Thông tư liên tịch 01/LB của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
THÔNG TƯ
LIÊN BỘ BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ TÀI CHÍNH - UBNNHTĐT - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 01/LB NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 1995 VỀ XỬ LÝ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thực hiện Nghị định số 191/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ ban hành Quy chế hình thành, thẩm định và quản lý các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tiếp tục đơn giản hoá thủ tục theo nguyên tắc vừa tăng cường hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên bộ Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan thống nhất xử lý một số vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
1. Các luận cứ để xem xét việc cho nhập khẩu miễn thuế thiết bị, máy móc, phụ tùng, phương tiện sản xuất - kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư được nhập bằng vốn đầu tư để xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định (sau đây gọi chung là thiết bị, máy móc) theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 18/CP của Chính phủ:
Khi thụ lý hồ sơ của các xí nghiệp xin nhập khẩu miễn thuế các hàng hoá trên, trên cơ sở giấy phép đầu tư đã cấp, Bộ Thương mại căn cứ vào một trong các tài liệu sau để xem xét và giải quyết:
- Mục tiêu, lĩnh vực, phạm vi hoạt động sản xuất - kinh doanh và vốn đầu tư của xí nghiệp đã được quy định tại giấy phép đầu tư.
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật đã gửi kèm theo đơn xin cấp giấy phép đầu tư.
Trong trường hợp các tài liệu trên chưa được tính toán chi tiết và đầy đủ, Bộ Thương mại có thể yêu cầu xí nghiệp giải trình bổ xung theo nguyên tắc hàng hoá xin nhập phải phù hợp với mục tiêu sản xuất, kinh doanh cũng như vốn đầu tư đã được quy định trong giấy phép đầu tư đã cấp cho xí nghiệp. Khi cần thiết, Bộ Thương mại có thể tham khảo thêm ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư hoặc Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật.
2. Trong quá trình xem xét, giải quyết, tuỳ từng trường hợp cụ thể, nếu tổng giá trị hàng hoá thiết bị, máy móc xin phép nhập khẩu của xí nghiệp có mức chênh lệch không quá 10% nhưng tối đa không quá 500.000 đôla Mỹ so với vốn đầu tư đã quy định trong giấy phép đầu tư đã cấp thì Bộ Thương mại có thể chấp nhận giải quyết mà không yêu cầu xí nghiệp phải làm thủ tục tăng vốn. Các trường hợp khác, Bộ Thương mại chỉ xem xét sau khi đã có quyết định chính thức bằng văn bản của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cho phép tăng vốn. Kể từ nay, các thông báo của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chấp thuận về nguyên tắc việc bổ sung, điều chỉnh giấy phép đầu tư, trong đó bao gồm cả tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất, chỉ có giá trị định hướng cho xí nghiệp để có kế hoạch phát triển và làm công tác chuẩn bị, không sử dụng cho việc giải trình xin phép nhập khẩu.
3. Sau khi đã ban hành Quyết định bổ sung, sửa đổi giấy phép đầu tư, nếu việc bổ sung, sửa đổi có liên quan đến thay đổi danh mục, giá trị thiết bị, máy móc cần nhập khẩu, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư gửi các hồ sơ có liên quan đến dự án được duyệt cho Bộ Thương mại và Bộ Tài chính để có cơ sở xem xét, giải quyết và quản lý.
4. Việc nhập khẩu thiết bị, máy móc phải được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. Về nguyên tắc, nếu giấy phép đầu tư đã quy định thiết bị, máy móc nhập khẩu phải là sản phẩm mới thì Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan không chấp nhận cho nhập khẩu các thiết bị, máy móc đã qua sử dụng. Tất cả các trường hợp nhập sai quy định đều buộc phải tái xuất. Trong trường hợp cá biệt, tuy trong giấy phép đầu tư đã quy định thiết bị, máy móc phải là sản phẩm mới, nhưng căn cứ điều kiện thực tế và đơn giải trình của từng xí nghiệp, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có thể điều chỉnh quyết định bằng việc cho phép nhập thiết bị, máy móc đã qua sử dụng sau khi có ý kiến bằng văn bản chấp thuận của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật; Bộ Thương mại căn cứ Quyết định điều chỉnh của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư để giải quyết cho nhập. Nếu giấy phép đầu tư không quy định tình trạng thiết bị, máy móc nhập khẩu thì các thiết bị, máy móc nhập khẩu phải được hiểu là sản phẩm mới. Trong trường hợp giấy phép đầu tư quy định thiết bị, máy móc chủ yếu phải là sản phẩm mới thì sau đó Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có văn bản xác nhận danh mục thiết bị, máy móc được coi là "chủ yếu".
5. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, do đặc thù của loại hình này, các thiết bị, máy móc và vật tư do công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng nhập khẩu để xây dựng kho tàng, nhà xưởng và các vật kiến trúc khác rồi cho các nhà đầu tư thuê được coi là một phần của vốn đầu tư cơ bản hình thành xí nghiệp, được nêu trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật thì cũng là đối tượng được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 76 Nghị định 18/CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ.
6. Để tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, định kỳ hàng quý, chuyên viên 4 cơ quan gặp nhau để trao đổi thông tin và bàn để thống nhất biện pháp xử lý các phát sinh cụ thể.