Quyết định 1745/QĐ-BYT Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp 2021-2025
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1745/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1745/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Xuân Tuyên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/03/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phấn đấu trên 75% học sinh tiểu học tại vùng dịch được tẩy giun 1-2 lần/năm
Ngày 30/3/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 1745/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch này với mục tiêu trên 75% học sinh tiểu học (khoảng 3,5-4,5 triệu học sinh) tại vùng dịch tễ, trên 80% trẻ từ 24-60 tháng tuổi ở các tỉnh có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, trên 50% trẻ 12-23 tháng tuổi tại các tỉnh có tỷ lệ nhiễm giun trên 20% được tẩy giun 1-2 lần/năm. Phấn đấu 100% trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá gan nhỏ, bệnh giun sán truyền qua thức ăn.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Y tế đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau: Giám sát, điều tra bệnh ký sinh trùng; Nâng cao năng lực, chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng; Can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh ký sinh trùng; Xây dựng Kế hoạch truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng cụ thể cho từng bệnh, nhóm bệnh, nhóm đối tượng, từng vùng theo từng năm; Triển khai các hoạt động về can thiệp như sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng…
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1745/QĐ-BYT tại đây
tải Quyết định 1745/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1745/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp
tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025
______________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1745/QĐ-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. TÌNH HÌNH BỆNH KÝ SINH TRÙNG TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt của người dân cũng như vệ sinh môi trường hiện nay rất thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của các bệnh ký sinh trùng.
Bệnh ký sinh trùng thường gặp có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, các yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như bệnh giun truyền qua đất bao gồm giun đũa, giun tóc, giun móc; bệnh sán lá truyền qua thức ăn như sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột; bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn, giun xoắn; ngoài ra còn có một số bệnh nấm, đơn bào khác.
Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Nhiễm giun truyền qua đất tác động một cách âm thầm kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ của con người, ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc, gây trở ngại tới sự phát triển kinh tế. Nhiễm giun còn gây các biến chứng tại gan, mật, phổi, gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, giun chui ống mật, giun chui ruột thừa ảnh hưởng đến sức khỏe lao động và sinh hoạt của người bệnh. Với phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới việc mang thai, nhiễm giun gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sau khi được sinh ra, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm cao hơn như người làm nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.
Hiện nay, trẻ ở lứa tuổi mầm non bị lây nhiễm giun kim từ bạn trong cùng lớp học, ghi nhận sự lây nhiễm ở hầu hết các địa phương bao gồm cả tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển. Nhiễm giun lươn gặp ở đa số người thường xuyên tiếp xúc với đất và không sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động, nhiễm giun lươn nặng, nhiễm giun lươn lan tỏa gây suy đa phủ tạng và có thể gây tử vong.
Tại một số địa phương, người dân có tập quán, thói quen ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, cua nướng và rau thủy sinh chưa được nấu chín, cùng với sự gia tăng của giao lưu ẩm thực giữa các vùng miền là những yếu tố thuận lợi gây mắc các bệnh sán như sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn... trong cộng đồng.
Bệnh sán lá gan nhỏ gây viêm đường mật, viêm túi mật, gây sỏi mật, xơ gan, xơ hóa đường mật, ung thư đường mật. Các điều tra dịch tễ cho thấy bệnh thường gặp ở 20 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, 12 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và miền Nam. Bệnh sán lá gan lớn gặp ở 53/60 tỉnh thành trong cả nước, trong những năm gần đây ghi nhận khoảng 10-12 nghìn ca bệnh/năm. Số lượng bệnh nhân nhiễm sán lá phổi đã giảm nhiều, mỗi năm chỉ còn dưới 20 trường hợp bệnh gặp ở các tỉnh miền Bắc là chủ yếu. Bệnh sán dây ấu trùng sán lợn gặp rải rác ở 60/63 tỉnh, thành phố, mỗi năm có khoảng 10-11 nghìn bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị trên toàn quốc.
Bệnh sán lá gan nhỏ gây viêm đường mật, viêm túi mật, gây sỏi mật, xơ gan, xơ hóa đường mật, ung thư đường mật. Bệnh hay gặp ở 20 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và 12 tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam. Bệnh sán lá gan lớn gặp ở 53/60 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong những năm gần đây có từ 10-12 nghìn ca bệnh/năm. Trong khi đó bệnh sán lá phổi gặp chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Bắc, số lượng bệnh nhân nhiễm sán lá phổi gần đây đã giảm nhiều, mỗi năm ghi nhận dưới 20 trường hợp. Bên cạnh đó, các bệnh do nấm, đơn bào cũng gây nhiều tác hại cấp tính cũng như ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người dân, làm giảm nghiêm trọng năng suất lao động và tác động xấu tới tình trạng sức khỏe chung của cộng đồng.
Bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hóa ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể. Bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khỏe của người dân, tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật
Mặc dù công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cũng đã được quan tâm, tuy nhiên các hoạt động phòng chống chưa mang tính tổng thể, toàn diện chỉ mới tập trung vào hoạt động tẩy giun tại cộng đồng kết hợp với hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện các dự án và nghiên cứu quy mô nhỏ về các bệnh giun, sán. Hoạt động điều trị chủ yếu tại các cơ sở y tế khi người bệnh đến khám được phát hiện hoặc có các tổn thương của cơ quan phủ tạng, do người dân tự mua thuốc tẩy giun.
Việc tiến hành phòng chống bệnh ký sinh trùng ở các vùng nông thôn, vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa đã thực sự trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết trong hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2021 - 2025 để làm cơ sở cho các đơn vị y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai có tính tổng thể, toàn diện nhằm giảm nhanh tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng, giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
2. Nhóm bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam
Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như:
- Bệnh giun truyền qua đất: bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc.
- Bệnh giun đường ruột khác: bệnh giun lươn, bệnh giun kim.
- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn: bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá ruột.
- Các bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun xoắn.
- Một số bệnh do đơn bào đường ruột, đơn bào đường sinh dục như Amíp, Giardia, Trichomonas...
- Một số bệnh do nấm như nấm da, nấm lông, tóc, móng, nấm ở các phủ tạng do candida...
3. Các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam trong những năm qua
3.1. Điều tra dịch tễ xác định vùng nguy cơ và các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh ký sinh trùng làm cơ sở để hoạch định các hoạt động phòng chống
- Hoạt động điều tra chủ yếu do các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, một số Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, đơn vị dự phòng tuyến tỉnh thực hiện. Tuyến huyện và xã hầu như không có các hoạt động, ngoại trừ một số hoạt động nằm trong khuôn khổ các dự án được triển khai trên địa bàn.
- Các điều tra thường sử dụng kỹ thuật xét nghiệm hình thái học như xét nghiệm tìm trứng giun sán, đơn bào trong phân, trong đờm. Một số sử dụng xét nghiệm miễn dịch học như ELISA, test nhanh; một số áp dụng các phương pháp sinh học phân tử như PCR, RFLP, giải trình tự gen.
- Thực hiện một số cuộc điều tra được tiến hành trên vật chủ trung gian, vật chủ dự trữ của bệnh như đối với các bệnh sán lá, sán dây/ấu trùng sán lợn, giun lươn, giun xoắn, giun đũa chó mèo, giun đầu gai.
- Thực hiện một số cuộc điều tra về hiểu biết, thái độ và thực hành của người dân với với bệnh ký sinh trùng thông qua phỏng vấn kiến thức, thái độ và thực hành, hoặc phỏng vấn sâu.
3.2. Hoạt động phòng chống cho từng nhóm bệnh ký sinh trùng
- Đa số người bệnh nhiễm bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán và điều trị ca bệnh ngay sau khi được chẩn đoán. Các ca bệnh ký sinh trùng thường được điều trị tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng. Chưa có vắc xin cho các bệnh ký sinh trùng.
- Đã xây dựng và ban hành được một số hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho một số bệnh ký sinh trùng như bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc, bệnh giun lươn, bệnh sán lá gan nhỏ, bệnh sán lá gan lớn, bệnh sán lá phổi, bệnh sán dây, bệnh ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai... làm cơ sở để điều trị trường hợp bệnh tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.
- Hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất tập trung vào một số đối tượng nguy cơ cao tại cộng đồng như tay giun hàng loạt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và phụ nữ tuổi sinh sản và một số cộng đồng tại một số vùng nhiễm nặng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và của Bộ Y tế.
- Hoạt động phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ tại cộng đồng, thực hiện tẩy sán lá gan nhỏ cho các đối tượng ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm bệnh cao tại các vùng dịch tễ bệnh thuộc các tỉnh như Hoà Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thanh hóa, Phú Yên và Bình Định.
- Hoạt động chẩn đoán và điều trị sán lá phổi cho các đối tượng nguy cơ cao có ăn cua nướng hoặc thức ăn từ cua chưa được nấu chín có nhiễm ấu trùng tại các tỉnh Lao Cai, Yên Bái và Lai Châu.
3.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá, bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn, bệnh giun xoắn được tiến hành tại cộng đồng ở những vùng nguy cơ cao.
- Phát triển các tài liệu truyền thông như băng rôn, tờ rơi, tranh treo tường, truyện tranh, đồ dùng học tập để truyền thông về phòng bệnh.
- Xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông tại trường học, tại các nhà văn hóa thôn bản và tại cộng đồng.
4. Thuận lợi và khó khăn
4.1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, định hướng của Bộ Y tế, các Vụ, cục, đơn vị và ngành liên quan tạo thuận lợi cho triển khai hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng, nên đã đạt được một số kết quả nhất định trong nhiều năm qua.
- Đội ngũ cán bộ của tuyến Trung ương, tuyến tỉnh làm công tác chuyên môn có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo các chương trình phòng chống, các hoạt động điều tra đánh giá và đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ký sinh trùng.
- Có được sự hợp tác, tài trợ, giúp đỡ tích cực về mặt kỹ thuật, xây dựng chính sách, cung cấp thuốc điều trị, vật liệu truyền thông và một phần kinh phí hoạt động của các tổ chức và các đối tác quốc tế trong các hoạt động phòng chống, nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trong đã đóng góp quan trọng vào kết quả của chương trình phòng chống bệnh ký sinh trùng.
4.2. Khó khăn
- Bệnh ký sinh trùng gồm nhiều loại, phân bố rộng rãi nhưng không đồng đều, tính chất bệnh đa dạng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của các vùng sinh thái khác nhau và tính chất xã hội của từng vùng, miền nên gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.
- Hệ thống phòng chống bệnh ký sinh trùng của tuyến tỉnh, huyện và xã còn yếu và chưa thống nhất. Trình độ chuyên môn và trang bị kỹ thuật phục vụ công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng còn rất hạn chế trong hệ thống chuyên khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SR-KST-CT) tại các tuyến.
- Các tỉnh, thành phố đang trong quá trình kiện toàn hệ thống y tế dự phòng nên nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn, thay đổi nhiều cán bộ không có chuyên môn về làm công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nên có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng chống bệnh sốt rét, ký sinh trùng. Lực lượng cán bộ chuyên môn thiếu và yếu, chưa xác định đầy đủ vị trí, chức năng nhiệm vụ trong các đơn vị.
- Thiếu các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về phòng chống bệnh ký sinh trùng, chưa có kế hoạch hoạt động cho giai đoạn, của từng tuyến để làm cơ sở triển khai thực hiện. Thiếu trang bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động điều tra cơ bản, lập bản đồ dịch tễ, chẩn đoán, điều trị.
- Bệnh ký sinh trùng thường có diễn biến âm thầm, kéo dài nên ít được quan tâm chú ý. Trong khi đó, tỷ lệ mắc của một số loại ký sinh trùng trong một số cộng đồng dân cư đặc thù cao, như ở trẻ em, phụ nữ độ tuổi sinh sản, nhóm dân cư vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện kinh tế, tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, trong nhà trường ở vùng nông thôn và miền núi còn khó khăn làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và hạn chế hiệu quả phòng chống. Việc thay đổi hành vi, nhận thức về phòng chống bệnh giun gặp nhiều khó khăn.
- Sự trợ giúp của các tổ chức và đối tác quốc tế chỉ tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, mang tính kích hoạt hoạt động, cung cấp thuốc điều trị thông qua các dự án, chương trình theo điều kiện của họ nên phạm vi hẹp, ít bền vững và lâu dài.
- Nguồn kinh phí dành cho hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng ở tất cả các tuyến chưa đáp ứng nhu cầu.
5. Dự báo tình hình bệnh ký sinh trùng
- Trong giai đoạn 2021-2025, bệnh ký sinh trùng được xác định là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, ghi nhận tỷ lệ mắc cao một số bệnh ký sinh trùng ở nhóm đối tượng nguy cơ, tại các vùng dịch tễ. Trong khi đó, điều kiện kinh tế, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, tập quán vệ sinh sinh hoạt còn nhiều hạn chế, đặc biệt tại các vùng nông thôn và miền núi là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến của bệnh ký sinh trùng. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu, hiện tượng đô thị hóa, thay đổi lối sống, thói quen ăn uống cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình bệnh ký sinh trùng tại cộng đồng.
- Việc sử dụng thực phẩm, thói quen ăn thức ăn sống hoặc chưa nấu chín tại nhiều vùng miền tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến gia tăng số nhiễm bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn và gây ra gánh nặng bệnh tật tại cộng đồng. Trong đó đáng lưu ý là bệnh sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây/ấu trùng sán lợn, ấu trùng giun đũa chó mèo, ấu trùng giun lươn, ấu trùng giun đầu gai, ấu trùng giun xoắn....
- Nhu cầu tăng cao của người dân về khám phát hiện, điều trị sớm và phòng chống bệnh ký sinh trùng, đòi hỏi cần cải thiện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ký sinh trùng tại tất cả các tuyến.
- Mô hình bệnh tật có thể thay đổi trong bối cảnh xuất hiện dịch bệnh mới nổi như dịch COVID-19, thay đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết tiêu cực (El Nino, El Nina) thường xuyên xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng nhiều và mạnh hơn; bên cạnh đó là phát triển, biến đổi nhanh về vật nuôi, giống cây trồng (các trung gian truyền bệnh) cũng làm cho việc mắc bệnh ký sinh trùng thêm phần phức tạp, cần có nghiên cứu, can thiệp đa ngành và có phương án dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Các kế hoạch, dự án, hướng dẫn phòng chống các bệnh ký sinh trùng. Chương trình hợp tác với các tổ chức và đối tác quốc tế;
- Thực trạng và yêu cầu phòng chống bệnh ký sinh trùng hiện nay.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng trên toàn quốc.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Làm giảm gánh nặng bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam, tập trung ưu tiên tại các vùng dịch tễ của bệnh góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật do bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người gây nên tại các vùng dịch tễ.
b) Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun truyền qua đất, ưu tiên ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi.
c) Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên phạm vi toàn quốc.
4. Chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: Xây dựng bản đồ và xác định vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp giai đoạn 2021 - 2025.
- Chỉ tiêu 2: Mỗi năm giảm 5% tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất và sán lá gan nhỏ tại các vùng dịch tễ để đến năm 2025 giảm 23% so với hiện tại; các bệnh giun sán thường gặp khác được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Chỉ tiêu 3: Điều trị 100% cho người được chẩn đoán nhiễm các loại giun sán.
- Chỉ tiêu 4: Tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên:
+ Trên 75% học sinh tiểu học (khoảng 3,5 - 4,5 triệu học sinh) tại vùng dịch tễ.
+ Trên 80% trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi (khoảng 3 - 3,5 triệu trẻ) ở các tỉnh có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao.
+ Trên 50% trẻ 12 - 23 tháng tuổi tại các tỉnh có tỉ lệ nhiễm giun trên 20%.
+ Trên 60% phụ nữ tuổi sinh sản 15-45 tuổi tại các tỉnh có tỉ lệ nhiễm giun trên 20%.
- Chỉ tiêu 5: Tẩy sán lá gan nhỏ 1 lần/năm cho đối tượng nguy cơ tại các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm trên 20%.
- Chỉ tiêu 6: 100% các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tiến hành các biện pháp phòng chống.
- Chỉ tiêu 7: Trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ được tiếp cận với các thông tin tuyên truyền phòng chống các bệnh ký sinh trùng.
- Chỉ tiêu 8: 100% các trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ bệnh tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá gan nhỏ, bệnh giun sán truyền qua thức ăn và báo cáo kết quả thực hiện.
- Chỉ tiêu 9: 100% cơ sở y tế các tuyến có cán bộ được đào tạo về phòng chống bệnh ký sinh trùng. Một số các cơ sở y tế chuyên sâu có thể triển khai thực hiện phương pháp chẩn đoán và áp dụng các biện pháp phòng chống, nghiên cứu dịch tễ.
5. Giải pháp thực hiện
5.1. Giải pháp về chính sách
- Bổ sung, hoàn chỉnh và ban hành các chính sách, chế độ, quy định liên quan đến lĩnh vực phòng chống bệnh ký sinh trùng để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai các hoạt động phòng chống và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh các bệnh ký sinh trùng.
- Xác định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực phòng chống bệnh ký sinh trùng tại các đơn vị y tế ở các tuyến
- Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp hàng năm và theo giai đoạn của tuyến Trung ương và địa phương.
- Các cơ quan, đơn vị tuyến Trung ương xác định và huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Tuyến tỉnh, thành phố xác định và huy động nguồn kinh phí, triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống các bệnh ký sinh trùng. Nâng cao chất lượng giám sát phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh ký sinh trùng.
- Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, xây dựng, ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong phòng chống ký sinh trùng để các tỉnh tiếp cận và sử dụng được cho tất cả các.
- Huy động, hướng dẫn sự tham gia và phối hợp của các ban, ngành và của cộng đồng vào công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng.
5.2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
5.2.1. Giám sát, điều tra bệnh ký sinh trùng
- Xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo của các tuyến về bệnh ký sinh trùng.
- Điều tra đánh giá tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm bệnh giun truyền qua đất theo vùng và theo nhóm đối tượng.
- Đánh giá tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, yếu tố nguy cơ của bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người tại các tỉnh, thành phố.
- Lập cơ sở dữ liệu về bệnh giun sán tại các tuyến.
- Vẽ bản đồ và xác định vùng dịch tễ cho từng bệnh ký sinh trùng của tuyến tỉnh và Trung ương.
5.2.2. Nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng
- Rà soát để xây dựng, cập nhật và bổ sung các hướng dẫn chuyên môn. Tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng trên toàn quốc đã được Bộ Y tế ban hành.
- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh ký sinh trùng cho các cơ sở điều trị, bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ quy định.
- Đảm bảo việc sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng an toàn, hiệu quả.
5.2.3. Can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh ký sinh trùng
- Xác định được các nhóm đối tượng nguy cơ cần được can thiệp tẩy giun, sán tại các vùng dịch tễ.
- Xây dựng kế hoạch can thiệp một số bệnh: sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán dây/ấu trùng sán lợn, giun lươn, giun đầu gai, giun đũa chó mèo....
- Phát hiện nhanh và điều trị ca bệnh cho các đối tượng nhiễm giun, sán.
- Thực hiện các chiến dịch tẩy giun, sán cho các đối tượng nguy cơ.
- Phân phối và cấp thuốc tẩy giun, sán cho đối tượng nguy cơ.
- Phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Theo dõi đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp.
5.3. Giải pháp về truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Xây dựng kế hoạch truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng cụ thể cho từng bệnh, nhóm bệnh, từng nhóm đối tượng, từng vùng theo từng năm nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường thực hành phòng chống của người dân, cộng đồng và của xã hội.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục hợp lý cho các đối tượng là trẻ em, học sinh tiểu học, cha mẹ học sinh, các cơ sở y tế, trường học và cộng đồng. Áp dụng nhiều loại hình thức tuyên truyền khác nhau như tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu, phát thanh, truyền hình, họp dân, bài giảng ngoại khóa, nói chuyện trực tiếp, các vở kịch vui, truyền thông trực tuyến qua các ứng dụng công nghệ...
- Xây dựng và triển khai các hoạt động về can thiệp như sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và giám sát chất lượng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng.
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống ký sinh trùng tới cộng đồng bằng các phương tiện thông tin thích hợp, đặc biệt truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho đối tượng đích.
- Phối hợp và đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh ký sinh trùng. Lồng ghép trong hoạt động tư vấn, tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo, tập huấn về phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Tổ chức tốt việc phối hợp, huy động Ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Vận động cộng đồng cùng chung tay tích cực tham gia phòng chống các bệnh ký sinh trùng.
5.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng
- Xây dựng, phát triển và củng cố hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá từ Trung ương đến cơ sở. Hoàn thiện qui trình và hướng dẫn theo dõi giám sát, đánh giá hoạt động cho từng tuyến. Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác theo dõi giám sát, đánh giá hoạt động ở tất cả các tuyến.
- Triển khai các hoạt động kiểm tra việc thực hiện ở tất cả các tuyến.
- Hàng năm và sau mỗi 5 năm, tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm, thi đua khen thưởng; tiến hành xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động cho năm, giai đoạn tiếp theo sát với tình hình thực tế.
5.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống các bệnh ký sinh trùng
- Củng cố tổ chức hệ thống phòng chống bệnh ký sinh trùng phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương.
- Rà soát, xác định chức năng nhiệm vụ của các tuyến về phòng chống bệnh ký sinh trùng để bổ sung cho phù hợp.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu tại các đơn vị tuyến trung ương, tỉnh để tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới về dự phòng, xét nghiệm, giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Tăng cường hệ thống xét nghiệm tại các khu vực và cho các tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng. Phát triển và tích hợp vào hệ thống phần mềm báo cáo có sẵn đã được phổ biến sử dụng phục vụ cho công tác giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng.
5.6. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
- Xác định các vấn đề ưu tiên nghiên cứu theo hướng phát triển bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu đánh giá phục vụ công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Nghiên cứu thuốc sử dụng các thuốc mới, các mô hình phòng chống bệnh ký sinh trùng từ các nước trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong chuyển giao, trao đổi kỹ thuật và đào tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước.
- Tổ chức các hội nghị khoa học để trao đổi kinh nghiệm, công bố các kết quả nghiên cứu, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phòng chống bệnh ký sinh trùng.
5.7. Giải pháp về nguồn lực và đầu tư
- Đảm bảo bố trí đủ cơ cấu, số lượng, chất lượng chuyên môn của hệ thống phòng chống bệnh ký sinh trùng, duy trì mảng lưới cán bộ làm công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng tại y tế cơ sở.
- Xây dựng định mức, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng cho các tuyến.
- Xác định, bố trí đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng phù hợp với khả năng và điều kiện của từng địa phương.
+ Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.
+ Nguồn kinh phí hợp tác và viện trợ.
5.8. Giải pháp về xã hội hóa công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng
- Huy động sự tham gia vào công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.
- Phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng giữa các tổ chức đoàn thể, cộng đồng tại địa phương.
- Thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng với sự tham gia của cộng đồng và cá nhân.
6. Nội dung hoạt động chính
6.1. Thu thập số liệu và xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2021 - 2025
- Tuyến Trung ương:
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng, tiến hành các đề tài, các dự án nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên phạm vi toàn quốc, cập nhật số liệu từ các điều tra, nghiên cứu để xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng trong giai đoạn 2021-2025.
+ Cập nhật số liệu bệnh ký sinh trùng mới nổi, bệnh ký sinh trùng mới và hiếm gặp để xây dựng bản đồ phân bố và đề xuất các hoạt động phòng chống phù hợp cho từng bệnh.
- Tuyến tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng lưu hành tại các địa phương, lựa chọn các vùng dịch tễ của từng bệnh ký sinh trùng phù hợp với từng địa phương. Tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả hoạt động bệnh ký sinh trùng trên địa bàn.
- Tuyến xã phát hiện ca bệnh ký sinh trùng tại địa phương, điều trị, tổng hợp, thống kê các ca bệnh ký sinh trùng báo cáo số liệu các ca bệnh lên tuyến huyện, tỉnh để thống kê tình hình bệnh.
6.2. Hoạt động về đào tạo, tập huấn về phòng chống bệnh ký sinh trùng
- Tuyến Trung ương, tuyến tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động đào tạo, đào tạo lại về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng cho các tuyến.
- Tuyến Trung ương đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông phòng chống các bệnh ký sinh cho tuyến tỉnh.
- Tuyến tỉnh đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông phòng chống các bệnh ký sinh cho tuyến huyện, xã.
- Tuyến huyện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông phòng chống các bệnh ký sinh cho tuyến xã.
- Tuyến xã đào tạo tập huấn về hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng cho nhân viên y tế thôn bản và các tình nguyện viên.
6.3. Hoạt động cung cấp trang thiết bị, vật tư
- Tuyến Trung ương huy động, kêu gọi đầu tư về trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng từ các nguồn của Trung ương, Bộ, ban ngành, từ các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các tuyến từ Trung ương đến địa phương theo các quy định hiện hành của nhà nước và pháp luật.
- Tuyến tỉnh, huyện, xã huy động, kêu gọi đầu tư về trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng từ các nguồn của địa phương theo các quy định hiện hành.
6.4. Hoạt động phòng chống các bệnh giun truyền qua đất (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ), giun lươn và giun kim
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế tuyến huyện xây dựng kế hoạch phòng chống các bệnh giun ở người phù hợp phạm vi hoạt động với các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá, điều tra thực trạng nhiễm các bệnh giun ở cộng đồng tại các địa phương, chú trọng đến các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất như trẻ em từ 12 - 60 tháng, học sinh tiểu học từ 6 - 11 tuổi và phụ nữ tuổi sinh sản từ 15 - 45 tuổi.
- Lập mới bản đồ dịch tễ bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun đường ruột khác ở phạm vi quy mô quốc gia, tỉnh và theo dõi sự thay đổi qua các giai đoạn. Thực hiện xét nghiệm xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm ở các nhóm ảnh hưởng, phát hiện các trường hợp nhiễm giun truyền qua đất, bệnh giun đường ruột khác bằng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, Kato hoặc Kato-Katz...
- Tổ chức điều trị ca bệnh, điều trị, chọn lọc, điều trị hàng loạt đối với các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm cao. Duy trì và mở rộng hoạt động tẩy giun định kỳ nhằm giảm tỷ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm tác hại của bệnh giun truyền qua đất.
- Đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phòng chống bệnh giun truyền qua đất tại các tuyến.
- Cung cấp ban đầu kính hiển vi, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư xét nghiệm cho các tuyến.
- Xây dựng và đa dạng hóa các vật liệu truyền thông, nội dung truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông tại các tuyến.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như ngành giáo dục, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan trong công tác phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun đường ruột khác.
- Thực hiện các hoạt động giám sát về tình hình bệnh, giám sát thực hiện chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị và các hoạt động giám sát tẩy giun tại cộng đồng.
- Xác định các trường hợp nhiễm giun kim, xác định tỉ lệ nhiễm tại các vùng có nhiều người nhiễm đặc biệt là trẻ em. Tiến hành các hoạt động điều trị ca bệnh và các hoạt động giáo dục truyền thông phòng chống bệnh tại cộng đồng.
- Xác định các trường hợp nhiễm giun lươn, tập trung xác định tỉ lệ nhiễm giun lươn tại các vùng có nhiều người nhiễm giun móc/mỏ. Chú trọng phát hiện sớm và điều trị sớm ca bệnh, chú ý các trường hợp nhiễm giun lươn lan toả, nhiễm nặng có biến chứng suy đa phủ tạng. Tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thông phòng chống bệnh tại cộng đồng.
- Các hoạt động nghiên cứu xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh giun truyền qua đất, phát triển vật liệu truyền thông, in ấn, phân phối vật liệu truyền thông phòng chống giun truyền qua đất do tuyến Trung ương và tuyến tỉnh đảm nhiệm.
- Thuốc tẩy giun sẽ được các đơn vị tuyến Trung ương kêu gọi các nhà tài trợ hoặc vận động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp lý từ Trung ương đến địa phương để mua thuốc tẩy giun và phân phối theo ngành dọc.
- Hoạt động tẩy giun, điều trị ca bệnh tại cộng đồng sẽ do tuyến xã thực hiện. Tuyến Trung ương, tỉnh, huyện sẽ tiến hành các hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng chống giun truyền qua đất theo hệ thống ngành dọc.
- Phối hợp và lồng ghép hoạt động phòng chống bệnh giun ở người với các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh môi trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
6.5. Phòng chống các bệnh sán lá truyền qua thức ăn như sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột
- Đánh giá lại sự phân bố các bệnh sán truyền qua thức ăn tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Lập mới bản đồ dịch tễ bệnh sán lá ở Việt Nam và theo dõi diễn biến thay đổi qua các năm.
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm các bệnh sán lá ở vật chủ chính là động vật, vật chủ trung gian và vật chủ dự trữ mầm bệnh để cùng nhau xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh sán lá truyền qua thức ăn tại cộng đồng.
- Điều trị hàng loạt một lần/năm cho đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ tại các vùng dịch tễ nơi có tỉ lệ nhiễm cao trên 20%, 2 năm một lần cho các đối tượng nguy cơ sống trong vùng dịch tễ nơi có tỉ lệ nhiễm từ 10% đến dưới 20% và điều trị ca bệnh tại các vùng dịch tễ còn lại.
- Điều trị ca bệnh đối với các bệnh sán lá gan lớn, sán lá phổi, sán lá ruột.
- Đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phòng chống bệnh sán lá truyền qua thức ăn tại các tuyến.
- Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư xét nghiệm cho các tuyến.
- Phát triển các vật liệu truyền thông, đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền phòng chống các bệnh.
- Xã hội hóa công tác phòng chống bệnh sán ở người kết hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan đoàn thể xã hội.
- Thực hiện các hoạt động giám sát về tình hình bệnh, giám sát thực hiện chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị và giám sát các hoạt động tẩy sán tại cộng đồng.
- Các hoạt động nghiên cứu xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh sán lá, phát triển vật liệu truyền thông, in ấn, phân phối vật liệu truyền thông phòng chống bệnh sán lá do tuyến Trung ương và tuyến tỉnh đảm nhiệm.
- Thuốc điều trị sán lá sẽ do tuyến Trung ương kêu gọi các nhà tài trợ hoặc vận động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp lý từ Trung ương đến địa phương để mua thuốc điều trị sán lá và phân phối theo ngành dọc.
- Hoạt động tẩy sán tại cộng đồng sẽ do tuyến xã thực hiện. Tuyến Trung ương, tỉnh, huyện sẽ tiến hành các hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng chống các bệnh sán lá theo ngành dọc.
- Hoạt động điều trị ca bệnh nhiễm sán lá sẽ được điều trị tại các cơ sở điều trị, các trạm y tế trên toàn quốc theo phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành.
6.6. Phòng chống bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn
- Giám sát, đánh giá, điều tra xác định thực trạng nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn tại các vùng dịch tễ cũ và các vùng dịch tễ mới, xây dựng bản đồ dịch tễ.
- Đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phòng chống bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn tại các tuyến.
- Tổ chức điều trị ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn tại các cơ sở y tế
- Xây dựng mô hình phòng chống, loại trừ bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn tại cộng đồng của Việt Nam.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi, điều trị đối tượng nguy cơ và ca nhiễm làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật do sán dây/ấu trùng sán lợn.
- Thực hiện các hoạt động giám sát về tình hình bệnh, giám sát thực hiện chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị bệnh.
- Các hoạt động nghiên cứu xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, phát triển vật liệu truyền thông, in ấn, phân phối vật liệu truyền thông phòng chống bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn do tuyến Trung ương và tuyến tỉnh đảm nhiệm.
- Thuốc điều trị sán dây/ấu trùng sán lợn được huy động từ các nhà tài trợ và sử dụng các nguồn kinh phí được cấp để mua thuốc điều trị.
- Thực hiện điều trị ca bệnh nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn tại các cơ sở điều trị, các Trạm y tế trên toàn quốc theo phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành và các quy định về hoạt động khám chữa bệnh.
6.7. Hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng khác
Bệnh ký sinh trùng khác gồm có các bệnh giun sán truyền từ động vật sang người như giun ấu trùng giun đũa chó/mèo, ấu trùng giun đầu gai, giun xoắn; các bệnh amip, đơn bào đường ruột, đơn bào đường sinh dục, nấm da, nấm lông tóc móng, nấm nội tạng. Các bệnh này đang có xu hướng gia tăng ghi nhận mắc.
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, phác đồ điều trị và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng mới nổi kể trên.
- Giám sát, đánh giá, điều tra xác định thực trạng nhiễm bệnh ký sinh trùng mới nổi tại các vùng dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ.
- Đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phòng chống bệnh ký sinh trùng mới nổi tại các tuyến.
- Tổ chức điều trị ca bệnh, nghiên cứu thí điểm mô hình phòng chống tiến tới can thiệp phòng chống cho toàn cộng đồng.
- Thực hiện các hoạt động giám sát về tình hình bệnh, giám sát thực hiện chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị bệnh.
- Các hoạt động nghiên cứu xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng mới nổi, phát triển vật liệu truyền thông, in ấn, phân phối vật liệu truyền thông phòng chống bệnh do tuyến Trung ương và tuyến tỉnh đảm nhiệm.
- Hoạt động điều trị ca bệnh ký sinh trùng mới nổi sẽ được điều trị tại các cơ sở điều trị, các trạm y tế trên toàn quốc theo phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành và các quy định về hoạt động khám chữa bệnh.
6.8. Phòng chống bệnh ký sinh trùng trong an toàn thực phẩm
- Rà soát và xây dựng các chỉ tiêu ký sinh trùng trong an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
- Xây dựng các kỹ thuật xét nghiệm chuẩn về chẩn đoán ký sinh trùng trong thực phẩm như thịt, cá, nước, rau...
- Xây dựng kế hoạch điều tra đánh giá tình hình nhiễm ký sinh trùng trong thực phẩm và xây dựng nội dung hoạt động phòng chống.
6.9. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về bệnh ký sinh trùng từ tuyến Trung ương đến địa phương, huy động các nguồn kinh phí để thực hiện về giám sát, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng phù hợp với từng phạm vi, quy mô của cơ quan, đơn vị:
- Xác định các vấn đề ưu tiên nghiên cứu theo hướng phát triển gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu đánh giá phục vụ hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Nghiên cứu, thử nghiệm sử dụng thuốc mới, các mô hình phòng chống bệnh ký sinh trùng từ các nước trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam.
- Tăng cường các hoạt động chuyển giao, trao đổi kỹ thuật và đào tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước.
- Định kỳ tổ chức các hội nghị khoa học để trao đổi kinh nghiệm, công bố các kết quả nghiên cứu, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan khác về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Thú y để nghiên cứu về mầm bệnh sán lá phổi trên vật chủ trung gian, đưa ra các cảnh báo về nguy cơ gây bệnh cho người và đề ra các biện pháp phòng chống.
- Hoàn thiện nghiên cứu thử nghiệm điều trị tại cộng đồng bệnh sán dây nhằm làm giảm thiểu số nguy cơ nhiễm bệnh ấu trùng sán lợn tại cộng đồng.
- Tiếp tục nghiên cứu về mầm bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn trên vật chủ trung gian, đưa ra các cảnh báo về nguy cơ gây bệnh cho con người và phối hợp với ngành Thú y đề ra các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả.
- Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao phát hiện ký sinh trùng giun, sán, nấm, đơn bào, vi sinh trong thực phẩm và trong nước để đáp ứng với nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu về hiệu lực và kháng thuốc của một số loại thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng như Albendazole, Mebendazole, Triclabendazole, Praziquantel... Nghiên cứu các loại thuốc mới điều trị bệnh ký sinh trùng.
6.10. Giám sát, theo dõi các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng
- Tuyến Trung ương xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động giám sát dịch tễ bệnh ký sinh trùng hàng năm theo từng bệnh, từng đối tượng, từng vùng dịch tễ bệnh để đưa ra các khuyến cáo, các kế hoạch phòng chống các bệnh ký sinh trùng. Đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống ký sinh trùng tại tuyến tỉnh, huyện, xã.
- Tuyến tỉnh xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động giám sát dịch tễ bệnh ký sinh trùng hàng năm theo từng bệnh, từng đối tượng, từng vùng dịch tễ bệnh để đưa ra các khuyến cáo, các kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh và đề xuất các hoạt động lên tuyến trung ương. Đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống ký sinh trùng tại tuyến huyện, xã.
- Tuyến huyện xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động giám sát bệnh ký sinh trùng hàng năm theo từng bệnh, từng đối tượng, từng vùng dịch tễ bệnh để đưa ra các khuyến cáo, các kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn huyện và đề xuất các hoạt động lên tuyến tỉnh. Đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống ký sinh trùng tại tuyến xã.
- Tuyến xã thực hiện các hoạt động giám sát, xác định các bệnh nhân ký sinh trùng phù hợp với điều kiện thực tế tại xã, phường, thị trấn và phối hợp cùng các tuyến thực hiện hoạt động giám sát bệnh ký sinh trùng khi có yêu cầu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng. Sử dụng phần mềm để thu thập, quản lý và xử lý số liệu phục vụ cho công tác giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng.
7. Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021 - 2025
- Kinh phí thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng, đào tạo, tập huấn, nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị tuyến Trung ương sẽ sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương và từ huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Kinh phí thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng, đào tạo, tập huấn, nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị của địa phương sẽ sử dụng nguồn ngân sách của địa phương và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Nhu cầu kinh phí cho các hoạt động ưu tiên trọng tâm phòng chống bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2021 - 2025 ước tính 357.507 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục VIII). Trong đó:
+ Kinh phí Trung ương: 88.960 tỷ đồng
+ Kinh phí địa phương: 182.010 tỷ đồng
+ Kinh phí tài trợ: 86.537 tỷ đồng
(Thuốc điều trị các bệnh giun, sán tại cộng đồng một phần được tài trợ tài trợ trực tiếp từ các tổ chức, đối tác và một phần mua sắm bằng nguồn kinh phí hợp pháp khác).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tuyến Trung ương
1.1. Cục Y tế dự phòng
- Đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên phạm vi toàn quốc.
- Thường trực về các hoạt động phòng phòng chống bệnh ký sinh trùng và điều phối chung hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống phòng chống bệnh ký sinh trùng hàng năm.
- Chỉ đạo, điều phối việc cập nhật, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Chỉ đạo, điều phối chung các hoạt động giám sát, phát hiện, điều tra đáp ứng phòng chống bệnh ký sinh trùng, đánh giá nguy cơ của bệnh ký sinh trùng.
- Đề xuất các chính sách, chế độ, các quy định trong hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin phòng chống bệnh ký sinh trùng, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông và công chúng.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng.
1.2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác điều trị bệnh ký sinh trùng.
- Chỉ đạo, điều phối việc cập nhật, xây dựng, sửa đổi và bổ sung hướng dẫn chuyên môn về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng.
- Chỉ đạo, tập huấn, cập nhật các thông tin về chẩn đoán, phác đồ điều trị cho cán bộ y tế ở tất cả các tuyến; tổng kết, rút kinh nghiệm về điều trị bệnh ký sinh trùng.
- Chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến cơ sở trong công tác điều trị bệnh ký sinh trùng.
- Đầu mối tổ chức đánh giá việc thực hiện các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng và đề xuất các chính sách nhằm tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với việc chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hỗ trợ đối với các bệnh viện trong toàn hệ thống về khám và điều trị bệnh ký sinh trùng.
1.3. Cục Quản lý Dược
- Tổ chức thẩm định, xét duyệt, cấp số đăng ký lưu hành, cấp phép nhập khẩu, tăng cường quản lý chất lượng thuốc phòng chống bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam.
- Chỉ đạo, theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc, sinh phẩm y tế sử dụng trong phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra về việc kinh doanh, sản xuất thuốc phòng chống bệnh ký sinh trùng.
1.4. Cục Quản lý Môi trường y tế
Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền việc kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh; vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng và nước sạch tại cộng đồng và các cơ sở y tế để phòng chống lây nhiễm bệnh ký sinh trùng.
1.5. Cục An toàn thực phẩm
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm ký sinh trùng qua thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giám sát các thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm.
1.6. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng
- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan để cung cấp thông tin nhằm định hướng cho các phương tiện truyền thông đại chúng về công tác tuyên truyền phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị chuyên môn để tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về phòng chống bệnh ký sinh trùng; giám sát hỗ trợ các địa phương thực hiện các thông điệp truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng đến đúng đối tượng đích theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Đầu mối chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị chuyên môn xây dựng các tài liệu, vật liệu truyền thông phù hợp với các đối tượng đích.
1.7. Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về nguồn kinh phí, sử dụng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Chỉ đạo, bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng phù hợp với yêu cầu thực tế; tập hợp nhu cầu về thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra công tác đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng; hướng dẫn các chế độ tài chính cho công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
1.8. Vụ Bảo hiểm y tế
- Đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục và các cơ quan liên quan để xây dựng quy định và hướng dẫn chi trả, thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế cho điều trị trường hợp bị mắc bệnh ký sinh trùng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
1.9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
- Tổ chức hướng dẫn, thẩm định, xét duyệt và nghiệm thu các đề tài và ứng dụng khoa học trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn để tiến hành các hoạt động thử nghiệm thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng và phổ biến kết quả để tổ chức áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo về Y Dược thường xuyên cập nhật các tài liệu, giáo trình giảng dạy về phòng chống, điều trị bệnh ký sinh trùng phù hợp với các hướng dẫn của Bộ Y tế.
1.10. Vụ Hợp tác quốc tế
- Đầu mối liên hệ với các tổ chức, cơ quan quốc tế hợp tác trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Vận động và huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, đối tác quốc tế, nhà tài trợ cho các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam.
1.11. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
- Thực hiện xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp với kế hoạch chung phòng chống bệnh ký sinh trùng của giai đoạn 2021 - 2025; chỉ đạo, hỗ trợ và chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến.
- Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đầu mối kỹ thuật phối hợp với các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và đơn vị liên quan đề xuất kỹ thuật về xây dựng hướng dẫn giám sát phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng; thực hiện quản lý chương trình, giám sát đánh giá, thông tin và báo cáo về bệnh ký sinh trùng.
- Thực hiện giám sát tình hình bệnh ký sinh trùng, khám phát hiện, điều trị bệnh nhân ký sinh trùng và đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời và nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Xây dựng và thiết lập các phòng xét nghiệm tham chiếu về bệnh ký sinh trùng, hỗ trợ đơn vị y tế các địa phương trên địa bàn phụ trách nâng cao chất lượng xét nghiệm ký sinh trùng. Thực hiện qui trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng xét nghiệm bệnh ký sinh trùng của các phòng xét nghiệm. Thiết lập hệ thống ngoại kiểm đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm thuộc hệ thống y tế dự phòng; tổ chức đào tạo tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị trong việc đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
- Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh ký sinh trùng để cung cấp cho các cơ quan quản lý các cấp, cơ quan truyền thông và cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động điều tra nghiên cứu, các biện pháp điều trị, các mô hình phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về tập huấn chuyên môn kỹ thuật, triển khai các hoạt động giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng.
- Tổ chức, triển khai và phối hợp với các đơn vị liên quan về các hoạt động tẩy giun sán tại các địa phương trên địa bàn phụ trách.
- Hằng năm tổ chức đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng của các tỉnh, khu vực và quốc gia theo quy định.
1.12. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương
- Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố, địa phương triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh ký sinh trùng cho người dân, chú ý tập trung cho đối tượng có nguy cơ, các vùng dịch tễ.
- Xây dựng các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông về phòng chống bệnh ký sinh trùng gửi cho các địa phương.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan và cơ quan thông tin đại chúng để đăng tải tin, bài, phát thông điệp, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.13. Các bệnh viện tuyến Trung ương
- Tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng nặng được gửi về từ các tuyến và các trường hợp bệnh nhân đến khám phát hiện tại bệnh viện.
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm điều trị, xây dựng phác đồ điều trị bệnh ký sinh trùng; áp dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh ký sinh trùng.
- Tăng cường công tác hỗ trợ, tập huấn điều trị bệnh ký sinh trùng, chuyển giao công nghệ về chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị cho các bệnh viện, các cơ sở tuyến dưới.
1.14. Phối hợp với các Bộ, ban, ngành, cơ quan tuyến Trung ương
- Phối hợp với Vụ Giáo dục thể chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam trong công tác giáo dục truyền thông phòng chống các bệnh giun sán tại các trường học, tổ chức hội phụ nữ các cấp và cộng đồng, tham gia, phối hợp vào các chiến dịch tẩy giun, sán tại nhà trường và cộng đồng.
- Phối hợp với Cục Thú y, Viện Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai phòng chống các bệnh ký sinh trùng truyền truyền từ động vật sang người; phối hợp nghiên cứu dịch tễ và biện pháp phòng chống các bệnh giun, sán ở động vật nhằm làm giảm ảnh hưởng tới công tác chăn nuôi, sản xuất kinh tế và giảm phát tán mầm bệnh giun, sán ra môi trường từ đó hạn chế được nguồn lây nhiễm sang người.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan khác để tiến hành các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng thuộc phạm vi của Bộ, ngành. Phối hợp và hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng cho cộng đồng.
2. Y tế địa phương
2.1. Sở Y tế tỉnh, thành phố
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng tại các cấp ở địa phương; phê duyệt, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng của địa phương, bảo đảm nguồn lực, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu và hoạt động của kế hoạch.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố huy động sự tham gia của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng và huy động sự tham gia của cộng đồng.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình bệnh ký sinh trùng và các hoạt động phòng chống đến tận thôn, bản, buôn, ấp; đánh giá các yếu tố nguy cơ và xu hướng diễn biến của bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là tại các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng báo cáo kịp thời về Bộ Y tế theo quy định; phối hợp với các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng triển khai các hoạt động giám sát, tổ chức điều tra, lập bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng và triển khai các biện pháp phòng chống theo kế hoạch được phê duyệt.
- Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung khám và điều trị, chuẩn bị đủ thuốc, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận khám và điều trị bệnh nhân; tập huấn hướng dẫn khám phát hiện, phác đồ điều trị cho các cơ sở điều trị của các tuyến.
- Chỉ đạo việc lồng ghép các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm vào chương trình, dự án phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Chỉ đạo triển khai tẩy giun sán cho trẻ em, đối tượng nguy cơ tại các trường học, cơ sở y tế đảm bảo an toàn.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng của các đơn vị trên địa bàn.
2.2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố
- Tham mưu công tác xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng của tỉnh, thành phố.
- Đầu mối tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, triển khai đồng bộ các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống bệnh ký sinh trùng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình mắc bệnh ký sinh trùng, lập bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng, điều tra và đánh giá các yếu tố nguy cơ. Thực hiện thu thập, quản lý, tổng hợp, báo cáo số liệu bệnh ký sinh trùng theo quy định.
- Tổ chức rà soát, lập danh sách các đối tượng trẻ em, học sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đối tượng nguy cơ khác để chỉ đạo tổ chức tẩy giun, sán đảm bảo an toàn và có tỷ lệ bao phủ cao.
- Nâng cấp và chuẩn hóa các quy trình, trang thiết bị xét nghiệm ký sinh trùng tại đơn vị để có thể chủ động hỗ trợ các địa phương xét nghiệm xác định khi cần thiết.
- Xây dựng và triển khai các mô hình phòng chống bệnh ký sinh trùng; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các điều tra, nghiên cứu khoa học về bệnh ký sinh trùng.
- Biên tập và xây dựng các tài liệu truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao, các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng.
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan của ngành Giáo dục và Đào tạo để tiến hành các hoạt động phòng chống giun sán trong trẻ em và học sinh.
- Phối hợp với các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng để triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá theo kế hoạch được phê duyệt.
- Chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới về mặt chuyên môn, nhân lực, vật lực; kiểm tra giám sát công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trong phạm vi tỉnh, thành phố.
2.3. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố
- Tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng đến khám phát hiện tại bệnh viện, bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng nặng được gửi về từ tuyến dưới.
- Tập huấn chẩn đoán, phác đồ điều trị, chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng cho các bệnh viện tuyến quận, huyện. Hỗ trợ kỹ thuật chẩn đoán, điều trị cho tuyến huyện.
- Tăng cường việc khám, xét nghiệm phát hiện, đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện và điều trị sớm các trường hợp nhiễm ký sinh trùng; thực hiện tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm phát hiện bệnh ký sinh trùng và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
- Báo cáo đầy đủ, kịp thời các trường hợp mắc bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là các trường hợp mắc có diễn biến bất thường, bệnh ký sinh trùng mới nối cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật theo quy định.
2.4. Trung tâm y tế cấp huyện
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố về chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt chống bệnh ký sinh trùng tại địa phương. Triển khai hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức triển khai các hoạt động giám sát phát hiện, điều tra dịch tễ và hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo Trạm y tế xã, phường, thị trấn rà soát, nắm chắc các đối tượng trẻ em, học sinh, phụ nữ tuổi sinh sản, đối tượng nguy cơ khác để chỉ đạo tổ chức tẩy giun, sán đảm bảo an toàn và có tỷ lệ bao phủ cao.
- Tổng hợp, báo cáo số liệu về tình hình bệnh ký sinh trùng theo quy định.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng.
2.5. Các bệnh viện, cơ sở điều trị
- Thực hiện việc thu dung, điều trị bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng, điều trị đúng phác đồ.
- Thực hiện tư vấn, khám sàng lọc ký sinh trùng cho các trường hợp có nguy cơ cao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
- Tổng hợp và cung cấp thông tin bệnh ký sinh trùng về Trung tâm y tế huyện để tổng hợp, đề xuất các biện pháp phòng, chống phù hợp.
2.6. Trạm y tế cấp xã
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác phòng chống và loại trừ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn xã, phường, thị trấn; tổng hợp số liệu và báo cáo tình hình bệnh ký sinh trùng theo quy định.
- Rà soát, nắm chắc các đối tượng trẻ em, học sinh, phụ nữ tuổi sinh sản, đối tượng nguy cơ để chỉ đạo và tổ chức tẩy giun sán đảm bảo an toàn và có tỷ lệ bao phủ cao.
- Tuyên truyền cho nhân dân các biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng; vận động các gia đình và người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch, ăn uống hợp vệ sinh, cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán theo hướng dẫn, vận động các đối tượng có nguy cơ đi khám để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Bộ Y tế giao Cục Y tế dự phòng làm đầu mối phối hợp với Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và các đơn vị liên quan để tổng hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.