Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 101/KH-UBND Hà Nội 2020 thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 101/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 101/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Văn Sửu |
Ngày ban hành: | 15/05/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Kế hoạch 101/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 101/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTG ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”
_______________
Thực hiện Công văn 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018- 2025”; Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 9127/BTC-HCSN ngày 31/7/2018 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” như sau:
I. Mục đích yêu cầu
1. Mục tiêu chung
Trang bị, nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Năm 2020
- Nhóm Đối tượng 1: Ban Dân tộc Thành phố tổng hợp số lượng báo cáo Ủy ban Dân tộc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
- Nhóm Đối tượng 2, nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4: Phấn đấu 50% cán bộ, công chức, viên chức của cấp Thành phố được cập nhật kiến thức dân tộc.
- Nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4: Phấn đấu có 20% cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
2.2. Từ năm 2021 đến năm 2025
- Nhóm Đối tượng 1; Ban Dân tộc Thành phố tổng hợp số lượng báo cáo Ủy ban Dân tộc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
- Nhóm Đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4: Tối thiểu có 80% cán bộ, công chức, viên chức của cấp Thành phố được cập nhật kiến thức dân tộc.
- Nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4: Tối thiểu có 80% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
II. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:
1. Nhóm Đối tượng 1: Bí thư thành ủy, Phó Bí thư thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Nhóm Đối tượng 2: Giám đốc, Phó Giám đốc sở, cơ quan tương đương sở; Trưởng, phó ban ngành trực thuộc Thành ủy; Trưởng phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Ủy viên ban thường vụ huyện ủy ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Nhóm Đối tượng 3: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, phó ban ngành trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú trên địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Nhóm Đối tượng 4: Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan Thành phố, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.
III. Chương trình, tài liệu hình thức bồi dưỡng
1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Sử dụng tài liệu do Ủy ban Dân tộc ban hành.
2. Hình thức bồi dưỡng
2.1. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc
a) Nhóm Đối tượng 1: Do Ủy ban Dân tộc quy định.
b) Nhóm Đối tượng 2: Học tập trung 03 ngày/năm (3 chuyên đề giảng dạy và 5 chuyên đề tham khảo).
c) Nhóm Đối tượng 3: Học tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).
d) Nhóm Đối tượng 4: Học tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).
2.2. Tiếng dân tộc thiểu số
- Tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức cho nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
IV. Kế hoạch thực hiện
(Theo phụ lục đính kèm)
V. Kinh phí thực hiện
Ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Ngân sách Thành phố được giao hàng năm để bố trí thực hiện Kế hoạch và thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Ban Dân tộc
- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan liên quan và UBND các huyện trong việc xác định cụ thể các nhóm đối tượng cần được bồi dưỡng.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn chương trình, tài liệu bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả; tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban Dân tộc.
- Hàng năm, lập kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo nội dung kế hoạch đã đề ra.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Ban Dân tộc rà soát tổng hợp nhóm Đối tượng 1, trình UBND Thành phố quyết định cử tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc; Tổng hợp kết quả bồi dưỡng báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Nội vụ.
3. Sở Tài chính
Cân đối và bố trí kinh phí thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt, theo dõi và quyết toán kinh phí đúng theo quy định.
4. UBND các quận, huyện, thị xã và cơ quan, đơn vị liên quan
Phối hợp với Ban Dân tộc rà soát, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức theo đối tượng, phạm vi của Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
BIỂU KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 101/KH-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
_________________
TT | Nhóm đối tượng | Tổng số CBCCVC dự kiến | Năm 2020 | Từ năm 2021 đến năm 2025 | Tổng số đến năm 2025 | Ghi chú | ||||||
Số người | Số lớp | Đạt tỷ lệ % | Số người | Số lớp | Đạt tỷ lệ % | Số người | Số lớp | Đạt tỷ lệ % |
| |||
I | BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC |
|
|
|
|
|
|
| ||||
1 | Đối tượng 1 | 13 |
|
|
|
|
|
| 13 |
| 100 | Thực hiện theo KH Ủy ban Dân tộc |
2 | Đối tượng 2 | 380 | 50 | 1 | 13,16 | 330 | 8 | 86,84 | 380 | 9 | 100 |
|
3 | Đối tượng 3 | 5244 | 650 | 8 | 12,40 | 4594 | 40 | 87,60 | 5244 | 48 | 100 |
|
4 | Đối tượng 4 | 12257 | 934 | 10 | 7,62 | 11323 | 6 | 92,38 | 12257 | 16 | 100 |
|
| Tổng I | 17881 | 1634 | 19 | 9,14 | 16247 | 54 | 90,86 | 17.881 | 73 | 100 |
|
II | BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ |
|
|
|
|
|
|
| ||||
1 | Đối tượng 3 | 240 | 40 | 1 | 16,67 | 200 | 5 | 83,33 | 240 | 7 | 100 |
|
2 | Đối tượng 4 | 400 | 40 | 1 | 10,00 | 360 | 9 | 90,00 | 400 | 10 | 100 |
|
| Tổng II | 640 | 80 | 2 | 12,50 | 560 | 14 | 87,50 | 640 | 17 | 100 |
|
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây