Báo cáo 260/BC-CP 2024 kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2023

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 260/BC-CP

Báo cáo tóm tắt 260/BC-CP của Chính phủ kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:260/BC-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành:21/05/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Báo cáo 260/BC-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Báo cáo 260/BC-CP PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 260_BC-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________

Số: 260/BC-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2024

 

 

BÁO CÁO TÓM TẮT
Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023

 

Kính gửi: Quốc hội

 

Thực hiện Điều 25 Luật Bình đẳng giới, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 20231, theo đề nghị của Ủy ban Xã hội của Quốc hội2, Chính phủ đã tiếp thu ý kiến, hoàn thiện nội dung và có Báo cáo số 237/BC-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 gửi Quốc hội về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Chính phủ xin báo cáo tóm tắt như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện

Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới và triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện Chiến lược. 100% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023.

2. Kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Để triển khai Chiến lược, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương:

a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

b) Chỉ đạo triển khai các chương trình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã được ban hành theo Chiến lược.

c) Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

d) Kinh phí cho công tác bình đẳng giới được quan tâm, bố trí từ nguồn dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 và trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần có liên quan đến bình đẳng giới đều tăng so với năm 2022.

e) Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế: Tham gia các diễn đàn hợp tác đa phương và song phương về bình đẳng giới; chủ động trao đổi và chia sẻ tại các diễn đàn của Liên Hợp Quốc.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC NĂM 2023

Đến cuối năm, có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025; 03/20 chỉ tiêu đạt một phần so với mục tiêu đề ra đến năm 2030, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022, cụ thể như sau:

1. Có 11/20 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu gồm:

(1) Tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương năm 2023 đạt 50,9% (đạt mục tiêu 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030).

(2) Tỷ trọng lao động nữ làm việc khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm giảm xuống còn 26,22%, đạt và vượt mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025 là giảm xuống dưới 30%.

(3) Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2020 là 28,2%, đạt mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025.

(4) Dự kiến và đạt 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

(5) Tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đạt 100%, vượt so với chỉ tiêu đề ra là 70% vào năm 2025.

(6) Tỷ suất sinh ở vị thành niên năm 2023 là 15,4%, giảm so với năm 2022 (15,9%), đạt chỉ tiêu Chiến lược đề ra đến năm 2025 (dưới 18% vào năm 2025).

(7) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và triển khai Đề án “Đưa việc giảng dạy nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và trình độ đại học giai đoạn 2024-2030”. Phấn đấu đến 2025 đạt mục tiêu nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm.

(8) Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt 96%; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở năm học 2022-2023 đạt 90%, năm học 2021-2022 đạt 89%. Như vậy chỉ tiêu này vượt chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 và đạt chỉ tiêu đến năm 2030.

(9) Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 41%, đạt chỉ tiêu của Chiến lược đề ra trên 30% vào năm 2025 và 2030.

(10) Năm 2023, có khoảng 64,8% dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới, vượt mục tiêu đề ra 60% vào năm 2025.

(11) Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình địa phương đã có chuyên mục, chuyên trang về bình đẳng giới với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, được phát sóng định kỳ.

2. Có 3 chỉ tiêu có kết quả đạt một phần và 2 chỉ tiêu tiệm cận so với mục tiêu đến năm 2025:

(1) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ là 14/30 cơ quan, đạt 46,67%. Có 47/63 chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ, đạt 74,6%. Chỉ tiêu này đạt một phần so với mục tiêu.

(2) Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ đạt 47%; tỷ lệ nữ tiến sĩ trên tổng số tiến sĩ đang công tác trong các cơ sở giáo dục là 39%. Chỉ tiêu này đạt một phần so với mục tiêu.

(3) Năm 2023, số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ bằng 1,78 lần so với nam giới, tiệm cận với mục tiêu đề ra đến năm 2025 là 1,7 lần.

(4) Năm 2023, khoảng 93,3% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới, tiệm cận với mục tiêu đề ra đến năm 2025.

3. Có 4 chỉ tiêu vẫn còn khoảng cách với mục tiêu đề ra đến năm 2025:

(1) Tỷ số giới tính khi sinh năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái (năm 2022 là 111,5 bé trai/100 bé gái), chưa đạt chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là 111 bé trai/100 bé gái.

(2) Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản (dữ liệu chưa đầy đủ trong tài liệu).

(3) Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới (dữ liệu chưa đầy đủ).

(4) Có khoảng 90,8% các xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 4 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở, chưa đạt chỉ tiêu 100% đến năm 2025.

III. VIỆC THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ TẠI BÁO CÁO THẨM TRA BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022

Báo cáo của Ủy ban Xã hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2022 đã nêu 11 nhóm kiến nghị đối với Chính phủ và 2 kiến nghị đối với Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ đã đánh giá kết quả thực hiện cụ thể tại Báo cáo số 273/BC-CP.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá tổng quan kết quả đạt được

- Lĩnh vực bình đẳng giới ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội chú trọng thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và các dự án luật trình Quốc hội thông qua. Chính phủ đã tích cực, chủ động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án về bình đẳng giới. Các bộ, ngành, địa phương đều xây đựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược, chương trình phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị.

- Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Các văn bản quy phạm pháp luật khi được xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung đều được đánh giá tác động, thực hiện lồng ghép giới đối với những văn bản có vấn đề về giới.

- Công tác truyền thông về bình đẳng giới tiếp tục được tăng cường với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về thực hiện bình đẳng giới. Các cơ quan, đơn vị khối doanh nghiệp, nam giới và thanh niên ngày càng tham gia tích cực hơn trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Có sự phối hợp tương đối nhịp nhàng giữa các cấp, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, góp phần mở rộng, thu hút các nguồn lực, sáng kiến để thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác này.

- Các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từng bước phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đối tượng.

- Công tác thống kê, báo cáo kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới nói chung và việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2023 đạt kết quả tốt hơn so với những năm trước đây.

- Nguồn kinh phí cho công tác bình đẳng giới thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí nhiều hơn so với các năm trước, tỉ lệ giải ngân của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt kết quả khá cao.

- Đã có 55% chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025, có 25% chỉ tiêu đạt một phần và tiệm cận so với mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.

Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Ngày 09/4/2024, Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027, điều này thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách, thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nỗ lực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này, đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào việc điều hành của UN Women trong thời gian tới.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (5 nội dung)

- Bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp vẫn còn hạn chế về số lượng, đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới thường luân chuyển, thiếu ổn định, ảnh hưởng đến việc triển khai công tác bình đẳng giới.

- Nguồn kinh phí thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương cho công tác bình đẳng giới nói chung và cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và các chương trình riêng về bình đẳng giới vẫn còn khiêm tốn, nhiều bộ ngành, địa phương chưa bố trí được dòng ngân sách riêng.

- Có 4 chỉ tiêu còn khoảng cách khá lớn và có kết quả thực hiện giảm nhẹ so với năm 2022.

- Công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn gặp một số khó khăn do thiếu các công cụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thông tin về giới ở nhiều lĩnh vực còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Một số cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa chủ động xác định vấn đề giới, trách nhiệm giới, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các dự thảo văn bản.

 V. KIẾN NGHỊ

1. Đối với Quốc hội

- Tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới tại các bộ, ngành, địa phương.

- Tiếp tục quan tâm phê duyệt, phân bổ kinh phí hợp lý để thực hiện bình đẳng giới và các nội dung về bình đẳng giới trong các Chương trình, Kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xem xét, thông qua ngân sách, các chương trình đầu tư công.

2. Đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tiếp tục, tăng cường thực hiện các nhiệm vụ:

- Giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo cấp cơ sở giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới;

- Tăng cường phối hợp trong tham gia xây dựng và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về bình đẳng giới;

- Tăng cường vận động nguồn lực, phối hợp triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và các chương trình, đề án thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

1. Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp, chú trọng bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới, tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực để đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ.

2. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; trong đó tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bình đẳng giới (sửa đổi); phối hợp xây dựng, hoàn thiện Luật Chuyển đổi giới tính để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

3. Tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lồng ghép giới trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

4. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hiệu quả.

5. Đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các chỉ tiêu còn đạt kết quả thấp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình, đề án về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Sơ kết, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược vào năm 2025, rà soát, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi bổ sung đối với các mục tiêu, chỉ tiêu không còn phù hợp. Kịp thời nhận diện các vấn đề giới mới nổi để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.

6. Xây dựng, lồng ghép Cơ sở dữ liệu thống kê về giới của quốc gia trong Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia. Tăng cường hợp tác, cung cấp và chia sẻ dữ liệu thống kê giới, tổ chức khảo sát, nghiên cứu để có các số liệu phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo về bình đẳng giới.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

8. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về bình đẳng giới.

9. Tiếp tục thực hiện công tác hợp tác, hội nhập quốc tế về bình đẳng giới; thực hiện tốt vai trò Thành viên Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nhiệm kỳ 2025-2027.

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Ủy ban Xã hội của Quốc hội (5b);

- Văn phòng Quốc hội (15);

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (5b);

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: QHĐP, TKBT, TH;

- Lưu: VT, KGVX (2b).35

TM. CHÍNH PHỦ

TUQ. THỦ TƯỚNG

BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


 



Đào Ngọc Dung

 

¹ Thông báo số 3358/TB-TTKQH ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Tổng Thư ký Quốc hội.

² Công văn số 2196/UBXH15 ngày 20 tháng 12 năm 2023 và Báo cáo số 2487/BC-UBXH15 ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi