Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2011/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
16/03/2011
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hàng nhập khẩu phải đáp ứng 3 yêu cầu an toàn thực phẩm 
Ngày 16/3/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. 
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng 03 yêu cầu là: Sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm ATTP hàng hóa; Bao gói hoặc chứa đựng trong các phương tiện phù hợp; ghi nhãn bằng tiếng Việt hoặc có nhãn phụ tiếng Việt; Đã được kiểm tra và chứng nhận ATTP. 
Hàng hóa nhập khẩu có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc được chiếu xạ, hoặc được sản xuất theo công nghệ mới phải có thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Đối với hàng hóa đã qua chế biến bao gói sẵn nhập khẩu, trước khi lưu thông còn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định hiện hành. 
Có 02 phương thức kiểm tra, lấy mẫu được áp dụng để kiểm tra ATTP đối với hàng hóa là: Kiểm tra thông thường (thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất tối đa đến 10% tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa) và Kiểm tra chặt (thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất 30% khi phát hiện 01 lô hàng kiểm tra trước đó vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP; tần suất 100% khi phát hiện 02 lô hàng kiểm tra liên tiếp trước đó vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP). 
Thông tư cũng quy định những hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải kiểm tra ATTP, bao gồm: Hàng hóa mang theo người để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; Hàng hóa trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu; Hàng hóa gửi kho ngoại quan; Hàng hóa là mẫu thử nghiệm, nghiên cứu. 
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.

Xem chi tiết Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này qui định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là hàng hóa) nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan;
2. Danh mục hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này được quy định tại Phụ lục 1;
3. Thông tư này không điều chỉnh các nội dung, quy định liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật;
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Những hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải kiểm tra ATTP:
1. Hàng hóa mang theo người để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu;
2. Hàng hóa trong túi ngoại giao, túi lãnh sự;
3. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;
4. Hàng hóa gửi kho ngoại quan;
5. Hàng hóa là mẫu thử nghiệm, nghiên cứu.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lô hàng nhập khẩu: Là lượng hàng hóa nhập khẩu được đăng ký kiểm tra một lần;
2. Lô hàng kiểm tra: Là lượng hàng hóa cùng loại, của cùng một cơ sở sản xuất  được đăng ký kiểm tra một lần;
3. Vi phạm nghiêm trọng qui định ATTP: Hàng hóa bị phát hiện có chứa tác nhân  gây hại sức khỏe, tính mạng con người;
4. Tần suất lấy mẫu lô hàng: Là số lần thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các lô hàng kiểm tra nhập khẩu.
Điều 5. Yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm ATTP hàng hóa theo quy định của Việt Nam;
b) Bao gói hoặc chứa đựng trong các phương tiện phù hợp; ghi nhãn, bao gồm các thông tin: tên hàng hóa, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất; mã số (nếu có) và các thông tin khác (bằng tiếng Việt hoặc có nhãn phụ tiếng Việt) theo quy định;
c) Kiểm tra và chứng nhận ATTP theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
2. Hàng hóa nhập khẩu có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc được chiếu xạ, hoặc được sản xuất theo công nghệ mới:
a) Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp theo quy định tại Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT.
3. Hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa quy định tại khoản 2, Điều này) đã qua chế biến bao gói sẵn nhập khẩu, trước khi lưu thông:
a) Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định hiện hành.
Điều 6. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra
1. Kiểm tra lô hàng: Các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra thông tin về nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra ngoại quan (bao gói, ghi nhãn). Trình tự, thủ tục kiểm tra ATTP lô hàng nhập khẩu được qui định tại Chương III của Thông tư này.
2. Kiểm tra tại nước xuất khẩu: Kiểm tra thực tế hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm và điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất hàng hóa của nước xuất khẩu. Hình thức này được xem xét áp dụng trong trường hợp phát hiện nước xuất khẩu có nhiều cơ sở sản xuất có lô hàng vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP (từ 3 cơ sở sản xuất/năm trở lên).
3. Các chỉ tiêu về ATTP phải kiểm nghiệm căn cứ vào lịch sử tuân thủ quy định của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; tình hình thực tế về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất, nước sản xuất; tình hình thực tế lô hàng và hồ sơ kèm theo; đồng thời dựa trên Danh mục các chỉ tiêu ATTP và mức giới hạn tối đa cho phép theo qui định hiện hành của Việt Nam.
Điều 7. Căn cứ kiểm tra
1. Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế về ATTP.
2. Trường hợp Việt Nam có ký kết Hiệp định, thỏa thuận song phương về ATTP với nước xuất khẩu thì tuân thủ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
Điều 8. Cơ quan kiểm tra, giám sát
1. Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết: Các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.
2. Cơ quan kiểm tra giám sát hàng hóa lưu thông trên thị trường: Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ.
3. Cơ quan kiểm tra ATTP tại nước xuất khẩu: Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan có liên quan.
Điều 9. Phí, lệ phí và kinh phí triển khai kiểm tra, giám sát về ATTP.
1. Cơ quan kiểm tra thực hiện thu phí, lệ phí theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Kinh phí đi kiểm tra tại nước xuất khẩu do ngân sách nhà nước cấp. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật dự trù kinh phí đi kiểm tra tại nước xuất khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kinh phí kiểm tra giám sát sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường do ngân sách nhà nước cấp trong khuôn khổ chương trình giám sát được quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường hoặc từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Chương II
ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU VÀ KIỂM TRA TẠI NƯỚC XUẤT KHẨU
Điều 10. Hồ sơ đăng ký của nước xuất khẩu
Cơ quan có thẩm quyền về ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật của nước xuất khẩu (sau đây gọi là Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu) gửi hồ sơ đăng ký về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản bao gồm:
1. Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực của Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu về kiểm soát ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật, chất điều hòa sinh trưởng, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Chương trình giám sát ATTP cập nhật hàng năm của nước xuất khẩu đối với hàng hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Điều 11. Thẩm tra hồ sơ đăng ký
 Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nêu tại Điều 10, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật thực hiện thẩm tra và thông báo kết quả đến Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu kết quả thẩm tra.
Điều 12. Kiểm tra tại nước xuất khẩu
1. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch kiểm tra; thông báo và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát ATTP và điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam.
2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật xử lý kết quả kiểm tra và công bố báo cáo kết quả kiểm tra. Báo cáo nêu rõ lý do cụ thể những trường hợp chưa được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam nếu kết quả kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM LÔ HÀNG NHẬP KHẨU
Điều 13. Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra hồ sơ;
2. Kiểm tra ngoại quan;
3. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu về ATTP theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.
Điều 14. Phương thức kiểm tra, lấy mẫu
Hàng hóa nhập khẩu phải được lấy mẫu tại địa điểm do cơ quan kiểm tra quyết định (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc trong kho bảo quản). Phương thức kiểm tra, lấy mẫu được áp dụng như sau:
1. Kiểm tra thông thường: Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất tối đa đến 10% tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa. Tần suất này được áp dụng đối với từng địa điểm nhập khẩu. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện bất kỳ trong số các lô hàng kiểm tra nhập khẩu. Lô hàng kiểm tra được phép làm thủ tục thông quan không phải chờ kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP.
2. Kiểm tra chặt: Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất 30% khi phát hiện 01 (một) lô hàng kiểm tra trước đó vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP; tần suất 100% khi phát hiện 02 (hai) lô hàng kiểm tra liên tiếp trước đó vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP. Trong các trường hợp này, chủ hàng phải tự bảo quản hàng hóa (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc kho bảo quản) và chỉ được thông quan khi có chứng nhận về ATTP do cơ quan kiểm tra cấp hoặc được cơ quan kiểm tra cho phép.
Trường hợp kiểm nghiệm mẫu 02 (hai) lô hàng kiểm tra liên tiếp có kết quả đạt yêu cầu thì sẽ áp dụng phương thức kiểm tra thông thường.
Điều 15.  Đăng ký kiểm tra
Chủ hàng thực hiện đăng ký kiểm tra về ATTP (theo mẫu qui định tại Phụ lục 4) với cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu trong thời gian ít nhất 24 giờ trước khi hàng về đến cửa khẩu.
Điều 16. Quy trình kiểm tra        
1. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan kiểm tra thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký (nguồn gốc xuất xứ, lịch sử tuân thủ các qui định về ATTP của cơ sở sản xuất) và xác nhận đăng ký kiểm tra trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký;
2. Kiểm tra ngoại quan: Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tình trạng lô hàng, bao gói, ghi nhãn khi hàng đến cửa khẩu;
3.  Lấy mẫu kiểm nghiệm: Cơ quan kiểm tra thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP tại địa điểm đã được đăng ký. Phương thức kiểm tra, lấy mẫu theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
4. Lập biên bản kiểm tra và lấy mẫu (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5).
Điều 17. Xử lý kết quả kiểm tra
1. Cấp chứng nhận kiểm tra ATTP (theo mẫu quy định tại phụ lục 6) đối với các trường hợp sau:
a) Lô hàng đang áp dụng phương thức kiểm tra thông thường hoặc lô hàng đang áp dụng phương thức kiểm tra chặt (trường hợp không lấy mẫu kiểm nghiệm), có kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra ngoại quan đạt yêu cầu trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu;
b) Lô hàng đang áp dụng hình thức kiểm tra chặt (trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm) và có kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra ngoại quan và kiểm nghiệm mẫu đạt yêu cầu theo quy định trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích đạt yêu cầu của phòng kiểm nghiệm được chỉ định.
2. Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu ATTP (theo mẫu quy định tại Phụ lục 7) đối với trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc sau khi có kết quả kiểm tra.
3. Thời gian từ khi lấy mẫu, gửi mẫu, kiểm nghiệm và trả lời kết quả tối đa không quá 10 ngày làm việc.
Điều 18. Nội dung kiểm tra giám sát hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường
1. Kiểm tra thông tin truy xuất nguồn gốc lô hàng nhập khẩu;
2. Kiểm tra điều kiện bảo quản, bao bì, nhãn mác (nếu có) của hàng hóa lưu thông trên thị trường;
3. Lấy mẫu hàng hóa gửi cơ quan kiểm nghiệm được chỉ định phân tích chỉ tiêu ATTP khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc khi có nghi ngờ về an toàn thực phẩm hoặc khi có yêu cầu của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chương IV
BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 19. Đối với lô hàng nhập khẩu
1. Thông báo cho cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu đề nghị phối hợp điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.
2. Thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước có liên quan xử lý và giám sát quá trình xử lý lô hàng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Đối với cơ sở sản xuất
1. Tạm thời đình chỉ việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đối với các cơ sở sản xuất nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Có từ 03 (ba) lô hàng kiểm tra trong vòng 6 tháng bị phát hiện vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP;
b) Kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 12 cho thấy cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ATTP theo quy định.
2. Cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu trở lại vào Việt Nam nếu Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có công thư xác nhận Cơ sở đã áp dụng các biện pháp khắc phục sai lỗi phù hợp, đáp ứng điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định.
Điều 21. Đối với nước xuất khẩu
1. Tạm thời đình chỉ nhập khẩu hàng hóa từ nước xuất khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 12 cho thấy hệ thống kiểm soát ATTP của nước xuất khẩu chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định;
2. Chỉ được xuất khẩu trở lại hàng hóa vào Việt Nam khi kết quả kiểm tra giám sát sau đó cho thấy Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu đã đưa ra biện pháp kiểm soát ATTP đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định.
Chương V
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra
1. Xác nhận đăng ký kiểm tra, thực hiện kiểm tra; cấp chứng nhận kiểm tra ATTP; hoặc Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu ATTP  đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Chương III của Thông tư này;
2. Thông báo chính xác, khách quan và trung thực; tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa theo quy định để thẩm tra khi có yêu cầu;
3. Phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, xử lý và giám sát quá trình xử lý các trường hợp vi phạm quy định về ATTP;
4. Thực hiện truy xuất nguồn gốc lô hàng nhập khẩu không bảo đảm ATTP;
5. Thu phí, lệ phí theo quy định.
Điều 23.  Quyền hạn của cơ quan kiểm tra
1. Yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan để phục vụ công tác kiểm tra;
2. Tiến hành kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu theo phương thức và trình tự thủ tục được quy định tại Thông tư này;
3. Quyết định biện pháp xử lý và giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.
 Điều 24. Trách nhiệm của chủ hàng nhập khẩu
1. Thực hiện đăng ký kiểm tra về ATTP theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này;
2. Tạo điều kiện để cán bộ của Cơ quan kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm và giám sát hàng hóa theo qui định;
3. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, mẫu vật liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc;
4. Chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và chịu sự giám sát của Cơ quan có thẩm quyền; 
5. Nộp phí và lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính và thanh toán các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu ATTP;
6. Tự chịu trách nhiệm về việc bảo quản hàng hóa đã được kiểm tra trong suốt thời gian chờ kết luận kiểm tra đối với phương thức kiểm tra chặt hoặc chờ quyết định xử lý của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp lô hàng đã có kết luận kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu.
Điều 25. Quyền hạn của chủ hàng nhập khẩu
1. Được đề nghị cơ quan kiểm tra xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc yêu cầu tái  kiểm tra;
2. Được quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 26. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra tại nước xuất khẩu
1. Thực hiện việc kiểm tra ATTP tại nước xuất khẩu sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
2. Phối hợp với Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu triển khai các nội dung kiểm tra;
3. Báo cáo kết quả kiểm tra với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu;
4. Thông báo kết quả kiểm tra với Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam từ Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu; trao đổi thông tin, thông báo kế hoạch kiểm tra (khi cần thiết) với Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và trình Bộ ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Việt Nam sang kiểm tra tại nước xuất khẩu;
2. Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật:
a) Thực hiện công bố Danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; các quốc gia tạm thời bị đình chỉ xuất khẩu vào Việt Nam; các cơ sở sản xuất tạm thời bị đình chỉ xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; thông báo phương thức kiểm tra chặt đối với hàng hóa của quốc gia vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP; thông báo cho Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về lô hàng không bảo đảm ATTP và đề nghị phối hợp điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục;
b) Thực hiện kiểm tra đối với hệ thống kiểm soát ATTP và điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở sản xuất hàng hóa tại nước xuất khẩu;
c) Thực hiện truy xuất nguồn gốc lô hàng nhập khẩu không bảo đảm ATTP.
3. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu;
4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra ATTP đối với nước xuất khẩu trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.
Điều 28. Cục Bảo vệ thực vật
1. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị trực thuộc hoặc ủy quyền:
a)  Thực hiện kiểm tra và cấp chứng nhận kiểm tra ATTP, hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu ATTP;
b)  Thông báo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng từ cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP;
c)  Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các lô hàng không bảo đảm ATTP và giám sát quá trình thực hiện.
2. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản triển khai các hoạt động quy định tại khoản 2, Điều 27 của Thông tư này;
3. Hướng dẫn các đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ATTP hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường;
4. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo tình hình kiểm tra ATTP hàng hóa nhập khẩu về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản);
5. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo phân công đối với các nội dung không được thu phí, lệ phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.
Điều 29. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công thực hiện việc kiểm tra giám sát ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn theo qui định và hướng dẫn của các Cục quản lý chuyên ngành;
2. Thông báo kịp thời với Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật trường hợp hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn vi phạm qui định về ATTP;
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các lô hàng không bảo đảm ATTP và giám sát quá trình thực hiện;
4. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo kết quả kiểm tra giám sát ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn về Cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp báo cáo Bộ;
5. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra giám sát ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo phân công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Điều 31. Sửa đổi, bổ sung Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Lãnh đạo Bộ;

- Công báo Chính phủ; Website Chính phủ;

- Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ KH-CN;

- Tổng Cục Hải quan;

- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;

- Các Tổng cục: Thủy sản, Lâm nghiệp;

- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);

- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;

- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Cao Đức Phát











 

Phụ lục 1

Danh mục hàng hóa thuộc phạm vi của Thông tư

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16   tháng 3   năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên sản phẩm

Mã số HS

Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh.

0701900000

Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh.

0702000000

Hành, hành tăm, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh.

0703101900; 0703102900; 0703209000; 0703909000;

Bắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoăn và các loại rau ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh.

0704

Rau diếp, xà lách (Lactuca sativa) và rau diếp, xà lách xoăn (Cichorium spp.), tươi hoặc ướp lạnh.

0705

Cà rốt, củ cải, củ cải đỏ làm rau trộn (sa- lát), cần củ, diếp củ, củ cải ri và các loại củ rễ ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh.

0706

Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh.

0707000000

Rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh.

0708

Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh.

0709

Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước), đông lạnh.

0710

Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunfurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được

0711

Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm.

0712

Các loại rau đậu khô, đã bóc vỏ quả, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc hoặc làm vỡ hạt.

  0713109090; 0713209000; 0713319000; 0713329000; 0713339000; 0713399000; 0713409000; 0713509000; 0713909000;

Sắn, củ dong, củ lan, atisô Jerusalem, khoai lang, các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng bột hoặc i-nu-lin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago

0714

Dừa, quả hạch Brazil, hạt đào lộn hột (hạt điều), tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.

0801

Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.

0802

Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô.

0803

Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô.

0804

Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô.

0805

Quả nho, tươi hoặc khô.

0806

Các loại dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ (papays), tươi.

0807

Quả táo, lê và quả mộc qua, tươi.

0808

Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai, tươi.

0809

Quả khác, tươi.

0810

Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác.

0811

Quả và quả hạch, được bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunfurơ, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay

0812

Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô thuộc Chương này.

0813

Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt, hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác.

0814

Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.

0901

Chè đã hoặc chưa pha hương liệu.

0902;

Chè Paragoay.

09030000;

Hạt tiêu thuộc chi Piper; các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô, xay hoặc nghiền.

0904

Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), lá rau thơm, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác.

0910

Lúa mì và meslin

1001

Lúa mạch đen

10020000

Lúa đại mạch

10030000

Yến mạch

10040000

Ngô

100590

Lúa gạo

1006

Lúa miến (grain sorghum)

1007000000

Kiều mạch, kê, hạt cây thóc chim; các loại ngũ cốc khác.

1008

Ngũ cốc được chế biến theo cách khác (ví dụ, xát vỏ, xay, vỡ mảnh, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô), trừ gạo thuộc nhóm 10.06; mầm ngũ cốc nguyên dạng, xay, vỡ mảnh hoặc nghiền.

1104

Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh.

12010090

Lạc vỏ hoặc lạc nhân chưa rang, hoặc chưa chế biến cách khác, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc vỡ mảnh.

1202109000; 120220000

Cùi dừa khô.

12030000

Hạt cải dầu, đã hoặc chưa vỡ mảnh.

1205

Hạt hướng dương, đã hoặc chưa vỡ mảnh.

1206

Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh.

1207400000; 1207500000; 12079920000;  

1207993000 ; 1207999000

Quả cây minh quyết, rong biển và tảo biển khác, củ cải đường và mía, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền; hạt quả và nhân quả và các sản phẩm rau khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người.

12122019; 12122090; 1212910000; 1212991900;1212993000;1212999000

 

Phụ lục 2

Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực của cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu về kiểm soát ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày  16  tháng  3 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

1. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý: (Mô tả hệ thống tổ chức theo các cấp (các cơ quan liên bang/bang, trung ương/địa phương) kèm theo nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp/cơ quan trong kiểm soát ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật).

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Cán bộ thực thi nhiệm vụ (Nêu số lượng, phân loại trình độ chuyên môn, các khóa đào tạo về chuyên môn cho từng loại trình độ chuyên môn)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

3. Hệ thống các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật:

(Nêu tên các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật )

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

4. Hệ thống đăng ký, cấp phép, kiểm tra, giám sát việc sử dụng phụ gia, chất điều hòa sinh trưởng, bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát vi sinh vật gây bệnh; kim loại nặng; Nitơrat; độc tố trên hàng hóa có nguồn gốc thực vật trong quá trình sản xuất, lưu thông trong nước và xuất khẩu: (Mô tả cách thức cơ quan thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát  trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo đảm ATTP ).

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

                                                                             .......Ngày ....tháng...năm ....

                                                     Cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu

                                                                              (Ký tên, đóng dấu)

 

                     

Phụ lục 3

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật, chất điều hòa sinh trưởng, bảo quản

sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc thực vật tại nước xuất khẩu

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16    tháng 3   năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên hoạt chất

Mục đích sử dụng 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Khi có sự thay đổi về danh mục, cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

 

.......Ngày ....tháng...năm ....

Cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu

                                                          (Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16    tháng 3   năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

....................ngày......tháng.....năm....

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT  NHẬP KHẨU (*)

Số: ..........

Kính gửi:           (**)..............

 

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Số CMTND (đối với cá nhân)…………….… nơi cấp:……………….. ngày cấp:……….

Điện thoại:.................................................Fax/E-mail:  

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) lô hàng nhập khẩu sau: (***)         

Tên hàng:          Tên khoa học: ………………………………

Cơ sở sản xuất:           

Mã số (nếu có) 

Địa chỉ:

Số lượng và loại bao bì:           

Trọng lượng tịnh:          Trọng lượng cả bì …………....

Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr.):  

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:     

Địa chỉ:            

Nước xuất khẩu:          

7. Cửa khẩu xuất:         

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:            

9.  Cửa khẩu nhập:       

10.  Phương tiện vận chuyển:   

11.  Mục đích sử dụng:

12 Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có):     

13.  Địa điểm kiểm dịch và kiểm tra ATTP:         

14.  Thời gian kiểm dịch và kiểm tra ATTP:        

15. Số bản giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm cần cấp:

 

            Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra ATTP theo quy định(****).

                                                                                           Tổ chức, cá nhân đăng ký

                                                                   (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: .......................................................................

để làm thủ tục kiểm dịch và kiểm tra ATTP vào hồi...giờ, ngày...tháng...năm....

 

Hồ sơ:

oĐạt      o Không đạt    oBổ sung thêm

Lý do không đạt:…………………………

Các hồ sơ cần bổ sung: ………………….

…………………………………………...

Kết quả xem xét sau khi bổ sung:……….

Phương thức kiểm tra áp dụng cho lô hàng:

oKiểm tra thông thường

oKiểm tra chặt:

Vào sổ số.................., ngày....tháng...năm.... ........

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN (*)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

( Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:....................................

            ..........., ngày …...tháng….. năm …….

            Hải quan cửa khẩu.............................

            (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

    

(*)     Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt giấy khổ A4;

(**)   Tên cơ quan kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm;

(***)  Phải có đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu;

Phụ lục 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày  16   tháng   3 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN:

CƠ QUAN KIỂM TRA:

....................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

BIÊN BẢN

KIỂM DỊCH, KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ LẤY MẪU

 

Nơi kiểm tra :   

Tôi :     

Là cán bộ cơ quan kiểm tra:     

Với sự có mặt của Ông, Bà :     ...............

.....................................................................................................................

Theo quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu những hàng thực vật sau đây:

STT

Tên hàng thực vật

 

Khối lượng

lô hàng

Số lượng

Nơi sản xuất,

mã số (nếu có)

Mẫu trung bình đã lấy

Số lượng

Khối lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả kiểm tra và kết luận của cán bộ kiểm tra:

           

           

           

Ông, Bà            ..đã nhận số lượng mẫu ghi trong biên bản này.

Biên bản này được lập thành hai bản:    -  Một do người có hàng giữ.

                                                                        -  Một do cán bộ kiểm tra giữ.

..............., ngày.......tháng.......năm..........

Đại diện hải quan, ga xe, hải cảng, sân bay (nếu có)

(ký tên)

Người có hàng

 

(ký tên)

Cán bộ kiểm tra

 (ký tên)

Phụ lục 6

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày16     tháng  3  năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

..............., ngày…tháng…năm..........

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM  HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Số: ........

Cấp cho:          

Địa chỉ:              

Là chủ sở hữu (hoặc người đại diện) lô hàng sau:

STT

 

Tên thương mại

Tên khoa học

Số lượng/trọng lượng

Phương tiện vận chuyển

Nơi đi

Nơi đến

 

 

 

 

 

 

 

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu:           

           

Nước xuất khẩu           

Cơ sở sản xuất:.......................................Mã số (nếu có).............:..............................................

Địa chỉ:........................................................................................................................................

Cửa khẩu nhập 

CHỨNG NHẬN

ž          Lô hàng trên đã được kiểm tra và chưa phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam;

ž         Lô hàng đã được kiểm tra và phát hiện loài ……………. Là dịch hại thuốc diện điều chỉnh 

           hoặc dịch hại lạ của Việt Nam; (chữ nào không cần thì gạch đi)

Lô hàng trên có kết quả kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đáp ứng yêu cầu về ATTP.

ž         Lô hàng có kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu về ATTP.

   Quy định một số điều kiện trong khi gửi và nhận hàng:

ž          Lô hàng được phép sử dụng tại địa điểm quy định trên;

ž          Báo ngay cho cơ quan KDTV/BVTV nơi gần nhất khi phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng  ...);

ž          Điều kiện khác:

    Giấy này được cấp căn cứ vào:

ž          Giấy phép KDTV nhập khẩu số ............./KDTV ngày ......./....../.........                

ž          Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;

ž          Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất hàng;    

ž          Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm KDTV;

ž          Dấu xử lý vật liệu đóng gói của nước xuất khẩu;

ž          Căn cứ khác: ...........................................................................................

            THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

                 (Ký tên, đóng dấu)  

Ghi chú: nghiêm cấm chở hàng đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm.                                                                                                                 

 

Phụ lục 7

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16    tháng  3  năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Cơ quan kiểm tra:

Địa chỉ:

Điện thoại:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 
  Documentshuy
 

 

thông báo LÔ HÀNG không đẠT YÊU CẦU

 AN TOÀN THỰC PHẨM 

 

                                                                          Số:……………

 

Chủ hàng nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Chủ hàng xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Tên hàng:

Ký mã hiệu:

Số lượng:

Khối lượng:

Cơ sở sản xuất:

Mã số (nếu có):

Địa chỉ :

Mục đích sử dụng:

Số hợp đồng:

Số vận đơn:

Cửa khẩu xuất:

Cửa khẩu nhập:

 

Căn cứ kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm số: ……………… ngày …………     

(Tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)

Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số: ……, ngày ………:

KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU AN TOÀN THỰC PHẨM

       

Lý do: …………………..

Các biện pháp yêu cầu Chủ hàng thực hiện:………………………………….

Thời hạn hoàn thành:

                                                           Ngày      tháng     năm  

                                                         Đại diện của cơ quan kiểm tra

                                                          (ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi