Chỉ thị 03/CT-BYT của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh công tác phòng chống dịch sởi và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 03/CT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/CT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/04/2014 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hết tháng 4/2014, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi đạt trên 95%
Trước diễn biến của dịch sởi vẫn còn nhiều phức tạp, tình trạng mắc sởi do lây nhiễm chép tại một số bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viên tuyến cuối vẫn còn..., ngày 24/04/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BYT về việc đẩy mạnh công tác phòng chống dịch sởi và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi.
Tại Chỉ thị, Bộ trưởng nhấn mạnh cần phải giám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương, thực hiện các biện pháp cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan; tổ chức phân tuyến điều trị tại bệnh viện, tập trung các nguồn lực phục vụ thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp khác; đẩy mạnh tổ chức tiêm vắc xin sởi theo Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi, tiêm vét vắc xin sởi và cập nhật hàng ngày tỷ lệ tiêm chủng. Nếu tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn thấp, phải tổ chức thêm các điểm tiêm, tăng số buổi tiêm sao cho hết tháng 04/2014, tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95%, đặc biệt, việc tổ chức tiêm chủng phải đáp ứng các quy định về an toàn tiêm chủng; cuối mỗi buổi tiêm, phải thực hiện rà soát các đối tượng chưa được tiêm để tiêm bổ sung vào các ngày tiếp theo, tránh bỏ sót đối tượng tiêm chủng...
Các bệnh viện tuyến Trung ương có trách nhiệm bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực hợp lý để tập trung nguồn lực phục vụ cho việc thu dung, điều trị bệnh nhân sởi; tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh và bệnh viện tuyến dưới về khám, điều trị bệnh sởi; cập nhật, tổng hợp và báo cáo hàng ngày tình hình khám và điều trị bệnh nhân sởi tại bệnh viện cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ...
Xem chi tiết Chỉ thị 03/CT-BYT tại đây
tải Chỉ thị 03/CT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ Số: 03/CT-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH SỞI VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG CHỐNG DỊCH SỞI VÀ TIÊM VÉT VẮC XIN SỞI
Trong thời gian vừa qua, để phòng chống dịch sởi, cùng với các biện pháp giám sát, cách ly, khoanh vùng xử lý ổ dịch, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi, chỉ đạo các Sở Y tế tỉnh, thành phố triển khai đồng loạt việc tiêm vắc xin cho đối tượng nguy cơ cao trong ổ dịch và tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã chủ động, khẩn trương thực hiện kế hoạch này. Tuy nhiên, còn một số tỉnh, thành phố chưa thực hiện quyết liệt nên tỷ lệ tiêm chủng tính đến đầu tháng 4/2014 đạt thấp (dưới 50% kế hoạch). Tại một số bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cuối vẫn còn tình trạng mắc sởi do lây nhiễm chéo. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Đẩy mạnh tổ chức tiêm vắc xin sởi theo Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi ban hành kèm theo Quyết định số 601/QĐ-BYT ngày 20/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế và cập nhật hàng ngày tỷ lệ tiêm chủng. Nếu tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn thấp phải tăng cường bằng cách tổ chức thêm các điểm tiêm, tăng số buổi tiêm để đảm bảo hết tháng 4/2014 đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95%, việc tổ chức tiêm chủng phải đáp ứng các quy định về an toàn tiêm chủng. Cuối mỗi buổi tiêm phải thực hiện rà soát các đối tượng chưa được tiêm để tiêm bổ sung vào các ngày tiếp theo nhằm tránh bỏ sót đối tượng tiêm chủng. Kiên trì vận động và báo cáo UBND các cấp để huy động ban ngành, đoàn thể trong việc vận động cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
b) Giám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương, thực hiện các biện pháp cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan. Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình bệnh sởi trên địa bàn để xác định đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi, từ đó cập nhật và điều chỉnh kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi phù hợp với địa phương. Chỉ đạo rà soát, lập danh sách các đối tượng trong diện tiêm chủng, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và đưa trẻ đi tiêm chủng.
c) Tổ chức phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, tập trung các nguồn lực phục vụ thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp khác. Chỉ đạo các bệnh viện thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh sởi, có biển cảnh báo và phân luồng khám chữa bệnh; Thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, áp dụng các biện pháp chống nhiễm khuẩn bệnh viện; Hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế bội nhiễm và phòng ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Chỉ đạo các bệnh viện tổng hợp, báo cáo tình hình bệnh sởi cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố để tổng hợp báo cáo tuyến trên.
d) Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về việc tiêm vắc xin sởi phòng chống dịch cho trẻ em; Huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ trưởng, trưởng thôn đến từng gia đinh vận động đưa trẻ em thuộc diện tiêm chủng trong đợt này đến các điểm tiêm chủng để tiêm vắc xin sởi theo hướng dẫn của ngành y tế.
2. Các Bệnh viện tuyến Trung ương có trách nhiệm:
a) Bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực hợp lý để tập trung nguồn lực phục vụ cho việc thu dung, điều trị bệnh nhân sởi. Thực hiện tốt việc khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, phân luồng khám chữa bệnh, phòng lây nhiễm sởi trong môi trường bệnh viện.
b) Tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh và bệnh viện tuyến dưới về khám, điều trị bệnh nhân sởi.
c) Cập nhật, tổng hợp và báo cáo hàng ngày tình hình khám và điều trị bệnh nhân sởi tại bệnh viện cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.
3. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực có trách nhiệm:
a) Tăng cường chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật, thành lập các đoàn công tác đến địa phương để đôn đốc việc triển khai kế hoạch tiêm chủng đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của kế hoạch.
b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời vắc xin, vật tư tiêm chủng sử dụng trong kế hoạch trên phạm vi toàn quốc.
c) Tổ chức giám sát chặt chẽ việc triển khai kế hoạch tiêm chủng, tổng hợp và báo cáo Cục Y tế dự phòng hàng ngày tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch tại các địa phương, khu vực.
d) Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình dịch bệnh sởi báo cáo Cục Y tế dự phòng và đề xuất các biện pháp kiểm soát dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế
đ) Phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương và các cơ quan thông tấn báo chí triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng chống bệnh dịch sởi.
4. Các Vụ, Cục thuộc Bộ y tế có trách nhiệm:
a) Cục Y tế dự phòng phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố theo dõi sát tình hình dịch bệnh, đôn đốc và tổng hợp kết quả tiêm chủng báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc khám và điều trị bệnh nhân, tích cực triển khai các giải pháp quản lý trường hợp bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện; Hướng dẫn khám sàng lọc loại trừ các trường hợp chống chỉ định và trì hoãn tiêm vắc xin, xử trí kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng.
c) Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng phối hợp với các vụ, cục liên quan và các cơ quan thông tấn báo chí kịp thời đưa các thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo của ngành Y tế đối với người dân để người dân hiểu rõ tình hình thực tế, không hoang mang lo sợ và phối hợp tốt với ngành y tế trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
d) Vụ Kế hoạch - Tài chính đề xuất với Lãnh đạo Bộ để đảm bảo kịp thời đáp ứng các nhu cầu về trang thiết bị, phương tiện, vật tư, kinh phí cho công tác phòng chống dịch.
đ) Các vụ, cục liên quan thực hiện các hoạt động trong phạm vi chức năng của mình và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ để đáp ứng với nhiệm vụ phòng chống dịch.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành phải tổ chức triển khai thực hiện ngay các hoạt động và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |