Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT 2023 hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT

Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT năm 2023 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư liên tịch hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley
Số hiệu:15/VBHN-BCTNgày ký xác thực:19/06/2023
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtCơ quan hợp nhất: Bộ Công Thương
Ngày đăng công báo:Đang cập nhậtNgười ký:Nguyễn Sinh Nhật Tân
Số công báo:Đang cập nhậtNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết


 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley

Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 6 tháng 8 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012;

2. Thông tư số 25/2012/TT-BCT ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT- BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2012;

3. Thông tư số 41/2019/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley đối với kim cương thô được ký kết vào ngày 05 tháng 11 năm 2002 tại Interlaken, Thụy Sĩ;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện chỉ thị số 1600/2002/CT-QHQT-VPCP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc Việt Nam tham gia Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô;

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley như sau[1]:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm mục đích thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận quy trình Kimberley (sau đây gọi tắt là Quy chế Chứng nhận KP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các thương nhân tham gia kinh doanh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

1. Kim cương xung đột là kim cương thô do các tổ chức phiến loạn hoặc các đồng minh của tổ chức phiến loạn sử dụng để tài trợ cho các cuộc xung đột chống lại các chính quyền hợp pháp, như nêu trong những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) đã ban hành từ trước đến nay và hiện vẫn còn hiệu lực, hoặc trong những nghị quyết tương tự khác của HĐBALHQ mà có thể sẽ được thông qua trong tương lai, cũng như được nêu và được thừa nhận trong Nghị quyết 55/56 của Đại hội đồng Liên hp quốc (ĐHĐLHQ), hoặc trong những nghị quyết tương tự khác của ĐHĐLHQ mà có thể sẽ được thông qua trong tương lai;

2. Nước xuất xứ (Country of origin) là nước mà kim cương thô được khai thác hoặc chiết xuất;

3. Nước xuất khẩu (Country of provenance) là nước thành viên cuối cùng mà từ đó kim cương thô được xuất khẩu, như được ghi trong chứng từ nhập khẩu;

4. Kim cương là loại khoáng sản tự nhiên được cấu thành chủ yếu từ các-bon tinh thể nguyên chất sắp xếp đẳng thước, thang độ cứng Mohs (trầy xước) bng 10, có trọng lượng riêng xấp xỉ bằng 3,52 và có chỉ số khúc xạ bằng 2,42;

5. Cơ quan quản lý xuất khẩu là cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền của nước xuất khẩu có quyền xác nhận vào Giấy chứng nhận quy trình Kimberley;

6. Cơ quan quản lý nhập khẩu là cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền của nước nhập khẩu thực hiện các thủ tục nhập khẩu và kiểm tra Giấy chứng nhận quy trình Kimberley kèm theo lô hàng đó;

7. Giấy chứng nhận quy trình Kimberley (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận KP) là tài liệu có thuộc tính chống làm giả có kích thước và định dạng đặc thù, chứng nhận một lô hàng kim cương thô tuân thủ các yêu cầu của Quy chế Chứng nhận KP;

8. Kiện hàng là một hoặc nhiều viên kim cương được đóng gói với nhau và không có định dạng cụ thể;

9. Kiện hàng tạp xứ là kiện hàng gồm các viên kim cương có nguồn gốc từ hai hay nhiều nước khác nhau, được trộn lẫn với nhau;

10. Nước thành viên là một quốc gia hoặc một tổ chức hội nhập kinh tế khu vực mà tại đó Quy chế Chứng nhận KP có hiệu lực;

11. Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực là một tổ chức bao gồm các quốc gia có chủ quyền được trao quyền về các vấn đề mà Quy chế Chứng nhận KP điều chỉnh;

12. Kim cương thô là kim cương chưa được chế tác hoặc chỉ mới được cắt, chẻ, hoặc để nguyên và thuộc các phân nhóm 7102.10, 7102.21 và 7102.31 trong Hệ thống mã HS;

13. Lô hàng là một hoặc nhiều kiện hàng được xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Điều 4. Kim cương thô bị cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu

Nghiêm cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu kim cương xung đột.

Điều 5. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô

1. Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô với các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP (Phụ lục I). Trong trường hợp danh sách các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP có sự thay đổi, Bộ Công Thương có trách nhiệm cập nhật, sửa đổi và bổ sung.

2. Các lô hàng kim cương thô chỉ được phép xuất khẩu tới nước thành viên khi có Giấy chứng nhận KP (Phụ lục II) hợp lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Các lô hàng kim cương thô chỉ được phép nhập khẩu từ nước thành viên khi có Giấy Chứng nhận KP hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu là thành viên cấp.

4. Các lô hàng kim cương thô nhập khẩu, xuất khẩu phải được vận chuyển trong các công-ten-nơ chống trộm cắp và dấu niêm phong không bị phá.

Điều 6. Quá cảnh lô hàng kim cương thô

Thương nhân không phải xuất trình Giấy chứng nhận KP và không phải thực hiện bất cứ thủ tục nào quy định tại Mục II hoặc Mục III của Thông tư này khi lô hàng kim cương thô quá cảnh qua lãnh thổ của Việt Nam nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quá cảnh hàng hóa.

Điều 7. Cơ quan xác nhận nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP

Cơ quan xác nhận nhập khẩu cho các lô hàng kim cương thô nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP cho các lô hàng kim cương thô xuất khẩu là Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Công Thương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Phòng quản lý xuất nhập khẩu). Thông tin chi tiết của các Phòng quản lý xuất nhập khẩu được quy định tại Phụ lục III

Điều 8. Trách nhiệm của người nhập khẩu và người xuất khẩu kim cương thô

Người nhập khẩu và người xuất khẩu kim cương thô có trách nhiệm:

1. Lập và nộp hồ sơ thương nhân cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu;

2. Lập và nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu;

3. Chứng minh kim cương thô nhập khẩu được nhập khẩu từ các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP, kim cương thô xuất khẩu được xuất khẩu tới các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP và tạo điều kiện thuận lợi cho các Phòng quản lý xuất nhập khẩu trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa;

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung khai trong hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giy chứng nhận KP cũng như xuất xứ của hàng hóa nhập khu, xuất khẩu, kể cả trong trường hợp ủy quyền;

5. Báo cáo kịp thời cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP về những lô hàng bị nước nhập khẩu từ chối mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận KP của Việt Nam (nếu có);

6. Lưu trữ chứng từ mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, liệt kê tên của khách mua hoặc người bán, số giấy phép của khách mua hoặc người bán, số lượng và giá trị kim cương đã bán, xuất khẩu hoặc mua, nhập khẩu và các chứng từ khác trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Điều 9. Trách nhiệm của Phòng quản lý xuất nhập khẩu

Phòng quản lý xuất nhập khẩu có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn thương nhân nếu được yêu cầu;

2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP;

3. Xác minh thực tế xuất xứ của sản phẩm khi cần thiết;

4. Xác nhận nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP;

5. Lưu trữ hồ sơ xác nhận nhập khẩu hoặc cấp Giấy chứng nhận KP trong thời hạn năm (05) năm;

6. Lưu trữ tất cả các thông tin chi tiết về những lô hàng kim cương thô xuất khẩu, nhập khẩu trong cơ sở dữ liệu máy vi tính;

7. Gửi mẫu chữ ký của những người được ủy quyền ký Giấy chứng nhận KP và mẫu con dấu của Phòng quản lý xuất nhập khẩu cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương;

8. Giải quyết các khiếu nại về Giấy chứng nhận KP theo thẩm quyền;

9. Giữ bí mật hồ sơ, tài liệu liên quan đến Giấy chứng nhận KP;

10. Trao đổi các thông tin liên quan đến việc đăng ký hồ sơ thương nhân và các vấn đề khác có liên quan đến việc xác nhận nhập khẩu hoặc cấp Giấy chứng nhận KP;

11. Thực hiện chế độ báo cáo và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm:

1. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô theo quy định;

2. Lưu trữ hồ sơ của các lô hàng kim cương thô nhập khẩu và xuất khẩu trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;

3. Lưu trữ tất cả các thông tin chi tiết về những lô hàng kim cương thô trong cơ sở dữ liệu máy vi tính;

4. Phối hợp với Bộ Công Thương giải quyết các vụ việc phát sinh trong quá trình quản lý nhập khẩu và xuất khẩu kim cương thô.

Điều 11. Đăng ký hồ sơ thương nhân

1. Người đề nghị xác nhận nhập khẩu đối với các lô hàng kim cương thô nhập khẩu và đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP đối với các lô hàng kim cương thô xuất khẩu lần đầu tiên chỉ được xem xét giải quyết các thủ tục nêu trên sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị xác nhận nhập khẩu và đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP và con dấu của thương nhân (Phụ lục IV);

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

d) Danh mục các cơ sở sản xuất, gia công của thương nhân (Phụ lục V);

đ) Địa chỉ, quốc tịch và/hoặc nơi cư trú của thương nhân.

2. Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho các Phòng quản lý xuất nhập khẩu nơi đã đăng ký trước khi đề nghị xác nhận nhập khẩu và đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP. Trong trường hợp không có thay đổi gì, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.

3. Trong trường hợp đề nghị xác nhận nhập khẩu và đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP tại nơi khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây, người đề nghị xác nhận nhập khẩu và đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP phải cung cấp những lý do thích hợp bằng văn bản nêu rõ lý do không đề nghị xác nhận nhập khẩu và đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó. Sau khi được chấp nhận đăng ký hồ sơ thương nhân tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu khác với nơi đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó, thương nhân phải đăng ký mới hồ sơ thương nhân.

II. THỦ TỤC NHẬP KHẨU KIM CƯƠNG THÔ

Điều 12. Thủ tục nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan Hải quan

1. Đối với thương nhân

Thương nhân khi làm thủ tục nhập khẩu kim cương thô phải nộp cho cơ quan Hải quan những giấy tờ sau:

a)[2] Một (01) bản sao Giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản sao này có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu).

b) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về Hải quan.

2. Đối với cơ quan Hải quan

a) Kiểm tra lô hàng kim cương thô để xác định rằng tình trạng bao bì nguyên vẹn, nguyên chì và nguyên niêm phong;

b) Kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa để đảm bảo rằng lô hàng kim cương thô nhập khẩu phù hợp với thông tin trong Giấy chứng nhận KP và thông tin do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp (nếu có);

c) Lưu một (01) bản sao Giấy chứng nhận KP có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân trong bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu;

d) Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng kim cương thô nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ cấp Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu gồm ba (03) bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này. Một (01) bản gửi cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực, một (01) bản lưu hồ sơ hàng nhập khẩu của cơ quan Hải quan, một (01) bản gửi cho thương nhân. Cơ quan Hải quan sẽ gửi một bản thông báo bằng thư điện tử tới địa chỉ giao dịch thư điện tử của Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực (theo Phụ lục III đính kèm) và địa chỉ [email protected] với nội dung về Giấy chứng nhận KP và Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu. Thư điện tử bao gồm những thông tin chi tiết như trọng lượng, trị giá, nước xuất xứ, nước xuất khẩu, người xuất khẩu, người nhập khẩu và số hiệu của Giấy chứng nhận KP.

Điều 13. Thủ tục xác nhận nhập khẩu tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu

1. Đối với thương nhân

Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan Hải quan cấp Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu, thương nhân nhập khẩu kim cương thô phải xác nhận nhập khẩu tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu và phải nộp các giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị xác nhận nhập khẩu kim cương thô. Thương nhân phải cam kết trong đơn là kim cương thô nhập khẩu không phải là kim cương xung đột (bản chính có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân);

b) Giấy chứng nhận KP gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao;

c) Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu do cơ quan Hải quan cấp;

d) Tờ khai Hải quan nhập khẩu có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu).

2. Đối với Phòng quản lý xuất nhập khẩu

a) Sau khi nhận được các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều 13 và thư điện tử của cơ quan Hải quan, các Phòng quản lý xuất nhập khẩu, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ nêu trên cùng với email của cơ quan Hải quan đầy đủ và hợp lệ, có trách nhiệm xác nhận nhập khẩu vào phần bên phải của Giấy chứng nhận KP và ba (03) bản sao này;

b) Đối với ba (03) bản sao Giấy chứng nhận KP, sau khi xác nhận, Phòng quản lý xuất nhập khẩu lưu một (01) bản, một (01) bản gửi về Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) và một (01) bản gửi cho thương nhân. Bản gốc Giy chứng nhận KP được Phòng quản lý xuất nhập khẩu cắt làm hai phần, phần xác nhận nhập khẩu gửi cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận KP của nước xuất khu, phần xác nhận của nước xuất khẩu lưu trữ tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu đtham chiếu khi cấp Giấy chứng nhận KP cho các lô hàng xuất khẩu của thương nhân;

c) Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xác nhận nhập khẩu vào Giy chứng nhận KP (bản gốc), Phòng quản lý xuất nhập khẩu thông báo bằng thư điện tử tới cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu nội dung Giấy chứng nhận KP đã xác nhận nhập khẩu đồng thời gửi cho Vụ Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương theo địa chỉ: kim[email protected] để theo dõi. Thư điện tử bao gồm các thông tin về trọng lượng, trị giá, nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu, người xuất khẩu và s hiệu Giy chứng nhận KP.

III. THỦ TỤC XUẤT KHẨU KIM CƯƠNG THÔ

Điều 14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận KP

1.[3] Đối với thương nhân

Thương nhân khi làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP đối với các lô hàng kim cương thô xuất khẩu phải nộp cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu những giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP. Trong đơn thương nhân cam kết kim cương thô xuất khẩu không phải là kim cương xung đột (bản chính có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân);

b) Bản khai hoàn chỉnh Giấy chứng nhận KP theo hướng dẫn tại Phụ lục VII Phụ lục VII gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao;

c) Giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khu cấp đã được Phòng quản lý xuất nhập khẩu xác nhận nhập khẩu;

d) Hóa đơn thương mại (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Phiếu đóng gói (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu);

e) Hợp đồng gia công và định mức gia công đã đăng ký với cơ quan Hải quan (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính đ đối chiếu).

2. Đối với Phòng quản lý xuất nhập khẩu

a) Phòng quản lý xuất nhập khẩu cấp Giấy chứng nhận KP cho thương nhân trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm chấp nhận bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP đầy đủ và hợp lệ.

b) Một bộ Giấy chứng nhận KP bao gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao. Mỗi Giấy chứng nhận KP mang số tham chiếu riêng.

c) Bản gốc Giấy chứng nhận KP do thương nhân gửi cho Người nhập khẩu đ nộp cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu. Một (01) bản sao do Phòng quản lý xuất nhập khẩu lưu. Hai (02) bản sao còn lại giao cho thương nhân giữ. Trong trường hợp do yêu cầu của nước thành viên nhập khẩu, thương nhân có thể đề nghị Phòng quản lý xuất nhập khẩu cấp nhiều hơn ba (03) bản sao.

d) Trong trường hợp cần thiết, Phòng quản lý xuất nhập khẩu cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp Giấy chứng nhận KP hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các Giấy chứng nhận KP đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP ký. Trong trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận KP đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.

đ) Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày thương nhân nộp tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, Phòng quản lý xuất nhập khẩu thông báo bằng thư điện tử tới cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu nội dung Giấy chứng nhận KP đã cấp, đồng thời gửi cho Vụ Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương theo địa chỉ: [email protected] để theo dõi. Thư điện tử bao gồm các thông tin về trọng lượng, trị giá, nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu, người nhập khẩu, số hiệu Giấy chứng nhận KP.

Điều 15. Thủ tục xuất khẩu kim cương thô tại cơ quan Hải quan

1. Đối với thương nhân

Thương nhân khi làm thủ tục xuất khẩu kim cương thô phải nộp cho cơ quan Hải quan những giấy tờ sau:

a) Bản gốc và một (01) bản sao Giấy chứng nhận KP do Phòng quản lý xuất nhập khẩu cấp.

b) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về Hải quan.

2. Đối với cơ quan Hải quan

a) Kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa để đảm bảo rằng lô hàng kim cương thô xuất khu phù hợp với thông tin trong Giấy chứng nhận KP:

b) Sau khi kiểm tra đối chiếu, cơ quan Hải quan trả lại bản gốc cho thương nhân và lưu bản sao Giấy chứng nhận KP trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu;

c) Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng kim cương thô xuất khẩu, cơ quan Hải quan sẽ gửi một bản thông báo bằng thư điện tử tới địa chỉ giao dịch thư điện tử của Phòng quản lý xuất nhập khẩu và địa chỉ [email protected] với nội dung về Giấy chứng nhận KP. Thư điện tử bao gồm những thông tin chi tiết như trọng lượng, trị giá, nước xuất xứ, người xuất khẩu, người nhập khẩu và số hiệu của Giấy chứng nhận KP.

Điều 15a. Nộp tờ khai hải quan và vận tải đơn[4]

1. Thương nhân phải nộp cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải tương đương (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu) trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng kim cương thô xuất khẩu.

2. Trong trường hợp thương nhân vi phạm quy định của khoản 1 Điều này, Phòng Quản lý xuất nhập khẩu xem xét tạm ngừng cấp Giấy chứng nhận KP cho các lô hàng xuất khẩu tiếp theo của thương nhân. Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ gửi công văn thông báo tới cơ quan Hải quan về vi phạm của thương nhân đ cơ quan Hải quan xem xét tạm ngừng làm thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu kim cương thô tiếp theo của thương nhân”.

Điều 16. Hiệu lực của Giấy chứng nhận KP

Giấy chứng nhận KP có hiệu lực trong vòng hai (02) tháng kể từ ngày cấp. Trong trường hợp lô hàng kim cương thô đã được cấp Giấy chứng nhận KP nhưng chưa được xuất khẩu trong khoảng thời gian đó, thương nhân phải trả lại Giấy chứng nhận KP cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu nơi đã cấp Giấy chứng nhận KP đó.

IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương, cơ quan đầu mối quản lý xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận nhập khẩu hoặc cấp Giấy chứng nhận KP để đảm bảo việc xác nhận nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP được thực hiện đúng quy định;

2. Thông báo cho các nước thành viên, thông qua nước chủ tịch, mẫu và đặc điểm Giấy Chứng nhận KP của Việt Nam; mẫu chữ ký của cán bộ và con dấu của Phòng quản lý xuất nhập khẩu được ủy quyền cấp Giấy Chứng nhận KP;

3. Chuyển mẫu chữ ký của cán bộ và con dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận KP của các nước thành viên cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);

4. Cung cấp cho các nước thành viên khác, thông qua nước chủ tịch, các thông tin bằng tiếng Anh về các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến việc thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận KP, đồng thời cập nhật những thông tin đó khi được yêu cầu;

5. Tổng hợp và sẵn sàng cung cấp cho các nước thành viên khác, thông qua nước chủ tịch, số liệu thống kê phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Quy chế Chứng nhận KP;

6. Trao đổi kinh nghiệm và các thông tin liên quan khác, kể cả thông tin và kinh nghiệm về việc tự đánh giá, để đạt được hiệu quả tối ưu trong các trường hợp cụ thể khi thực thi các quy định của Quy chế chứng nhận KP;

7. Ưu tiên xem xét các yêu cầu từ các nước thành viên khác về việc hỗ trợ tăng cường thực hiện Quy chế Chứng nhận KP trong phạm vi lãnh thổ của các nước đó;

8. Thông báo cho nước thành viên khác, thông qua nước chủ tịch, nếu thấy rằng văn bản quy phạm pháp luật của nước đó không đảm bảo việc loại trừ kim cương xung đột trong hoạt động xuất khẩu tại nước thành viên đó;

9. Hợp tác với các nước thành viên khác để giải quyết những vấn đề phát sinh từ những tình huống không lường trước có thể dẫn đến việc không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về ban hành hoặc chấp nhận Giấy chứng nhận KP, đồng thời thông báo cho tất cả các nước thành viên khác khi gặp phải những vấn đề đó và các biện pháp giải quyết;

10. Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hành pháp và các cơ quan Hải quan của các nước thành viên;

11. Thông báo tên của các cá nhân hay công ty bị kết án do vi phạm các quy định của Quy chế Chứng nhận KP cho tất cả các nước thành viên khác thông qua nước chủ tịch;

12. Khuyến khích việc mua bán kim cương thô bằng việc sử dụng hệ thống ngân hàng chính thức và chứng minh được bằng các tài liệu có thể thm tra.

Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn thủ tục hải quan và kiểm tra hải quan các lô hàng kim cương thô xuất nhập khẩu theo quy định;

2. Hướng dẫn và thực hiện chế độ báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu kim cương thô;

3. Giải quyết các vướng mắc phát sinh và giải quyết các khiếu nại có liên quan đến việc xuất nhập khẩu kim cương thô;

4. Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế trong việc điều tra xác minh về kim cương thô xuất nhập khẩu;

5. Phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nước thành viên.

Điều 19. Chế độ báo cáo cập nhật thông tin

1. Các Phòng quản lý xuất nhập khẩu phải thực hiện chế độ cập nhật thông tin hàng quý theo mẫu do Bộ Công Thương quy định về tình hình xác nhận nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP và gửi về Vụ Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương bằng thư điện tử tới địa chỉ: [email protected].

2. Bộ Tài chính thực hiện chế độ cập nhật thông tin hàng quý về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu các lô hàng kim cương thô theo mẫu do Bộ Công Thương quy định và gửi về Bộ Công Thương bằng thư điện tử tới địa chỉ: [email protected].

3. Căn cứ số liệu các Phòng quản lý xuất nhập khẩu và Bộ Tài chính cung cấp, Bộ Công Thương tổng hợp số liệu và báo cáo Nhóm công tác về số liệu của Quy chế Chứng nhận KP.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[5]

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2002/TT-TM-XNK ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc quản lý xuất nhập khẩu kim cương thô và các Quyết định, văn bản hướng dẫn có liên quan nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2002/TT-TM-XNK.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, tùy vào tính chất vụ việc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương hoặc Bộ Tài chính theo các địa chỉ sau để giải quyết:

Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu)

54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04.2.2205444

Fax: 04.2.2202525

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Vụ Giám sát quản lý)

162 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 04.3.8720121

Fax: 04.3.8725909

 

BỘ CÔNG THƯƠNG
_________
Số: 15/VBHN-BCT

Nơi nhận:
- VPCP (để đăng công báo);
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Bộ (để đăng tin);
- Vụ Pháp chế (để đăng tải CSDLQG về VBQPPL);
- Lưu: VT, XNK (3).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2023

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Sinh Nhật Tân

 

Phụ lục I

DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA QUY CHẾ CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH KIMBERLEY

(Kèm theo Thông tư liên tịch s 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley)

TT

Tên nước thành viên

Chữ viết tắt

1

Angola

AO

2

Armenia

AM

3

Australia

AU

4

Bangladesh

BD

5

Belarus

BY

6

Botswana

BW

7

Brazil

BR

8

Canada

CA

9

Central African Republic

CF

10

China, People’s Republic of

CN

11

Congo, Democratic Republic of

CD

12

Congo, Republic of

CG

13

Croatia

HR

14

European Community

EC

15

Ghana

GH

16

Guinea

GN

17

Guyana

GY

18

India

IN

19

Indonesia

ID

20

Israel

IL

21

Japan

JP

22

Korea, Republic of

KR

23

Lao, Democratic Republic of

LA

24

Lebanon

LB

25

Lesotho

LS

26

Liberia

LR

27

Malaysia

MY

28

Mauritius

MU

29

Mexico

MX

30

Namibia

NA

31

New Zealand

NZ

32

Norway

NO

33

Russian Federation

RU

34

Sierra Leone

SL

35

Singapore

SG

36

South Africa

ZA

37

Sri Lanka

LK

38

Switzerland

CH

39

Tanzania

TZ

40

Thailand

TH

41

Togo

TG

42

Turkey

TR

43

Ukraine

UA

44

United Arab Emirates

AE

45

United States of America

US

46

Vietnam

VN

47

Zimbabwe

ZW

48

Chinese Taipei

TW

49[6]

Swaziland

SZ

50[7]

Ca-mê-run

CM

 

Phụ lục II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH KIMBERLEY

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley)

1. Phần bên trái Giấy chứng nhận KP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Number: VN...

KIMBERLEY PROCESS CERTIFICATE

The rough diamonds in this shipment have been handled in accordance with the provisions of the Kimberley Process Certification Scheme for rough diamonds

Country of Origin: ……………………………

Number of Parcels:………………………………..

Country of Provenance: …………………….

…..………………..

Name and address of exporter: ………………..

Name and address of exporter: ………………..

 

HS classification

Carat

Value (US$)

7102.10

 

 

7102.21

 

 

7102.31

 

 

THIS CERTIFICATE

Issued on: …………………………………….. Expires on:……………………………………………….

………………………………………………………………..

Signature of Authorised Officer/ Official Stamp

2. Phần bên phải Giấy chứng nhận KP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Number: VN...

KIMBERLEY
PROCESS CERTIFICATE
IMPORT CONFIRMATION

It is hereby certified that the rough diamonds in this shipment exported

From ………………………………………………………

Were accepted for import

Into …………………………………………………………

By …………………………………………………………

On …………………………………………………………

And that the import has been checked and verified in compliance with the provisions of the Kimberley Process Certification Scheme for rough diamonds.

HS classification

Carat

Value (US$)

7102.10

 

 

7102.21

 

 

7102.31

 

 

Signature of Authorised Officer

 

 

Stamp of Importing Authority

 

Phụ lục III

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC ỦY QUYỀN XÁC NHẬN NHẬP KHẨU VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH KIMBERLEY

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley)

1. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội

Địa chỉ: 21 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại: 04.2.2205459

Số fax: 04.2.2205552

Địa chỉ email: [email protected]

2. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 35-37 Bến Chương Dương, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 08.3.8294569

Số fax: 08.3.8217280

Địa chỉ email: [email protected]

 

Phụ lục IV

ĐĂNG KÝ MẪU CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN KÝ ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NHẬP KHẨU VÀ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KP VÀ CON DẤU CỦA THƯƠNG NHÂN

(Kèm theo Thông tư liên tịch s 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley)

……., ngày .... tháng…… năm ……..

Kính gửi: …………………………………………… (tên của Phòng Quản lý xuất nhập khẩu)

Công ty: ……………………………………………………………………….(tên doanh nghiệp)

Địa chỉ: ………………………………………………………………..(địa chỉ của doanh nghiệp)

Điện thoại: ……………………Fax:…………………… Email: …………………………………

1. Đề nghị được đăng ký các cá nhân của doanh nghiệp có tên, mẫu chữ ký và dấu dưới đây:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Mẫu chữ ký

Mẫu dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký trên Đơn đề nghị xác nhận nhập khẩu và đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP.

2. Đăng ký các cá nhân có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Chức danh

Phòng (Công ty)

Số Chứng minh thư

 

…..

 

 

 

được ủy quyn tới liên hệ xác nhận nhập khẩu và đ nghị cấp Giy chứng nhận KP tại... (tên của Phòng Quản lý xuất nhập khẩu).

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này.

 

 

CÔNG TY …………………
(Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)
(Ký tên, đóng dấu)



 

 

Phụ lục V

DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, GIA CÔNG CỦA THƯƠNG NHÂN

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley)

…………, ngày .... tháng ….. năm …….

Kính gửi: …………………………………………….(tên của Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu)

Công ty: ………………………………………………………………………..(tên doanh nghiệp)

Địa chỉ: …………………………………………………………………(địa chỉ của doanh nghiệp)

Điện thoại: …………………………Fax: …………………………Email: …………………………

Đề nghị được đăng ký các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chúng tôi như sau:

TT

Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của cơ sở

Phụ trách cơ sở

Diện tích nhà xưởng

Mặt hàng sản xuất, gia công để xuất khẩu (ghi riêng từng dòng cho mỗi mặt hàng)

Tên hàng

Số lượng công nhân

Số lượng máy móc

Công suất theo tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký này.

 

 

CÔNG TY …………………
(Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)
(Ký tên, đóng dấu)



 

 

Phụ lục VI

GIẤY XÁC NHẬN KIM CƯƠNG THÔ NHẬP KHẨU

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley)

 

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Cục Hải quan …………………………

Chi cục Hải quan ……………………

Số …………………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại:………………………………; Email: ………………………………

GIẤY XÁC NHẬN KIM CƯƠNG THÔ NHẬP KHẨU

Xác nhận rằng lô hàng kim cương thô này được xuất khẩu

Từ: (ghi tên nước xuất khẩu thành viên) …………………………………………

Đã được chấp nhận nhập khẩu

Vào: (ghi Việt Nam) …………………………………………………………………………

Bởi: (ghi tên Thương nhân nhập khẩu) ……………………………………………………

Vào ngày: (ghi ngày hàng đến cửa khẩu nhập) ……………………………………………

Lô hàng nhập khẩu đã được kim tra và xác nhận đã tuân thủ đúng các quy định của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley về kim cương thô.

HS Classification

Weight (Carats)

Value (US$)

71 02.10

 

 

71 02.21

 

 

71 02.31

 

 

 

 

....., ngày ... tháng ... năm ....
(Chữ ký của cán bộ có thẩm quyền và con dấu)



 

 

Phụ lục VII

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI GIẤY CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH KIMBERLEY

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley)

Giấy chứng nhận KP phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận tải đơn, hóa đơn thương mại. Nội dung kê khai Giấy chứng nhận KP cụ thể như sau:

1. Số tham chiếu:

a) Nhóm 1: ghi ký tự “VN”

b) Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu như quy định trong Phụ lục I.

c) Nhóm 3: 02 ký tự, thể hiện năm cấp Giấy chứng nhận KP

d) Nhóm 4: 02 ký tự, thể hiện tên Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực theo danh sách được Bộ Công Thương ủy quyền với các mã số như sau:

STT

Tên đơn vị

Mã số

1

Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội

01

2

Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh

02

đ) Nhóm 5: 04 ký tự, th hiện s thứ tự của Giy chứng nhận KP

Ví dụ: Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp 01 Giấy chứng nhận KP mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang EC (Bỉ) trong năm 2007 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận KP này sẽ là: VNEC07020006

2. Nước xuất xứ (Country of Origin) được ghi như sau:

- Trong trường hợp kim cương thô được khai thác hoặc chiết xuất tại một nước, ghi tên nước mà tại nơi đó kim cương thô được khai thác hoặc chiết xuất.

- Ghi “mixed” (pha trộn) trong trường hợp lô hàng có xuất xứ từ hai (02) nước trở lên;

- Ghi “unknown” (không xác định) trong trường hợp nước xuất xứ không phải là nơi kim cương thô được khai thác hoặc chiết xuất và lô hàng có xuất xứ từ hai (02) nước trở lên.

3. Nước xuất khẩu (Country of Provenance): ghi tên nước thành viên cuối cùng mà từ đó kim cương thô được xuất khẩu, như được ghi trong chứng từ nhập khẩu.

4. Tên và địa chỉ của người xuất khẩu (Name and address of exporter): ghi tên và địa chỉ của người xuất khẩu.

5. Số kiện hàng (Number of Parcels): ghi số kiện hàng được xuất khẩu.

6. Tên và địa chỉ của người nhập khẩu (Name and address of importer): ghi tên và địa chỉ của người nhập khẩu.

7. Trọng lượng (Carat): ghi trọng lượng của kim cương bằng đơn vị Carat.

8. Trị giá (Value): ghi trị giá của lô hàng.

9. Địa điểm cấp (Issued on): ghi nơi cấp Giấy chứng nhận KP.

10. Hết hạn vào ngày (Expires on): ghi ngày hết hạn của Giấy chứng nhận KP.

11. Chữ ký của cán bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận KP và con dấu của cơ quan cấp (Signature of Authorised Officer/ Official Stamp): ký tên và đóng du.

 

Phụ lục III[8]

DANH MỤC CHI TIẾT THEO MÃ HS ĐỐI VỚI KIM CƯƠNG THÔ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

7102.10.00

- Kim cương chưa được phân loại

 

- Kim cương công nghiệp:

7102.21.00

- - Chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt, tách một cách đơn giản hay mới chỉ được chuốt hoặc mài sơ qua

 

- Kim cương phi công nghiệp:

7102.31.00

- - Chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt, tách một cách đơn giản hay mới chỉ được chuốt hoặc mài sơ qua

 

 

[1] Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, b sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley đối với kim cương thô được ký kết vào ngày 05 tháng 11 năm 2002 tại Interlaken, Thụy Sĩ;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông cáo s PK_P/006/05/2011 ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley về việc công nhận Vương quc Swaziland là thành viên của Quy chế chng nhận Quy trình Kimberley;

Thực hiện ch thị s 1600/2002/CT-QHQT-VPCP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc Việt Nam tham gia Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô;

Căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 1010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch s 14/2009/TTLT-BCT-BTC) như sau:

Thông tư số 25/2012/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ;

Căn cứ Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley đối với kim cương thô được ký kết vào ngày 05 tháng 11 năm 2002 tại Interlaken, Thụy Sĩ;

Căn cứ Thông báo ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Quy trình Kimberley về việc công nhận nước Cộng hòa Ca-mê-run là thành viên của Quy trình Kimberley;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch s 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley như sau:

Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã s HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Thực hiện Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã s HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:

[2] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012.

[4] Điều này được bổ sung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012.

[5] Điều 5 của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực k từ ngày 18 tháng 02 năm 2012, quy định như sau:

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012.

Điều 2 của Thông tư số 25/2012/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2012 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2012.”

Điều 9 của Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu lực k từ ngày 29 tháng 01 năm 2020 quy định như sau:

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh vướng mắc, thương nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phn ánh v Bộ Công Thương đ xử lý./.

[6] Số thứ tự này được bổ sung theo quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012;

[7] Số thứ tự này được bổ sung theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 25/2012/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực k từ ngày 31 tháng 10 năm 2012.

[8] Phụ lụcPh lc này được bổ sung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT năm 2024 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào

Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT năm 2024 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào

Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Ngoại giao

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi