Thông tư 2880/KCM-TM của Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường về qui định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 2880/KCM-TM
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Thương mại | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2880/KCM-TM | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Chu Tuấn Nhạ; Nguyễn Xuân Quang |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/12/1996 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 2880/KCM-TM
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG - THƯƠNG MẠI
SỐ 2880/KCM-TM NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 1996 QUY ĐỊNH TẠM THỜI
ĐỐI VỚI VIỆC NHẬP KHẨU CÁC PHẾ LIỆU
Để đáp ứng các nhu cầu
về nguyên liệu cho sản xuất, bên cạnh các nguồn nguyên liệu khai thác ở trong
nước, hiện nay một số cơ sở vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài, bao
gồm nguyên liệu chính phẩm và đôi khi cả nguyên liệu thứ phẩm và phế liệu như
giấy loại, sách báo cũ, lon nhôm thu hồi, nhựa và kim loại phế liệu v.v.. (sau
đây gọi tắt là phế liệu).
Trong thời gian vừa
qua, việc nhập khẩu các phế liệu nhìn chung đã đáp ứng phần nào các nhu cầu sản
xuất của một số ngành. Tuy nhiên, do chưa có quy định hướng dẫn về việc này một
cách chi tiết nên trên thực tế đã xảy ra một số trường hợp nhập phế liệu kém
chất lượng, lẫn nhiều tạp chất, không đúng quy định trong hợp đồng v.v.. gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sản xuất, vi phạm Luật bảo
vệ môi trường.
Nhằm thực hiện nghiêm
chỉnh Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 175/CP của Thủ tướng Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; mặt khác để góp phần tháo gỡ bớt những khó
khăn thực tế cho một số ngành trong nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại văn bản số 69/TB ngày 21-5-1994 của Văn phòng Chính phủ về việc
lập danh mục các nguyên liệu thứ phẩm cấm nhập khẩu và được phép nhập khẩu; Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Thương mại ban hành Thông tư liên Bộ
quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Chỉ nhập khẩu một số phế liệu thiết yếu phục vụ trực tiếp cho các yêu cầu bức xúc của sản xuất; không nhập phế liệu để mua đi bán lại hoặc sử dụng cho các mục tiêu khác. Nghiêm cấm mọi hình thức nhập chất thải vào Việt Nam núp dưới danh nghĩa "Nhập phế liệu".
2. Phế liệu được đề cập trong Thông tư này bao gồm: nguyên liệu thứ phẩm và phế liệu.
Nguyên liệu thứ phẩm là các nguyên liệu mà khi được sản xuất ra không đủ tiêu chuẩn quy định làm nguyên liệu chính phẩm, nhưng vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu của sản xuất trong nước.
Phế liệu là các nguyên liệu bị loại ra sau quá trình sản xuất nguyên liệu chính phẩm và không đạt tiêu chuẩn nguyên liệu thứ phẩm nêu trên, hoặc là các sản phẩm bị loại ra sau quá trình sử dụng, như:
- Nguyên liệu vụn, hoặc bị biến dạng, sứt mẻ... nhưng vẫn giữ được tính chất cơ bản của vật liệu.
- Các sản phẩm, đồ vật đã qua chế biến, gia công (không đủ tiêu chuẩn chính phẩm, thứ phẩm) hoặc đã qua sử dụng, nhưng có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất.
3. Đối với những phế liệu là các sản phẩm, đồ vật đã qua gia công, chế biến và sử dụng, việc cho phép nhập khẩu sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể.
4. Tạp chất là những chất không cùng tính năng của phế liệu mà có lẫn trong phế liệu. Tỷ lệ tạp chất không quá 3%. Tạp chất không được chứa các chất cấm nhập (theo Điểm 5 Thông tư này). Trong trường hợp tạp chất lẫn trong phế liệu là các chất thuộc diện khi nhập phải xin phép về môi trường, khi nhập phải làm các thủ tục xin phép về môi trường.
5. Phế liệu nêu trong Thông tư này được chia làm 3 loại:
a) Phế liệu cấm nhập khẩu (Phụ lục 1).
b) Phế liệu khi nhập khẩu không phải xin phép về môi trường (Phụ lục 2). Đối với loại phế liệu này khi nhập khẩu phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Làm thủ tục nhập khẩu theo các quy định hiện hành của các bộ, ngành có liên quan.
- Trong trường hợp đã có tiêu chuẩn quốc gia về phế liệu, phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, môi trường của tiêu chuẩn đó (ví dụ: đối với phế liệu từ sản xuất và gia công giấy, thùng - bìa carton phải đảm bảo các yêu cầu nêu trong Tiêu chuẩn Việt Nam số 5946-1995, trang 355, tập II).
- Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, dựa vào tiêu chuẩn ngành để giám sát chất lượng và môi trường khi nhập khẩu.
- Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, ngành đối với phế liệu nhập, việc giám sát chất lượng phế liệu nhập tiến hành kỹ lưỡng để không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
c) Các phế liệu không nêu trong phụ lục 1, 2 của Thông tư này đều phải xin phép về môi trường khi nhập khẩu.
6- Chỉ các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, hoặc cơ sở sản xuất đã được Bộ thương mại cấp giấy phép trực tiếp xuất khẩu, có ngành hàng nhập khẩu phù hợp, mới được phép nhập khẩu phế liệu. Trường hợp cơ sở sản xuất chưa được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp thì uỷ thác nhập khẩu qua các đơn vị trên sau khi được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Cục Môi trường) có văn bản chấp thuận nhập khẩu.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC CẤP PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC
PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Điểm 5 c chương I)
Thủ tục để có ý kiến cho phép về môi trường trước khi nhập phế liệu gồm:
1. Hồ sơ:
1.1- Đơn đề nghị của doanh nghiệp (theo mẫu phụ lục 3)
1.2- Mẫu vật của phế liệu nhập khẩu.
1.3- Kết quả phân tích, giám định chất lượng (thành phần vật chất, hoá chất, tạp chất...) do cơ quan chuyên trách có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với mẫu vật.
1.4- Xác nhận về chất lượng và môi trường của phế liệu nhập (thành phần vật chất, hoá học, tỷ lệ tạp chất, độ độc hại...) do tổ chức chuyên trách có thẩm quyền của nước xuất khẩu phế liệu cấp.
1.5- ý kiến của cơ quan chủ quản cấp Bộ, ngang Bộ, Tổng cục hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Hồ sơ và mẫu vật nói trên được giao nhận tại Phòng kiểm soát ô nhiễm của Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường uỷ quyền Cục Trưởng Cục Môi trường xem xét và giải quyết đơn đề nghị của doanh nghiệp trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, mẫu vật theo quy định tại Điểm 1, Chương II.
CHƯƠNG III
THỦ TỤC NHẬP KHẨU
1. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất, sau khi được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Cục Môi trường) chấp thuận bằng văn bản được nhập khẩu theo quy định tại Chương II nêu trên thì đến cơ quan Hải quan làm các thủ tục theo quy định hiện hành.
2. Hải quan cửa khẩu tiến hành kiểm tra, giám sát về chất lượng và số lượng phế liệu nhập theo các quy định hiện hành của pháp luật. Trong một số trường hợp cần thiết Hải quan cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương và một số cơ quan khác liên quan cùng kiểm tra, giám sát.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ sở nhập và sử dụng phế liệu phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý môi trường Trung ương và địa phương.
2. Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với phế liệu nhập tại các cửa khẩu theo các quy định hiện hành của Nhà nước và nội dung của Thông tư này.
3. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Thương mại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan (Hải quan, Đo lường - Chất lượng, Vinacontrol...) giám sát, kiểm tra chất lượng, số lượng phế liệu nhập và việc vận chuyển và bảo quản phế liệu nhập tại kho chứa trước khi gia công, chế biến.
- Giám sát việc sử dụng phế liệu nhập trong quá trình sản xuất (xem xét các khía cạnh bảo vệ môi trường, kể cả việc thẩm định môi trường trước khi đưa phế liệu nhập vào sản xuất).
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng phế liệu nhập trong quá trình sản xuất và báo cáo định kỳ với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Thương mại về các kết quả giám sát, kiểm tra.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến Thông tư này cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn địa phương.
4- Trường hợp vi phạm các quy định bảo vệ môi trường trong khi nhập khẩu hoặc sử dụng phế liệu nhập vào sản xuất đều phải xử lý kịp thời, nghiêm khắc theo các quy định hiện hành của pháp luật. Các hình thức xử lý có thể là buộc tái xuất, đình chỉ nhập khẩu các lô tiếp theo, đồng thời xử phạt theo Điều 10, 11 của Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng.
5. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Thương mại có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên Bộ này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư này thay thế cho các văn bản liên quan trước đây và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu nảy sinh những khó khăn, vướng mắc, các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Thương mại để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.
PHỤ LỤC 1
PHẾ LIỆU
CẤM NHẬP KHẨU
(Phế liệu của các chất hoặc có chứa các chất cấm nhập dưới đây)
(Kèm theo Thông tư liên Bộ số 2880/KCM-TM ngày 15 tháng 12 năm 1996)
- Hoá chất độc
- Chất phóng xạ
- Nấm mốc các loại
- Côn trùng
- Các chất hữu cơ có mùi hôi thối, hoặc có hàm lượng "vi khuẩn chỉ danh ô nhiễm" cao hơn giới hạn cho phép theo các quy định hiện hành.
- Vi sinh vật gây bệnh
- Cặn dầu, mỡ cặn
- Kim tiêm, kim chích, các chất không phân huỷ,...
- Các chất thuộc diện bị Nhà nước cấm
- Các chất thải bị cấm vận chuyển theo các Công ước và Nghị định thư quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (danh mục các Công ước và Nghị định thư quốc tế này xem ở phụ lục 4).
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC
PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU KHÔNG PHẢI XIN PHÉP
VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư Liên bộ số 2880/KCM-TM ngày 19-12-1996)
- Phế liệu từ sản xuất và gia công giấy, thùng bìa carton
- Phế liệu bông
- Phế liệu từ sản xuất vài đầu tấm từ ngành dệt - Phế liệu từ sản xuất và gia công kim loại đen - Phế liệu từ sản xuất và gia công kim loại màu
* Ghi chi tiết xem ở Điểm 5b, chương I
PHỤ LỤC 3
MẪU ĐƠN
XIN PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
(Kèm theo Thông tư Liên bộ số 2880/KCM-TM ngày 19 tháng 12 năm 1996)
Tổ chức/pháp nhân xin nhập CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - hạnh phúc
(Địa danh), ngày... tháng.... năm 199..
ĐƠN XIN
CẤP PHÉP
VỀ MÔI TRƯỜNG VỀ VIỆC NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: Cục trưởng Cục
Môi trường
Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Chúng tôi là:..................................................
Địa chỉ:.......................................................
Số điện thoại................... FAX...........................
Xin nhập phế liệu:.............................................
Cho mục đích:..................................................
Số lượng.......................................................
.....................................................................
Dự kiến thời gian nhập:................................
Vào cửa khẩu:...............................................
Chúng tôi xin gửi đến Quý Cục Môi trường những văn bản, hồ sơ và mẫu vật sau:
1. Công văn xác nhận của Bộ/UBND...............
2. Các mẫu vật của phế liệu nhập, bao gồm:
Mẫu 1 về............................trọng lượng................
Mẫu 2 về........................... trọng lượng................
Mẫu 3 về........................... trọng lượng ...............
Mẫu 4 về ......................... trọng lượng............
3. Kết quả phân tích thành phần chất lượng của mẫu vật (1, 2, 3, 4...) do
............................................................................................................................
............................. thuộc Bộ/tỉnh.................. ...........phân tích.
4- Chứng chỉ về chất lượng và môi trường của phế liệu nhập (thành phần vật chất, hoá học, tỷ lệ tạp chất...)do..................................................................................
............................................................................................................................
thuộc nước............... cấp.
Chúng tôi xin bảo đảm độ tin cậy và tính pháp lý của các văn bản, hồ sơ, mẫu vật đi kèm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về độ tin cậy và tính pháp lý của các văn bản, hồ sơ và mẫu vật đó.
Sau khi được nhập, chúng tôi xin bảo đảm đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ và đưa vào sản xuất; không dùng sai mục đích và quá số lượng nhập. Nếu có gì sai phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chúng tôi làm đơn này đề nghị cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét cấp phép về môi trường để chúng tôi hoàn thiện thủ tục việc xin nhập số hàng kể trên.
Ý kiến của cơ quan chủ quản Giám đốc
(Họ và tên người ký) (Ký tên và đóng dấu)
Nơi gửi:
- Như trên (02 bản)
- Lưu.
PHỤ LỤC 4
CÁC CÔNG
ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÀ VIỆT NAM Đà THAM GIA
(Kèm theo Thông tư Liên Bộ số 2880/KCM-TM ngày 19-12-1996)
1- Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR).
2- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (HARITAGE).
3- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ (CITES).
4- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (MARPOL 73/78)
5- Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)
6- Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn.
7- Nghị định thư Montreal về các chất làm giảm tầng ô-zôn
8- Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (BASEL).
9- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
10- Công ước về đa dạng sinh học.