Thông tư 05/2022/TT-BCT về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 05/2022/TT-BCT

Thông tư 05/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:05/2022/TT-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/02/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực

Ngày 18/02/2022, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.

Theo đó, trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích vận chuyển, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa. Trường hợp hàng hóa được tính theo tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được xem là có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy từng trường hợp cụ thể, khi tính hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa,….

Ngoài ra, để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo các hình thức sau: gửi văn bản yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin; gửi văn bản yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin; gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin,….

Bên cạnh đó, cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa. Nước thành viên nhập khẩu cho phép thông quan hàng hóa nhưng có thể yêu cầu việc thông quan cần tuân thủ theo quy định trong nước.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 04/4/2022.

Xem chi tiết Thông tư 05/2022/TT-BCT tại đây

tải Thông tư 05/2022/TT-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 05/2022/TT-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 05/2022/TT-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG

__________

Số: 05/2022/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2022

THÔNG TƯ

Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

__________

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ký ngày 15 tháng 11 năm 2020 qua hình thức trực tuyến;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực.

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (sau đây gọi là Hiệp định RCEP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
2. Thương nhân.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi trồng thuỷ sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thuỷ sinh, từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt.
2. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước thành viên nhập khẩu.
3. Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan Chính phủ hoặc các tổ chức được chỉ định bởi nước thành viên và thông báo cho các nước thành viên khác.
4. FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải (bất kể phương thức vận tải nào) đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến.
5. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau là những hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại, có đặc tính cơ bản giống nhau.
6. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập báo cáo tài chính. Các nguyên tắc này có thể bao gồm hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.
7. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.
8. Cơ quan, tổ chức cấp C/O là cơ quan được chỉ định hoặc uỷ quyền bởi một nước thành viên để cấp C/O và phải thông báo cho các nước thành viên khác theo quy định tại Thông tư này.
9. Nguyên liệu là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa khác.
10. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.
11. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.
12. Nhà sản xuất là cá nhân hoặc pháp nhân tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa.
13. Sản xuất là các phương thức để thu được hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, canh tác, nuôi trồng, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp hàng hóa.
Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:
a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng.
nhayPhụ lục I được thay thế bởi Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BCT theo quy định tại Khoản 1 Điều 1.nhay
b) Phụ lục II: Danh mục thông tin tối thiểu của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
c) Phụ lục III: Mẫu C/O mẫu RCEP xuất khẩu và mẫu Tờ khai bổ sung C/O.
nhayPhụ lục III được thay thế bởi Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BCT theo quy định tại Khoản 2 Điều 1.nhay
d) Phụ lục IV: Danh mục hàng hóa áp dụng khác biệt thuế có điều kiện.
2. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam được cập nhật trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chữ ký này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.
CHƯƠNG II
CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên.
3. Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, đáp ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó.
3. Sản phẩm thu được từ động vật sống được nuôi dưỡng tại nước thành viên đó.
4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, canh tác, nuôi trồng thuỷ sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó.
5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, không bao gồm từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy từ đất, nước, đáy biển hoặc lớp đất dưới đáy biển.
6. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu của nước thành viên đó (tàu được đăng ký và được phép treo cờ của nước thành viên đó) và các sản phẩm khác được đánh bắt bởi nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó lấy từ vùng nước, đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên, phù hợp với luật pháp quốc tế với điều kiện trong trường hợp hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng đặc quyền kinh tế của các nước thành viên hoặc các nước không phải là thành viên thì nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó có quyền khai thác vùng đặc quyền kinh tế đó và trong trường hợp sản phẩm khác, nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó có quyền khai thác đáy biển và lòng đất dưới đáy biển đó, phù hợp với luật pháp quốc tế.
7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu của nước thành viên đó từ vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế.
8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên đó từ các sản phẩm nêu tại khoản 6 hoặc khoản 7 Điều này.
9. Sản phẩm là phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại nước thành viên đó, với điều kiện sản phẩm đó chỉ dùng để tiêu hủy, tái chế nguyên liệu thô hoặc dùng cho mục đích tái chế; hoặc là sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước thành viên đó, với điều kiện sản phẩm đó chỉ dùng để tiêu hủy, tái chế nguyên liệu thô hoặc dùng cho mục đích tái chế.
10. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.
Điều 7. Cộng gộp
Hàng hóa và nguyên liệu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được sử dụng làm nguyên liệu tại một nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa hoặc nguyên liệu khác được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa hoặc nguyên liệu cuối cùng.
Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
1. Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được tính dựa trên một trong các cách tính sau:
a) Công thức tính gián tiếp:

RVC =

FOB - VNM

x 100

FOB

b) Công thức tính trực tiếp:

RVC =

VOM + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Lợi nhuận + Chi phí khác

x 100

FOB

Trong đó: RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm. FOB là giá FOB được định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này. VOM là trị giá nguyên liệu, bộ phận hoặc sản phẩm mua lại hoặc tự sản xuất có xuất xứ và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa. VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác của người lao động. Chi phí phân bổ trực tiếp là tổng chi phí phân bổ.
2. Trị giá hàng hóa theo quy định tại Thông tư này được tính dựa trên Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định Trị giá hải quan. Tất cả các chi phí được ghi chép và lưu lại theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi được áp dụng tại nước thành viên nơi sản xuất ra hàng hóa.
3. Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ:
a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu, là giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu.
b) Trường hợp nguyên liệu sản xuất trong nước, là giá bán của nhà sản xuất nguyên liệu đó.
4. Nguyên liệu không xác định được xuất xứ được coi là nguyên liệu không có xuất xứ.
5. Các chi phí sau đây có thể được khấu trừ từ trị giá nguyên liệu không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ:
a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và các chi phí khác có liên quan đến vận chuyển phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới nơi của nhà sản xuất hàng hóa.
b) Phí, thuế và chi phí môi giới hải quan, ngoại trừ thuế đã được miễn, được hoàn, hoặc có thể thu hồi khác.
c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc, trừ đi trị giá của phế liệu tái sử dụng hoặc sản phẩm phụ.
6. Trường hợp không biết các chi phí được nêu từ điểm a đến điểm c khoản 5 Điều này hoặc không có chứng từ chứng minh chi phí thì không được khấu trừ các chi phí này.
Điều 9. Nước xuất xứ
1. Nước xuất xứ là nước thành viên nơi hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Trường hợp hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện quá trình sản xuất hàng hóa đó vượt qua công đoạn gia công, chế biến đơn giản theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
3. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục áp dụng khác biệt thuế có quy tắc xuất xứ bổ sung theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này và Hàm lượng giá trị nội địa (DVC) không thấp hơn 20%.
4. Trường hợp nước thành viên xuất khẩu không được xác định là nước xuất xứ theo quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này, nước xuất xứ là nước thành viên có tổng trị giá cao nhất các nguyên liệu có xuất xứ được dùng để sản xuất ra hàng hóa tại nước thành viên xuất khẩu.
5. DVC được tính theo công thức tính RVC nêu tại Điều 8 Thông tư này. Nguyên liệu có xuất xứ nhập khẩu từ các nước thành viên khác được coi là nguyên liệu không có xuất xứ khi tính DVC.
Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
1. “Đơn giản” là hoạt động không cần kỹ năng đặc biệt, máy móc, thiết bị hoặc thiết bị được sản xuất hoặc lắp đặt đặc biệt để thực hiện hoạt động.
2. “Giết mổ” được hiểu chỉ là giết động vật.
3. Các công đoạn dưới đây được coi là công đoạn gia công, chế biến đơn giản:
a) Các công đoạn bảo quản nhằm đảm bảo hàng hóa duy trì tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho.
b) Đóng gói hoặc trưng bày hàng hóa để vận chuyển hoặc để bán.
c) Các công đoạn đơn giản bao gồm chọn lọc, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, dũa, cắt, rạch, mài, uốn, cuộn lại hoặc tháo cuộn.
d) Dán hoặc in nhãn, mác, lô-gô, ​​hoặc các dấu hiệu phân biệt tương tự trên hàng hóa hoặc bao bì của chúng.
đ) Chỉ pha loãng với nước hoặc chất khác không làm thay đổi cơ bản các đặc tính của hàng hóa.
e) Tháo rời sản phẩm thành các bộ phận.
g) Giết mổ động vật.
h) Sơn và các công đoạn đánh bóng đơn giản.
i) Bóc vỏ, trích hạt hoặc làm tróc hạt đơn giản.
k) Trộn đơn giản các sản phẩm dù cùng loại hay khác loại.
l) Kết hợp hai hoặc nhiều công đoạn được nêu từ điểm a đến điểm k khoản này.
4. Các công đoạn nêu tại khoản 3 Điều này khi thực hiện với nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa được coi là không đủ để xác định xuất xứ của hàng hóa.
Điều 11. De Minimis
1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đối với hàng hóa thuộc Chương 01 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa đó. Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được tính theo khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
b) Đối với hàng hóa thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa.
2. Trị giá nguyên liệu không có xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi áp dụng công thức tính hàm lượng giá trị khu vực.
Điều 12. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói
1. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích vận chuyển, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
2. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ và được phân loại cùng với hàng hóa, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa, với điều kiện:
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
b) Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
c) Hàng hóa đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc công đoạn sản xuất hoặc chế biến cụ thể theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp hàng hóa được tính theo tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được xem là có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy từng trường hợp cụ thể, khi tính hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa.
Điều 13. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
1. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa được coi là một phần của hàng hóa và không tính đến khi xác định tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc công đoạn sản xuất hoặc chế biến cụ thể theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, với điều kiện:
a) Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa không được lập hóa đơn riêng với hàng hóa.
b) Số lượng và trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa là thông lệ đối với hàng hóa.
2. Trường hợp không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này, khi hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa được xem là có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tuỳ từng trường hợp cụ thể, khi tính hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, với điều kiện:
a) Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa không được lập hóa đơn riêng với hàng hóa.
b) Số lượng và trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm với hàng hóa là thông lệ đối với hàng hóa.
Điều 14. Các nguyên liệu trung gian
1. Nguyên liệu trung gian được xem là nguyên liệu có xuất xứ mà không xét đến nơi sản xuất và trị giá của nó là chi phí được tính theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi trong hồ sơ của nhà sản xuất.
2. Nguyên liệu trung gian là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc giám định hàng hóa khác nhưng không được cấu thành vật lý vào hàng hóa khác đó hoặc hàng hóa được sử dụng để bảo trì nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:
a) Nhiên liệu và năng lượng.
b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.
c) Phụ tùng và vật liệu để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.
d) Dầu, mỡ bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc được sử dụng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.
đ) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư trang bị bảo hộ lao động.
e) Trang thiết bị, máy móc và vật tư dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa.
g) Chất xúc tác và dung môi.
h) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành nên sản phẩm nhưng việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất phải được chứng minh là một phần của quá trình sản xuất đó.
Điều 15. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau
Việc xác định hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau là có xuất xứ được thực hiện bằng cách chia tách vật lý từng hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau hoặc áp dụng Các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được thừa nhận trong Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại nước thành viên xuất khẩu và áp dụng trong suốt năm tài khóa đó trong trường hợp hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được trộn lẫn.
Điều 16. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất
Nguyên liệu không có xuất xứ trải qua quá trình sản xuất đáp ứng quy định tại Thông tư này được coi là nguyên liệu có xuất xứ khi sử dụng để sản xuất ra sản phẩm tiếp theo, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi nhà sản xuất sản phẩm tiếp theo đó hay không.
Điều 17. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa
1. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa áp dụng tại Thông tư này được coi là một sản phẩm cụ thể và được coi là đơn vị cơ bản khi phân loại theo Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa.
2. Trường hợp lô hàng gồm nhiều sản phẩm tương tự được phân loại tại một dòng thuế, từng sản phẩm được xét riêng biệt để xác định có xuất xứ hay không có xuất xứ.
Điều 18. Vận chuyển trực tiếp
1. Hàng hóa được coi là giữ nguyên xuất xứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu.
b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hay nhiều nước thành viên mà không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu (sau đây gọi là các nước thành viên trung gian), hoặc qua các nước không phải là thành viên, với điều kiện:
b1) Không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất, gia công tại các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên, ngoại trừ các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho hoặc các hoạt động cần thiết khác để bảo quản tốt hàng hóa hoặc để vận chuyển hàng hóa tới nước thành viên nhập khẩu.
b2) Dưới sự giám sát của cơ quan hải quan của các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên.
2. Trường hợp hàng hóa vận chuyển theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải xuất trình cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu chứng từ hải quan của các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên hoặc bất kỳ chứng từ phù hợp khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
3. Các chứng từ phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm chứng từ giao hàng hoặc chứng từ vận tải như vận tải đường hàng không, vận đơn đường biển (B/L), chứng từ vận tải đa phương thức hoặc các loại chứng từ vận tải kết hợp, bản sao của hóa đơn thương mại gốc của hàng hóa đó, báo cáo tài chính, giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ hoặc các chứng từ liên quan khác được yêu cầu bởi cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
CHƯƠNG III
CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi có C/O được cấp theo quy định Thông tư này.
2. Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau:
a) C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này.
3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này:
a) Được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác bao gồm dạng điện tử.
b) Bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành.
d) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có chữ ký và tên của người tự chứng nhận và thời điểm phát hành.
Điều 20. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện
1. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của nước thành viên xuất khẩu đó. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đăng ký theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.
b) Có sự hiểu biết về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
c) Có kinh nghiệm xuất khẩu theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.
d) Lưu trữ tài liệu xuất khẩu, có hệ thống quản lý rủi ro.
đ) Trường hợp nhà xuất khẩu đủ điều kiện là nhà thương mại thì phải có thông tin khai báo xuất xứ từ nhà sản xuất để đảm bảo hàng hóa có xuất xứ và cung cấp trong trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định.
e) Có hệ thống lưu giữ sổ sách và có hệ thống lưu trữ thông tin theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.
2. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cấp văn bản chấp thuận cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức điện tử, cung cấp mã số cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện và thông báo các thông tin của nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện được tự phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với những mặt hàng được phép tự chứng nhận xuất xứ và cung cấp các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu đó.
4. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu thông báo các thông tin về nhà xuất khẩu đủ điều kiện vào cơ sở dữ liệu, bao gồm:
a) Tên và địa chỉ hợp pháp của nhà xuất khẩu đủ điều kiện.
b) Mã số của nhà xuất khẩu đủ điều kiện.
c) Ngày phát hành, nếu có, ngày hết hạn của mã số.
d) Danh sách các mặt hàng được phép tự chứng nhận xuất xứ, ít nhất ở cấp độ Chương.
5. Bất kỳ thay đổi nào nêu từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này hoặc loại bỏ hoặc tạm đình chỉ tự chứng nhận xuất xứ thì phải thông báo ngay lập tức cho các nước thành viên khác. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu có trang điện tử bảo mật và cho phép các nước thành viên khác truy cập thì không phải thông báo theo hình thức trên.
6. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phải giám sát nhà xuất khẩu đủ điều kiện trong đó bao gồm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện và chấm dứt hiệu lực mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu nhà xuất khẩu không còn đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này.
7. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện phải có trách nhiệm thực hiện quy trình kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu, cung cấp các chứng từ liên quan để chứng minh hàng hóa có xuất xứ bao gồm thông tin của nhà cung ứng hoặc nhà sản xuất theo quy định của nước thành viên nhập khẩu cũng như đáp ứng quy định tại Thông tư này.
8. Điều này áp dụng đối với nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác về Việt Nam.
Điều 21. C/O
1. C/O do cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
2. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp C/O bằng văn bản hoặc bằng hình thức điện tử cho cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.
3. C/O đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có số tham chiếu riêng.
b) Được thể hiện bằng tiếng Anh.
c) Có chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu. Chữ ký và con dấu được thể hiện bằng tay hoặc bằng hình thức điện tử.
d) Có thể khai báo hai hay nhiều hóa đơn thương mại cho một lô hàng.
đ) Có thể bao gồm nhiều loại hàng hóa với điều kiện mỗi loại hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng.
e) Xác định hàng hóa có xuất xứ và đáp ứng các quy định tại Thông tư này.
g) Bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Mẫu C/O mẫu RCEP được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác.
5. Trường hợp C/O chứa thông tin không chính xác, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu thực hiện một trong hai hình thức sau:
a) Phát hành C/O mới và hủy C/O ban đầu.
b) Thay đổi thông tin trên C/O gốc bằng cách gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu.
6. Trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp tại thời điểm giao hàng do lỗi không cố ý, bỏ quên, hoặc có lý do chính đáng khác, hoặc thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản 5 Điều này, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 01 năm sau ngày giao hàng. Trong trường hợp này, C/O phải được đánh dấu vào Ô “ISSUED RETROACTIVELY”.
7. Trường hợp C/O gốc bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể đề nghị bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Bản sao phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được cấp không quá 01 năm sau ngày cấp C/O gốc.
b) Dựa trên đơn đề nghị cấp C/O gốc.
c) Bao gồm số tham chiếu và ngày phát hành của C/O gốc.
d) Mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY”.
8. C/O có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.
Điều 22. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O, nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên trung gian có thể phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng với điều kiện:
a) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu hoặc bản sao chứng thực chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu còn hiệu lực được xuất trình.
b) Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không vượt quá thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
c) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng phải bao gồm các thông tin liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Lô hàng tái xuất sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng không trải qua công đoạn gia công nào tại nước thành viên trung gian, ngoại trừ đóng gói lại hoặc các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho, chia tách lô hàng, hoặc chỉ dán nhãn theo quy định của nước thành viên nhập khẩu hoặc các hoạt động cần thiết khác để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt hoặc vận chuyển hàng hóa đến nước thành viên nhập khẩu.
đ) Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần phải được thể hiện thay vì thể hiện tổng số lượng của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu và tổng số lượng của các lô hàng xuất khẩu từng phần không được vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
e) Thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng bao gồm ngày phát hành và số tham chiếu của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.
2. Việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
Điều 23. Hóa đơn bên thứ ba
Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu không từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp hóa đơn thương mại không được phát hành bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất với điều kiện hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Thông tư này.
Điều 24. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
1. Để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo các hình thức sau:
a) Gửi văn bản yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin.
b) Gửi văn bản yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin.
c) Gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin.
d) Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu để quan sát cơ sở sản xuất và quy trình sản xuất hàng hóa và kiểm tra chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa bao gồm các chứng từ kế toán. Việc kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất chỉ được thực hiện sau khi tiến hành xác minh theo quy định tại điểm c khoản này.
đ) Hình thức khác theo thỏa thuận giữa các nước thành viên.
2. Nước thành viên nhập khẩu kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa như sau:
a) Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu gửi thư đề nghị kèm theo bản sao chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và nêu lý do xác minh đến nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu.
b) Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu gửi thư đề nghị kèm theo bản sao chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và nêu lý do xác minh đến cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu.
c) Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu gửi thư đồng ý về việc kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất và nêu rõ lịch trình làm việc dự kiến, địa điểm kiểm tra và mục đích kiểm tra.
3. Theo yêu cầu của nước thành viên nhập khẩu, việc kiểm tra cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể được thực hiện với sự đồng ý và hỗ trợ của nước thành viên xuất khẩu dựa trên thỏa thuận giữa nước thành viên nhập khẩu và nước thành viên xuất khẩu.
4. Trường hợp kiểm tra xác minh quy định tại điểm a đến điểm d khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu:
a) Cho phép nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phản hồi từ 30 ngày đến 90 ngày kể từ ngày nhận được thư đề nghị xác minh theo quy định từ điểm a đến điểm c khoản 1 Điều này.
b) Cho phép nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thư đề nghị xác minh nêu tại điểm d khoản 1 Điều này.
c) Đưa ra quyết định từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhận được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đó.
5. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, nước thành viên nhập khẩu phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra, xác minh kèm theo lý do đến nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu.
6. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả xác minh. Nước thành viên nhập khẩu cho phép thông quan hàng hóa nhưng có thể yêu cầu việc thông quan cần tuân thủ theo quy định trong nước.
Điều 25. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan
1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
2. Hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu có trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ hoặc số tiền tương đương hoặc cao hơn tính theo đồng tiền tệ của nước thành viên nhập khẩu được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với điều kiện việc nhập khẩu không phải là một chuỗi liên tiếp hoặc cố tình chia nhỏ lô hàng với mục đích lẩn tránh việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
3. Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua một hay nhiều nước thành viên không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư này, cơ quan hải quan có thể yêu cầu nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng minh theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư này.
4. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan quá thời hạn quy định, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vẫn có thể được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài kiểm soát của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu.
Điều 26. Nộp bổ sung chứng từ để được hưởng ưu đãi thuế quan
Trường hợp chưa kê khai để hưởng ưu đãi thuế quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu, để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu có trách nhiệm:
1. Khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Tờ khai hải quan nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
2. Khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định.
Điều 27. Từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan
1. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với một trong hai trường hợp sau:
a) Hàng hóa không đáp ứng quy định tại Thông tư này.
b) Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa không chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Thông tư này để được hưởng ưu đãi thuế quan.
2. Trường hợp cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan hải quan phải cung cấp cho nhà nhập khẩu quyết định bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
3. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan hải quan không nhận được đủ thông tin để xác định hàng hóa có xuất xứ.
b) Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu không phản hồi bằng văn bản đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
c) Đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 24 Thông tư này bị từ chối.
Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Vào ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực, hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển đến hoặc chưa được nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu đáp ứng quy định tại Thông tư này được xem xét hưởng ưu đãi thuế quan. Nhà nhập khẩu khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.
Điều 29. Xử lý khác biệt hoặc sai sót nhỏ
Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, việc phát hiện những khác biệt nhỏ như lỗi in ấn giữa thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thông tin trên các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu không làm mất hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu những khác biệt này vẫn phù hợp với hàng hóa nhập khẩu trên thực tế.
Điều 30. Lưu trữ hồ sơ
1. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền lưu trữ ít nhất là 03 năm kể từ ngày phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc dài hơn theo quy định của mỗi nước thành viên đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ.
2. Nhà nhập khẩu lưu trữ ít nhất là 03 năm kể từ ngày nhập khẩu hàng hoặc dài hơn theo quy định của mỗi nước thành viên đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ.
3. Hồ sơ lưu trữ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được lưu trữ bằng bất kỳ hình thức nào có thể cho phép truy xuất nhanh chóng, bao gồm cả ở dạng kỹ thuật số, điện tử, quang học, từ tính hoặc văn bản theo quy định của nước thành viên đó.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31. Tổ chức thực hiện
1. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa được các nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp thực thi của Ủy ban Hỗn hợp và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định RCEP là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
2. Các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua Bộ Công Thương và Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
Điều 32. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 4 năm 2022.
2. Cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu RCEP cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định RCEP và của nước thành viên nhập khẩu.
3. Cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Thủ tục kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để cho hưởng ưu đãi thuế quan được thực hiện theo quy định của Hiệp định RCEP, các nội dung quy định tại Chương III Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,
 Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng,
 các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ, các Phòng QLXNKKV (19);
- Lưu: VT, XNK(5).

BỘ TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Hồng Diên

nhayPhụ lục I được thay thế bởi Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BCT theo quy định tại Khoản 1 Điều 1.nhay

Phụ lục I

QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG

(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP)

_______________

 

1. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, Phụ lục I đưa ra các quy định để xác định xuất xứ hàng hóa.

2. Tiêu chí “hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên” và “hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên” nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư này được áp dụng đối với tất cả các dòng hàng.

3. Để diễn giải Quy tắc cụ thể mặt hàng trong Phụ lục này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

a) Phần là một phần của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

b) Chương là hai chữ số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài hóa mô tả và mã hóa hàng hóa.

c) Nhóm là bốn chữ số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài hòa mô tả vã mã hóa hàng hóa.

d) Phân nhóm là sáu chữ số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài hòa mô tả vã mã hóa hàng hóa.

4. Trường hợp có nhiều tiêu chí xuất xứ hàng hóa để lựa chọn trong Quy tắc cụ thể mặt hàng, hàng hóa có xuất xứ khi đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ đó.

5. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (sau đây gọi là “CTC”) chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.

6. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, bao gồm loại trừ chuyển đổi mã số hàng hóa, chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.

7. Theo quy định tại Phụ lục này:

a) RVC40 là hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi là “RVC”) không thấp hơn 40% được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

b) CC là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 2 số.

c) CTH là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số.

d) CTSH là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 6 số.

đ) WO là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Khi tiêu chí xuất xứ hàng hóa là WO, hàng hóa đó vẫn được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

e) CR là quy tắc phản ứng hóa học. Sản phẩm hóa học được coi là có xuất xứ nếu quy tắc phản ứng hóa học diễn ra tại nước thành viên đó. Phản ứng hóa học là một quá trình (bao gồm quá trình sinh hóa) dẫn tới việc sinh ra một phân tử có cấu trúc mới bằng việc phá vỡ các liên kết nội phân tử và tạo nên các liên kết nội phân tử mới, hoặc bằng việc thay đổi mạng không gian nguyên tử. Các công đoạn dưới đây không được coi là phản ứng hóa học:

e1) Hòa tan vào nước hoặc các dung môi khác.

e2) Khử các dung môi bao gồm cả việc khử nước.

e3) Thêm nước vào hoặc loại bỏ nước ra khỏi các chất kết tinh.

8. Phụ lục này được xây dựng dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng năm 2012 (sau đây gọi là Phiên bản HS 2012).

 

 
 

Phiên bản HS 2012

Mô tả hàng hóa

Quy tắc
cụ thể mặt hàng

Chương

Nhóm

Phân nhóm

PHẦN I

ĐỘNG VẬT SỐNG; CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT

01

   

Chương 1: Động vật sống

WO

02

   

Chương 2: Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

CC ngoại trừ từ Chương 01

03

   

Chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác

 

 

03.01

 

Cá sống

WO

 

03.02

 

Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

CC

 

03.03

 

Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt khác thuộc nhóm 03.04

CC

 

03.04

 

Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

 

     

- - Phi-lê cá tươi hoặc ướp lạnh của cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus spp., Carassius spp., Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), ca chẽm (Lates niloticus) và cá quả (cá chuối hay cá lóc) (Channa spp.)

 

   

0304.31

- - Cá rô phi (Oreochromis spp.)

CC

   

0304.32

- - Cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.)

CC

   

0304.33

- - Cá rô sông Nile (Lates niloticus)

CC

   

0304.39

- - Loại khác

CC

     

- - Phi-lê cá tươi hoặc ướp lạnh của các loại cá khác

 

   

0304.41

- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho hucho)

CC hoặc RVC40

   

0304.42

- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)

CC hoặc RVC40

   

0304.43

- - Cá dẹt (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Soleidae, Scophthalmidae và Citharidae)

CC hoặc RVC40

   

0304.44

- - Họ cá Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae

CC hoặc RVC40

   

0304.45

- - Cá kiếm (Xiphias gladius)

CC hoặc RVC40

   

0304.46

- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)

CC hoặc RVC40

   

0304.49

- - Loại khác

CTH

     

- Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh:

 

   

0304.51

- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá rô sông Nile (Lates niloticus) và cá đầu rắn (Channa spp.)

CC

   

0304.52

- - Cá hồi

CC

   

0304.53

- - Họ cá Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae

CC

   

0304.54

- - Cá kiếm (Xiphias gladius)

CC

   

0304.55

- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)

CC

   

0304.59

- - Loại khác

CC

     

- Phi-lê đông lạnh của cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá rô sông Nile (Lates niloticus) và cá đầu rắn (Channa spp.):

 

   

0304.61

- - Cá rô phi (Oreochromis spp.)

CC

   

0304.62

- - Cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.)

CC

   

0304.63

- - Cá rô sông Nile (Lates niloticus)

CC

   

0304.69

- - Loại khác

CC

     

- Phi-lê đông lạnh của họ cá Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae:

 

   

0304.71

- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)

CC hoặc RVC40

   

0304.72

- - Cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus)

CC hoặc RVC40

   

0304.73

- - Cá tuyết đen (Pollachius virens)

CC hoặc RVC40

   

0304.74

- - Cá tuyết Meluc (Merluccius spp., Urophycis spp.)

CTH

   

0304.75

- - Cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra chalcogramma)

CC hoặc RVC40

   

0304.79

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

     

- Phi-lê đông lạnh của các loại cá khác:

 

   

0304.81

- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho hucho)

CC hoặc RVC40

   

0304.82

- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)

CC hoặc RVC40

   

0304.83

- - Cá dẹt (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Soleidae, Scophthalmidae và Citharidae)

CC hoặc RVC40

   

0304.84

- - Cá kiếm (Xiphias gladius)

CC hoặc RVC40

   

0304.85

- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)

CC hoặc RVC40

   

0304.86

- - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii)

CC hoặc RVC40

   

0304.87

- - Cá ngừ (thuộc giống Thunus), cá ngừ vằn hoặc cá ngừ bụng có sọc (Euthynnus (Katsuwonus) pelamis)

CC hoặc RVC40

   

0304.89

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

     

- Loại khác, đông lạnh:

 

   

0304.91

- - Cá kiếm (Xiphias gladius)

CC

   

0304.92

- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)

CC

   

0304.93

- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá rô sông Nile (Lates niloticus) và cá đầu rắn (Channa spp.)

CC

   

0304.94

- - Cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra

CC

   

0304.95

- - Họ cá Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae, trừ cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra chalcogramma)

CC

   

0304.99

- - Loại khác

CC

 

03.05

 

Cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.

 

   

0305.10

- Bột mịn, bột thô và bột viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

CTH

   

0305.20

- Gan, sẹ và bọc trứng cá, làm khô, hun khói, muối hoặc ngâm nước muối:

CC hoặc RVC40

     

- Phi-lê cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối, nhưng không hun khói:

 

   

0305.31

- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá rô sông Nile (Lates niloticus) và cá đầu rắn (Channa spp.)

CC

   

0305.32

- - Họ cá Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae

CC hoặc RVC40

   

0305.39

- - Loại khác:

CC

     

- Cá hun khói, kể cả phi-lê cá, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ:

 

   

0305.41

- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus),Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho hucho)

CC hoặc RVC40

   

0305.42

- - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii)

CC hoặc RVC40

   

0305.43

- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)

CC hoặc RVC40

   

0305.44

- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá rô sông Nile (Lates niloticus) và cá đầu rắn (Channa spp.)

CC

   

0305.49

- - Loại khác

CC

     

- Cá khô, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ, có hoặc không muối nhưng không hun khói:

 

   

0305.51

- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)

CC hoặc RVC40

   

0305.59

- - Loại khác:

CC

     

- Cá, muối nhưng không làm khô hoặc không hun khói và cá ngâm nước muối, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ:

 

   

0305.61

- - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii)

CTH

   

0305.62

- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)

CC hoặc RVC40

   

0305.63

- - Cá cơm ( cá trỏng) (Engraulis spp.)

CTH

   

0305.64

- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá rô sông Nile (Lates niloticus) và cá đầu rắn (Channa spp.)

CC

   

0305.69

- - Loại khác:

CC

     

- Vây cá, đầu, đuôi, dạ dày và phụ phẩm khác ăn được của cá sau giết mổ:

 

   

0305.71

- - Vây cá mập

CC hoặc RVC40

   

0305.72

- - Đầu cá, đuôi và dạ dày:

CC hoặc RVC40

   

0305.79

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

 

03.06

 

Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối, hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

CC

 

03.07

 

Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

CC

 

03.08

 

Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thủy sinh không xương sống hun khói trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên của động vật thủy sinh trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

CC

04

   

Chương 4: Sản phẩm bơ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

 

04.01

 

Sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

CC hoặc RVC40

 

04.02

 

Sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

CC hoặc RVC40

 

04.03

 

Buttermilk, sữa đông và kem, sữa chua, kephir và sữa, kem khác đã lên men hoặc axit hoá, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc hương liệu hoặc bổ sung thêm hoa quả, quả hạch hoặc ca cao

CC hoặc RVC40

 

04.04

 

Whey, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất ngọt khác; các sản phẩm có chứa thành phần sữa tự nhiên, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC hoặc RVC40

 

04.05

 

Bơ và các chất béo khác và các loại dầu tách từ sữa; chất phết từ bơ sữa (dairy spreads)

CC hoặc RVC40

 

04.06

 

Pho mát và sữa đông (curd)

 

   

0406.10

- Pho mát tươi (chưa ủ chín hoặc chưa xử lý), kể cả pho mát whey và sữa đông dùng làm pho mát:

CC hoặc RVC40

   

0406.20

- Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, của tất cả các loại:

CTSH hoặc RVC40

   

0406.30

- Pho mát đã chế biến, chưa xát nhỏ hoặc chưa làm thành bột

CC hoặc RVC40

   

0406.40

- Pho mát vân xanh và pho mát khác có vân được sản xuất từ men Penicillium roqueforti

CC hoặc RVC40

   

0406.90

- Pho mát loại khác

CC hoặc RVC40

 

04.07

 

Trứng chim và trứng gia cầm, nguyên vỏ, sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín

 

     

- Trứng đã thụ tinh để ấp:

 

   

0407.11

- - Của gà thuộc loài Gallus domesticus

WO

   

0407.19

- - Loại khác:

WO

     

- Trứng sống khác:

 

   

0407.21

- - Của gà thuộc loài Gallus domesticus

WO

   

0407.29

- - Loại khác:

WO

   

0407.90

- Loại khác:

CC

 

04.08

 

Trứng chim và trứng gia cầm, đã bóc vỏ, và lòng đỏ trứng, sống, làm khô, hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đóng bánh, đông lạnh hoặc bảo quản cách khác, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

CC

 

04.09

0409.00

Mật ong tự nhiên

CC

 

04.10

0410.00

Sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC

05

   

Chương 5: Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nơi khác

 

 

05.01

0501.00

Tóc người, chưa xử lý, đã hoặc chưa rửa sạch hoặc gột tẩy; phế liệu tóc

CC

 

05.02

 

Lông và lông cứng của lợn hoặc lợn lòi; lông dùng làm chổi và bàn chải khác; phế liệu từ lông lợn

CC

 

05.04

0504.00

Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói

CC ngoại trừ từ Chương 01

 

05.05

 

Da và các bộ phận khác của loài chim và gia cầm, có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ và các phần của lông vũ (đã hoặc chưa cắt tỉa) và lông tơ, mới chỉ rửa sạch, khử trùng hoặc xử lý để bảo quản; bột và phế liệu từ lông vũ hoặc các phần khác của lông vũ

CC

 

05.06

 

Xương và lõi sừng, chưa xử lý, đã khử mỡ, sơ chế (nhưng chưa cắt thành hình), đã xử lý bằng axit hoặc khử gelatin; bột và phế liệu từ các sản phẩm trên

CC

 

05.07

 

Ngà, mai động vật họ rùa, lược cá voi (phiến sừng hàm trên) và hàm răng lược cá voi, sừng, gạc, móng guốc, móng, vuốt và mỏ, chưa xử lý hoặc đã sơ chế nhưng chưa cắt thành hình; bột và phế liệu từ các sản phẩm trên

CC

 

05.08

0508.00

San hô và các chất liệu tương tự, chưa xử lý hoặc đã sơ chế nhưng chưa gia công thêm; mai, vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai không xương sống và mai mực, chưa xử lý hoặc đã sơ chế nhưng chưa cắt thành hình, bột và các phế liệu từ các sản phẩm trên

CC

 

05.10

0510.00

Long diên hương, hương hải ly, chất xạ hương (từ cầy hương và xạ hương), chất thơm lấy từ côn trùng cánh cứng; mật, đã hoặc chưa làm khô; các tuyến và các sản phẩm động vật khác dùng để điều chế dược phẩm, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc bảo quản tạm thời dưới hình thức khác

CC

 

05.11

 

Các sản phẩm động vật khác chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; động vật chết thuộc Chương 1 hoặc Chương 3, không thích hợp sử dụng cho người

CC

PHẦN II
CÁC SẢN PHẨM THỰC VẬT

06

   

Chương 6: Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành hoa và cành lá trang trí

CC hoặc RVC40

07

   

Chương 7: Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được

 

 

07.01

 

Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.02

0702.00

Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.03

 

Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.04

 

Bắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.05

 

Rau diếp, xà lách (Lactuca sativa) và rau diếp xoăn (Cichorium spp.), tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.06

 

Cà rốt, củ cải, củ dền làm sa- lát, diếp củ, cần củ, củ cải ri và các loại củ rễ ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.07

0707.00

Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.08

 

Rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.09

 

Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh

WO

 

07.10

 

Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước), đông lạnh

CC

 

07.11

 

Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được

CC

 

07.12

 

Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm

CC

 

07.13

 

Các loại đậu khô, đã bóc vỏ quả, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc làm vỡ hạt

CC

 

07.14

 

Sắn, củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem, khoai lang và các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc i-nu-lin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago

CC

08

   

Chương 8: Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa

 

 

08.01

 

Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

 

     

- Dừa:

 

   

0801.11

- - Đã qua công đoạn làm khô

CC

   

0801.12

- - Cùi dừa (cơm dừa)

CC

   

0801.19

- - Loại khác

CC

     

- Quả hạch Brazil:

 

   

0801.21

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0801.22

- - Đã bóc vỏ

CC

     

- Hạt điều:

 

   

0801.31

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0801.32

- - Đã bóc vỏ

CC hoặc RVC40

 

08.02

 

Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

 

     

- Quả hạnh nhân:

 

   

0802.11

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0802.12

- - Đã bóc vỏ

CC hoặc RVC40

     

- Quả phỉ hay hạt phỉ (Corylus spp.):

 

   

0802.21

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0802.22

- - Đã bóc vỏ

CC hoặc RVC40

     

- Quả óc chó:

 

   

0802.31

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0802.32

- - Đã bóc vỏ

CC hoặc RVC40

     

- Hạt dẻ (Castanea spp.):

 

   

0802.41

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0802.42

- - Đã bóc vỏ

CC hoặc RVC40

     

- Quả hồ trăn (Hạt dẻ cười):

 

   

0802.51

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0802.52

- - Đã bóc vỏ

CC hoặc RVC40

     

- Hạt macadamia (Macadamia nuts):

 

   

0802.61

- - Chưa bóc vỏ

CC

   

0802.62

- - Đã bóc vỏ

CC hoặc RVC40

   

0802.70

- Hạt cây côla (cola spp.)

CC

   

0802.80

- Quả cau

CC

   

0802.90

- Loại khác

CC

 

08.03

 

Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

CC

 

08.04

 

Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô

CC

 

08.05

 

Quả thuộc họ cam quýt, tươi hoặc khô

CC

 

08.06

 

Quả nho, tươi hoặc khô

CC

 

08.07

 

Các loại dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi

CC

 

08.08

 

Quả táo, lê và quả mộc qua, tươi

CC

 

08.09

 

Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai, tươi

CC

 

08.10

 

Quả khác, tươi

CC

 

08.11

 

Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

CC

 

08.12

 

Quả và quả hạch, được bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được

CC

 

08.13

 

Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô thuộc Chương này

 

   

0813.10

- Quả mơ

CC

   

0813.20

- Quả mận đỏ

CC

   

0813.30

- Quả táo

CC

   

0813.40

- Quả khác:

CC

   

0813.50

- Hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô thuộc Chương này:

CC hoặc RVC40

 

08.14

0814.00

Vỏ các loại quả thuộc họ cam quýt, hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác

CC hoặc RVC40

09

   

Chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị

 

 

09.01

 

Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó

 

     

- Cà phê, chưa rang:

 

   

0901.11

- - Chưa khử chất ca-phê- in:

CC

   

0901.12

- - Đã khử chất ca-phê-in:

RVC40

     

- Cà phê, đã rang:

 

   

0901.21

- - Chưa khử chất ca-phê-in:

RVC40

   

0901.22

- - Đã khử chất ca-phê-in:

RVC40

   

0901.90

- Loại khác:

RVC40

 

09.02

 

Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu

 

   

0902.10

- Chè xanh (chưa ủ men) đóng gói sẵn trọng lượng gói không quá 3 kg:

WO

   

0902.20

- Chè xanh khác (chưa ủ men):

WO

   

0902.30

- Chè đen (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần, đóng gói sẵn trọng lượng gói không quá 3kg:

CC hoặc RVC40

   

0902.40

- Chè đen khác (đã ủ men) và chè đen khác đã ủ men một phần:

CC

 

09.03

0903.00

Chè Paragoay

CC

 

09.04

 

Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta,khô, xay hoặc nghiền

 

     

- Hạt tiêu:

 

   

0904.11

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền:

WO

   

0904.12

- - Đã xay hoặc nghiền:

CC

     

- Quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta:

 

   

0904.21

- - Đã làm khô, chưa xay hoặc chưa nghiền:

WO

   

0904.22

- - Đã xay hoặc nghiền:

WO

 

09.05

 

Vani

 

   

0905.10

- Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0905.20

- Đã xay hoặc nghiền

CC

 

09.06

 

Quế và hoa quế

 

     

- Chưa xay hoặc chưa nghiền:

 

   

0906.11

- - Quế (Cinnamomum zeylanicum Blume)

WO

   

0906.19

- - Loại khác

WO

   

0906.20

- Đã xay hoặc nghiền

CC

 

09.07

 

Đinh hương (cả quả, thân và cành)

 

   

0907.10

- Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0907.20

- Đã xay hoặc nghiền

CC

 

09.08

 

Hạt và vỏ, nhục đậu khấu và bạch đậu khấu

 

     

- Hạt nhục đậu khấu:

 

   

0908.11

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0908.12

- - Đã xay hoặc nghiền

CC

       

 

   

0908.21

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0908.22

- - Đã xay hoặc nghiền

CC

     

- Bạch đậu khấu:

 

   

0908.31

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0908.32

- - Đã xay hoặc nghiền

CC

 

09.09

 

Hạt của hoa hồi, hoa hồi dạng sao, thì là, rau mùi, thì là Ai cập hoặc ca-rum; hạt bách xù (juniper berries)

 

     

- Hạt của cây rau mùi:

 

   

0909.21

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0909.22

- - Đã xay hoặc nghiền

CC

     

- Hạt cây thì là Ai cập:

 

   

0909.31

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0909.32

- - Đã xay hoặc nghiền

CC

     

- Hạt của hoa hồi, hoa hồi dạng sao, cây ca-rum hoặc hạt cây thì là; hạt cây bách xù (juniper berries):

 

   

0909.61

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền:

WO

   

0909.62

- - Đã xay hoặc nghiền:

CC

 

09.10

 

Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), lá húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác

 

     

- Gừng:

 

   

0910.11

- - Chưa xay hoặc chưa nghiền

WO

   

0910.12

- - Đã xay hoặc nghiền

CC

   

0910.20

- Nghệ tây

CC

   

0910.30

- Nghệ (curcuma)

CC

     

- Gia vị khác:

 

   

0910.91

- - Hỗn hợp các gia vị đã nêu trong Chú giải 1(b) của Chương này:

CC hoặc RVC40

   

0910.99

- - Loại khác:

CC hoặc RVC40

10

   

Chương 10: Ngũ cốc

WO

11

   

Chương 11: Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì

 

 

11.01

1101.00

Bột mì hoặc bột meslin

CC

 

11.02

 

Bột ngũ cốc, trừ bột mì hoặc bột meslin

CC ngoại trừ từ Chương 10

 

11.03

 

Ngũ cốc dạng tấm, dạng bột thô và bột viên

 

     

- Dạng tấm và bột thô:

 

   

1103.11

- - Của lúa mì:

CC

   

1103.13

- - Của ngô

CC ngoại trừ từ Chương 10

   

1103.19

- - Của ngũ cốc khác:

CC ngoại trừ từ Chương 10

   

1103.20

- Dạng bột viên

CC ngoại trừ từ Chương 10

 

11.04

 

Hạt ngũ cốc được chế biến theo cách khác (ví dụ, xát vỏ, xay, vỡ mảnh, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô), trừ gạo thuộc nhóm 10.06; mầm ngũ cốc nguyên dạng, xay, vỡ mảnh hoặc nghiền

 

     

- Ngũ cốc xay hoặc vỡ mảnh:

 

   

1104.12

- - Của yến mạch

CC

   

1104.19

- - Của ngũ cốc khác:

CC ngoại trừ từ Chương 10

     

- Ngũ cốc đã chế biến cách khác (ví dụ, xát vỏ, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô):

 

   

1104.22

- - Của yến mạch

CC

   

1104.23

- - Của ngô

CC ngoại trừ từ Chương 10

   

1104.29

- - Của ngũ cốc khác:

CC ngoại trừ từ Chương 10

   

1104.30

- Mầm ngũ cốc, nguyên dạng, xay mảnh lát, hoặc nghiền

CC ngoại trừ từ Chương 10

 

11.05

 

Bột, bột thô, bột mịn, mảnh lát, hạt và viên từ khoai tây

CC

 

11.06

 

Bột, bột mịn và bột thô, chế biến từ các loại rau đậu khô thuộc nhóm 07.13, từ cọ sago hoặc từ rễ, củ hoặc thân củ thuộc nhóm 07.14 hoặc từ các sản phẩm thuộc Chương 8

CC

 

11.07

 

Malt, rang hoặc chưa rang

CC ngoại trừ từ Chương 10

 

11.08

 

Tinh bột; inulin

CC

 

11.09

1109.00

Gluten lúa mì, đã hoặc chưa làm khô

CC

12

   

Chương 12: Hạt dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô

 

 

12.01

 

Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh

WO

 

12.02

 

Lạc chưa rang, hoặc chưa làm chín cách khác, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc vỡ mảnh

 

   

1202.30

- Hạt giống

WO

     

- Loại khác:

 

   

1202.41

- - Lạc vỏ

WO

   

1202.42

- - Lạc nhân, đã hoặc chưa vỡ mảnh

CC

 

12.03

1203.00

Cùi (cơm) dừa khô.

WO

 

12.04

1204.00

Hạt lanh, đã hoặc chưa vỡ mảnh

CC

 

12.05

 

Hạt cải dầu (Rape hoặc Colza seeds) đã hoặc chưa vỡ mảnh

WO

 

12.06

1206.00

Hạt hướng dương, đã hoặc chưa vỡ mảnh

CC

 

12.07

 

Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh

WO

 

12.08

 

Bột mịn và bột thô từ các loại hạt hoặc quả có dầu, trừ bột và bột thô từ hạt mù tạt

CTH

 

12.09

 

Hạt, quả và mầm, dùng để gieo trồng

CC

 

12.10

 

Hublong (hoa bia), tươi hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền, xay thành bột mịn hoặc ở dạng bột viên; phấn hoa bia

CC

 

12.11

 

Các loại cây và các bộ phận của cây (kể cả hạt và quả), chủ yếu dùng làm nước hoa, làm dược phẩm hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, hoặc các mục đích tương tự, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa cắt, nghiền hoặc xay thành bột

 

   

1211.20

- Rễ cây nhân sâm:

WO

   

1211.30

- Lá coca:

WO

   

1211.40

- Thân cây anh túc

WO

   

1211.90

- Loại khác:

CC

 

12.12

 

Quả bồ kết, rong biển và tảo biển khác, củ cải đường và mía đường, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền; hạt và nhân của hạt và các sản phẩm rau khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC

 

12.13

1213.00

Rơm, rạ và trấu từ cây ngũ cốc, chưa xử lý, đã hoặc chưa băm, nghiền, ép hoặc làm thành dạng viên

CC

 

12.14

 

Củ cải Thuỵ Điển, củ cải, rễ cỏ khô, cỏ khô, cỏ linh lăng, cỏ ba lá, cây hồng đậu, cải xoăn, đậu lu-pin, đậu tằm và các sản phẩm tương tự dùng làm thức ăn cho gia súc, đã hoặc chưa làm thành viên

CC

13

   

Chương 13: Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật khác

 

 

13.01

 

Nhựa cánh kiến đỏ; gôm tự nhiên, nhựa cây, nhựa gôm và nhựa dầu (ví dụ, nhựa thơm từ cây balsam)

CC

 

13.02

 

Nhựa và các chiết xuất từ thực vật; chất pectic, muối của axit pectinic muối của axit pectic; thạch, các chất nhầy và các chất làm đặc, làm dày khác, đã hoặc chưa cải biến, thu được từ các sản phẩm thực vật

 

     

- Nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật:

 

   

1302.11

- - Từ thuốc phiện:

CC

   

1302.12

- - Từ cam thảo

CC

   

1302.13

- - Từ hoa bia (hublong)

CC

   

1302.19

- - Loại khác:

CC ngoại trừ từ phân nhóm 1211.20

   

1302.20

- Chất pectic, muối của axit pectinic, muối của axit pectic

CC

     

- Chất nhầy và chất làm đặc, làm dày, đã hoặc chưa biến đổi thu được từ các sản phẩm thực vật:

 

   

1302.31

- - Thạch rau câu

CC

   

1302.32

- - Chất nhầy và chất làm đặc, làm dày, đã hoặc chưa biến đổi, thu được từ quả bồ kết gai, hạt bồ kết gai hoặc hạt guar

CC

   

1302.39

- - Loại khác:

CC

14

   

Chương 14: Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC

PHẦN III

MỠ VÀ DẦU ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT VÀ CÁC SẢN PHẨM TÁCH TỪ CHÚNG; MỠ ĂN ĐƯỢC ĐÃ CHẾ BIẾN; CÁC LOẠI SÁP ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT

15

   

Chương 15: Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật

 

 

15.01

 

Mỡ lợn (bao gồm mỡ từ mỡ lá và mỡ khổ) và mỡ gia cầm, trừ các loại thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03

CC

 

15.02

 

Mỡ của động vật họ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03

CC

 

15.03

1503.00

Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, oleostearin, dầu oleo và dầu mỡ (dầu tallow), chưa nhũ hoá, chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác

CC

 

15.04

 

Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hoá học

CC

 

15.05

1505.00

Mỡ lông và chất béo thu được từ mỡ lông (kể cả lanolin)

CC

 

15.06

1506.00

Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hoá học

CC

 

15.07

 

Dầu đậu tương và các phần phân đoạn của dầu đậu tương, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hoá học

 

   

1507.10

- Dầu thô, đã hoặc chưa khử chất nhựa

CC

   

1507.90

- Loại khác:

CC hoặc RVC40

 

15.08

 

Dầu lạc và các phần phân đoạn của dầu lạc, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hoá học

CC

 

15.09

 

Dầu ô liu và các phần phân đoạn của dầu ô liu, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hoá học

CC

 

15.10

1510.00

Dầu khác và các phần phân đoạn của chúng duy nhất thu được từ ô liu, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi về mặt hoá học, kể cả hỗn hợp của các loại dầu này hoặc các phần phân đoạn của các loại dầu này với dầu hoặc phần phân đoạn của dầu thuộc nhóm 15.09

CC

 

15.11

 

Dầu cọ và các phần phân đoạn của dầu cọ, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hoá học

 

   

1511.10

- Dầu thô

WO

   

1511.90

- Loại khác:

CC

 

15.12

 

Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học

CC

 

15.13

 

Dầu dừa, dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học

 

     

- Dầu dừa (copra) và các phân đoạn của dầu dừa:

 

   

1513.11

- - Dầu thô

CC

   

1513.19

- - Loại khác:

CC

     

- Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng:

 

   

1513.21

- - Dầu thô:

WO

   

1513.29

- - Loại khác:

WO

 

15.14

 

Dầu hạt cải (Rape, Colza oil) hoặc dầu mù tạt và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học

CC

 

15.15

 

Mỡ và dầu thực vật xác định khác (kể cả dầu Jojoba) và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học

CC

 

15.16

 

Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng, đã qua hydro hoá, este hoá liên hợp, tái este hoá hoặc eledin hoá toàn bộ hoặc một phần, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa chế biến thêm

CC

 

15.17

 

Margarin; các hỗn hợp hoặc các chế phẩm ăn được của mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau thuộc Chương này, trừ mỡ hoặc dầu ăn được hoặc các phần phân đoạn của chúng thuộc nhóm 15.16

CC hoặc RVC40

 

15.18

1518.00

Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng đã đun sôi, ô xi hoá, khử nước, sulphat hoá, thổi khô, polyme hoá bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí trơ, hoặc bằng biện pháp thay đổi về mặt hoá học khác, trừ loại thuộc nhóm 15.16; các hỗn hợp và các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau thuộc Chương này, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC hoặc RVC40

 

15.20

1520.00

Glycerin, thô; nước glycerin và dung dịch kiềm glycerin

CC hoặc RVC40

 

15.21

 

Sáp thực vật (trừ triglyxerit), sáp ong, sáp côn trùng khác và sáp cá nhà táng, đã hoặc chưa tinh chế hay pha màu

CC

 

15.22

1522.00

Chất nhờn; bã, cặn còn lại sau quá trình xử lý các chất béo hoặc sáp động vật hoặc thực vật

CC

PHẦN IV
THỰC PHẨM CHẾ BIẾN; ĐỒ UỐNG, RƯỢU MẠNH VÀ GIẤM; THUỐC LÁ VÀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU THAY THẾ THUỐC LÁ ĐÃ CHẾ BIẾN

16

   

Chương 16: Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác

 

 

16.01

1601.00

Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó

CC

 

16.02

 

Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác

 

   

1602.10

- Chế phẩm đồng nhất:

CC

   

1602.20

- Từ gan động vật

CC

     

- Từ gia cầm thuộc nhóm 01.05:

 

   

1602.31

- - Từ gà tây:

CC hoặc RVC40

   

1602.32

- - Từ gà thuộc loài Gallus domesticus:

CC

   

1602.39

- - Loại khác

CC

     

- Từ lợn:

 

   

1602.41

- - Thịt mông nguyên miếng và cắt mảnh:

CC

   

1602.42

- - Thịt vai nguyên miếng và cắt mảnh:

CC

   

1602.49

- - Loại khác, kể cả các sản phẩm pha trộn:

CC

   

1602.50

- Từ động vật họ trâu bò

CC

   

1602.90

- Loại khác, kể cả sản phẩm chế biến từ tiết động vật:

CC

 

16.03

1603.00

Sản phẩm chiết xuất và nước ép từ thịt, cá hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác

CC hoặc RVC40

 

16.04

 

Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá tầm muối và sản phẩm thay thế trứng cá tầm muối chế biến từ trứng cá

 

     

- Cá, nguyên con hoặc dạng miếng, nhưng chưa cắt nhỏ:

 

   

1604.11

- - Từ cá hồi:

CC

   

1604.12

- - Từ cá trích:

CC

   

1604.13

- - Từ cá sác-đin và cá trích kê (brisling) hoặc cá trích cơm (sprats):

CC

   

1604.14

- - Từ cá ngừ, cá ngừ vằn và cá ngừ sọc dưa (Sarda spp.):

CC

   

1604.15

- - Từ cá thu:

CC

   

1604.16

- - Từ cá cơm (cá trỏng):

CC

   

1604.17

- - Cá chình:

CC

   

1604.19

- - Loại khác:

CC hoặc RVC40

   

1604.20

- Cá đã được chế biến hoặc bảo quản cách khác:

CC hoặc RVC40

     

- Trứng cá tầm muối và sản phẩm thay thế trứng cá tầm muối:

 

   

1604.31

- - Trứng cá tầm muối

CC

   

1604.32

- - Sản phẩm thay thế trứng cá tầm muối

CC

 

16.05

 

Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản

CC

17

   

Chương 17: Đường và các loại kẹo đường

 

 

17.01

 

Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn

 

     

- Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu:

 

   

1701.12

- - Đường củ cải

CC ngoại trừ từ phân nhóm 1212.91

   

1701.13

- - Đường mía đã nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này

WO

   

1701.14

- - Các loại đường mía khác

WO

     

- Loại khác:

 

   

1701.91

- - Đã pha thêm hương liệu hoặc chất màu

CC hoặc RVC40

   

1701.99

- - Loại khác:

CC hoặc RVC40

 

17.02

 

Đường khác, kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen

CC

 

17.03

 

Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường

CC

 

17.04

 

Các loại kẹo đường (kể cả sô cô la trắng), không chứa ca cao

CTH

18

   

Chương 18: Ca cao và các chế phẩm từ ca cao

 

 

18.01

1801.00

Hạt ca cao, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang

CC

 

18.02

1802.00

Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác

CC

 

18.03

 

Bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo

CTH hoặc RVC40

 

18.04

1804.00

Bơ ca cao, chất béo và dầu ca cao

CTH hoặc RVC40

 

18.05

1805.00

Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

CTH hoặc RVC40

 

18.06

 

Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao

CTH hoặc RVC40

19

   

Chương 19: Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

 

 

19.01

 

Chiết xuất malt; chế phẩm thực phẩm từ bột, tấm, bột thô, tinh bột hoặc từ chiết xuất malt, không chứa ca cao hoặc chứa dưới 40% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; chế phẩm thực phẩm từ sản phẩm thuộc các nhóm 04.01 đến 04.04, không chứa ca cao hoặc chứa dưới 5% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC

 

19.02

 

Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hoặc chế biến cách khác, như spaghety, macaroni, mì sợi, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni; couscous, đã hoặc chưa chế biến

CC

 

19.03

1903.00

Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự

CC

 

19.04

 

Thực phẩm chế biến thu được từ quá trình rang hoặc nổ ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc (ví dụ bỏng ngô); ngũ cốc (trừ ngô), ở dạng hạt hoặc dạng mảnh hoặc đã làm thành dạng hạt khác (trừ bột, tấm và bột thô), đã làm chín sơ hoặc chế biến cách khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC

 

19.05

 

Bánh mì, bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh quế, bánh đa và các sản phẩm tương tự

CTH hoặc RVC40

20

   

Chương 20: Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các sản phẩm khác của cây

 

 

20.01

 

Rau, quả, quả hạch và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic

CC

 

20.02

 

Cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ loại bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic

CC

 

20.03

 

Nấm và nấm cục, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic

CC

 

20.04

 

Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, đã đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06

CC

 

20.05

 

Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06

CC

 

20.06

2006.00

Rau, quả, quả hạch, vỏ quả và các phần khác của cây, được bảo quản bằng đường (dạng khô có tẩm đường, ngâm trong nước đường hoặc bọc đường)

CC

 

20.07

 

Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác

CC

 

20.08

 

Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

     

- Quả hạch, lạc và hạt khác, đã hoặc chưa pha trộn với nhau:

 

   

2008.11

- - Lạc:

CC

   

2008.19

- - Loại khác, kể cả hỗn hợp:

CC

   

2008.20

- Dứa

CC

   

2008.30

- Quả thuộc chi cam quýt:

CC

   

2008.40

- Lê:

CC

   

2008.50

- Mơ:

CC

   

2008.60

- Anh đào (Cherries):

CC

   

2008.70

- Đào, kể cả quả xuân đào:

CC

   

2008.80

- Dâu tây:

CC

     

- Loại khác, kể cả dạng hỗn hợp trừ loại thuộc phân nhóm 2008.19:

 

   

2008.91

- - Lõi cây cọ

CC

   

2008.93

- - Quả nam việt quất (Vaccinium macrocarpon, Vaccinium oxycoccos, Vaccinium Vitis-idaea)

CC

   

2008.97

- - Dạng hỗn hợp:

CC hoặc RVC40

   

2008.99

- - Loại khác:

CC

 

20.09

 

Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác

 

     

- Nước cam ép:

 

   

2009.11

- - Đông lạnh

CC

   

2009.12

- - Không đông lạnh, với trị giá Brix không quá 20

CC

   

2009.19

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

     

- Nước bưởi ép (kể cả nước quả bưởi chùm):

 

   

2009.21

- - Với trị giá Brix không quá 20

CC

   

2009.29

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

     

- Nước ép từ một loại quả thuộc chi cam quýt khác:

 

   

2009.31

- - Với trị giá Brix không quá 20

CC hoặc RVC40

   

2009.39

- - Loại khác

CC

     

- Nước dứa ép:

 

   

2009.41

- - Với trị giá Brix không quá 20

CC hoặc RVC40

   

2009.49

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

   

2009.50

- Nước cà chua ép

CC hoặc RVC40

     

- Nước nho ép (kể cả hèm nho):

 

   

2009.61

- - Với trị giá Brix không quá 30

CC hoặc RVC40

   

2009.69

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

     

- Nước táo ép:

 

   

2009.71

- - Với trị giá Brix không quá 20

CC hoặc RVC40

   

2009.79

- - Loại khác

CC hoặc RVC40

     

- Nước ép từ một loại quả hoặc rau khác:

 

   

2009.81

- - Quả nam việt quất (Vaccinium macrocarpon, Vaccinium oxycoccos, Vaccinium Vitis-idaea):

CC hoặc RVC40

   

2009.89

- - Loại khác:

CC hoặc RVC40

   

2009.90

- Nước ép hỗn hợp:

CC hoặc RVC40

21

   

Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác

 

 

21.01

 

Chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc, từ cà phê, chè hoặc chè Paragoay, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các sản phẩm này hoặc có thành phần cơ bản từ cà phê, chè, chè Paragoay; rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, và các chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc của chúng

CC hoặc RVC40

 

21.02

 

Men (sống hoặc ỳ); các vi sinh đơn bào khác, ngừng hoạt động (nhưng không bao gồm các loại vắc xin thuộc nhóm 30.02); bột nở đã pha chế

CC hoặc RVC40

 

21.03

 

Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt; đồ gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp; bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến

CC hoặc RVC40

 

21.04

 

Súp và nước xuýt và chế phẩm để làm súp và nước xuýt; chế phẩm thực phẩm đồng nhất

CC hoặc RVC40

 

21.05

2105.00

Kem lạnh và sản phẩm ăn được tương tự khác, có hoặc không chứa ca cao

CC hoặc RVC40

 

21.06

 

Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

   

2106.10

- Protein cô đặc và chất protein được làm rắn

CC hoặc RVC40

   

2106.90

- Loại khác:

CTH hoặc RVC40

22

   

Chương 22: Đồ uống, rượu và giấm

 

 

22.01

 

Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu; nước đá và tuyết

CC

 

22.02

 

Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09

CC

 

22.03

2203.00

Bia sản xuất từ malt

CC

 

22.04

 

Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09

 

   

2204.10

- Rượu vang có ga nhẹ

CTSH

     

- Rượu vang khác; hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men của rượu:

 

   

2204.21

- - Loại trong đồ đựng không quá 2 lít:

CTSH ngoại trừ từ phân nhóm 2204.29

   

2204.29

- - Loại khác:

CTSH ngoại trừ từ phân nhóm 2204.21

   

2204.30

- Hèm nho khác:

CC

 

22.05

 

Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm

CTH

 

22.06

2206.00

Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác

CTH

 

22.07

 

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn tính theo thể tích từ 80% trở lên; cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ

CC

 

22.08

 

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác

CTH hoặc RVC40

 

22.09

2209.00

Giấm và chất thay thế giấm làm từ axít axetíc

CTH

23

   

Chương 23: Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến

 

 

23.01

 

Bột mịn, bột thô và bột viên, từ thịt hoặc phụ phẩm thịt sau giết mổ, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hay động vật thuỷ sinh không xương sống khác, không thích hợp dùng làm thức ăn cho người; tóp mỡ

CC

 

23.02

 

Cám, tấm và phế liệu khác, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên, thu được từ quá trình giần, sàng, rây, xay xát hoặc chế biến cách khác từ các loại ngũ cốc hay các loại cây họ đậu

CC

 

23.03

 

Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột và phế liệu tương tự, bã ép củ cải đường, bã mía và phế liệu khác từ quá trình sản xuất đường, bã và phế liệu từ quá trình ủ hay chưng cất, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên

CC

 

23.04

2304.00

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương:

CC

 

23.05

2305.00

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu lạc

CC

 

23.06

 

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất mỡ hoặc dầu thực vật, trừ các loại thuộc nhóm 23.04 hoặc 23.05

CTH

 

23.07

2307.00

Bã rượu vang; cặn rượu

CC

 

23.08

2308.00

Nguyên liệu thực vật và phế liệu thực vật, phế liệu và sản phẩm phụ từ thực vật, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên, loại dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CTH

 

23.09

 

Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật

CTH hoặc RVC40

24

   

Chương 24: Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá lá đã chế biến

 

 

24.01

 

Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá

CC

 

24.02

 

Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá

CTH

 

24.03

 

Lá thuốc lá đã chế biến và các chất thay thế thuốc lá đã chế biến khác; thuốc lá "thuần nhất" hoặc thuốc lá "hoàn nguyên"; chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá

CTH

PHẦN V
KHOÁNG SẢN

25

   

Chương 25: Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng

 

 

25.01

2501.00

Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính) và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở dạng dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển

CC

 

25.02

2502.00

Pirít sắt chưa nung

CC

 

25.03

2503.00

Lưu huỳnh các loại, trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh dạng keo

CTH hoặc RVC40

 

25.04

 

Graphít tự nhiên

CC

 

25.05

 

Các loại cát tự nhiên, đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại thuộc Chương 26

CTH

 

25.06

 

Thạch anh (trừ cát tự nhiên); quartzite, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

CC

 

25.07

2507.00

Cao lanh và đất sét cao lanh khác, đã hoặc chưa nung

CTH

 

25.08

 

Đất sét khác (không kể đất sét trương nở thuộc nhóm 68.06), andaluzit, kyanite và silimanite, đã hoặc chưa nung; mullite; đất chịu lửa (chamotte) hay đất dinas

CTH

 

25.09

2509.00

Đá phấn

CTH

 

25.10

 

Canxi phosphat tự nhiên, canxi phosphat nhôm tự nhiên, và đá phấn có chứa phosphat

CTH

 

25.11

 

Bari sulphat tự nhiên (barytes); bari carbonat tự nhiên (witherite), đã hoặc chưa nung, trừ bari oxit thuộc nhóm 28.16

CTH

 

25.12

2512.00

Bột hóa thạch silic (ví dụ, đất tảo cát, tripolite và diatomite) và đất silic tương tự, đã hoặc chưa nung, có trọng lượng riêng không quá 1

CTH

 

25.13

 

Đá bọt; đá nhám; corundum tự nhiên, ngọc thạch lựu tự nhiên và đá mài tự nhiên khác, đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt

CTH

 

25.14

2514.00

Đá phiến, đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

CTH

 

25.15

 

Đá cẩm thạch, đá vôi vàng nhạt, ecaussine và đá vôi khác để làm tượng đài hoặc đá xây dựng có trọng lượng riêng từ 2,5 trở lên, và thạch cao tuyết hoa, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt bằng cưa hay bằng cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

CTH

 

25.16

 

Đá granit, đá pocfia, bazan, đá cát kết (sa thạch) và đá khác để làm tượng đài hay đá xây dựng, đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

CTH

 

25.17

 

Đá cuội, sỏi, đá đã vỡ hoặc nghiền, chủ yếu để làm cốt bê tông, để rải đường bộ hay đường sắt hoặc đá balat khác, đá cuội nhỏ và đá flin (đá lửa tự nhiên), đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt; đá dăm vảy, xỉ từ công nghiệp luyện kim hay phế liệu công nghiệp tương tự, có hoặc không kèm theo các vật liệu trong phần đầu của nhóm này; đá dăm trộn nhựa đường; đá ở dạng viên, mảnh và bột, làm từ các loại đá thuộc nhóm 25.15 hoặc 25.16, đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt

CTH

 

25.18

 

Dolômit, đã hoặc chưa nung hoặc thiêu kết, kể cả đolomit đã đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc các cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); hỗn hợp đolomit dạng nén

CTH

 

25.19

 

Magiê cacbonat tự nhiên (magiezit); magiê ô xít nấu chảy; magiê ô xít nung trơ (thiêu kết), có hoặc không thêm một lượng nhỏ ôxít khác trước khi nung kết; magiê ôxít khác, tinh khiết hoặc không tinh khiết

CTH

 

25.20

 

Thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster (bao gồm thạch cao nung hay canxi sulphat đã nung), đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế

CTH

 

25.21

2521.00

Chất gây chảy gốc đá vôi; đá vôi và đá có chứa canxi khác, dùng để sản xuất vôi hay xi măng

CTH

 

25.22

 

Vôi sống, vôi tôi và vôi chịu nước, trừ oxit canxi và hydroxit canxi thuộc nhóm 28.25

CTH

 

25.23

 

Xi măng Portland, xi măng nhôm, xi măng xỉ (xốp), xi măng super sulphat và xi măng chịu nước (xi măng thuỷ lực) tương tự, đã hoặc chưa pha màu hoặc ở dạng clanhke

CTH

 

25.24

 

Amiăng

CTH

 

25.25

 

Mi ca, kể cả mi ca tách lớp; phế liệu mi ca

CTH

 

25.26

 

Quặng steatit tự nhiên, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, bằng cưa hay các cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); talc

CTH

 

25.28

2528.00

Quặng borat tự nhiên và tinh quặng borat (đã hoặc chưa nung), nhưng không kể borat tách từ nước biển tự nhiên; axit boric tự nhiên chứa không quá 85% H3B03 tính theo trọng lượng khô

CTH

 

25.29

 

Tràng thạch (đá bồ tát); lơxit (leucite), nephelin và nephelin xienit; khoáng florit

CTH

 

25.30

 

Các chất khoáng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CTH

26

   

Chương 26: Quặng, xỉ và tro

CTH

27

   

Chương 27: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi-tum; các loại sáp khoáng chất

 

 

27.01

 

Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá

CTH

 

27.02

 

Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền

CTH

 

27.03

2703.00