Dự thảo Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương và định mức biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngành công thương
Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công ThươngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương và định mức biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngành công thương.

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Thông tư DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO LẦN 3

lần 2

 
Số:/2021/TT-BCT

 

Hà Nội, ngày         tháng     năm 2021

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫnvề vị trí việc làmcông chức nghiệp vụ

chuyên ngànhcông thươngvà định mức biên chế công chức

trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngànhcông thương

 


Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28tháng8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Công Thương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tưhướng dẫnvề vị trí việc làmcông chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngvà định mức biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngànhcông thương.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngvà định mức biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngtừ Trung ương đến địa phương (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngànhcông thương).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngànhcông thương, bao gồm:

1.Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngở Trung ương.

2.Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

3.Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngthuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Điều 3. Nguyên tắc, căn cứ xác địnhvị trí việc làmcông chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thương

1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thương

a) Đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 3Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

b) Mỗi vị trí việc làmphải có tên gọi cụ thể vàgắn với ngạch công chức.

2.Căn cứxác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thương

Quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

Điều 4. Nguyên tắc, căn cứ xác địnhđịnh mức biên chếcông chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngànhcông thương

1. Nguyên tắc xác định định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngànhcông thương

Đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 3Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

2. Căn cứ xác định định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngànhcông thương

a) Quy định tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định số62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

b) Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtheo quy định.

c) Đối vớicơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngtạiđịa phương, ngoài căn cứ quy định nêu trên còn căn cứ vào phạm vi quản lý, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, số lượng đơn vị sự nghiệp, số lượng doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động kinh doanh và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

 

Chương II

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC

NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG

 

Điều 5. Nhóm vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngànhcông thương

1. Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

2. Nhóm vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thương

a)Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương ở Trung ươngđược áp dụngdanh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtheo Phụ lục IA Thông tư này.

b)Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđược áp dụngdanh mục vị trí việc làmcông chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtheo Phụ lục IB Thông tư này.

c)Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộcỦy ban nhân dân cấp huyệnđược áp dụngdanh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtheo Phụ lục IC Thông tư này.

3. Nhóm vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (bao gồm: tài chính, kế hoạch, đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

4. Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Điều6. Bản mô tả công việc, khung năng lực của cácvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thương

1.Bản mô tả công việcbao gồm: tên vị trí việc làm, mục tiêu vị trí việc làm, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành (nếu có); các công việc cụ thể và tiêu chí đánh giá; các mối quan hệ công việc; phạm vi quyền hạn.

2. Khung năng lựccủa vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươnggồmyêu cầu về trình độ và các năng lựcđể đảm bảo hoàn thành các công việcquy địnhtại bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm.

a) Yêu cầu về trình độ bao gồm: Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; phẩm chất cá nhân; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm.

b) Các năng lực bao gồm: Nhóm năng lực chung; Nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý.

c) Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngphải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức hiện hành. Các cấp độ của từng nhóm năng lực thực hiện theo Phụ lục IIA, Phụ lục IIB và Phụ lục IIC Thông tư này.

3.Bản mô tả công việc, khung năng lực của các vị trí việc làmcông chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngthực hiện theo Phụ lục III Thông tư này.Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngànhcông thươngxây dựng bản mô tả công việc, khung năng lực cụ thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và bản mô tả công việc, khung năng lực tại Phụ lục III, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, phải đảm bảo tiêu chuẩn tại khung năng lực cho từng vị trí việc làm của đơn vị không thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại khung năng lực tại Phụ lục III.

 

ChươngIII

ĐỊNH MỨCBIÊN CHẾ CÔNG CHỨC

 

Điều 7.Định mức biên chế công chức tối thiểu trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành công thương

1. Định mức biên chế công chức tối thiểu tại nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý

a) Định mức biên chế công chức tại nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các vụ, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc Bộ tối thiểu là 03 biên chế; định mức biên chế công chức tại nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các vụ, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc tổng cục thuộc Bộ tối thiểu là 02 biên chế;

b) Định mức biên chế tại nhómvị trí việc làmlãnh đạo, quản lýtrongcơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tối thiểu là 02 biên chế;

c) Định mức biên chế tại nhómvị trí việc làmlãnh đạo, quản lýcơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộcỦy ban nhân dân cấp huyệntối thiểu là 02 biên chế.

2. Định mức biên chế công chức tối thiểu tại nhóm vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành công thương

a) Định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtrong các vụthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộc Bộvà vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc tổng cục thuộc Bộ tối thiểulà 12 biên chế; định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtại các cụcthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộcBộ và cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc tổng cục thuộcBộtối thiểu là 17 biên chế.

b) Định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtrongcơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngcủathành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tối thiểu là 18 biên chế;định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtrongcơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngcủacấp tỉnh loại I tối thiểu là 14 biên chế, của cấp tỉnh loại II và cấp tỉnh loại III tối thiểu là 10  biên chế.

c) Định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtrongcơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngthuộcỦy ban nhân dânquận thuộc tỉnh tối thiểu là 03 biên chế; thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tối thiểu là 01 biên chế.

3. Định mức biên chế công chức tối thiểu tại nhóm vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung

a) Các vụthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộc Bộvà vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc tổng cục thuộc Bộ bố trí 01 biên chế công chức kiêm nhiệm tại nhóm vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung.

Định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chungtại các cụcthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộcBộ và cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc tổng cục thuộcBộtối thiểu là 01 biên chế.

b) Định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chungtrongcơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngcủathành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tối thiểu là 02 biên chế;định mức biên chế tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngànhcông thươngtrongcơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngcủacác tỉnh còn lại tối thiểu là 01 biên chế.

c) Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộcỦy ban nhân dân cấp huyện không bố trí công chức làm việc tại nhóm vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung.

4. Định mức biên chế công chức tối thiểu tại nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ

Các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngở Trung ương và địa phương không bố trí biên chế công chức tại nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Điều 8. Tiêu chí xác định định mức biên chế công chức tăng thêmtrong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành công thương

1.Tiêu chí xác định định mức biên chế công chức tăng thêm tại nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý

a) Việc xác định định mức biên chế tăng thêm (so với định mức biên chế tối thiểu) tại nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trongtrong các vụ, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc Bộđược căn cứ theo số lượng biên chế công chức và đảm bảo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về số lượng cấp phó của đơn vị; việc xác định định mức biên chế tăng thêm (so với định mức biên chế tối thiểu) tại nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trongtrong các vụ, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngthuộc tổng cục thuộc Bộđược căn cứ theo số lượng biên chế công chức và đảm bảo quy định của Chính phủ về số lượng cấp phó của đơn vị.

b) Việc xác định định mức biên chế tăng thêm (so với định mức biên chế tối thiểu) tại nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trongtrong các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyệnđược căn cứ theo số lượng biên chế công chức và đảm bảo quy định của Chính phủ về số lượng cấp phó của đơn vị.

2.Tiêu chí xác định định mức biên chế công chức tăng thêm tại nhóm vị trí việc làmcông chức nghiệp vụ chuyên ngành

Việcxác định định mức biên chế tăng thêm (so với định mức biên chế tối thiểu)tại nhóm vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương được căn cứ theo danh mục vị trí việc làm; cơ cấu ngạch công chức do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,phạm vi quản lý, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, số lượng đơn vị sự nghiệp, số lượng doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động kinh doanh và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương,đảm bảo không vượt quá số biên chế được giao và lộ trình tinh giản biên chế của cơ quan, tổ chức hành chính.

3.Tiêu chí xác định định mức biên chế công chức tăng thêm tại nhóm vị trí việc làmchuyên môn dùng chung

a) Các vụthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộc Bộvà vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc tổng cục thuộc Bộ không xác định biên chế công chức tăng thêm tại nhóm vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung.

Việcxác định định mức biên chế tăng thêm (so với định mức biên chế tối thiểu)tại nhómvị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chungtại các cụcthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộcBộ và cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc tổng cục thuộcBộđược căn cứ theo danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, bản mô tả công việc, yêu cầu về khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và khối lượng công việc tại nhóm vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung.

b) Việc xác định định mức biên chế tăng thêm (so với định mức biên chế tối thiểu) tại nhóm vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chungtrong các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđược căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, bản mô tả công việc, yêu cầu về khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và khối lượng công việc tại nhóm vị trí việc làm đó.

c)Cơ quan, tổ chức hành chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thươngthuộcỦy ban nhân dân cấp huyện không xác định biên chế công chức tăng thêm tại nhóm vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung.

4.Tiêu chí xác định định mức biên chế công chức tăng thêm tại nhóm vị trí việc làmhỗ trợ, phục vụ

Các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông thươngở Trung ương và địa phương không xác định biên chế công chức tăng thêm tại nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

5. Định mức biên chế công chức tăng thêm trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành công thương đảm bảo không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều10. Hiệu lực thi hành

Thông tưnày có hiệu lực thi hành kể từ ngày      tháng       năm 2021.

Điều11. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn Công Thương cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, xem xét, giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của TW Đảng;

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Công báo, Cổng TTĐTCP;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;

- Lưu: VT, Vụ TCCB.

BỘ TRƯỞNG





 


Nguyễn Hồng Diên

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi