Quyết định 1266/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1266/QĐ-BYT

Quyết định 1266/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1266/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành:14/04/2006Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1266/QĐ-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Số: 1266/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2006

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung và ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”

__________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Ông Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue”.

Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở Y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh, tham khảo để làm tài liệu giảng dạy trong các trường thuộc hệ thống y, dược.

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 1676/QĐ-BYT ngày 20/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue”

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Đào tạo, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục của cơ quan Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Trung tâm y tế dự phòng, Hiệu trưởng các trường Y, Dược, Thủ trưởng Y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

HƯỚNG DẪN

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-BYT ngày 14/4/2006)

 

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA BỆNH

Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm vi rút dengue cấp tính do muỗi truyền. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Nam bộ, duyên hải Trung bộ và vùng đồng bằng, duyên hải Bắc bộ.

Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Aedes aegypti. Bệnh SD/SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.

Bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đột ngột kéo dài trong vòng 2-7 ngày kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc dengue (HCSD), có thể dẫn đến tử vong. Xét nghiệm có thể thấy dấu hiệu dây thắt dương tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (≤ 100.000/1 mm3), hematocrit tăng (≥ 20%) và có thể có biểu hiện sốc.

Chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm bằng cách phân lập vi rút trong máu khi đang sốt trong vòng 4 ngày đầu hoặc phát hiện IgM đặc hiệu trong huyết thanh bằng xét nghiệm MAC-ELISA từ sau ngày thứ 5.

Tác nhân gây bệnh: Vi rút gây bệnh SD/SXHD do côn trùng truyền nên gọi là vi rút Arbo thuộc nhóm Flaviviridae với 4 týp huyết thanh 1, 2, 3, 4. Khi vào cơ thể, vi rút nhân lên trong tế bào bạch cầu đơn nhân để gây bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 14 ngày. Thông thường từ 5 – 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút từ 8 – 12 ngày sau khi hút máu và có thể truyền bệnh suốt đời.

Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh. Trẻ em dễ bị nhiễm hơn với bệnh cảnh thường nhẹ hơn người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với týp vi rút dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch đầy đủ với các týp vi rút khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với týp vi rút dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc dengue.

Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây lan truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh rồi truyền vi rút sang người lành qua vết đốt ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SD/SXHD là Aedes aegyptiAedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.

Phòng chống bệnh SD/SXHD: Đến nay, bệnh SD/SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh, vì vậy diệt véc tơ đặc hiệu là diệt bọ gậy (lăng quăng) với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống SD/SXHD.

II. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VÀ QUY ĐỊNH MỨC ĐỘ XẢY RA DỊCH

Đối với những vùng có bệnh SD/SXHD xâm nhập (như ở các huyện trung du, miền núi, biên giới phía Bắc và Bắc Trung bộ): Một nơi được coi là có dịch SD/SXHD khi có trên 2 trường hợp xảy ra trong vòng 14 ngày (tốt nhất là được xác định bằng xét nghiệm MAC-ELISA hoặc phân lập vi rút). Cùng thời gian và địa điểm đó, phát hiện có bọ gậy (lăng quăng) hoặc muỗi truyền bệnh) (Aedes aregypti hoặc Aedes albopictus).

Đối với vùng có bệnh SD/SXHD lưu hành địa phương: Một nơi được coi là có dịch SD/SXHD khi xuất hiện nhiều bệnh nhân trong cộng đồng với tần số mắc vượt quá số mắc trung bình bình thường trong một tháng cộng với 2 lần độ lệch chuẩn (số dự tính trung bình bình thường là số mắc trung bình trong khoảng 5 năm gần nhất, trong đó có một năm có dịch lớn, nhưng số mắc năm có dịch lớn không đưa vào tính số trung bình). Cùng thời gian và địa điểm đó, phát hiện có bọ gậy (lăng quăng) hoặc muỗi truyền bệnh (Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus).

Áp dụng trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, quy ước về mức độ dịch như sau:

1. Mức độ dịch theo quy mô xã, phường:

● Dịch SD/SXHD mức độ nhỏ khi trong một xã, phường có từ 2 đến dưới 20 bệnh nhân trong khoảng thời gian 14 ngày được chẩn đoán bệnh SD/SXHD (tốt nhất được chẩn đoán xác định bằng MAC-ELISA hoặc phân lập vi rút). Đồng thời, điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình lân cận (100m kể từ nhà bệnh nhân) có bọ gậy (lăng quăng) hoặc muỗi truyền bệnh.

● Dịch SD/SXHD mức độ trung bình khi trong một xã, phường có từ 20 đến dưới 100 bệnh nhân trong khoảng thời gian 14 ngày được chẩn đoán bệnh SD/SXHD (tốt nhất được chẩn đoán xác định bằng MAC-ELISA hoặc phân lập vi rút). Điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình lân cận có bọ gậy (lăng quăng) hoặc muỗi truyền bệnh.

● Dịch SD/SXHD mức độ lớn khi trong một xã, phường có từ 100 bệnh nhân trở lên trong khoảng thời gian 14 ngày được chẩn đoán bệnh SD/SXHD (tốt nhất được chẩn đoán xác định bằng MAC-ELISA hoặc phân lập vi rút). Điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình lân cận có bọ gậy (lăng quăng) hoặc muỗi truyền bệnh.

2. Mức độ dịch theo quy mô quận, huyện:

● Dịch SD/SXHD mức độ nhỏ khi có dưới 20% số xã, phường có dịch SD/SXHD

● Dịch SD/SXHD mức độ trung bình khi có từ 20% đến 50% số xã, phường có dịch SD/SXHD

● Dịch SD/SXHD mức độ lớn khi có trên 50% số xã, phường có dịch SD/SXHD

3. Mức độ dịch theo quy mô tỉnh, thành phố:

● Dịch SD/SXHD mức độ nhỏ khi có dưới 20% số quận, huyện có dịch SD/SXHD

● Dịch SD/SXHD mức độ trung bình khi có từ 20% đến 50% số quận, huyện có dịch SD/SXHD

● Dịch SD/SXHD mức độ lớn khi có trên 50% số quận, huyện có dịch SD/SXHD

III. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH

A. KHI CHƯA CÓ DỊCH

Giám sát dịch tễ:

Bao gồm giám sát bệnh nhân, giám sát huyết thanh và vi rút dengue, giám sát muỗi truyền bệnh (véc tơ) và giám sát tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng. Theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường và kết quả biện pháp phòng chống chủ động

1. Giám sát bệnh nhân SD/SXHD

Giám sát bệnh nhân SD/SXHD để chủ động phòng chống bệnh SD/SXHD gồm:

3.1. Giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ

a. Hoạt động giám sát, thống kê báo cáo bệnh SD/SXHD được lồng ghép vào hoạt động giám sát và báo cáo thường kỳ của 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch cũng như các mục tiêu quốc gia phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác do hệ thống Y tế dự phòng (YTDP) quản lý.

b. Trách nhiệm thực hiện là Y tế thôn, bản, xã, phường, phòng khám đa khoa, phòng khám lây, phòng khám nhi và các khoa điều trị lây, nhi thuộc hệ thống điều trị. Hệ Y tế dự phòng chịu trách nhiệm quản lý thực hiện.

- Trạm y tế xã, phường tổng hợp thống kê báo cáo hàng tháng số bệnh nhân được khám và điều trị tại trạm theo sổ khám bệnh và các trường hợp được y tế thôn, bản, y tế tư nhân báo cáo bằng văn bản (hoặc bằng điện thoại) khi có dịch xảy ra.

- Huyện, quận tổng hợp thống kê báo cáo hàng tháng số bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã và y tế tư nhân do huyện quản lý gửi lên Trung tâm YTDP tỉnh.

- Trung tâm YTDP tỉnh tổng hợp thống kê báo cáo bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện tỉnh, tổng hợp báo cáo của các huyện và y tế tư nhân do tỉnh quản lý gửi Viện Vệ sinh dịch tễ (VSDT)/Pasteur khu vực, Ban Điều hành Dự án phòng chống sốt xuất huyết quốc gia và Cục YTDP Việt Nam.

c. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Thực hiện theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue” được ban hành kèm theo quyết định số 1536/QĐ-BYT ngày 29-4-2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

d. Những thông tin về bệnh SD/SXHD trong giám sát, báo cáo thường kỳ

Cần thu thập những thông tin về tình hình bệnh nhân trong cộng đồng và những bệnh nhân được tiếp nhận khám và điều trị tại các cơ sở chữa bệnh các tuyến:

- Số lượng mắc và chết theo tiêu chuẩn lâm sàng: SD và SXHD theo phân độ lâm sàng.

- Tên địa phương có bệnh (Trung ương quản lý đến huyện, tỉnh quản lý đến xã, huyện quản lý đến thôn bản)

- Thời gian mắc bệnh (theo mẫu báo cáo của dự án)

- Tổng số dân và số trẻ < 15 tuổi.

e. Mẫu báo cáo

Là các mẫu báo cáo đang được thực hiện trong hệ thống giám sát thường kỳ theo quy định của Bộ Y tế bao gồm:

- Mẫu báo cáo tháng 24 bệnh truyền nhiễm (theo mẫu đang dùng cho báo cáo bệnh truyền nhiễm thường kỳ hàng tháng)

- Mẫu báo cáo tuần (theo mẫu đang dùng cho báo cáo tuần)

- Khi có dịch phải báo cáo hàng ngày bằng fax, thư điện tử hoặc điện thoại (theo nội dung mẫu báo cáo tuần)

- Đồng thời thực hiện:

+ Mẫu báo cáo tháng trường hợp bệnh phân theo tuổi, giới và phân độ lâm sàng (mẫu 2, đính kèm bản hướng dẫn này). Mẫu 2 do tỉnh thực hiện (tập hợp số liệu từ huyện, huyện tập hợp số liệu từ xã) gửi Ban điều hành dự án khu vực. Ban điều hành dự án khu vực tổng hợp gửi Ban điều hành dự án Quốc gia.

+ Mẫu báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm về kết quả hoạt động phòng chống SD/SXHD và điều kiện khí hậu, môi trường sinh thái (mẫu 3).

f. Thời gian gửi báo cáo

Trung tâm YTDP tỉnh có trách nhiệm giám sát, thu thập số liệu bệnh nhân SD/SXHD và báo cáo Cục YTDP Việt Nam, Viện VSDT/Pasteur Trung ương và khu vực vào ngày thứ 4 hàng tuần (đối với báo cáo tuần), ngày 05 hàng tháng (đối với báo cáo tháng) và ngày 10 của tháng đầu tiên quý tiếp theo (đối với báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm).

Ban Điều hành dự án khu vực tổng hợp số liệu báo cáo tuần, tháng, quý, năm của địa phương trong khu vực phụ trách và gửi về Ban Điều hành dự án Quốc gia và Cục Y tế dự phòng Việt Nam vào ngày thứ 5 hàng tuần (đối với báo cáo tuần), ngày 10 hàng tháng (đối với báo cáo tháng) và ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo (đối với báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm).

Khi có tử vong do SXHD, Trung tâm YTDP tỉnh có trách nhiệm thu thập thông tin đầy đủ theo mẫu “Phiếu điều tra tử vong do SXHD” và gửi về Cục YTDP Việt Nam, Viện VSDT/Pasteur Trung ương và khu vực cùng thời điểm với báo cáo tháng, quý.

3.2. Giám sát và thống kê báo cáo trọng điểm

Hệ thống thống kê báo cáo trọng điểm là rất cần thiết vì phạm vi bệnh dịch SD/SXHD lưu hành địa phương ở Việt Nam rộng rãi và tần số mắc bệnh hàng năm rất lớn: năm có số mắc thấp nhất là trên 50 nghìn trường hợp (1992), năm số mắc cao nhất là 354.517 trường hợp (1987), năm 1998 có 234.920 trường hợp. Trong khi mạng lưới y tế cơ sở còn yếu, chất lượng chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm và việc thu thập thông tin chi tiết cho hệ thống báo cáo thường xuyên còn nhiều khó khăn. Nhiệm vụ hệ thống giám sát, báo cáo trọng điểm là thu thập, thống kê, phân tích các chỉ số mắc và chết do SD/SXHD, báo cáo chỉ số muỗi và bọ gậy (lăng quăng) Aedes, báo cáo các thông tin về khí hậu, môi sinh có liên quan đến các yếu tố nguy cơ.

a. Chọn cơ sở thực hiện giám sát trọng điểm

Mỗi tỉnh chọn 2 điểm giám sát: 1 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện tuyến huyện:

- Tuyến tỉnh chọn khoa Truyền nhiễm và/hoặc khoa Nhi và/hoặc khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện tỉnh; khoa Truyền nhiễm và/hoặc khoa Sốt xuất huyết và/hoặc khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi được phân công điều trị SD/SXHD.

- Tuyến huyện chọn 1 điểm tại bệnh viện huyện hoặc khu vực để thực hiện giám sát điểm của huyện.

b. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân SD/SXHD trong giám sát trọng điểm ở bệnh viện

Thực hiện theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue” được ban hành kèm theo quyết định số 1536/QĐ-BYT ngày 29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

c. Thông tin cần thu thập

Số mắc, số chết phân theo:

- Địa phương (Trung ương, khu vực quản lý đến huyện, tỉnh quản lý đến xã, huyện quản lý đến thôn, bản)

- Tuổi hoặc nhóm tuổi

- Giới tính

- Thời gian (tháng hoặc tuần)

Kết quả chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm huyết thanh và phân lập vi rút.

Kết quả giám sát chỉ số bọ gậy (lăng quăng) và muỗi Aedes, kết quả phát hiện độ nhậy cảm của muỗi véc tơ với hóa chất.

Thông tin về hoạt động và kết quả hoạt động phòng chống SD/SXHD.

d. Mẫu báo cáo

- Mẫu điều tra bệnh nhân (mẫu 1): Dùng cho tất cả bệnh nhân nghi mắc SD/SXHD khám, điều trị tại cơ sở điều trị và khi điều tra vụ dịch. Mẫu điều tra, sau khi đã hoàn thành, được giữ lại ở từng tuyến. Tuyến Trung ương, khu vực, tỉnh cập nhật, xử lý số liệu và báo cáo kết quả về Ban Điều hành dự án Quốc gia cùng thời điểm với báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, và 1 năm.

2. Giám sát huyết thanh và vi rút dengue

Mỗi tỉnh cần giám sát toàn bộ số quận, huyện trong tỉnh, thành phố để có thể phát hiện sớm những trường hợp bệnh ngay từ đầu năm.

Nhiệm vụ giám sát là thu thập tất cả các bệnh phẩm của bệnh nhân nghi mắc SD/SXHD với các triệu chứng:

- Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2 – 7 ngày

- Đau đầu, đau cơ, đau khớp, có phát ban

Những trường hợp này phải được lấy máu sau ngày thứ 5 để xét nghiệm MAC-ELISA và/hoặc lấy máu trong vòng 4 ngày kể từ lúc bắt đầu sốt để phân lập vi rút.

Phân công trách nhiệm:

- Đối với trường hợp bệnh ở cộng đồng: tuyến xã có trách nhiệm phát hiện và thông báo cho tuyến huyện bệnh nhân nghi mắc SD/SXHD. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm lấy máu gửi lên Trung tâm YTDP tỉnh.

- Đối với trường hợp bệnh khám tại phòng khám, bệnh viện huyện, tỉnh: Y, bác sĩ tại chỗ có trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm gửi về Trung tâm Y tế huyện và/hoặc Trung tâm YTDP tỉnh.

- Trung tâm YTDP tỉnh có trách nhiệm làm xét nghiệm MAC-ELISA và/hoặc gửi mẫu bệnh phẩm cho Viện VSDT/Pasteur khu vực để phân lập vi rút.

● Số lượng mẫu xét nghiệm:

- Số lượng mẫu bệnh phẩm hàng năm tùy thuộc vào chỉ tiêu cụ thể của từng khu vực.

- Mẫu xét nghiệm MAC-ELISA và phân lập vi rút cần được thu thập đều đặn theo thời gian trong năm và phân bố đều trong toàn tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tập trung vào đầu mùa dịch nhằm phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh đầu tiên.

- Khi có dịch, lấy mẫu máu xét nghiệm ít nhất từ 5 đến 20 bệnh nhân nghi ngờ.

● Hàng năm mỗi tỉnh, thành phố cần biết được týp vi rút dengue lưu hành ở địa phương.

● Xét nghiệm IgM đặc hiệu bằng kỹ thuật MAC-ELISA được thực hiện ở phòng thí nghiệm dengue của tất cả các Trung tâm YTDP tỉnh. Những bệnh phẩm nghi ngờ cần gửi về Viện VSDT/Pasteur khu vực để kiểm tra kết quả.

● Kết quả giám sát huyết thanh và virút do Trung tâm YTDP tỉnh tập hợp và gửi về Viện khu vực, Ban điều hành dự án Quốc gia theo mẫu 4.

3. Giám sát véc tơ

Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động theo mùa của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng. Điểm giám sát véc tơ được lựa chọn tại nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của Aedes aegypti, Aedes arbopictus.

3.1. Giám sát muỗi trưởng thành

Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà, dùng để đánh giá quần thể muỗi. Người điều tra chia thành nhóm, mỗi nhóm hai người soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy (lăng quăng) bằng quan sát, ghi nhập ở toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà. Số nhà điều tra cho một đơn vị huyện là 50, điều tra 1 lần/tháng (phân bổ trong các xã, phường trọng điểm):

Những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus (tính theo từng loài)

1. Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes aegypti là số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong một gia đình điều tra.

CSMĐ (con/nhà)

=

Số muỗi cái Aedes aegypti bắt được

Số nhà điều tra

2. Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) Aedes aegypti là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành

CSNCM (%)

=

Số nhà có muỗi cái Aedes aegypti

x 100

Số nhà điều tra

3.2. Giám sát bọ gậy (lăng quăng)

Giám sát thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành

Giám sát ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy (lăng quăng) Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn cung cấp muỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc tơ thích hợp.

Xác định ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị huyện trọng điểm 2 lần/năm. Mỗi lần điều tra 100 hộ gia đình (phân bổ trong các xã, phường trọng điểm) (lần 1 thực hiện vào quý I-II, lần 2 thực hiện vào quý III-IV).

Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi bọ gậy (lăng quăng) của muỗi Aedes aegypti Aedes albopictus:

1. Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy (lăng quăng) Aedes

CSNBG (%)

=

Số nhà có bọ gậy Aedes

x 100

Số nhà điều tra

2. Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (lăng quăng) (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước có bọ gậy (lăng quăng) Aedes:

CSDCBG (%)

=

Số DCCN có bọ gậy Aedes 

x 100

Số DCCN điều tra

3. Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy (lăng quăng) Aedes trong 100 nhà điều tra. Trong thực tế chỉ điều tra 50 nhà, vì vậy BI được tính như sau:

BI

=

Số DCCN có bọ gậy Aedes

x 100

Số nhà điều tra

4. Chỉ số mật độ bọ gậy (lăng quăng) (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy (lăng quăng) trung bình cho 1 hộ gia đình điều tra. CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn.

CSMĐBG (con/nhà)

=

Số bọ gậy Aedes thu được

Số nhà điều tra

3.3. Giám sát độ nhạy cảm của muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus đối với các hóa chất diệt côn trùng

Do tuyến tỉnh và khu vực thực hiện 1 lần/năm với từng hóa chất diệt muỗi sốt xuất huyết. Dựa theo kỹ thuật do Dự án phòng chống SD/SXHD Quốc gia hướng dẫn.

3.4. Quy định tổ chức thực hiện giám sát véc tơ

a. Tuyến tỉnh: Tập huấn, chỉ đạo tuyến huyện thực hiện giám sát. Thực hiện giám sát tại các điểm giám sát trọng điểm của tỉnh.

b. Tuyến huyện: Tập huấn, chỉ đạo và tham gia giám sát, phòng chống véc tơ ở các xã thuộc huyện. Thực hiện giám sát tại các điểm giám sát trọng điểm của huyện (50 hộ gia đình phân bố ở các xã, phường trọng điểm).

c. Tuyến xã, phường: Thực hiện giám sát và xử lý ổ bọ gậy (lăng quăng) ít nhất 1 lần/tháng đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, cộng tác viên, học sinh.

3.5. Báo cáo kết quả

Báo cáo giám sát thường xuyên và điều tra tại ổ dịch: Huyện báo cáo Trung tâm YTDP tỉnh. Tỉnh tập hợp số liệu giám sát và báo cáo kết quả theo mẫu 5, hàng tháng gửi về Viện khu vực và Trung ương trước ngày 05 cùng thời gian báo cáo kết quả điều tra bệnh nhân và ngay sau khi điều tra tại ổ dịch.

Báo cáo kết quả điều tra ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn theo mẫu riêng gửi cho Trung tâm YTDP tỉnh.

4. Phòng chống véc tơ chủ động (Thực hiện thường xuyên ngay từ khi chưa có dịch)

Các bước triển khai

- Thành lập và tập huấn cho Ban chỉ đạo đến tuyến xã, phường. Ban chỉ đạo thực hiện dự án bao gồm ít nhất 3 thành viên: chính quyền, y tế và giáo dục.

- Xây dựng, tập huấn mạng lưới cộng tác viên y tế, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh SD/SXHD, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ.

- Điều tra xác định ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn tại địa phương và biện pháp phòng chống thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy (lăng quăng).

- Tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy (lăng quăng) hàng tháng đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng (thả cá, đậy nắp, loại bỏ phế thải …).

- Giáo dục nâng cao nhận thức về SD/SXHD và huy động sự tham gia của cộng đồng phát hiện loại bỏ ổ bọ gậy (lăng quăng), các vật dụng phế thải, thả cá ăn bọ gậy (lăng quăng).

Huy động sự tham gia của cộng đồng tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi địa phương. Sau đây là một số hướng dẫn, gợi ý thực hành lựa chọn khi thực hiện hoạt động phòng chống véc tơ SD/SXHD tại địa phương:

4.1. Giảm nguồn sinh sản của véc tơ

Bọ gậy (lăng quăng) Aedes có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà, vì vậy quản lý chặt chẽ dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp tốt nhất trong phòng chống véc tơ.

a. Quản lý dụng cụ chứa nước

- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh …): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá …).

- Dụng cụ chứa nước không có ích lợi (lốp xe hỏng, vật dụng gia đình bỏ không …): thu dọn và phá hủy.

- Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa …): loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.

b. Loại trừ ổ bọ gậy (lăng quăng)

- Thu dọn rác, kể cả dụng cụ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa …) cho vào túi rồi chuyển tới, nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.

- úp ngược các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm

- Xử lý kẽ lá cây (chuối, cọ, dừa …) bằng chọc thủng, cho hóa chất diệt bọ gậy (lăng quăng).

c. Chống muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ tích trữ nước (chum, vại, phuy, bể …)

- Đậy thật kín bằng nắp hoặc vải để ngăn không cho muỗi đẻ.

- Thả cá và các tác nhân sinh học khác

- Chọc thủng hốc cây, bịt lấp đỉnh cọc rào, lọc nước loại bỏ bọ gậy (lăng quăng), dội nước sôi vào thành vại để diệt bọ gậy (lăng quăng) và trứng khi còn chứa ít nước …

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus.

4.2. Chống muỗi đốt: Làm lưới chắn ở cửa ra vào, cửa sổ. Ngủ màn ban ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ.

4.3. Diệt muỗi bằng hương muỗi, bình xịt thuốc cá nhân, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ.

4.4. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng

Giáo dục cộng đồng ở các tuyến.

a. Tuyến tỉnh, huyện: Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng bảo đảm: đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và các phương tiện thông tin khác.

b. Tuyến cộng đồng: Tổ chức các buổi nói chuyện của cán bộ y tế trong các trường học, các buổi họp dân, khẩu hiệu, tờ tranh, các cuốn sách nhỏ, thăm hỏi của cộng tác viên y tế, truyền thanh, các buổi chiếu video … bằng những thông tin đơn giản, dễ hiểu, minh họa rõ ràng. Tùy theo đối tượng nghe mà phổ biến các thông tin như:

- Tình hình SD/SXHD trong nước, tại tỉnh, huyện hoặc xã về số mắc và chết trong một vài năm gần đây

- Triệu chứng của bệnh, sự cần thiết của điều trị kịp thời để giảm tử vong.

- Nhận biết vòng đời, nơi sinh sản, trú đậu, hoạt động hút máu của muỗi véc tơ.

- Những biện pháp cụ thể, đơn giản mà mỗi người dân có thể tự áp dụng để loại bỏ ổ bọ gậy (lăng quăng) của muỗi truyền bệnh

- Định ngày và thời gian thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường

- Có thể báo trước là thực hiện biện pháp phạt nếu như không tuân theo quy định để ngăn chặn sự sinh sản của véc tơ

- Động viên và khen thưởng cho cá nhân tham gia tích cực.

4.5. Huy động cộng đồng

Những hoạt động cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân: kêu gọi từng thành viên gia đình thực hiện các biện pháp thông thường phòng chống SD/SXHD bao gồm làm giảm nguồn lây truyền, bảo vệ cá nhân thích hợp.

- Đối với cộng đồng: Tổ chức các chiến dịch “Loại trừ bọ gậy (lăng quăng) muỗi truyền bệnh SD/SXHD” ít nhất 2 lần vào đầu và giữa mùa dịch để loại trừ nơi sinh sinh của véc tơ nơi công cộng và tư nhân. Quảng cáo rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, áp phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, mạng lưới cộng tác viên y tế, hoạt động của nhà trường. Đánh giá tình hình dịch và những kết quả tham gia của cộng đồng.

- Huy động các bậc phụ huynh và học sinh trong trường học về các biện pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của véc tơ ở nhà cũng như ở trường học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về SD/SXHD, các biện pháp phòng chống, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp thiết thực.

- Kêu gọi, thuyết phục các công ty thương mại, du lịch với tư cách là nhà tài trợ tham gia vào việc nâng cao cảnh quan và cải thiện môi sinh trong cộng đồng, làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ truyền bệnh. Cần cho họ biết rằng kết quả phòng chống SD/SXHD sẽ có tác động tốt đến kinh doanh và lợi nhuận của công ty.

- Kết hợp các hoạt động phòng chống SD/SXHD với các lĩnh vực phát triển khác của cộng đồng. Những nơi dịch vụ thu gom rác, cung cấp nước uống … không có hoặc thiếu, có thể huy động dân tự xây dựng dịch vụ này nhằm làm giảm một phần nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.

- Khen thưởng cho những cá nhân tham gia tích cực các hoạt động của cộng đồng.

5. Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện và nhân sự phục vụ chống dịch khẩn cấp

5.1. Tổ chức sẵn sàng chống dịch

Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp: Gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế là Phó ban thường trực, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh, các ngành, đoàn thể là thành viên.

Đội chống dịch tuyến tỉnh và huyện: Gồm cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đủ cơ số hóa chất, máy móc, phương tiện.

5.2. Cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại các tuyến (sử dụng kinh phí cấp ủy quyền và kinh phí địa phương)

- Tuyến tỉnh (tại Trung tâm YTDP tỉnh):

+ 5 cơ số thuốc dự trữ phòng chống dịch

+ 4 máy phun thể tích cực nhỏ (ULV) đeo vai

+ 100 lít hóa chất diệt muỗi.

- Tuyến huyện (tại Trung tâm Y tế huyện):

+ 2 cơ số thuốc dự trữ phòng chống dịch

+ 2 máy phun thể tích cực nhỏ (ULV) đeo vai

+ 20 lít hóa chất diệt muỗi.

B. KHI CÓ DỊCH SD/SXHD

1. Tổ chức phòng chống dịch

1.1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch tăng cường kiểm tra đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch, kiểm tra và bổ sung kinh phí, cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện, nhân sự sẵn sàng phục vụ công tác chống dịch ở các tuyến.

1.2. Công bố tình hình dịch SD/SXHD do Bộ Y tế quyết định.

1.3. Thông tin và báo cáo dịch hàng ngày, hàng tuần theo quy định.

1.4. Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia và tổ chức chiến dịch “Loại trừ bọ gậy (lăng quăng) muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết”

2. Tổ chức điều trị bệnh nhân

Thực hiện theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue” được ban hành kèm quyết định số 1536/QĐ-BYT ngày 29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Xử lý dịch

3.1. Đối với dịch nhỏ (Y tế xã, phường tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, và Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố)

- Tăng cường giám sát bệnh nhân, huyết thanh và vi rút, véc tơ truyền bệnh, thử hiệu lực của hóa chất đối với véc tơ

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về sự nguy hiểm của dịch bệnh trên các loại phương tiện thông tin đại chúng.

- Vận động nhân dân kiểm tra, phát hiện ổ bọ gậy (lăng quăng), áp dụng các biện pháp tiêu diệt muỗi và bọ gậy (lăng quăng) hàng tuần tại hộ gia đình.

- Tích cực thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom phế thải và xử lý ổ bọ gậy (lăng quăng).

- Sử dụng hương trừ muỗi, bình xịt muỗi và các biện pháp dân gian diệt muỗi trong nhà và quanh nhà.

- Điều tra, xác định các chỉ số véc tơ để đánh giá hiệu quả diệt véc tơ sau xử lý 3 – 7 ngày.

- Việc sử dụng hóa chất tùy thuộc vào chỉ đạo chuyên môn và kỹ thuật của Viện VSDT/Pasteur khu vực.

- Riêng đối với vùng có bệnh SD/SXHD lưu hành dịch, sử dụng biện pháp xử lý dịch ở quy mô thôn (ấp) khi trong 1 thôn (ấp) xuất hiện 1 ca SXHD tử vong, hoặc 1 ca SXHD độ III, độ IV, hoặc 2 ca SD/SXHD trong vòng 1 tuần, hoặc 1 ca SD/SXHD có xét nghiệm MAC-ELISA dương tính. Tại những thôn (ấp) kể trên, cần tổ chức ngay chiến dịch diệt bọ gậy (lăng quăng), có thể phun hóa chất theo sự chỉ đạo chuyên môn và kỹ thuật của Viện VSDT/Pasteur khu vực.

3.2. Đối với dịch trung bình (Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận tổ chức thực hiện, chỉ đạo tuyến xã, phường với sự hỗ trợ của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố)

- Thực hiện các nội dung đối với các dịch nhỏ

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc đối với các hoạt động phòng chống dịch

- Trong trường hợp cần thiết có chỉ định của Viện Trung ương/khu vực, Trung tâm YTDP tỉnh và Trung tâm Y tế dự phòng huyện tổ chức phun hóa chất diệt muỗi dưới dạng hạt thể tích cực nhỏ (ULV) tại ổ dịch.

3.3. Đối với dịch lớn (Sở Y tế tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện với sự chỉ đạo và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật của Viện VSDT/Pasteur Trung ương và khu vực).

- Thực hiện các nội dung như đối với các dịch vừa

- Chỉ định phun hóa chất diệt muỗi dưới dạng hạt thể tích cực nhỏ (ULV) tại xã, phường có dịch và tiến hành điều tra muỗi truyền bệnh 2 lần (trước và sau khi phun).

- Thực hiện đúng Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 6/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.4. Phương pháp sử dụng hóa chất trong diệt muỗi

a. Các hóa chất sử dụng để phun diệt muỗi trưởng thành: do các Viện VSDT/Pasteur Trung ương và khu vực trực tiếp chỉ định và hướng dẫn, căn cứ vào:

- Kết quả thử độ nhạy cảm của véc tơ với hóa chất diệt côn trùng tại khu vực hàng năm.

- Danh mục hóa chất Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam

- Danh mục hóa chất dự án phòng chống sốt xuất huyết mua hàng năm.

Sau khi sử dụng hóa chất, Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố báo cáo kết quả diệt véc tơ về Ban Điều hành dự án Quốc gia, khu vực.

b. Các bước tiến hành phun không gian

Bước 1: Phải có bản đồ và nghiên cứu cẩn thận khu vực trước khi tiến hành phun.

Bước 2: Xác định bán kính phun quy định tại khu vực có bệnh nhân ít nhất là 200m.

Bước 3: Phải thông báo cho nhân dân biết trước khi phun 1 ngày để họ che đậy thực phẩm, sơ tán vật nuôi …

Bước 4: Bảo đảm điều tiết giao thông thích hợp khi phun ở ngoài trời

Bước 5: Xác định chính xác hướng gió và tiến hành phun từ cuối gió đến đầu gió.

c. Cách phun:

Phun quanh nhà của bệnh nhân bằng các hóa chất diệt côn trùng. Nếu số bệnh nhân đông, ở rải rác thì phải tiến hành phun xử lý rộng hơn. Diện phun nhỏ thì dùng máy phun ULV đeo vai và các loại máy phun đạt tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu với đầu vòi phun thể tích cực nhỏ (ULV). Một người có thể phun 10-20 ha/ngày. Phun qua các lỗ cửa sổ, cửa ra vào của các hộ gia đình, hiệu lực diệt muỗi 10-20m, kể từ vòi phun. Khi phun, đầu vòi chếch 450. Nếu nhà sâu rộng, phun giật lùi từ trong ra ngoài.

● Đối với diện rộng, sử dụng máy phun cỡ lớn đặt trên xe di động theo các trục đường lớn kết hợp với các máy phun thể tích cực nhỏ (ULV) đeo vai để xử lý ở những khu vực xe phun không vào được. Khi phun bằng máy đặt trên xe cần lưu ý:

- Thông báo cho nhân dân mở toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ ở khu vực phun.

- Điều khiển xe phun với tốc độ 5 – 15 km/h dọc theo trục đường hoặc khối phố. Vận tốc xe phun không được quá 15 km/h. Khi thay đổi vận tốc xe, cần điều chỉnh lưu lượng phun của máy cho phù hợp để bảo đảm đúng liều phun được quy định.

- Nếu có thể cho xe chạy thẳng góc với hướng gió.

- ở khu vực có đường phố rộng, có nhiều nhà ở xa lề đường, đầu vòi phun phải chĩa thẳng về phía sau.

● Với các đường cụt thì phải phun giật lùi từ ngõ cụt đi ra

● Thời điểm phun thích hợp là từ 6-8h30 sáng, chiều từ 17h30 – 20h30. Không nên phun vào buổi trưa, khi tốc độ gió trên 15 km/h, lúc nhiệt độ cao hoặc khi có mưa.

d. Sau khi phun hóa chất:

- Tiến hành điều tra các chỉ số muỗi trước và sau phun hóa chất 1 ngày để đánh giá hiệu quả phun diệt muỗi.

- Việc chỉ định phun lần 2 căn cứ vào các chỉ số điều tra muỗi, bọ gậy (lăng quăng) (Chỉ số mật độ ≥ 0.5; Chỉ số nhà có muỗi/bọ gậy ≥ 10%; Chỉ số Breteau ≥ 20) và chỉ số bệnh nhân mới mắc kể từ ngày thứ 14 sau khi phun hóa chất. Hai lần phun cách nhau 7 – 10 ngày.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

\

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi