Thông tư 66/2024/TT-BQP quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 66/2024/TT-BQP

Thông tư 66/2024/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:66/2024/TT-BQPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Huy Vịnh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
14/10/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của Bộ Quốc phòng

Ngày 14/10/2024, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 66/2024/TT-BQP quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

1. Hồ sơ kiểm định lần đầu đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng bao gồm:

- Công văn hoặc giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên ký tên, đóng dấu;

- Chứng nhận đăng ký xe, lý lịch xe đối với xe đã đăng ký;

- Biển số tạm thời đối với xe chưa hoàn thành thủ tục đăng ký;

- Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo.

2. Chu kỳ kiểm định đối với xe máy chuyên dùng như sau:

- Xe máy chuyên dùng nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước:

  • Thời gian sản xuất đến 10 năm: chu kỳ đầu 36 tháng, chu kỳ định kỳ 24 tháng;
  • Thời gian sản xuất trên 10 năm: chu kỳ định kỳ 12 tháng.

- Xe máy chuyên dùng được cải hoán, cải tạo:

  • Thời gian sản xuất đến 10 năm: chu kỳ đầu 24 tháng, chu kỳ định kỳ 18 tháng;
  • Thời gian sản xuất trên 10 năm: chu kỳ định kỳ 12 tháng.

- Xe máy chuyên dùng tác chiến: chu kỳ định kỳ 24 tháng.

3. Miễn kiểm định đối với:

  • Xe cơ giới mới sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu dưới 02 năm kể từ năm sản xuất, lắp ráp; chưa qua sử dụng, đã được đăng ký cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số đăng ký theo quy định của pháp luật;
  • Xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu không phải đưa xe đến cơ sở kiểm định.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Xem chi tiết Thông tư 66/2024/TT-BQP tại đây

tải Thông tư 66/2024/TT-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 66/2024/TT-BQP PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 66/2024/TT-BQP DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
______

Số: 66/2024/TT-BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2024

THÔNG TƯ

Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng

________________________

Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các trung tâm, trạm kiểm định an toàn kỹ thuật xe - máy quân sự; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là doanh nghiệp) là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh theo quy định tại Nghị định số 16/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
2. Xe cơ giới là xe được trang bị cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng trực tiếp đăng ký, quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Xe cơ giới của doanh nghiệp là xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc trường hợp xe cơ giới quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy chuyên dùng quân sự, xe máy thi công; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe chuyên dùng khác có tham gia giao thông được trang bị cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.
5. Cơ sở kiểm định là các trung tâm, trạm kiểm định an toàn kỹ thuật xe - máy quân sự do Tổng Tham mưu trưởng quyết định thành lập.
6. Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (sau đây viết gọn là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của nhà nước và Bộ Quốc phòng.
7. Chu kỳ kiểm định là khoảng thời gian giữa hai lần kiểm định được tính bằng tháng.
8. Phiếu kiểm định là bản xác nhận kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của từng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi kiểm định.
9. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi là Giấy chứng nhận kiểm định) là bản xác nhận cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đã được kiểm định đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của nhà nước và Bộ Quốc phòng về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ.
10. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (sau đây viết gọn là Tem kiểm định) là biểu trưng do các cơ sở kiểm định cấp, dán lên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm định.
11. Chỉ huy cơ sở kiểm định là giám đốc, phó giám đốc trung tâm kiểm định; trạm trưởng trạm kiểm định thuộc Bộ Quốc phòng.
12. Kiểm định viên là người có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm được tập huấn (đào tạo); cấp Giấy chứng nhận, thẻ kiểm định viên theo quy định của nhà nước, Bộ Quốc phòng để thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
13. Chương trình quản lý kiểm định là hệ thống phần mềm do Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật xây dựng để quản lý cơ sở dữ liệu kiểm định và công tác kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; được sử dụng tại các cơ sở kiểm định và Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
Điều 4. Những hành vi nghiêm cấm
1. Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
2. Sử dụng thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; phương tiện đo, thiết bị kiểm tra chưa được kiểm định, hiệu chuẩn hoặc quá thời hạn sử dụng.
3. Bố trí không đúng, không đủ kiểm định viên trên dây chuyền kiểm định.
4. Tự ý in phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định để sử dụng.
5. Sửa đổi các nội dung in, ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định; tự ý bóc, dán Tem kiểm định.
6. Có hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong quá trình kiểm định.
7. Kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của doanh nghiệp: Hết niên hạn sử dụng, không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH
Điều 5. Đối tượng, thẩm quyền kiểm định
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải được kiểm định bằng các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định tại cơ sở kiểm định hoặc cơ động (trừ các trường hợp được miễn kiểm định lần đầu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này).
2. Việc cơ động kiểm định chỉ áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có điều kiện đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đến cơ sở kiểm định (khoảng cách từ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đến cơ sở kiểm định phải có bán kính lớn hơn 50 km); nhóm xe tác chiến; xe cứu thương, cứu hoả, xe làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; xe quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định.
3. Chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên, đóng dấu trên Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định.
Điều 6. Hồ sơ kiểm định lần đầu
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
a) Công văn hoặc giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên ký tên, đóng dấu theo quy định;
b) Chứng nhận đăng ký xe, lý lịch xe (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đã đăng ký);
c) Biển số tạm thời (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký);
d) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo).
2. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của doanh nghiệp.
a) Công văn hoặc giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu theo quy định;
b) Chứng nhận đăng ký xe;
c) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng nhập khẩu);
d) Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo (áp dụng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo).
Điều 7. Hồ sơ kiểm định định kỳ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
3. Lập hồ sơ kiểm định.
a) Cơ sở kiểm định tiếp nhận 01 bộ hồ sơ, kiểm tra giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6 và các khoản 1, 2 Điều này; trường hợp không đủ hồ sơ, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện;
b) Cơ sở kiểm định in thông số kỹ thuật của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ cơ sở dữ liệu quản lý thực lực của Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật; kiểm tra xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và đối chiếu với các giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật. Trường hợp thông số kỹ thuật xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chưa có trong cơ sở dữ liệu thì cơ sở kiểm định phải lập Phiếu hồ sơ xe cơ giới theo Mẫu số 01, Phiếu hồ sơ xe máy chuyên dùng theo Mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
c) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu đạt yêu cầu thì nhập thông số kỹ thuật, thông tin hành chính của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng vào chương trình quản lý kiểm định, ghi sổ theo dõi xe vào kiểm định; in Phiếu hồ sơ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (chỉ áp dụng đối với xe cơ giới kiểm định lần đầu hoặc chưa có trong cơ sở dữ liệu);
d) Chụp 02 ảnh tổng thể rõ biển số của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng để lưu (ảnh chụp ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía trước bên cạnh xe và ảnh chụp từ phía sau góc đối diện, có thể hiện thời gian chụp trên ảnh).
Điều 8. Chu kỳ kiểm định
Chu kỳ kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Nội dung, phương pháp kiểm tra xe cơ giới
1. Nội dung, phương pháp kiểm tra thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Phụ lục I kèm theo Thông tư này và thời gian kiểm tra không quá 30 phút/xe.
2. Hạng mục, nội dung kiểm tra các công đoạn trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động thực hiện theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm 05 công đoạn sau:
a) Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của xe cơ giới;
c) Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: Kiểm tra bảo vệ môi trường;
đ) Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới của xe cơ giới.
3. Trường hợp cơ động kiểm định phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện thêm các nội dung quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Nội dung, phương pháp kiểm tra xe máy chuyên dùng
1. Nội dung, phương pháp kiểm tra thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Hạng mục, nội dung kiểm tra các công đoạn trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động thực hiện theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này, gồm 04 công đoạn sau:
a) Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: Kiểm tra hệ thống lái và di chuyển; hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu;
c) Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh; kiểm tra bảo vệ môi trường;
d) Công đoạn 4: Kiểm tra hệ thống điều khiển, truyền động, công tác.
3. Trường hợp cơ động kiểm định phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện thêm các nội dung theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Miễn kiểm định
1. Xe cơ giới mới sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu dưới 02 năm kể từ năm sản xuất, lắp ráp; chưa qua sử dụng, đã được đăng ký cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu không phải đưa xe đến cơ sở kiểm định (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mang hồ sơ đến cơ sở kiểm định để nhập dữ liệu kiểm định theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này).
Điều 12. Kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định từng nội dung do các kiểm định viên kiểm tra, đánh giá và ghi vào Phiếu kiểm định, báo cáo chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên, đóng dấu theo quy định (trừ xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu).
2. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định đối với xe cơ giới.
a) Xe cơ giới sau kiểm định đủ 5 công đoạn, đạt yêu cầu theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục I kèm theo Thông tư, được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định. Trường hợp xe cơ giới được kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở kiểm định phải thông báo rõ nội dung, hạng mục không đạt yêu cầu cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết để sửa chữa, khắc phục; sau khi khắc phục xong, phối hợp cơ sở kiểm định tổ chức kiểm định lại các nội dung, hạng mục đó;
b) Xe cơ giới thuộc trường hợp miễn kiểm định lần đầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp dán Tem kiểm định lên xe cơ giới theo quy định tại khoản 4 Điều 14. Thông tư này;
c) Thời hạn có hiệu lực kiểm định của xe cơ giới được ghi trực tiếp trong Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và cấp theo chu kỳ kiểm định.
3. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định đối với xe máy chuyên dùng.
a) Xe máy chuyên dùng sau kiểm định đủ 4 công đoạn, đạt yêu cầu theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư, được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định. Trường hợp xe máy chuyên dùng sau kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở kiểm định phải thông báo rõ nội dung, hạng mục không đạt yêu cầu cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết để sửa chữa, khắc phục; sau khi khắc phục xong, phối hợp cơ sở kiểm định tổ chức kiểm định lại các nội dung, hạng mục đó;
b) Thời hạn có hiệu lực kiểm định của xe máy chuyên dùng được ghi trực tiếp trong Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và cấp theo chu kỳ kiểm định.
4. Đối với các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 6, sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm định, cơ sở kiểm định trả lại cơ quan, đơn vị.
Điều 13. Phiếu kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định
1. Phiếu kiểm định được in mực đen trên giấy màu trắng, loại 70gsm, khổ A4 (210 x 297mm); xe cơ giới theo quy định tại Mẫu số 03, xe máy chuyên dùng theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận kiểm định được in mực đen trên phôi giấy do Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật cấp; xe cơ giới theo quy định tại Mẫu số 05, xe máy chuyên dùng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
3. Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được chỉ huy cơ sở kiểm định ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ sở kiểm định.
Điều 14. Tem kiểm định
1. Tem kiểm định hình tròn, đường kính 95mm, được dán màng nilon bảo vệ; in màu hai mặt trên giấy do Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật cấp theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
2. Tem kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được chỉ huy cơ sở kiểm định ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ sở kiểm định.
3. Tem kiểm định do kiểm định viên trực tiếp dán lên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sau khi kiểm định đạt yêu cầu (trừ trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu).
4. Tem kiểm định được dán bên trong, phía trên bên phải kính chắn gió theo chiều tiến của xe. Đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc, Tem kiểm định được dán vào khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký. Đối với các xe máy chuyên dùng không có kính chắn gió phía trước: Dán bên trong buồng lái hoặc tại vị trí dễ quan sát (tránh tác động khách quan làm hỏng Tem kiểm định).
5. Trường hợp vì lý do khách quan, Tem kiểm định bị mất, hỏng; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, có công văn đề nghị cơ sở kiểm định trước đó cấp đổi Tem kiểm định mới.
6. Tem kiểm định hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau ngày có hiệu lực được ghi trên Tem kiểm định;
b) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;
c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng bị tai nạn, hư hỏng đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Cải tạo, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa các cụm, hệ thống liên quan đến an toàn (thay thế cụm động cơ, hệ thống phanh, hệ thống lái);
đ) Tem kiểm định bị tẩy, xoá, bong tróc.
Điều 15. Báo cáo công tác kiểm định
Chế độ báo cáo kết quả kiểm định và kết quả sử dụng phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định gửi về cơ quan nghiệp vụ cấp trên trực tiếp quản lý và Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật theo quy định sau:
1. Tiêu đề, loại báo cáo
a) Báo cáo kết quả tháng, phương hướng nhiệm vụ tháng (từ ngày 26 tháng trước đến ngày 25 tháng tiếp theo);
b) Báo cáo kết quả quý I, phương hướng nhiệm vụ quý II;
c) Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm;
d) Báo cáo kết quả 9 tháng, phương hướng nhiệm vụ quý IV;
đ) Báo cáo kết quả năm.
2. Nội dung, thể thức trình bày: Theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian báo cáo.
a) Báo cáo kết quả tháng: Ngày 26 hằng tháng;
b) Báo cáo kết quả quý: Ngày 10 của tháng cuối quý;
c) Báo cáo kết quả năm: Ngày 10 tháng 11 hằng năm.
4. Số lượng, hình thức gửi, nhận báo cáo: Gửi 01 bộ báo cáo qua đường, truyền số liệu quân sự, trực tiếp hoặc qua quân bưu.
Điều 16. Lưu trữ hồ sơ và dữ liệu kiểm định
1. Cơ sở kiểm định phải quản lý, lưu trữ hồ sơ kiểm định theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bao gồm:
a) Phiếu hồ sơ xe cơ giới (áp dụng đối với xe cơ giới kiểm định lần đầu);
b) Sổ theo dõi xe cơ giới, xe máy chuyên dùng vào kiểm định;
c) Phiếu kiểm định của từng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
d) Kết quả đo, kiểm tra các thông số kỹ thuật của từng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo nội dung kiểm tra (nếu có);
đ) Các loại giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 và các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 6 Thông tư này (áp dụng đối với xe cơ giới kiểm định lần đầu).
2. Dữ liệu kiểm định được lưu trữ tại cơ sở kiểm định và trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý kiểm định tại Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
3. Thời gian lưu trữ
a) Hồ sơ kiểm định do cơ sở kiểm định lập, lưu trữ và lập biên bản hủy tại cơ sở kiểm định sau thời hạn 05 năm kể từ ngày kiểm định;
b) Cơ sở dữ liệu kiểm định được lưu trữ 05 năm kể từ ngày kiểm định.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP
Điều 17. Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ đạo Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 18. Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý và tổ chức hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
2. Chỉ đạo Cục Xe máy - Vận tải
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở kiểm định; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo đúng quy định tại Thông tư này;
b) Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn, cấp Giấy chứng nhận, thẻ kiểm định viên cho các đối tượng theo quy định;
c) Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở kiểm định và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan khai thác, sử dụng;
d) Thường xuyên, định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của các cơ sở kiểm định, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện sai phạm; tùy theo mức độ vi phạm, tiến hành lập biên bản đình chỉ hoạt động, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, kỷ luật Quân đội;
đ) In, quản lý và cấp phát các loại phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
Điều 19. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
1. Thực hiện nghiêm công tác kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình đang quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
2. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các nội dung, hạng mục không đạt yêu cầu theo thông báo của cơ sở kiểm định và đề nghị kiểm định lại các nội dung, hạng mục đó.
3. Chịu trách nhiệm duy trì tốt tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng giữa hai kỳ kiểm định.
Điều 20. Cơ quan, đơn vị có cơ sở kiểm định
Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm định thuộc quyền thực hiện nghiêm đúng, đủ nội dung kiểm định theo quy định tại Thông tư này.
Điều 21. Các cơ sở kiểm định
1. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Cục Xe máy - Vận tải/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và cơ quan nghiệp vụ cấp trên về hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo khoản 7 Điều 4 của Thông tư này và xe của doanh nghiệp chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Lập hồ sơ kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, thực hiện kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đúng, đủ nội dung theo quy định tại Thông tư này.
4. Kiểm tra, đánh giá, kết luận trung thực kết quả kiểm định các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
5. Quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và tự in Phiếu kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này.
6. Trực tiếp dán Tem kiểm định lên xe cơ giới (trừ các trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu), xe máy chuyên dùng; cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe đã kiểm định đạt yêu cầu, đủ điều kiện tham gia giao thông.
7. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo công tác kiểm định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
8. Chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ, dữ liệu kiểm định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
a) Thông tư số 103/2021/TT-BQP ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng;
b) Thông tư số 99/2023/TT-BQP ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng.
3. Trường hợp các văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
- Cục Cảnh sát giao thông;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Cục Quân lực; Cục Quân huấn;
Cục Hậu cần; Cục TC-ĐL-CL/BTTM;
- Cục Tài chính/BQP;
- Cục Xe máy - Vận tải/TCHC - KT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL/BTP;
- Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Lưu: VT, NCTH. Ng95.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Huy Vịnh

Phụ lục I

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT
ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

_______________________

 

Bảng 1

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT

 

Nội dung kim tra

Phương pháp kiểm tra

Khiếm khuyết, hư hỏng
(Nguyên nhân không đạt)

1. Kiểm tra nhận dạng, tổng quát

1.1

Biển số đăng

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đủ số lượng;

b) Lắp đặt không chắc chắn;

c) Không đúng quy cách; các chữ, số không rõ ràng, không đúng với đăng ký hoặc không do Cục Xe - Máy cấp.

1.2

Số khung

Quan sát, đối chiếu hồ sơ xe cơ giới.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng vị trí;

b) Sửa chữa hoặc tẩy xoá;

c) Các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với hồ sơ xe cơ giới.

1.3

Số động cơ

Quan sát, đối chiếu hồ sơ xe cơ giới.

1.4

Kiểu loại, kích thước xe

Quan sát, dùng thước đo.

Không đúng với hồ sơ xe cơ giới.

2. Kiểm tra khung và các phần gắn với khung

2.1. Khung và các liên kết

2.1.1

Tình trạng chung

Quan sát khi xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng.

a) Không đúng kiểu loại;

b) Nứt, gẫy hoặc biến dạng, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt;

c) Liên kết không chắc chắn;

d) Mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu.

2.1.2

Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Lắp đặt không chắc chắn;

b) Nứt, gẫy hoặc hư hỏng gây nguy hiểm.

2.1.3

Móc kéo

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; Móc kéo sau không quay được (nếu lắp với trục quay);

b) Nứt, gãy, biến dạng hoặc quá mòn;

c) Cóc hoặc chốt hãm tự mở;

d) Xích hoặc cáp bảo hiểm (nếu có) lắp đặt không chắc chắn.

2.2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng

2.2.1

Tình trạng chung

Quan sát/kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không cân đối trên khung;

b) Nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng;

c) Lọt khí từ động cơ hoặc khí xả vào trong khoang xe, cabin.

2.2.2

Dầm ngang, dầm dọc

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra khi xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí;

b) Nứt, gãy, mục gỉ hoặc biến dạng.

2.2.3

Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa

Đóng, mở cửa và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Bản lề, chốt bị mất, lỏng hoặc hư hỏng;

c) Đóng, mở không nhẹ nhàng;

d) Tự mở hoặc đóng không hết.

2.2.4

Cơ cấu khoá mở buồng lái; thùng xe khoang hành lý; khoá hãm côngtennơ

Đóng, mở cabin, thùng xe, khoang hành lý ... và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Khoá mở không nhẹ nhàng hoặc tự mở;

c) Không có tác dụng.

2.2.5

Sàn

Quan sát bên trên và bên dưới xe.

a) Lắp đặt không chắc chắn;

b) Thủng, rách.

2.2.6

Ghế người lái, ghế ngồi

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đúng hồ sơ xe cơ giới hoặc bố trí và kích thước ghế không đúng quy định;

b) Lắp đặt không chắc chắn;

c) Cơ cấu điều chỉnh không có tác dụng;

d) Rách, nát, mọt gỉ.

2.2.7

Bậc lên xuống

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Nứt, gãy, mọt gỉ, thủng gây nguy hiểm.

2.2.8

Tay vịn, cột chống

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Nứt, gãy, mọt gỉ gây nguy hiểm.

2.2.9

Giá để hàng, khoang hành lý

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Nứt, gãy, mọt gỉ hoặc thủng, rách.

2.2.10

Chắn bùn

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đủ chắn cho bánh xe;

c) Rách, thủng, mọt gỉ hoặc vỡ.

2.2.11

Thùng hàng xe vận tải, sitec, xe tự đổ

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra; dùng thước đo (nếu cần)

a) Không chắc chắn, xô, lệch, mọt, gỉ;

b) Lắp đặt không chắc chắn, các mối lắp ghép thiếu hoặc không đúng.

c) Không đúng kích thước quy định.

2.3. Mâm xoay, chốt kéo của ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc và rơ moóc

2.3.1

Tình trạng chung

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Các chi tiết bị biến dạng, gãy, rạn nứt hoặc quá mòn.

2.3.2

Sự làm việc

Đóng, mở khoá hãm chốt kéo và quan sát.

Cơ cấu khoá mở chốt kéo không hoạt động đúng chức năng.

3. Kiểm tra khả năng quan sát của người lái

3.1

Tầm nhìn

Quan sát từ ghế lái.

Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước hoặc hai bên.

3.2

Kính chắn gió

Quan sát.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đúng quy cách hoặc không phải là kính an toàn hoặc kính nhiều lớp;

c) Vỡ, rạn nứt hoặc đổi màu;

d) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ.

3.3

Gương quan sát phía sau

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Gương lắp ngoài bên trái không quan sát được ít nhất chiều rộng 2,5 m ở vị trí cách gương 10 m về phía sau;

c) Gương lắp ngoài bên phải của xe con, xe tải có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 2 tấn không quan sát được ít nhất chiều rộng 4 m ở vị trí cách gương 20 m về phía sau; đối với các loại xe khác không quan sát được ít nhất chiều rộng 3,5m ở vị trí cách gương 30 m về phía sau;

d) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ ràng;

đ) Nứt, vỡ, hư hỏng không điều chỉnh được.

3.4

Gạt nước

Cho hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Lưỡi gạt quá mòn;

c) Diện tích quét không đảm bảo tầm nhìn của người lái;

d) Không hoạt động bình thường.

3.5

Phun nước rửa kính

Cho hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không hoạt động hoặc phun không đúng vào phần được quét của gạt nước.

4. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu

4.1. Hệ thống điện

4.1.1

Dây điện

Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, kiểm tra dây điện ở phần trên, phần dưới phương tiện, trong khoang động cơ bằng quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Hệ thống dây lắp đặt không chắc chắn;

b) Vỏ cách điện hư hỏng;

c) Có dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động.

4.1.2

Ắc quy

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Lắp đặt không chắc chắn hoặc không đúng vị trí;

b) Rò rỉ môi chất.

4.2. Đèn chiếu sáng phía trước

4.2.1

Tình trạng và sự hoạt động

Bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi bật công tắc;

d) Thấu kính, gương phản xạ mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng không phải là mầu trắng hoặc vàng.

4.2.2

Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa (đèn pha)

Sử dụng thiết bị đo đèn: Đặt buồng đo chính giữa trước đầu xe, cách một khoảng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, điều chỉnh buồng đo song song với đầu xe; đẩy buồng đo đến đèn và điều chỉnh buồng đo chính giữa đèn cần kiểm tra; bật đèn trong khi xe nổ máy, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả.

a) Hình dạng của chùm sáng không đúng;

b) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên trên đường nằm ngang 0%;

c) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm dưới đường nằm ngang -3,5%;

d) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch trái đường nằm dọc 0%;

đ) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch phải đường nằm dọc 3%;

e) Cường độ sáng nhỏ hơn 10.000 cd (candela).

4.2.3

Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần (đèn cốt)

Sử dụng thiết bị đo đèn: Điều chỉnh vị trí buồng đo tương tự như ở mục 4.2.2 Phụ lục này; bật đèn cần kiểm tra trong khi xe nổ máy, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả.

a) Hình dạng của chùm sáng không đúng;

b) Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang trái của đường nằm dọc 0%;

c) Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang phải của đường nằm dọc 3%;

d) Đường ranh giới tối sáng nằm trên đường nằm ngang -0,5% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm trên đường nằm ngang -1% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất;

đ) Đường ranh giới tối sáng nằm dưới đường nằm ngang -3% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm ngang -3,5% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất.

4.3. Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên

4.3.1

Tình trạng và sự hoạt động

Bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi bật công tắc;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng hoặc vàng nhạt đối với đèn phía trước và không phải mầu đỏ đối với đèn phía sau;

e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ.

4.3.2

Chỉ tiêu về ánh sáng

Bật đèn và quan sát ở khoảng cách cách đèn 10m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.4. Đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm

4.4.1

Tình trạng và sự hoạt động

Bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không hoạt động khi bật công tắc;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng: đèn phía trước xe không phải mầu vàng, đèn phía sau xe không phải mầu vàng hoặc mầu đỏ;

e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ; không hoạt động đồng thời, không cùng tần số nháy.

4.4.2

Chỉ tiêu về ánh sáng

Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.4.3

Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy

Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...), nếu thấy thời gian chậm tác dụng, tần số nháy có thể không đảm bảo thì dùng đồng hồ đo để kiểm tra.

a) Đèn sáng sau 3 giây kể từ khi bật công tắc;

b) Tần số nháy không nằm trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút.

4.5. Đèn phanh

4.5.1

Tình trạng và sự hoạt động

Đạp, nhả phanh và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...), kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi phanh xe;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng không phải mầu đỏ;

e) Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ.

4.5.2

Chỉ tiêu về ánh sáng

Đạp phanh và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.6. Đèn lùi

4.6.1

Tình trạng và sự hoạt động

Vào, ra số lùi và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...), kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b)  Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi cài số lùi;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng.

4.6.2

Chi tiêu về ánh sáng

Cài số lùi và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.7. Đèn soi biển số

4.7.1

Tình trạng và sự hoạt động

Tắt, bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...), kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi bật công tắc;

d) Kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ; đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng.

4.7.2

Chỉ tiêu về ánh sáng

Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình...)

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.8. Còi điện

4.8.1

Tình trạng và sự hoạt động

Bấm còi và quan sát, kết hợp với nghe âm thanh của còi.

a) Không có hoặc không đúng kiểu loại

b) Âm thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định;

c) Điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng hoặc lắp đặt không đúng vị trí.

4.8.2

Âm lượng

Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu thấy âm lượng còi nhỏ hoặc quá lớn: micro của thiết bị đo được đặt gần với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng từ 0,5 m đến 1,5 m và cách đầu xe là 7m

a) Âm lượng nhỏ hơn 93 dB(A).

b) Âm lượng lớn hơn 112 dB(A).

5. Kiểm tra bánh xe

5.1

Tình trạng chung

Đỗ xe trên hầm kiểm tra kiểm tra hoặc thiết bị nâng, kích bánh xe khỏi mặt đất. Dùng tay lắc bánh xe theo phương thẳng đứng và phương ngang kết hợp với đạp phanh để kiểm tra độ rơ moay ơ. Quay bánh xe để kiểm tra quay trơn và quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra. Dùng đồng hồ đo áp suất lốp nếu xét thấy áp suất lốp không đảm bảo quy định của nhà sản xuất.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng cỡ lốp theo quy định của nhà sản xuất hoặc hồ sơ xe cơ giới;

b) Lắp đặt không chắc chắn hoặc không đầy đủ hay hư hỏng chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

c) Áp suất lốp không đúng;

d) Vành, đĩa vành không đúng kiểu loại hoặc rạn, nứt, cong vênh;

đ) Vòng hãm không khít vào vành bánh xe;

e) Lốp nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành;

g) Lốp bánh dẫn hướng hai bên không cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp không đồng đều, sử dụng lốp đắp

h) Lốp mòn không đều hoặc mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất;

i) Bánh xe quay bị bó kẹt, không quay trơn hoặc cọ sát vào phần khác;

k) Moay ơ rơ.

5.2

Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng

Cho xe chạy thẳng qua thiết bị thử trượt ngang với vận tốc 5 km/h, không tác động lực lên vành lái.

Trượt ngang của bánh dẫn hướng vượt quá 5 mm/m.

5.3

Giá lắp và bánh xe dự phòng

Quan sát.

a) Giá lắp nút gãy hoặc không chắc chắn;

b) Bánh xe dự phòng gá lắp không an toàn.

6. Kiểm tra hệ thống phanh

6.1. Dẫn động phanh

6.1.1

Trục bàn đạp phanh

Đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra. Đối với hệ thống phanh có trợ lực cần tắt động cơ khi kiểm tra.

a) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

b) Trục xoay quá chặt;

c) Ổ đỡ hoặc trục quá mòn hoặc rơ.

6.1.2

Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp

Đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra. Nếu nhận thấy hành trình không đảm bảo phải dùng thước đo.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, cong vênh;

c) Bàn đạp không tự trả lại đúng khi nhả phanh;

d) Bàn đạp phanh không có hành trình tự do, dự trữ hành trình;

đ) Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp phanh, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

6.1.3

Cần hoặc nút bấm hoặc bàn đạp điều khiển phanh đỗ xe

Kéo, nhả cần điều khiển; bấm nhả nút điều khiển; đạp, nhả bàn đạp phanh đỗ xe và quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, cong vênh;

c) Cóc hãm không có tác dụng;

d) Chốt hoặc cơ cấu cóc hãm quá mòn;

đ) Hành trình làm việc không đúng quy định của nhà sản xuất.

e) Không hoạt động khi bấm nhả nút bấm điều khiển

6.1.4

Van phanh, nút bấm điều khiển phanh đỗ xe

Đóng, mở van và quan, sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Bộ phận điều khiển nứt, hỏng hoặc quá mòn;

c) Van điều khiển làm việc sai chức năng hoặc không ổn định; Các mối liên kết lỏng hoặc có sự rò rỉ trong hệ thống.

d) Không có tín hiệu khi đóng mờ nút bấm

6.1.5

Ống cứng, ống mềm

Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;

b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

c) Ống hoặc chỗ kết nối bị rò rỉ;

d) Ống cứng bị rạn, nứt, biến dạng đường ống hoặc quá mòn, mọt gỉ; ống mềm bị rạn, nứt, phồng rộp, vặn xoắn đường ống hoặc quá mòn, ống quá ngắn.

6.1.6

Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết

Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

c) Rạn, nứt, biến dạng hoặc quá mòn gỉ;

d) Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

đ) Cáp bị đứt sợi, thắt nút, kẹt hoặc trùng lỏng.

6.1.7

Đầu nối cho phanh rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc

Quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Khóa hoặc van tự đóng bị hư hỏng;

c) Khóa hoặc van không chắc chắn hoặc lắp đặt không đúng;

d) Bị rò rỉ;

đ) không cấp được khí ra rơ moóc.

6.1.8

Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xi lanh phanh)

Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, vỡ, biến dạng hoặc quá mòn gỉ;

c) Bị rò rỉ;

d) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.

đ) Không hoạt động hoặc hoạt động không đúng.

6.2. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất

6.2.1

Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước.

Cho hệ thống hoạt động ở áp suất làm việc. Quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng hồ sơ xe cơ giới hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Áp suất giảm rõ rệt hoặc nghe rõ tiếng rò khí;

c) Bình chứa rạn, nứt, biến dạng hoặc mọt gỉ;

d) Các van an toàn, van xả nước,... không có tác dụng.

6.2.2

Các van phanh

Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng, không chắc chắn;

b) Bị hư hỏng hoặc rò rỉ.

6.2.3

Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính

Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Trợ lực hư hỏng hoặc không có tác dụng;

c) Xi lanh phanh chính hư hỏng hoặc rò rỉ;

d) Thiếu dầu phanh hoặc đèn báo dầu phanh sáng.

đ) Nắp bình chứa dầu phanh không kín hoặc bị mất.

6.3. Sự làm việc và hiệu quả phanh chính

6.3.1

Sự làm việc

Kiểm tra trên đường hoặc trên băng thử phanh. Đạp bàn đạp phanh từ từ đến hết hành trình. Theo dõi sự thay đổi của lực phanh trên các bánh xe.

a) Lực phanh không tác động trên một hay nhiều bánh xe hoặc lực đạp bàn đạp phanh không đúng quy định;

b) Lực phanh biến đổi bất thường;

c) Chậm bất thường trong hoạt động của cơ cấu phanh ở bánh xe bất kỳ.

6.3.2

Hiệu quả phanh trên băng thử

Thử phanh xe không tải trên băng thử phanh. Nổ máy, tay số ở vị trí số không. Đạp phanh đều đến hết hành trình. Ghi nhận:

- Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục KSL:

KSL=(Fplớn-Fpnhỏ)

/Fplớn.100%; trong đó Fplớn, Fpnhỏ tương ứng là lực phanh lớn hơn và nhỏ hơn của một trong hai bánh trên trục;

- Hiệu quả phanh toàn bộ Kp

Kp = ƩFpi /G.100%; trong đó ƩFpi – tổng lực phanh trên tất cả các bánh xe, G - trọng lượng xe khi thử phanh

a) Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục KSL lớn hơn 25%;

b) Hiệu quả phanh toàn bộ của xe Kp không đạt mức giá trị tối thiểu quy định đối với các loại xe cơ giới như sau:

- Các loại xe cơ giới có trọng lượng bản thân không lớn hơn 12.000 kG và ô tô chở người: 50%;

- Các loại xe cơ giới có trọng lượng bản thân lớn hơn 12.000 kG; ô tô đầu kéo; sơ mi rơ moóc; rơ moóc và đoàn xe ô tô sơ mi rơ moóc: 45%.

6.3.3

Hiệu quả phanh trên đường

Kiểm tra quãng đường phanh và độ lệch quỹ đạo chuyển động. Thử phanh xe không tải ở vận tốc 30 km/h, hoặc theo quy định của thiết bị đo chuyên dụng, trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng, khô, có hệ số bám không nhỏ hơn 0,6. Ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực, đạp phanh đều hết hành trình và giữ bàn đạp phanh tới khi xe dừng hẳn. Quan sát và ghi nhận quãng đường phanh Sph

a) Khi phanh quỹ đạo chuyển động của xe lệch quá 8° so với phương chuyển động ban đầu hoặc xe lệch khỏi hành lang phanh 3,50 m;

b) Quãng đường phanh Sph vượt quá giá trị tối đa quy định cho mỗi loại ôtô:

- Ô tô con, kể cả ô tô con chuyên dùng có số chỗ (kể cả người lái) đến 9 chỗ: 7,2 m

- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 8.000 kG; ô tô chở người có số chỗ (kể cả người lái) trên 9 chỗ và có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m: 9,5 m

- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8.000 kG; ô tô chở người có số chỗ (kể cả người lái) trên 9 chỗ và có tổng chiều dài lớn hơn 7,5 m: 11 m

6.4. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh đỗ

6.4.1

Sự làm việc

Kiểm tra trên đường hoặc trên băng thử phanh.

Không có tác dụng phanh trên một bên bánh xe.

6.4.2

Hiệu quả phanh

Thử phanh xe không tải ở vận tốc 15 km/h trên đường, hoặc theo quy định của thiết bị đo chuyên dụng, điều kiện mặt đường và phương pháp thử như mục 6.3.3 Phụ lục này, hoặc thử trên mặt dốc 20% hoặc trên băng thử phanh.

a) Thử trên đường: quãng đường phanh lớn hơn 6 m;

b) Thử trên mặt dốc 20%: phanh đỗ không giữ được xe đứng yên trên mặt dốc;

c) Thử trên băng thử phanh: Tổng lực phanh đỗ trên các bánh xe nhỏ hơn 16% so với trọng lượng của xe khi thử.

6.5. Sự hoạt động của các trang thiết bị phanh khác

6.5.1

Phanh chậm dần bằng động cơ

Cho hệ thống hoạt động, quan sát; nghe tiếng động cơ.

Hệ thống không hoạt động.

6.5.2

Hệ thống chống hãm cứng

Quan sát thiết bị cảnh báo.

a) Thiết bị cảnh báo bị hư hỏng;

b) Thiết bị cảnh báo báo hiệu có hư hỏng trong hệ thống.

6.5.3

Phanh tự động sơ mi rơ moóc

Ngắt kết nối hệ thống phanh giữa đầu kéo và sơ mi rơ moóc.

Phanh sơ mi rơ moóc không tự động tác động khi ngắt kết nối.

6.5.4.

Hệ thống phanh phụ của giáo viên trên các xe dùng để tập lái

Kiểm tra lắp đặt đúng với hồ sơ thiết kế (đối với xe kiểm định lần đầu); Kiểm tra sự chắc chắn của dẫn động phanh; Kiểm tra hiệu quả phanh trên băng thử hoặc trên đường.

a) Không đúng với hồ sơ thiết kế.

b) Dẫn động rơ, lỏng hoặc bị kẹt.

c) Hiệu quả thử trên băng thử nhỏ hơn so với hệ thống phanh chính.

d) Quãng đường phanh lớn hơn so với hệ thống phanh chính.

7. Kiểm tra hệ thống lái

7.1. Vô lăng lái

7.1.1

Tình trạng chung

Dùng tay kiểm tra vô lăng lái theo phương hướng kính và dọc trục, quan sát.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng, không chắc chắn;

b) Có sự dịch chuyển tương đối giữa vô lăng lái, càng lái và trục lái do rơ, lỏng;

c) Vô lăng lái bị nứt, gãy, biến dạng hoặc lỏng.

7.1.2

Độ rơ vô lăng lái

Cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, để bánh xe dẫn hướng ở vị trí thẳng, quay vô lăng lái về hai phía với điều kiện không làm dịch chuyển bánh xe dẫn hướng, đo hành trình tự do; hoặc để bánh xe dẫn hướng ở vị trí thẳng, quay vô lăng lái về một phía đến khi bánh xe dẫn hướng bắt đầu có sự dịch chuyển thì xác định điểm thứ nhất trên vô lăng sau đó quay vô lăng lái về phía ngược lại đến khi bánh xe dẫn hướng bắt đầu có sự dịch chuyển thì xác định điểm thứ hai trên vô lăng, đo khoảng cách hai điểm.

a) Có độ rơ góc của vô lăng lái vượt quá giá trị tối đa quy định cho mỗi loại ôtô:

- Ô tô con, ô tô khách đến 12 chỗ, ô tô có khối lượng đến 1.500 kg: lớn hơn 100;

- Các loại xe khác: lớn hơn 200.

b) Khoảng cách hai điểm đã xác định vượt quá 1/5 đường kính vô lăng lái.

7.2. Trụ lái và trục lái

 

Tình trạng chung

Dùng tay kiểm tra vành lái theo phương hướng kính và dọc trục, quan sát.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Trục lái rơ dọc hoặc rơ ngang;

c) Nứt, gãy, biến dạng;

d) Cơ cấu thay đổi độ nghiêng không đảm bảo khoá vị trí chắc chắn.

7.3. Cơ cấu lái

 

Tình trạng chung

Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, quan sát kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Nứt vỡ;

d) Không đầy đủ hoặc rách, vỡ cao su chắn bụi;

đ) Chảy dầu thành giọt.

7.4. Sự làm việc của trục lái và cơ cấu lái

 

Sự làm việc

Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, kích bánh xe dẫn hướng vừa đủ còn tiếp xúc mặt đất, quay vành lái hết về hai phía và quan sát kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Bó kẹt khi quay;

b) Di chuyển không liên tục, giật cục;

c) Lực đánh lái không bình thường; Có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải;

d) Có sự khác biệt lớn giữa góc quay bánh dẫn hướng về bên trái và bên phải;

đ) Có tiếng kêu bất thường trong cơ cấu lái.

7.5. Thanh và đòn dẫn động lái

7.5.1

Tình trạng chung

Đỗ xe trên hầm kiểm tra kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, quan sát kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

d) Nứt, gãy, biến dạng.

7.5.2

Sự làm việc

Đ xe trên hầm kiểm tra kiểm tra hoặc thiết bị nâng, kích bánh dẫn hướng vừa đủ còn tiếp xúc với mặt đất, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, quay vành lái hết về hai phía với lực lái thay đổi, quan sát.

a) Di chuyển bị chạm vào các chi tiết khác;

b) Di chuyển không liên tục, bị giật cục;

c) Di chuyển quá giới hạn.

7.6. Khớp cầu và khớp chuyển hướng

7.6.1

Tình trạng chung

Đ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Nứt, gãy, biến dạng;

d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi.

7.6.2

Sự làm việc

Sử dụng thiết bị rung lắc và quan sát hoặc đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, kích bánh xe dẫn hướng vừa đủ để còn tiếp xúc với mặt đất, quay vành lái hết về hai phía và quan sát.

a) Bị bó kẹt khi di chuyển hoặc không được bôi trơn theo đúng quy định;

b) Di chuyển không liên tục, bị giật cục;

c) Khớp cầu hoặc khớp chuyển hướng rơ, lỏng.

7.7. Ngõng quay lái

7.7.1

Tình trạng chung

Đ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, kích bánh xe dẫn hướng lên khỏi mặt đất, dùng tay kiểm, tra bánh xe dẫn hướng theo phương thẳng đứng và phương ngang, quan sát và kiểm tra độ rơ. Nếu rơ, đạp bàn đạp phanh để khử độ rơ của moay ơ và quan sát.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Nứt, gãy, biến dạng;

d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi;

đ) Trục hoặc khớp cầu rơ, lỏng.

7.7.2

Sự làm việc

Đ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, kích bánh xe dẫn hướng vừa đủ để còn tiếp xúc với mặt đất, quay vành lái hết về hai phía và quan sát.

a) Bó kẹt khi quay;

b) Di chuyển không liên tục, giật cục.

7.8. Trợ lực lái

7.8.1

Tình trạng chung

Đ xe trên hầm kiểm tra kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, cho động cơ hoạt động, quan sát kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, biến dạng;

c) Dây cu roa không đúng chủng loại, chùng lỏng hoặc rạn nứt, rách;

d) Chảy dầu thành giọt hoặc thiếu dầu trợ lực.

7.8.2

Sự làm việc

Đỗ xe trên hầm kiểm tra kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, đánh lái về hai phía khi động cơ hoạt động và không hoạt động, so sánh và quan sát.

a) Bơm trợ lực không hoạt động;

b) Không có tác dụng giảm nhẹ lực đánh lái;

c) Có sự khác biệt giữa lực lái trái và lực lái phải;

d) Có tiếng kêu khác lạ.

8. Kiểm tra hệ thống truyền lực

8.1. Ly hợp

8.1.1

Tình trạng chung

Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng; đạp, nhả bàn đạp ly hợp và quan sát, kết hợp với dùng tay và dụng cụ kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn, Bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do;

c) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

d) Rò rỉ môi chất;

đ) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.

8.1.2

Sự làm việc

Cho động cơ hoạt động, cài số và thực hiện đóng mở ly hợp để kiểm tra.

a) Ly hợp đóng, cắt không hoàn toàn hoặc đóng, cắt không nhẹ nhàng, êm dịu;

b) Có tiếng kêu khác lạ.

8.2. Hộp số

8.2.1

Tình trạng chung

Quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Chảy dầu thành giọt;

d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.

8.2.2

Sự làm việc

Ra vào số để kiểm tra.

a) Khó thay đổi số;

b) Tự nhảy số.

8.2.3

Cần điều khiển số

Ra vào số và quan sát.

a) Không đúng kiểu loại hoặc không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, cong vênh

8.3. Các đăng

 

Tình trạng chung và sự làm việc

Quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra và xoay các đăng khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng, cong vênh;

d) Then hoa, trục chữ thập, ổ đỡ bị rơ;

đ) Hỏng các khớp nối mềm;

e) Ổ đỡ trung gian nứt hoặc không chắc chắn;

g) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

h) Có tiếng kêu khác lạ.

8.4. Cầu xe

 

Tình trạng chung

Quan sát khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Chảy dầu thành giọt;

d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng;

đ) Không đầy đủ hoặc hư hỏng nắp che đầu trục.

9. Kiểm tra hệ thống treo

9.1

Bộ phận đàn hồi (Nhíp, lò so, thanh xoắn)

Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra và dùng tay kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Không đúng kiểu loại, số lượng hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Độ võng tĩnh quá lớn do hiện tượng mỏi của bộ phận đàn hồi;

c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng;

d) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.

9.2

Giảm chấn

Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra và dùng tay kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng. Sử dụng thiết bị nếu có.

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không có tác dụng;  

c) Rò rỉ dầu;

d) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng; chi tiết cao su bị vỡ nát.

9.3

Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình

Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra và dùng tay kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng hoặc quá gỉ, chi tiết cao su bị vỡ nát.

9.4

Khớp nối

Sử dụng thiết bị rung lắc hoặc dùng tay kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng. Quan sát, kết hợp dùng búa kiểm tra.

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng vỏ bọc chắn bụi;

c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng;

d) Rơ hoặc quá mòn.

9.5

Hệ thống treo khí

Quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Hệ thống không hoạt động;

c) Hư hỏng các bộ phận ảnh hưng đến chức năng hệ thống.

10. Kiểm tra các trang thiết bị khác

10.1

Dây đai an toàn

Quan sát, dùng tay kéo dây mạnh đột ngột để kiểm tra hoạt động

a) Không đầy đủ theo quy định hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Dây bị rách, đứt;

c) Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng hoặc tự mở;

d) Dây bị kẹt, không kéo ra, thu vào được;

đ) Cơ cấu hãm không giữ chặt dây khi giật dây đột ngột.

10.2

Bình chữa cháy

Quan sát.

a) Không có bình chữa cháy theo quy định;

b) Bình chữa cháy không còn hạn sử dụng.

10.3

Cơ cấu chuyên dùng, vận chuyển

Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Hoạt động, điều khiển không bình thường.

10.4

Búa phá cửa sự cố (đối với xe khách)

Quan sát

Không đầy đủ hoặc không được đặt ở vị trí quy định.

11. Kiểm tra động cơ và môi trường

11.1. Động cơ và các hệ thống liên quan

11.1.1

Tình trạng chung

Quan sát, kết hợp dùng tay và dụng cụ kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Chất lỏng rò r thành giọt;

c) Dây cu roa không đúng chủng loại, chùng lỏng hoặc rạn nứt, rách;

d) Các chi tiết nứt, gãy, vỡ;

đ) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.

11.1.2

Sự làm việc

Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng, nổ máy, thay đổi số vòng quay và quan sát.

a) Không khởi động được động cơ hoặc hệ thống khởi động hoạt động không bình thường;

b) Động cơ hoạt động không bình thường ở các chế độ vòng quay hoặc có tiếng gõ lạ;

c) Các loại đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi.

11.1.3

Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm.

Quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra khi xe đỗ trên hm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Mọt gỉ, rách hoặc rò rỉ khí thải.

11.1.4

Bình chứa và ống dẫn nhiên liệu

Quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc trên thiết bị nâng.

a) Lắp đặt không đúng quy định, không chắc chắn;

b) Bình chứa, ống dẫn bị biến dạng, nứt, ăn mòn, rò rỉ, có dấu vết va chạm, cọ sát với các chi tiết khác;

c) Bình chứa mất nắp hoặc nắp không kín khít;

d) Khóa nhiên liệu (nếu có) không khoá được hoặc tự mở;

đ) Rò rỉ nhiên liệu

e) Có nguy cơ cháy do:

- Bình chứa nhiên liệu hoặc ống xả được bảo vệ không chắc chắn;

- Tình trạng ngăn cách với động cơ.

11.1.5

Tình trạng bàn đạp ga.

Đạp, nhả bàn đạp ga khi động cơ không làm việc và quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Lắp đặt không chắc chắn, rạn nứt, cong vênh;

b) Bàn đạp không trả lại đúng khi nhả ga

c) Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

11.2. Khí thải động cơ cháy cưỡng bức (*)

 

Hàm lượng chất độc hại trong khí thải

Sử dụng thiết bị phân tích khí thải và thiết bị đo số vòng quay động cơ theo quy định. Thực hiện quy trình đo ở chế độ không tải theo TCVN 6204.

1. Đối với xe cơ giới sản xuất trước năm 1999; xe vận tải, xe chuyên dùng quân sự

a) Nồng độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương) lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 1200 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ đặc biệt: 3300 phần triệu (ppm) thể tích.

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

2. Đối với xe cơ giới sản xuất sau năm 1999

a) Nồng độ CO lớn hơn 3,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương) lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 800 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ đặc biệt: 3300 phần triệu (ppm) thể tích.

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

11.3. Khí thải động cơ cháy do nén (*)

 

Độ khói của khí thải

Sử dụng thiết bị đo khói và thiết bị đo số vòng quay động cơ. Đo theo chu trình gia tốc tự do quy định trong TCVN 7663

a) Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất) vượt quá 10% HSU;

b) Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo vượt quá 72% HSU;

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

d) Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất vượt quá 5 giây;

đ) Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ nhỏ hơn 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt (theo thiết kế của nhà sản xuất khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ hơn 90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại).

11.4. Độ ồn

 

Độ ồn ngoài

Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu nhận thấy độ ồn quá lớn. Thực hiện đo tiếng ồn động cơ gần ống xả theo phương pháp đo độ ồn của xe đỗ quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7880; khi đo chênh lệch giữa các lần đo không được vượt quá 2 dB(A), chênh lệch giữa độ ồn nền và độ ồn trung bình của các lần đo không được nhỏ hơn 3 dB(A).

Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh vượt quá các giới hạn sau đây:

- Ô tô con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng nhẹ có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G ≤ 3500 kg: 103 dB(A);

- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P ≤ 150 (kW): 105 dB(A);

- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P > 150 (kW): 107 dB(A);

- Ô tô cần cẩu và các phương tiện cơ giới đường bộ có công dụng đặc biệt: 110 dB(A).

12. Kiểm tra xe ô tô điện (**)

12.1

Hệ thống lưu trữ Pin (RESS)

Đ xe trên hầm kiểm tra kiểm tra: quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Không đúng kiểu loại;

b) Không an toàn hoặc không đầy đủ;

c) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn;

d) Rò rỉ môi chất;

đ) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng;

e) Cách điện bị hư hỏng.

12.2

Hệ thống quản lý: chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt độ pin...

Quan sát

a) Không phù hợp với yêu cu;

b) Các thành phần bị thiếu hoặc bị hỏng;

c) Có cảnh báo thiết bị bị trục trặc;

d) Thiết bị cảnh báo cho thấy hệ thống trục trặc;

đ) Hoạt động của hệ thống thông gió/ làm mát RESS bị suy giảm, ví dụ: tắc các lỗ thông gió, ống dẫn, rò rỉ môi chất.

12.3

Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển, dây điện và đầu nối

Đ xe trên hầm kiểm tra: quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Không đúng kiểu loại;

b) Không an toàn hoặc không đầy đủ;

c) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

d) Các tm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng;

đ) Cách điện bị hư hỏng.

12.4

Động cơ kéo

Đỗ xe trên hầm kiểm tra kiểm tra: quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Không đúng kiểu loại;

b) Không an toàn hoặc không đầy đủ;

c) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

d) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng;

đ) Cách điện bị hư hỏng.

12.5

Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị

Quan sát

a) Không đúng kiểu loại

b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

c) Cách điện bị hư hỏng.

12.6

Bộ phận kết nối đu sạc trên xe

Quan sát

a) Không an toàn hoặc không được bảo đảm đầy đủ;

b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

c) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng;

d) Cách điện bị hư hỏng;

đ) Bộ phận bịt kín hoặc giao diện cáp sạc không phù hợp.

 

Ghi chú:

- (*) Không áp dụng đối với xe vận tải, xe chuyên dùng chung, xe chuyên dùng quân sự có năm sản xuất đến thời điểm kiểm định trên 25 năm;

- (**) Chỉ thực hiện kiểm tra đối với xe ô tô điện.

 

Bảng 2

HẠNG MỤC, NỘI DUNG KIỂM TRA CÁC CÔNG ĐOẠN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

___________________

 

STT

Hạng mục

Nội dung kiểm tra

(Theo Bảng 1)

Khiếm khuyết, hư hỏng (Nguyên nhân không đạt)

 

Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tng quát

01

Biển số đăng ký

1.1. Biển số đăng ký

a) Không đủ số lượng;

b) Lắp đặt không chắc chắn*;

c) Không đúng quy cách; các chữ, số không rõ ràng, không đúng với đăng ký hoặc không do Cục Xe - Máy cấp.

02

Số khung

1.2. Số khung

a) Không đầy đủ hoặc không đúng vị trí;

b) Sửa chữa hoặc tẩy xóa;

c) Các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với hồ sơ xe cơ giới.

03

Số động cơ

1.2. Số động cơ

a) Không đầy đủ hoặc không đúng vị trí;

b) Sửa chữa hoặc tẩy xóa;

c) Các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với hồ sơ xe cơ giới.

04

Động cơ và các hệ thống liên quan, ắc quy

11.1.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Chất lỏng rò rỉ thành giọt;

c) Dây cu roa không đúng chủng loại, chùng lỏng hoặc rạn nứt, rách;

d) Các chi tiết nứt, gãy, vỡ;

đ) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.

11.1.2. Sự làm việc

a) Không khi động được động cơ hoặc hệ thống khi động hoạt động không bình thường;

b) Động cơ hoạt động không bình thường ở các chế độ vòng quay hoặc có tiếng gõ lạ;

c) Cáo loại đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi.

11.1.4. Bình chứa, ống dẫn nhiên liệu

a) Lắp đặt không đúng quy định, không chắc chắn;

b) Bình chứa, ống dẫn bị biến dạng, nứt, ăn mòn, rò rỉ, có dấu vết va chạm, cọ sát với các chi tiết khác;

c) Bình chứa mất nắp hoặc nắp không kín khít;

d) Khóa nhiên liệu (nếu có) không khoá được hoặc tự mở;

đ) Rò rỉ nhiên liệu

e) Có nguy cơ cháy do:

- Bình chứa nhiên liệu hoặc ống xả được bảo vệ không chắc chắn;

- Tình trạng ngăn cách với động cơ.

6.2.1. Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước: (chỉ kiểm tra bơm chân không, máy nén khí và đánh giá)

a) Không đầy đủ hoặc không đúng hồ sơ xe cơ giới hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Áp suất giảm rõ rệt hoặc nghe rõ tiếng rò khí;

c) Bình chứa rạn, nứt, biến dạng hoặc mọt gỉ;

d) Các van an toàn, van xả nước,... không có tác dụng.

4.1.2. Ắc quy

a) Lắp đặt không chắc chắn hoặc không đúng vị trí;

b) Rò rỉ môi chất.

05

Kiểu loại, kích thước xe

1.4. Kiểu loại, kích thước xe

Không đúng với hồ sơ xe cơ giới.

06

Bánh xe và bánh xe dự phòng

5.1. Tình trạng chung

a) Không đầy đủ hoặc không đúng cỡ lốp của nhà sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật quy định;

b) Lắp đặt không chắc chắn hoặc không đy đủ hay hư hỏng chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng*;

c) Áp suất lốp không đúng*;

d) nh, đĩa vành không đúng kiểu loại hoặc rạn, nứt, cong vênh;

đ) Vòng hãm không khít vào vành bánh xe;

e) Lốp nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành;

g) Lốp bánh dẫn hướng hai bên không cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp không đồng đều, sử dụng lốp đắp

h) Lốp mòn không đều hoặc mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất;

i) Bánh xe quay bị bó kẹt, không quay trơn hoặc cọ sát vào phần khác;

k) Moay ơ rơ.

5.3. Giá lắp và bánh xe dự phòng

a) Giá lắp nứt gãy hoặc không chắc chắn;

b) Bánh xe dự phòng gá lắp không an.

07

Các cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển, mâm xoay, chốt kéo, búa phá cửa sự cố

2.3. Mâm xoay, chốt kéo của ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc và rơ moóc

 

2.3.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Các chi tiết bị biến dạng, gãy, rạn nứt hoặc quá mòn.

2.3.2. Sự làm việc

Cơ cấu khoá mở chốt kéo không hoạt động đúng chức năng.

10.3. Cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển

a) Không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Hoạt động, điều khiển không bình thường.

10.4. Búa phá cửa sự cố (đối với xe chở khách)

Không đầy đủ hoặc không được đặt ở vị trí quy định.

08

Các cơ cấu khóa hãm

2.2.4. Cơ cấu khóa, m buồng lái; thùng xe; khoang hành lý; khóa hãm công ten nơ

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Khoá mở không nhẹ nhàng hoặc tự mở;

c) Không có tác dụng.

09

Đèn chiếu sáng phía trước (pha, cốt)

4.2. Đèn chiếu sáng phía trước

 

4.2.1. Tình trạng và sự hoạt động

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi bật công tắc;

d) Thấu kính, gương phản xạ mờ hoặc nứt, vỡ*;

đ) Mầu ánh sáng không phải là mầu trắng hoặc vàng.

4.2.2. Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn pha (chiếu xa)

a) Hình dạng của chùm sáng không đúng;

b) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên trên đường nằm ngang 0%;

c) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm dưới đường nằm ngang -3,5%;

d) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch trái đường nằm dọc 0%;

đ) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch phải đường nằm dọc 3%;

e) Cường độ sáng nhỏ hơn 10.000 cd (candela).

4.2.3. Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn cốt (chiếu gần)

a) Hình dạng của chùm sáng không đúng;

b) Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang trái của đường nằm dọc 0%;

c) Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang phải của đường nằm dọc 3%;

d) Đường ranh giới tối sáng nằm trên đường nằm ngang -0,5% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm trên đường nằm ngang -1% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất;

đ) Đường ranh giới tối sáng nằm dưới đường nằm ngang -3% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm ngang -3,5% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất.

10.

Các đèn tín hiệu, đèn kích thước, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số

4.3. Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên

 

4.3.1. Tình trạng và sự hoạt động

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi bật công tắc;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng hoặc vàng nhạt đối với đèn phía trước và không phải mầu đỏ đối với đèn phía sau;

e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ.

4.3.2. Chỉ tiêu về ánh sáng

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.4. Đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm

 

4.4.1. Tình trạng và sự hoạt động

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không hoạt động khi bật công tắc;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng: đèn phía trước xe không phải mầu vàng, đèn phía sau xe không phải mầu vàng hoặc mầu đỏ;

e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ; không hoạt động đồng thời, không cùng tần số nháy.

4.4.2. Chỉ tiêu về ánh sáng

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.4.3. Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy

a) Đèn sáng sau 3 giây kể từ khi bật công tắc;

b) Tần số nháy không nằm trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút.

4.5. Đèn phanh

 

4.5.1. Tình trạng và sự hoạt động

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi phanh xe;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng không phải mầu đỏ;

e) Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ.

4.5.2 .Chỉ tiêu về ánh sáng

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khong cách 20m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.6. Đèn lùi

 

4.6.1. Tình trạng và sự hoạt động

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi cài số lùi;

d) Gương phản xạ hoặc kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ*;

đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng.

4.6.2. Chỉ tiêu về ánh sáng

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

4.7. Đèn soi biển số

 

4.7.1. Tình trạng và sự hoạt động

a) Không đầy đủ hoặc không đúng kiểu loại;

b) Lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

c) Không sáng khi bật công tắc;

d) Kính tán xạ ánh sáng mờ hoặc nứt, vỡ;

đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng.

4.7.2. Chỉ tiêu về ánh sáng

Cường độ sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

11

Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau, chắn bùn

2.1.2. Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau

a) Lắp đặt không chắc chắn;

b) Nứt, gẫy hoặc hư hỏng gây nguy hiểm.

2.2.10. Chắn bùn

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đủ chắn cho bánh xe*;

c) Rách, thủng, mọt gỉ hoặc vỡ.

12

Kiểm tra xe ô tô điện (**)

12.1.Hệ thống lưu trữ Pin (RESS)

a) Không đúng kiểu loại;

b) Không an toàn hoặc không đầy đủ;

c) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

d) Rò rỉ môi chất;

đ) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng;

e) Cách điện bị hư hỏng.

12.2. Hệ thống quản lý RESS nếu được trang bị, ví dụ: thông tin phạm vi, chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt pin.

a) Không phù hợp với yêu cầu;

b) Các thành phần bị thiếu hoặc bị hỏng;

c) Thiết bị cảnh báo cho thấy hệ thống trục trặc;

d) Hoạt động của hệ thống thông gió/ làm mát RESS bị suy giảm, ví dụ: tắc các lỗ thông gió, ống dẫn, rò rỉ môi chất.

12.3. Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối

a) Không đúng kiểu loại;

b) Không an toàn hoặc không đầy đủ;

c) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

d) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng;

đ) Cách điện bị hư hỏng.

12.4. Động cơ kéo

a) Không đúng kiểu loại;

b) Không an toàn hoặc không đầy đủ;

c) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

d) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc hư hỏng;

đ) Cách điện bị hư hỏng.

12.5. Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị/ yêu cầu

a) Không đúng kiểu loại;

b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

c) Cách điện bị hư hỏng.

12.6. Bộ phận kết nối đầu sạc trên xe

a) Không an toàn hoặc không đảm bảo đầy đủ;

b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn quá giới hạn cho phép;

c) Các tấm chắn lắp không đúng vị trí hoặc hư hỏng.

d) Cách điện bị hư hỏng;

đ) Bộ phận bịt kín hoặc giao diện cáp sạc không phù hợp.

 

Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên ca xe cơ gii

13

Tầm nhìn, kính chắn gió

3.1. Tầm nhìn

Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước hoặc hai bên.

3.2. Kính chăn gió

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đúng quy cách hoặc không phải là kính an toàn hoặc kính nhiều lớp;

c) Vỡ, rạn nứt hoặc đổi màu;

d) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ.

14

Gạt nước, phun nước rửa kính

3.4. Gạt nước

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Lưỡi gạt quá mòn;

c) Diện tích quét không đảm bảo tầm nhìn của người lái;

d) Không hoạt động bình thường.

3.5. Phun nước rửa kính

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn*;

b) Không hoạt động hoặc phun không đúng vào phần được quét của gạt nước*.

15

Gương quan sát phía sau

3.3. Gương quan sát phía sau

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Gương lắp ngoài bên trái không quan sát được ít nhất chiều rộng 2,5 m ở vị trí cách gương 10 m về phía sau;

c) Gương lắp ngoài bên phải của xe con, xe tải có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 2 tấn không quan sát được ít nhất chiều rộng 4 m ở vị trí cách gương 20 m về phía sau; đối với các loại xe khác không quan sát được ít nht chiu rộng 3,5m ở vị trí cách gương 30 m về phía sau;

d) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ;

đ) Nứt, vỡ, hư hỏng không điều chỉnh được.

16

Động cơ và các hệ thống liên quan

11.1.2. Sự làm việc

a) Không khởi động được động cơ hoặc hệ thống khởi động hoạt động không bình thường;

b) Động cơ hoạt động không bình thường ở các chế độ vòng quay hoặc có tiếng gõ lạ;

c) Các loại đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi.

17

Vô lăng lái

7.1.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng, không chắc chắn;

b) Có sự dịch chuyển tương đối giữa vô lăng lái, càng lái và trục lái do rơ, lỏng;

c) Vô lăng lái bị nứt, gãy, biến dạng hoặc lỏng.

7.1.2. Độ rơ vô lăng lái

a) Có độ rơ góc của vô lăng lái vượt quá giá trị tối đa quy định cho mỗi loại ôtô:

- Ô tô con, ô tô khách đến 12 chỗ, ô tô có khối lượng đến 1.500 kg: lớn hơn 10°;

- Các loại xe khác: lớn hơn 20°.

b) Khoảng cách hai điểm đã xác định vượt quá 1/5 đường kính vô lăng lái.

18

Trụ lái và trục lái

7.2. Trụ lái và trục lái

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Trục lái rơ dọc hoặc rơ ngang;

c) Nứt, gãy, biến dạng;

d) Cơ cấu thay đổi độ nghiêng không đảm bảo khoá vị trí chắc chắn.

19

Sự làm việc của trợ lực lái

7.8.2. Sự làm việc của trợ lực lái

a) Bơm trợ lực không hoạt động;

b) Không có tác dụng giảm nhẹ lực đánh lái;

c) Có sự khác biệt giữa lực lái trái và lực lái phải;

d) Có tiếng kêu khác lạ.

20

Các bàn đạp điều khiển: ly hợp, phanh, ga

6.1.1. Trục bàn đạp phanh

a) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

b) Trục xoay quá chặt;

c) Ổ đỡ hoặc trục quá mòn hoặc rơ.

6.1.2. Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, cong vênh;

c) Bàn đạp không tự trả lại đúng khi nhà phanh;

d) Bàn đạp phanh không có hành trình tự do, dự trữ hành trình;

đ) Không có tác dụng chng trượt trên bàn đạp phanh, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

8.1.1 Tình trạng bàn đạp ly hợp

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn, Bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do;

c) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

d) Rò rỉ môi chất;

đ) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.

11.1.5. Tình trạng bàn đạp ga

a) Lắp đặt không chắc chắn, rạn nứt, cong vênh;

b) Bàn đạp không trả lại đúng khi nhả ga

c) Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

21

Ly hợp

8.1.2. Sự làm việc Ly hợp

a) Ly hợp đóng, cắt không hoàn toàn hoặc đóng, cắt không nhẹ nhàng, êm dịu;

b) Có tiếng kêu khác lạ.

22

Hộp số

8.2.2. Sự làm việc

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Chảy dầu thành giọt;

d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.

8.2.3. Cần điều khiển số

a) Khó thay đổi số;

b) Tự nhảy số.

23

Phanh đỗ

6.1.3. Cần hoặc bàn đạp điều khiển phanh đỗ xe

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, cong vênh;

c) Cóc hãm không có tác dụng;

d) Chốt hoặc cơ cấu cóc hãm quá mòn;

đ) Hành trình làm việc không đúng quy định của nhà sản xuất.

e) Không hoạt động khi bấm nhả nút bấm điều khiển.

6.1.4. Van phanh, nút bấm điều khiển phanh đỗ

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chc chn;

b) Bộ phận điu khin nứt, hỏng hoặc quá mòn;

c) Van điều khiển làm việc sai chức năng hoặc không ổn định; Các mối liên kết lỏng hoặc có sự rò rỉ trong hệ thống.

d) Không có tín hiệu khi đóng mở nút bấm

24

Tay vịn, cột chống, giá để hàng, khoang hành lý

2.2.8. Tay vịn, cột chống

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Nứt, gãy, mọt gỉ gây nguy hiểm.

2.2.9. Giá để hàng, khoang hành lý

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Nứt, gãy, mọt gỉ hoặc thủng, rách.

25

Ghế ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm, dây đai an toàn

2.2.6. Ghế người lái, ghế ngồi

a) Không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc bố trí và kích thước ghế không đúng quy định;

b) Lắp đặt không chắc chắn;

c) Cơ cấu điều chỉnh không có tác dụng;

d) Rách, nát, mọt gỉ.

10.1. Dây đai an toàn

a) Không đầy đủ theo quy định hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Dây bị rách, đứt;

c) Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng hoặc tự mở;

đ) Dây bị kẹt, không kéo ra, thu vào được;

đ) Cơ cấu hãm không giữ chặt dây khi giật dây đột ngột.

26

Bình chữa cháy

10.2. Bình chữa cháy

a) Không có bình chữa cháy theo quy định;

b) Bình chữa cháy không còn hạn sử dụng.

27

Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng, kích thước thùng hàng

2.2.1. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không cân đối trên khung;

b) Nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng;

c) Lọt khí từ động cơ hoặc khí xả vào trong khoang xe, cabin.

1.4. Kiểu loại, kích thước xe

Không đúng với hồ sơ kỹ thuật.

28

Sàn bệ, khung xương, bậc lên xuống

2.2.2. Dầm ngang, dầm dọc

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí;

b) Nứt, gãy, mục gỉ hoặc biến dạng.

2.2.5. Sàn

a) Lắp đặt không chắc chắn;

b) Thủng,Tách.

2.2.7. Bậc lên xuống

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chn;

b) Nứt, gãy, mọt gỉ, thủng gây nguy hiểm.

29

Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa

2.2.3, Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Bản lề, chốt bị mất, lỏng hoặc hư hỏng;

c) Đóng, mở không nhẹ nhàng;

d) Tự mở hoặc đóng không hết.

30

Dây dẫn điện (phần trên)

4.1.1. Dây dẫn điện

a) Hệ thống dây lắp đặt không chắc chắn;

b) Vỏ cách điện hư hỏng;

c) Có dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động.

 

Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang

31

Trượt ngang của bánh xe dẫn hưng

5.2. Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng

Trượt ngang của bánh dẫn hướng vượt quá 5 mm/m.

32

Sự làm việc và hiệu quả phanh chính

6.3.1. Sự làm việc

a) Lực phanh không tác động trên một hay nhiu bánh xe hoặc lực đạp bàn đạp phanh không đúng quy định;

b) Lực phanh biến đổi bất thường;

c) Chậm bất thường trong hoạt động của cơ cấu phanh ở bánh xe bất kỳ.

6.3.2. Hiệu quả phanh trên băng thử

a) Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục KSL lớn hơn 25%;

b) Hiệu quả phanh toàn bộ của xe KP không đạt mức giá trị tối thiểu quy định đối với các loại xe cơ giới như sau:

- Các loại xe cơ giới có trọng lượng bản thân không lớn hơn 12.000 kG và ô tô chở người: 50%;

- Các loại xe cơ giới có trọng lượng bản thân lớn hơn 12.000 kG; ô tô đầu kéo; sơ mi rơ moóc; rơ moóc và đoàn xe ô tô sơ mi rơ moóc: 45%.

6.3.3. Hiệu quả phanh trên đường

a) Khi phanh quỹ đạo chuyển động của xe lệch quá 80 so với phương chuyển động ban đầu hoặc xe lệch khỏi hành lang phanh 3,50 m;

b) Quãng đường phanh SPh vượt quá giá trị quy định cho mỗi loại ô tô:

- Ô tô con, kể cả ô tô con chuyên dùng có số chỗ (kể cả người lái) đến 9 chỗ: 7,2 m

- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 8.000 kG; ô tô chở người có số chỗ (kể cả người lái) trên 9 chỗ và có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m: 9,5 m

- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8.000 kG; ô tô chở người có số chỗ (kể cả người lái) trên 9 chỗ và có tổng chiều dài lớn hơn 7,5 m: 11 m.

33

Sự làm việc và hiệu quả phanh đỗ

6.4.1. Sự làm việc

Không có tác dụng phanh trên một bên bánh xe.

6.4.2. Hiệu quả phanh

a) Thử trên đường: quãng đường phanh lớn hơn 6m;

b) Thử trên mặt dốc 20%: phanh đỗ không giữ được xe đứng yên trên mặt dốc;

c) Thử trên băng thử phanh: Tổng lực phanh đỗ trên các bánh xe nhỏ hơn 16% so với trọng lượng của xe khi thử.

34

Sự hoạt động của trang thiết bị phanh khác

6.5.1. Phanh chậm dần bằng động cơ

Hệ thống không hoạt động.

6.5.2. Hệ thống chống hãm cứng

a) Thiết bị cảnh báo bị hư hỏng;

b) Thiết bị cảnh báo báo hiệu có hư hỏng trong hệ thống.

6.6.3. Phanh tự động sơ mi rơ moóc

Phanh sơ mi rơ moóc không tự động tác động khi ngắt kết nối.

6.6.4. Hệ thống phanh phụ của giáo viên trên các xe dùng để tập lái

a) Không đúng với hồ sơ thiết kế.

b) Dn động rơ, lỏng hoặc bị kẹt.

c) Hiệu quả thử trên băng thử nhỏ hơn so với hệ thống phanh chính.

d) Quãng đường phanh lớn hơn so với hệ thống phanh chính.

 

Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường

35

Độ ồn

11.4. Độ ồn: độ ồn ngoài

Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh vượt quá các giới hạn sau đây:

- Ô tô con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng nhẹ có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G ≤ 3500 kg: 103 dB(A);

- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P ≤ 150 (kW): 105 dB(A);

- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P > 150 (kW): 107 dB(A);

- Ô tô cần cẩu và các phương tiện cơ giới đường bộ có công dụng đặc biệt: 110 dB(A).

36

Còi

4.8.1. Tình trạng và sự hoạt động

a) Không có hoặc không đúng kiểu loại

b) Âm thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định*;

c) Điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng hoặc lắp đặt không đúng vị trí.

4.8.2. Âm lượng

a) Âm lượng nhỏ hơn 93 dB(A)*.

b) Âm lượng lớn hơn 112 dB(A).

37

Khí thải động cơ cháy cưỡng bức: Nồng độ co, HC (***).

11.2. Khí thải động cơ cháy cưỡng bức

1. Đối với xe cơ giới sản xuất trước năm 1999; xe vận tải, xe chuyên dùng chung, chuyên dùng quân sự

a) Nồng độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương) lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 1200 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ đặc biệt: 3300 phần triệu (ppm) thể tích.

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

2. Đối với xe cơ giới sản xuất sau năm 1999

a) Nồng độ CO lớn hơn 3,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương) lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 800 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu (ppm) thể tích;

- Đối với động cơ đặc biệt: 3300 phần triệu (ppm) th tích.

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

38

Khí thải động cơ cháy do nén (***)

11.3. Khí thải động cơ cháy do nén - Độ khói của khí thải

a) Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất) vượt quá 10% HSU;

b) Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo vượt qua 72% HSU;

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

d) Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất vượt quá 5 giây;

c) Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ nhỏ hơn 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt (theo thiết kế của nhà sản xuất khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ hơn 90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại)

 

Công đoạn 5: Kiểm tra phn dưới của xe cơ giới

39

Khung và các liên kết , móc kéo

2.1.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại;

b) Nứt, gẫy hoặc biến dạng, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt;

c) Liên kết không chắc chắn;

d) Mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu.

2.1.3. Móc kéo

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn; Móc kéo sau không quay được (nếu lắp với trục quay);

b) Nứt, gãy, biến dạng hoặc quá mòn;

c) Cóc hoặc chốt hãm tự mở;

d) Xích hoặc cáp bảo hiểm (nếu có) lắp đặt không chắc chắn.

40

Dn động phanh chính

6.1.5. Ống cứng, ống mềm

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;

b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

c) Ống hoặc chỗ kết nối bị rò rỉ;

d) Ống cứng bị rạn, nứt, biến dạng đường ống hoặc quá mòn, mọt gỉ; ng mềm bị rạn, nt, phồng rộp, vặn xoắn đường ống hoặc quá mòn, ống quá ngắn.

6.1.6. Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

c) Rạn, nứt, biến dạng hoặc quá mòn gỉ;

d) Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

đ) Cáp bị đứt sợi, thắt nút, kẹt hoặc trùng lỏng.

6.1.7. Đầu nối cho phanh rơ moóc

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Khóa hoặc van tự đóng bị hư hỏng;

c) Khóa hoặc van không chắc chắn hoặc lắp đặt không đúng;

d) Bị rò rỉ;

đ) Không cấp được khí ra rơ moóc.

6.1.8. Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xi lanh phanh)

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, vỡ, biến dạng hoặc quá mòn gỉ;

c) Bị rò rỉ;

d) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.

d) Không hoạt động hoặc hoạt động không đúng.

6.2. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất:

 

6.2.1. Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước: (ch kiểm tra bình chứa, các van an toàn, van xả nước và đánh giá)

a) Không đầy đủ hoặc không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Áp suất giảm rõ rệt hoặc nghe rõ tiếng rò khí;

c) Bình chứa rạn, nứt, biến dạng hoặc mọt gỉ;

d) Các van an toàn, van xả nước,... không có tác dụng.

6.2.2. Các van phanh

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng, không chắc chắn;

b) Bị hư hỏng hoặc rò rỉ.

6.2.3. Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chc chắn;

b) Trợ lực hư hỏng hoặc không có tác dụng;

c) Xi lanh phanh chính hư hỏng hoặc rò rỉ;

d) Thiếu dầu phanh hoặc đèn báo dầu phanh sáng.

đ) Nắp bình chứa dầu phanh không kín hoặc bị mất

41

Dn động phanh đỗ

6.1.6. Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;

b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

c) Rạn, nứt, biến dạng hoặc quá mòn gỉ;

d) Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

đ) Cáp bị đứt sợi, thắt nút, kẹt hoặc trùng lỏng.

42

Dn động ly hợp

8.1.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn, Bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do;

c) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

d) Rò rỉ môi chất;

đ) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.

43

Cơ cấu lái, trợ lực lái, các thanh đòn dẫn động lái

7.3. Cơ cấu lái: tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Nứt, vỡ;

d) Không đầy đủ hoặc rách, vỡ cao su chắn bụi;

đ) Chảy dầu thành giọt.

7.4. Sự làm việc của trục lái và cơ cấu lái

a) Bó kẹt khi quay;

b) Di chuyển không liên tục, giật cục; ,

c) Lực đánh lái không bình thường; Có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải;

d) Có sự khác biệt lớn giữa góc quay bánh dẫn hướng về bên trái và bên phải;

đ) Có tiếng kêu bất thường trong cơ cấu lái.

7.5, Thanh và đòn dẫn động lái

 

7.5.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

d) Nứt, gãy, biến dạng.

7.5.2. Sự làm việc

a) Di chuyển bị chạm vào các chi tiết khác;

b) Di chuyển không liên tục, bị giật cục;

c) Di chuyển quá giới hạn.

7.8. Trợ lực lái

 

7.8.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Rạn, nứt, biến dạng;

c) Dây cu roa không đúng chủng loại, chùng lỏng hoặc rạn nứt, rách;

d) Chảy dầu thành giọt hoặc thiếu dầu trợ lực.

44

Khớp cầu và khớp chuyển hướng

7.6.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Nứt, gãy, biến dạng;

d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi.

7.6.2. Sự làm việc

a) Bị bó kẹt khi di chuyển hoặc không được bôi trơn theo đúng quy định;

b) Di chuyển không liên tục, bị giật cục;

c) Khớp cầu hoặc khớp chuyển hướng rơ, lỏng.

45

Ngõng quay lái

7.7.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Nứt, gãy, biến dạng;

d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi;

đ) Trục hoặc khớp cầu rơ, lỏng.

7.7.2. Sự làm việc

a) Bó kẹt khi quay;

b) Di chuyển không liên tục, giật cục.

46

Bánh xe

5.1. Tình trạng chung

a) Không đầy đủ hoặc không đúng cỡ lốp của nhà sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật quy định;

b) Lắp đặt không chắc chắn hoặc không đầy đủ hay hư hỏng chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

c) Áp suất lốp không đúng;

d) Vành, đĩa vành không đúng kiểu loại hoặc rạn, nứt, cong vênh;

đ) Vòng hãm không khít vào vành bánh xe;

e) Lốp nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành;

g) Lốp bánh dẫn hướng hai bên không cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp không đồng đều, sử dụng lốp đắp

h) Lốp mòn không đều hoặc mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất;

i) Bánh xe quay bị bó kẹt, không quay trơn hoặc cọ sát vào phần khác;

k) Moay ơ rơ.

47

Bộ phận đàn hồi (nhíp, lò xo, thanh xoắn)

9.1. Bộ phận đàn hồi (nhíp, lò xo, thanh xoắn)

a) Không đúng kiểu loại, số lượng hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Độ võng tĩnh quá lớn do hiện tượng mỏi của bộ phận đàn hồi;

c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng;

d) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.

48

Hệ thống treo khí

9.5. Hệ thống treo khí

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Hệ thống không hoạt động;

c) Hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng đến chức năng hệ thống.

49

Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình

9.3. Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng hoặc quá gỉ, chi tiết cao su bị vỡ nát.

50

Giảm chấn

9.2. Giảm chấn

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không có tác dụng;

c) Rò rỉ dầu;

d) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng; chi tiết cao su bị vỡ nát.

51

Các khớp nối của hệ thống treo

9.4. Khớp nối

a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng vỏ bọc chắn bụi;

c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng;

d) Rơ hoặc quá mòn.

52

Các đăng

8.3. Các đăng

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng, cong vênh;

d) Then hoa, trục chữ thập, ổ đỡ bị rơ;

đ) Hỏng các khớp nối mềm;

e) Ổ đỡ trung gian nứt hoặc không chắc chắn;

g) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;

h) Có tiếng kêu khác lạ.

53

Hộp số

8.2.1. Tình trạng chung

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Chảy dầu thành giọt;

d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.

54

Cầu xe

8.4. Cầu xe

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

c) Chảy dầu thành giọt;

d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng;

đ) Không đầy đủ hoặc hư hỏng nắp che đầu trục.

55

Hệ thống dẫn khí xả, bầu giảm âm

11.1.3. Hệ thống dẫn khí xả, bầu giảm âm

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Mọt gỉ, rách hoặc rò rỉ khí thải.

56

Dây dẫn điện

dưới)

4.1.1. Dây điện

a) Hệ thống dây lắp đặt không chắc chắn;

b) Vỏ cách điện hư hỏng;

c) Có dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động.

Ghi chú:

- (*) Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng;

- (**) Chỉ kiểm tra đối với xe ô tô điện;

- (***) Không áp dụng đối với xe vận tải, xe chuyên dùng chung, xe chuyên dùng quân sự có năm sản xuất đến thời điểm kiểm định trên 25 năm;

- Xe cơ giới đạt yêu cầu: Sau kiểm định đủ 5 công đoạn; không có khiếm khuyết, hư hỏng (trừ các khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng).

Phụ lục II

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT
ĐỐI VỚI XE MÁY CHUYÊN DÙNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ
CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

(Kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BQP ngày 14 tháng 10 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

_________

 

Bảng 1

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT

 

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Khiếm khuyết, hư hỏng

(Nguyên nhân không đạt)

1. Kiểm tra nhận dạng, tổng quát

1.1

Biển số đăng ký

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đủ số lượng;

b) Lắp đặt không chắc chắn;

c) Không đúng quy cách; các chữ, số không rõ ràng, không đúng với đăng ký hoặc không do Cục Xe - Máy cấp.

1.2

Số khung

Quan sát, đối chiếu hồ sơ xe máy chuyên dùng.

a) Không đầy đủ hoặc không đúng vị trí;

b) Sửa chữa hoặc tẩy xoá;

c) Các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với hồ sơ xe xe máy chuyên dùng.

1.3

Số động cơ

1.4

Động cơ và các cụm liên quan

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không định vị chắc chắn;

b) Hoạt động không ổn định ở mọi chế độ;

c) Bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải bị thủng.

1.5

Hình dáng, kích thước và kết cấu chung

Quan sát, dùng thước đo.

Không đúng với hồ sơ xe máy chuyên dùng.

1.6

Thân vỏ, buồng lái

1.6.1

Thân vỏ

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không cân đối trên khung;

b) Nứt, gãy, thủng, mực gỉ, rách, biến dạng

1.6.2

Buồng lái

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

Buồng lái kín: Cửa có đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật; khoá cửa chắc chắn và không tự mở; kính chắn gió không có vết rạn nứt; gạt nước đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng và hoạt động tốt

Buồng lái hở: Mái che và khung đỡ mái che phải chắc chắn

1.7

Ghế người lái

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Lắp đặt không chắc chắn; định vị không chắc chắn (nếu có)

b) Cơ cấu điều chỉnh không có tác dụng;

c) Rách, nát, mọt gỉ.

1.8

Gương quan sát phía sau

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đúng kiểu loại ghi trong hồ sơ kỹ thuật;

c) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ ràng;

d) Nứt, vỡ, hư hỏng không điều chỉnh được.

1.9

Khung và sàn bệ chính

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật;

b) Các dầm dọc và ngang của khung bệ không cong vênh hoặc nứt, gẫy, thủng ở mức nhận biết bằng mắt thường;

c) Sàn, bệ không được định vị chắc chắn với khung;

d) Mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu.

1.10

Hệ thống treo

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra.

a) Không đủ các bộ phận, chi tiết, bị nứt, gẫy; định vị không đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật;

b) Giảm chấn hoạt động không bình thường; đối với giảm chấn thuỷ lực bị rò rỉ dầu.

1.11

Hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Có hiện tượng rò, rỉ thành giọt;

b) Các đường ống dẫn bị bẹp, cọ sát với các bộ phận chuyển động;

c) Thùng chứa nhiên liệu, két nước, két làm mát dầu và thùng chứa dầu bôi trơn không định vị chắc chắn, không đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và không có nắp đậy kín khít;

d) Nhiệt độ nước làm mát lớn hơn giới hạn cho phép;

đ) Áp suất dầu bôi trơn không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

2. Kiểm tra hệ thống lái

2.1

Lái bằng vô lăng

Quan sát, kết hợp dùng tay và thước đo kiểm tra

a) Vô lăng lái: nứt vỡ, độ rơ góc không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe hoặc nằm ngoài giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

b) Trục lái: Định vị không đúng, độ dơ dọc trục không trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

c) Thanh và đòn dẫn động lái: Bị biến dạng, có vết nứt, không đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

d) Hệ thống trợ lực lái thuỷ lực: Hoạt động không bình thường, bị rò rỉ dầu;

2.2

Lái bằng cần lái

Quan sát, kết hợp dùng tay và thước đo kiểm tra

a) Cần lái thuỷ lực: không đúng kiểu, loại, cong vênh, điều khiển không linh hoạt, dứt khoát; tự thay đổi vị trí khi xe máy chuyên dùng hoạt động;

b) Hành trình tự do của tay nắm điều khiển cần lái: Không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

3. Kiểm tra hệ thống di chuyển

3.1

Tình trạng chung

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

Các cụm, tổng thành của hệ truyền lực di chuyển: Không đúng với hồ sơ kỹ thuật và hoạt động không bình thường, không đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

3.2

Hệ truyền lực cơ khí

Quan sát, kết hợp dùng tay và thước đo kiểm tra

1. Truyền động các đăng

a) Trục các đăng biến dạng, nứt, có vết hàn và không có đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

b) Độ dơ của then hoa và của trục chữ thập không nằm trong giới hạn quy định của hồ sơ kỹ thuật.

2. Truyền động xích

a) Hoạt động không êm, bị giật cục;

b) Xích không có độ chùng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

3. Truyền động dây đai

a) Dây đai không hoạt động bình thường, đập, xước, bong tróc;

b) Không có độ chùng theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật;

c) Bánh dẫn động và chủ động bị biến dạng, mòn, nứt.

3.3

Hệ truyền lực thuỷ lực

Quan sát, kết hợp dùng tay và thước đo kiểm tra

a) Các đường ống dẫn dầu, thùng chứa bị rò rỉ dầu, các cụm điều khiển bị kẹt và hoạt động không bình thường;

b) Bơm và động cơ thuỷ lực của hệ truyền lực di chuyển không hoạt động bình thường, không đạt mức áp suất và lưu lượng theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật.

3.4

Bánh xe

 

 

3.4.1

Bánh lp

Quan sát, kết hợp dùng tay và đồ hồ đo áp suất lốp kiểm tra

a) Vành bị biến dạng, nứt, vỡ; moay ơ quay trơn; độ rơ dọc trục và hướng kính của moay ơ nằm không trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

b) Lốp không đúng kiểu loại, đủ áp suất theo quy định của nhà sản xuất, bị phồng rộp, nứt, vỡ.

3.4.2

Bánh thép

Quan sát, kết hợp dùng tay và thước đo kiểm tra

a) Bị biến dạng, nứt, vỡ;

b) Độ rơ dọc trục và hướng kính không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

3.5

Chắn bùn

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

Không đủ theo hồ sơ kỹ thuật, định vị không chắc chắn, bị thủng rách.

4. Kiểm tra hệ thống điều khiển

4.1

Hệ thống điều khiển thiết bị công tác

Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra và thước đo

a) Không làm việc dứt khoát trong mọi trạng thái chỉ định. Lực điều khiển không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

b) Các chi tiết của hệ thống điều khiển nứt, vỡ; định vị không chắc chắn, không đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng và hoạt động không bình thường;

c) Các cơ cấu hạn chế hành trình không đúng kiểu loại, không đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật và hoạt động không bình thường.

4.2

Đồng h hiển thị

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Các loại thiết bị chỉ thị, hiển thị không đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật;

b) Định vị không chắc chắn, không đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

c) Hoạt động không bình thường.

5. Hệ thống truyền động

5.1

Truyền động cơ khí

Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay và thước đo kiểm tra

a) Không hoạt động bình thường;

b) Bộ ly hợp không đóng, mở nhẹ nhàng, êm và dứt khoát.

5.2

Truyền động thuỷ lực

Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay và thước đo kiểm tra

a) Không có đủ các bộ phận kiểm soát, khống chế, an toàn theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

b) Các bơm thuỷ lực, động cơ thuỷ lực: Không hoạt động bình thường, không đạt mức áp suất và lưu lượng quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

c) Các bộ phận thuỷ lực:

- Bị bị rò rỉ dầu;

- Các đường ống dẫn thuỷ lực, thùng chứa dầu thuỷ lực han rỉ, rạn nứt, cọ sát với các bộ phận truyền động;

- Các cần đẩy xi lanh thuỷ lực bị cong, xước;

d) Dầu thuỷ lực:

- Không đúng chủng loại, đủ số lượng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

- Lẫn nước và các loại tạp chất khác;

- Nhiệt độ của dầu khi làm việc vượt quá quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

6. Kiểm tra hệ thng phanh

6.1

Tình trạng chung

Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Dầu phanh hoặc khí nén bị rò rỉ;

b) Đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén bị bẹp, nứt và không được định vị chắc chắn;

c) Các cơ cấu điều khiển cơ khí của hệ thống phanh hoạt động không bình thường và không có hiệu lực;

d) Hành trình tự do bàn đạp phanh không đúng với quy định trọng hộ sợ kỹ thuật;

đ) Bình chứa khí nén định vị không đúng vị trí và được kẹp chặt. Van an toàn không hoạt động ở trị số quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

e) Lực điều khiển cơ cấu phanh không đúng tiêu chuẩn quy định và không vượt quá trị số quy định trong hồ sơ kĩ thuật.

6.2

Quãng đường phanh chính và

phanh dự phòng (nếu có)

- Đường thử phanh chính đối với xe máy chuyên dùng bánh lốp, bánh thép và bánh xích phải cứng, khô, bằng phẳng, có độ dốc tối đa là 3%;

- Vận tốc thử phanh:

+ Xe máy chuyên dùng có vận tốc di chuyển lớn nhất ≥ 20 km/h: Thử ở vận tốc 20 km/h;

+ Xe máy chuyên dùng có vận tốc di chuyển lớn nhất < 20 km/h: Thử ở vận tốc lớn nhất theo hồ sơ kỹ thuật.

a) Quãng đường phanh xe máy chuyên dùng bánh lốp (trừ xe lu): lớn hơn quãng đường phanh được quy định tại Bảng 1.1;

b) Quãng đường phanh xe máy chuyên dùng bánh thép, xe lu bánh lốp: lớn hơn quãng đường phanh được quy định tại Bảng 1.2.

6.3

Hiệu quả của phanh đỗ

Đỗ xe trên đường có độ dốc tối thiểu là 20% hoặc độ dốc tối đa mà xe máy chuyên dùng di chuyển được theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật.

Không giữ được xe máy chuyên dùng ở trên đường thử.

7

Kiểm tra hệ thống công tác

Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Các bộ phận, thiết bị công tác (gầu xúc, lưỡi ủi, lưỡi gạt...) không đầy đủ, lắp chặt, đúng vị trí; không đảm bảo chắc chắn khi di chuyển;

b) Không đảm bảo các tính năng công tác theo các chỉ tiêu quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

c) Các bộ phận của hệ thống phải có không đầy đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

d) Kết cấu của hệ thống bị rạn nứt, cong, vênh.

8. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu

8.1

Máy phát điện, ắc quy

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, không hoạt động tốt;

b) Các thông số không theo đúng hồ sơ kỹ thuật.

8.2

Đèn chiếu sáng

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra; dùng thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng để kiểm tra.

a) Không có đủ số lượng, định vị không đúng vị trí, bị nứt, vỡ;

b) Cường độ chiếu sáng không đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật.

8.3

Đèn tín hiệu

Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra;

a) Không đủ số lượng, lắp đặt không chắc chắn đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật;

b) Đèn xin đường có tần số nháy không trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút (Từ 1 đến 2Hz);

c) Khi quan sát bằng mắt, không phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách tối thiểu 20 m đối với đèn phanh, đèn xin đường và khoảng cách tối thiểu 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.

8.4

Còi điện

Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu thấy âm lượng còi nhỏ hoặc quá lớn: micro của thiết bị đo được đặt gần với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng từ 0,5 m đến 1,2 m và cách đầu xe là 2m

a) Âm lượng nhỏ hơn 90 dB(A);

b) Âm lượng lớn hơn 115 dB(A).

9. Kiểm tra bảo vệ môi trường

9.1

Khí thải động cơ cháy do nén (động cơ diezel) *

 

Độ khói của khí thải

Sử dụng thiết bị đo khói và thiết bị đo số vòng quay động cơ. Đo theo chu trình gia tốc tự do quy định trong TCVN 7663

a) Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất) vượt quá 10% HSU;

b) Kết quả đo khói trung bình của 3 lần:

- Xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng vượt quá 60% HSU;

- Xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng vượt quá 72% HSU;

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

d) Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất vượt quá 5 giây;

c) Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ nhỏ hơn 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt (theo thiết kế của nhà sản xuất khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ hơn 90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại).

9.2

Khí thải động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng)*

 

Hàm lượng chất độc hại trong khí thải

Sử dụng thiết bị phân tích khí thải và thiết bị đo số vòng quay động cơ theo quy định. Thực hiện quy trình đo ở chế độ không tải theo TCVN 6204.

1. Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng:

a) Nồng độ CO lớn hơn 3,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 800 phần triệu thể tích (ppm);

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu thể tích (ppm).

2. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng:

a) Nồng độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 1200 phần triệu thể tích (ppm);

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu thể tích (ppm).

9.3

Độ ồn ngoài

Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu nhận thấy độ ồn quá lớn. Thực hiện đo tiếng ồn động cơ gần ống xả theo phương pháp đo độ ồn của xe đỗ quy định trong tiêu chuẩn TCVN7880.

Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh vượt quá các giới hạn là 110 dB(A).

 

 

Ghi chú:

(*) Không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng quân sự có năm sản xuất đến thời điểm kiểm định trên 25 năm;

Bảng 1.1 Quãng đường phanh của xe máy chuyên dùng bánh lốp (trừ xe lu)

 

Trọng lượng của XMCD

Quãng đường phanh

Phanh chính

Phanh dự phòng

m≤ 32000

m > 32000,

 

Bảng 1.2. Quãng đường phanh của xe máy chuyên dùng bánh thép, xe lu bánh lốp

Trọng lượng của XMCD

Quãng đường phanh

Phanh chính

Phanh dự phòng

m ≤ 5400

S ≤ 0,14 + 0,02v2

S ≤ 0,134 + 0,058v2

5400 < m ≤ 13600

S ≤ 0,20 + 0,02v2

S ≤ 0,22 + 0,057v2

m >13600

S ≤ 0,28 + 0,02v2

S ≤ 0,29 + 0,057v2

 

 

Trong đó:

v: Vận tốc của xe máy chuyên dùng tính bằng km/h.

m: Trọng lượng của xe máy chuyên dùng tính bằng kG

s: Quãng đường phanh của xe máy chuyên dùng tính bằng m

 

Bng 2

HẠNG MỤC, NỘI DUNG KIỂM TRA

CÁC CÔNG ĐOẠN KIỂM ĐỊNH XE MÁY CHUYÊN DÙNG

THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

_________

 

STT

Hạng mục

Nội dung kim tra

(Theo Bảng 1)

Khiếm khuyết, hư hỏng

(Nguyên nhân không đạt)

 

Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng tổng quát

01

Biển số đăng ký

1.1 Biển số đăng ký

a) Không đủ số lượng;

b) Lắp đặt không chắc chắn;

c) Không đúng quy cách; các chữ, số không rõ ràng, không đúng với đăng ký hoặc không do Cục Xe - Máy cấp.

02

Số khung

1.2 Số khung

a) Không đầy đủ hoặc không đúng vị trí;

b) Sửa chữa hoặc tẩy xoá;

c) Các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với hồ sơ xe xe máy chuyên dùng.

03

Số động cơ

1.3 Số động cơ

04

Động cơ và các cụm liên quan

1.4 Động cơ và các cụm liên quan

a) Không định vị chắc chắn;

b) Hoạt động không ổn định ở mọi chế độ;

c) Bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải bị thủng.

05

Hình dáng, kích thước, trọng lượng và kết cấu chung

1.5 Hình dáng, kích thước, trọng lượng và kết cấu chung

Không đúng với hồ sơ xe máy chuyên dùng.

06

Thân vỏ, buồng lái

1.6.1 Thân vỏ

a) Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không cân đối trên khung;

b) Nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng.

1.6.2 Buồng lái

Buồng lái kín: Cửa có đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật; khoá cửa chắc chắn và không tự mở; kính chắn gió không có vết rạn nứt; gạt nước đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng và hoạt động tốt

Buồng lái hở: Mái che và khung đỡ mái che phải chắc chắn

07

Ghế người lái

1.7 Ghế người lái

a) Lắp đặt không chắc chắn; định vị không chắc chắn (Nếu có);

b) Cơ cấu điều chỉnh không có tác dụng;

c) Rách, nát, mọt gỉ.

08

Gương quan sát phía sau

1.8 Gương quan sát phía sau

a) Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn;

b) Không đúng kiểu loại ghi trong hồ sơ kỹ thuật;

c) Hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ ràng;

d) Nứt, vỡ, hư hỏng không điều chỉnh được.

09

Khung và sàn bệ chính

1.9 Khung và sàn bệ chính

a) Thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật;

b) Các dầm dọc và ngang của khung bệ không cong vênh hoặc nứt, gẫy, thủng ở mức nhận biết bằng mắt thường;

c) Sàn, bệ không được định vị chắc chắn với khung;

d) Mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu.

10

Hệ thống treo

1.10 Hệ thống treo

a) Không đủ các bộ phận, chi tiết, bị nứt, gẫy; định vị không đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật;

b) Giảm chấn hoạt động không bình thường; đối với giảm chấn thuỷ lực bị rò rỉ dầu.

11

Hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn

1.11 Hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn

a) Có hiện tượng rò, rỉ thành giọt;

b) Các đường ống dẫn bị bẹp, cọ sát với các bộ phận chuyển động;

c) Thùng chứa nhiên liệu, két nước, két làm mát dầu và thùng chứa dầu bôi trơn không định vị chắc chắn, không đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và không có nắp đậy kín khít;

d) Nhiệt độ nước làm mát lớn hơn giới hạn cho phép;

đ) Áp suất dầu bôi trơn không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

 

Công đoạn 2: Kiểm tra hệ thống lái và di chuyển; hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu

12

Kiểm tra hệ thống lái

2.1 Lái bằng vô lăng

a) Vô lăng lái: nứt vỡ, độ rơ góc không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe hoặc nằm ngoài giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

b) Trục lái: Định vị không đúng, độ dơ dọc trục không trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

c) Thanh và đòn dẫn động lái: Bị biến dạng, có vết nứt, không đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

d) Hệ thống trợ lực lái thuỷ lực: Hoạt động không bình thường, bị rò rỉ dầu;

2.2 Lái bằng cần lái

a) Cần lái thuỷ lực: không đúng kiểu, loại, cong vênh, điều khiển không linh hoạt, dứt khoát; tự thay đổi vị trí khi XMCD hoạt động;

b) Hành trình tự do của tay nắm điều khiển cần lái: Không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

13

Kiểm tra hệ thống di chuyển

2.3 Tình trạng chung

Các cụm, tổng thành của hệ truyền lực di chuyển: Không đúng với hồ sơ kỹ thuật và hoạt động không bình thường, không đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

2.4 Hệ truyền lực cơ khí

1. Truyền động các đăng:

a) Trục các đăng biến dạng, nứt, có vết hàn và không có đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

b) Độ dơ của then hoa và của trục chữ thập không nằm trong giới hạn quy định của hồ sơ kỹ thuật.

2. Truyền động xích:

a) Hoạt động không êm, bị giật cục;

b) Xích không có độ chùng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

3. Truyền động dây đai:

a) Dây đai không hoạt động bình thường, dập, xước, bong tróc;

b) Không có độ chùng theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật;

c) Bánh dẫn động và chủ động bị biến dạng, mòn, nứt.

14

Hệ truyền lực thuỷ lực

2.5 Hệ truyền lực thuỷ lực

a) Các đường ống dẫn dầu, thùng chứa bị rò rỉ dầu, các cụm điều khiển bị kẹt và hoạt động không bình thường;

b) Bơm và động cơ thuỷ lực của hệ truyền lực di chuyển không hoạt động bình thường, không đạt mức áp suất và lưu lượng theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật.

15

Bánh xe

2.6.1 Bánh lốp

a) Vành bị biến dạng, nứt, vỡ; moay ơ quay trơn; độ rơ dọc trục và hướng kính của moay ơ nằm không trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

b) Lốp không đúng kiểu loại, đủ áp suất theo quy định của nhà sản xuất, bị phồng rộp, nứt, vỡ.

2.6.2 Bánh thép

a) Bị biến dạng, nứt, vỡ;

b) Độ rơ dọc trục và hướng kính không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

16

Chắn bùn

2.7 Chắn bùn

Không đủ theo hồ sơ kỹ thuật, định vị không chắc chắn, bị thủng rách.

17

Máy phát điện, ắc quy

8.1 Máy phát điện, ắc quy

a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, không hoạt động tốt;

b) Các thông số không theo đúng hồ sơ kỹ thuật.

18

Đèn chiếu sáng

8.2 Đèn chiếu sáng

a) Không có đủ số lượng, định vị không đúng vị trí, bị nứt, vỡ;

b) Cường độ chiếu sáng không đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật.

19

Đèn tín hiệu

8.3 Đèn tín hiệu

a) Không đủ số lượng, lắp đặt không chắc chắn đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật;

b) Đèn xin đường có tần số nháy không trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút (Từ 1 đến 2Hz);

c) Khi quan sát bằng mắt, không phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách tối thiểu 20 m đối với đèn phanh, đèn xin đường và khoảng cách tối thiểu 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.

20

Còi điện

8.4. Còi điện

Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu thấy âm lượng còi nhỏ hoặc quá lớn: micro của thiết bị đo được đặt gần với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng từ 0,5 m đến 1,2 m và cách đầu xe là 2 m.

a) Âm lượng nhỏ hơn 90 dB(A);

b) Âm lượng lớn hơn 115 dB(A).

 

Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh; kiểm tra môi trường

21

Kiểm tra Tình trạng chung hệ thống phanh

3.1 Tình trạng chung

a) Dầu phanh hoặc khí nén bị rò rỉ;

b) Đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén bị bẹp, nứt và không được định vị chắc chắn;

c) Các cơ cấu điều khiển cơ khí của hệ thống phanh hoạt động không bình thường và không có hiệu lực;

d) Hành trình tự do bàn đạp phanh không đúng với quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

đ) Bình chứa khí nén định vị không đúng vị trí và được kẹp chặt. Van an toàn không hoạt động ở trị số quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

e) Lực điều khiển cơ cấu phanh không đúng tiêu chuẩn quy định và không vượt quá trị số quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

22

Quãng đường phanh chính và phanh dự phòng (nếu có)

- Đường thử phanh chính đối với xe máy chuyên dùng bánh lốp, bánh thép và bánh xích phải cứng, khô, bằng phẳng, có độ dốc tối đa là 3%;

- Vận tốc thử phanh:

+ Xe máy chuyên dùng có vận tốc di chuyển lớn nhất ≥ 20 km/h: Thử ở vận tốc 20 km/h;

+ Xe máy chuyên dùng có vận tốc di chuyển lớn nhất < 20 km/h: Thử ở vận tốc lớn nhất theo hồ sơ kỹ thuật.

a) Quãng đường phanh xe máy chuyên dùng bánh lốp (trừ xe lu): lớn hơn quãng đường phanh được quy định tại Bảng 1.1;

b) Quãng đường phanh xe máy chuyên dùng bánh thép, xe lu bánh lốp: lớn hơn quãng đường phanh được quy định tại Bảng 1.2.

23

Hiệu quả của phanh đỗ

Đỗ xe trên đường có độ dốc tối thiểu là 20% hoặc độ dốc tối đa mà xe máy chuyên dùng di chuyển được theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật.

Không giữ được xe máy chuyên dùng ở trên đường thử.

24

Khí thải động cơ cháy do nén (động cơ diezel)*

Độ khói của khí thải:

Sử dụng thiết bị đo khói và thiết bị đo số vòng quay động cơ. Đo theo chu trình gia tốc tự do quy định trong TCVN 7663

a) Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất) vượt quá 10% HSU;

b) Kết quả đo khói trung bình của 3 lần:

- Xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng vượt qua 60% HSU;

- Xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng vượt quá 72%HSU;

c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong vi phạm quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;

d) Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất vượt quá 5 giây;

đ) Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ nhỏ hơn 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt (theo thiết kế của nhà sản xuất khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ hơn 90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại).

25

Khí thải động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng)*

Hàm lượng chất độc hại trong khí thải:

Sử dụng thiết bị phân tích khí thải và thiết bị đo số vòng quay động cơ theo quy định. Thực hiện quy trình đo ở chế độ không tải theo TCVN 6204.

1. Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng:

a) Nồng độ CO lớn hơn 3,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 800 phần triệu thể tích (ppm);

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu thể tích (ppm).

2. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng:

a) Nồng độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích;

b) Nồng độ HC lớn hơn:

- Đối với động cơ 4 kỳ: 1200 phần triệu thể tích (ppm);

- Đối với động cơ 2 kỳ: 7800 phần triệu thể tích (ppm).

26

Độ ồn ngoài

3.6 Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu nhận thấy độ ồn quá lớn. Thực hiện đo tiếng ồn động cơ gần ống xả theo phương pháp đo độ ồn của xe đỗ quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7880.

Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh vượt quá các giới hạn là 110 dB(A).

 

Công đoạn 4: Kiểm tra hệ thống điều khiển, truyền động, công tác

27

Cần điều khiển thiết bị công tác

4.1 Cần điều khiển thiết bị công tác

a) Không làm việc dứt khoát trong mọi trạng thái chỉ định. Lực điều khiển không nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

b) Các chi tiết của hệ thống điều khiển nứt, vỡ; định vị không chắc chắn, không đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng và hoạt động không bình thường;

c) Các cơ cấu hạn chế hành trình không đúng kiểu loại, không đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật và hoạt động không bình thường.

28

Đồng hồ hiển thị

4.2 Đồng hồ hiển thị

a) Các loại thiết bị chỉ thị, hiển thị không đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật;

b) Định vị không chắc chắn, không đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

c) Hoạt động không bình thường.

29

Truyền động cơ khí

4.3 Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Không hoạt động bình thường;

b) Bộ ly hợp không đóng, mở nhẹ nhàng, êm và dứt khoát.

30

Truyền động thuỷ lực

4.4 Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Không có đủ các bộ phận kiểm soát, khống chế, an toàn theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;.

b) Các bơm thuỷ lực, động cơ thuỷ lực: Không hoạt động bình thường, không đạt mức áp suất và lưu lượng quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

c) Các bộ phận thuỷ lực:

- Bị bị rò rỉ dầu;

- Các đường ống dẫn thuỷ lực, thùng chứa dầu thuỷ lực han rỉ, rạn nứt, cọ sát với các bộ phận truyền động;

- Các cần đẩy xi lanh thuỷ lực bị cong, xước;

d) Dầu thuỷ lực:

- Không đúng chủng loại, đủ số lượng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

- Lẫn nước và các loại tạp chất khác;

- Nhiệt độ của dầu khi làm việc vượt quá quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

31

Hệ thống công tác

4.5 Cho hệ thống hoạt động; Quan sát, kết hợp dùng tay kiểm tra

a) Các bộ phận, thiết bị công tác (gầu xúc, lưỡi ủi, lưỡi gạt...) không đầy đủ, lắp chặt, đúng vị trí; không đảm bảo chắc chắn khi di chuyển;