèo.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
5. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
- Đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững và chủ động giám sát công tác này.
- Vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, đóng góp nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
- Tiếp tục tổ chức các cuộc vận động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động "Vì người nghèo", cùng với Nhà nước thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững./.
Phụ lục
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2021 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện của Chính phủ tại Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
________________
TT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian thực hiện |
I |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo |
|
|
|
|
1 |
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Chính phủ |
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố |
Bộ Lao động - Thương binh và Xa hội |
Tài liệu tuyên truyền; hội nghị triển khai |
Hằng năm |
2 |
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo |
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố |
Bộ Lao động - Thương binh và Xa hội |
Kế hoạch tuyên truyền của các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố |
Hằng năm |
3 |
Truyền thông, vận động, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố |
Các sản phẩm, tài liệu, sự kiện truyền thông |
Hằng năm |
4 |
Tổ chức cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo” |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các bộ, ngành có liên quan và các cơ quan truyền thông, báo chí |
Các tác phẩm truyền thông, báo chí |
Định kỳ 02 năm |
5 |
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
UBND các tỉnh, thành phố |
Văn bản chỉ đạo; các chương trình truyền thông, phóng sự, sản phẩm truyền thông |
Hằng năm |
6 |
Đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo” |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương |
Bộ, ngành liên quan; UBND các tỉnh, thành phố. Đề nghị Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp thực hiện |
Kế hoạch tổ chức thực hiện |
Giai đoạn 2021 -2025 và giai đoạn 2026 - 2030 |
II |
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo |
|
|
|
|
1 |
Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, chương trình hành động, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 |
Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Nghị quyết, Chương trình hành động; các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bền vững |
Giai đoạn 2021 -2030 |
2 |
Xây dựng, xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị |
Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch, dự án, đề án |
Giai đoạn 2021 -2025 và giai đoạn 2021 -2030 |
III |
Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo |
|
|
|
|
1 |
Nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân |
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các bộ, ngành có liên quan |
Nghị định của Chính phủ |
Giai đoạn 2026-2030 |
2 |
Nghiên cứu, đề xuất chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành có liên quan |
Báo cáo nghiên cứu, đề xuất chính sách |
Giai đoạn 2021 -2030 |
3 |
Chính sách trợ giúp pháp lý đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo |
Bộ Tư pháp |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan |
Chính sách được ban hành |
Giai đoạn 2021 -2030 |
4 |
Rà soát, đề xuất tích hợp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giảm nghèo bền vững |
Các bộ, ngành có liên quan |
UBND các tỉnh, thành phố |
Hệ thống pháp luật về giảm nghèo được rà soát, hoàn thiện |
Giai đoạn 2021 -2030 |
5 |
Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan |
UBND các tỉnh, thành phố |
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thực hiện hiệu quả |
Giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2026-2030 |
6 |
Triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững gắn với các mô hình kinh doanh bao trùm, tăng cường sự tham gia của người nghèo, đồng bào miền núi, người yếu thế, thu nhập thấp; hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập cho người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan |
Cơ chế, chính sách, chương trình, đề án |
Giai đoạn 2021 -2030 |
7 |
Hỗ trợ các mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh |
Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an |
Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố |
Mô hình, dự án giảm nghèo |
Giai đoạn 2021 -2030 |
8 |
Hoạt động tư vấn, kết nối, giới thiệu, hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn. Nâng cao hiệu quả hoạt động đưa người lao động ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành liên quan |
Cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, đề án |
Giai đoạn 2021 -2030 |
9 |
Khuyến khích các cơ sở đào tạo, các nhóm nghiên cứu hình thành, chuyển giao các mô hình sinh kế tăng trưởng nhanh, bền vững và phù hợp với đặc điểm địa phương cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Các bộ, ngành liên quan |
Cơ chế, chính sách được hoàn thiện |
Năm 2022 |
10 |
Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại địa bàn các huyện nghèo |
Bộ Xây dựng |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan |
Cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở được hoàn thiện |
Năm 2022 |
11 |
Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nước sinh hoạt hợp vệ sinh, vệ sinh nông thôn cho người nghèo, người dân vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan |
Cơ chế, chính sách được hoàn thiện |
Giai đoạn 2021 -2030 |
12 |
Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường triển khai chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác |
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội |
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan |
Cơ chế, chính sách tín dụng xã hội được hoàn thiện |
Giai đoạn 2021 -2030 |
13 |
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan |
UBND các tỉnh, thành phố |
Cơ chế, chính sách được hoàn thiện |
Giai đoạn 2021 -2030 |
14 |
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố |
Quy hoạch, kế hoạch, dự án di dời dân cư và bảo đảm an sinh xã hội |
Giai đoạn 2021-2030 |
15 |
Giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp; tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Lao động -Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Dân tộc |
UBND các tỉnh, thành phố |
Cơ chế, chính sách được hoàn thiện |
Giai đoạn 2021 -2030 |
16 |
Hướng dẫn, vận động các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu |
UBND các tỉnh, thành phố |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan |
Mô hình, dự án giảm nghèo |
Giai đoạn 2021 -2030 |
IV |
Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo |
|
|
|
|
|
Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập và hỗ trợ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố |
Chương trình, kế hoạch, dự án, đề án hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn |
Giai đoạn 2021-2030 |
V |
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo |
|
|
|
|
1 |
Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ |
UBND các tỉnh, thành phố |
Hoàn thiện quy định QLNN về giảm nghèo; kiện toàn cơ quan điều phối về giảm nghèo |
Giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026-2030 |
2 |
Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn |
Bộ Nội vụ |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Chính sách về tiền lương, phụ cấp thu hút người về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được hoàn thiện |
Giai đoạn 2021-2030 |
3 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố |
Cơ sở dữ liệu về giảm nghèo |
Giai đoạn 2021 -2030 |
4 |
Cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hoá |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông |
UBND các tỉnh, thành phố |
Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hoá |
Giai đoạn 2021-2030 |