Thông tư 03/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 1999
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 03/1999/TT-BTM
Cơ quan ban hành: | Bộ Thương mại | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/1999/TT-BTM | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lương Văn Tự |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/01/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 03/1999/TT-BTM
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 03/1999/TT-BTM
NGÀY 15 THÁNG 01 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 254/1998/QĐ-TTG
NGÀY 30-12-1998 VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ NĂM 1999
Căn cứ quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ "về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 1999" số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30-12-1998.
Sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ ngành liên quan;
Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:
I. DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
+ Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (phụ lục 1)
+ Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (phụ lục 2).
II. ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Việc điều hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá năm 1999 thực hiện như quy định tại Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30-12-1998 của Thủ tướng Chính phủ và có một số điểm Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện cụ thể thêm như sau:
1. Xuất khẩu gạo:
Việc xuất khẩu gạo thực hiện theo Quyết định số 250/1998/QĐ-TTg ngày 24/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1999 số 22/1998/TT-BTM ngày 30/12/1998 của Bộ Thương mại.
2. Hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch năm 1999 thực hiện theo văn bản số 1126/CP-KTTH ngày 21/9/1998 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 20/1998/TTLT/BTM- BKHĐT-BCN ngày 12/10/1998 của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công nghiệp.
3. Xuất khẩu cao su:
Sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng công ty Cao su Việt Nam, Bộ Thương mại sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện. Trước mắt vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Việc nhập khẩu phân bón: Thực hiện theo quyết định số 250/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/12/1998 và Thông tư số 22/1998/TT-BTM ngày 30/12/1998 của Bộ Thương mại.
5. Nhập khẩu linh kiện để sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy dạng IKD:
Các doanh nghiệp trong nước có đầu tư sản xuất lắp ráp xe 2 bánh gắn máy dạng IKD được nhập khẩu linh kiện IKD theo năng lực sản xuất phù hợp với giấy phép được cấp và các quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-BTM ngày 12/3/1998 của Bộ Thương mại.
6. Hàng hoá nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành:
Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành năm 1999, việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá này tạm thời thực hiện như năm 1998.
7. Nhập khẩu phôi thép: Doanh nghiệp có cơ sở cán thép được Công nghiệp xác nhận đủ điều kiện sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm được nhập khẩu phôi thép hoặc uỷ thác nhập khẩu phôi thép theo nhu cầu sản xuất.
8. Nhập khẩu rượu:
Việc nhập khẩu rượu thực hiện thông qua một số doanh nghiệp đầu mối đã được Bộ Thương mại cho phép trong năm 1998 theo quy định tài Thông tư 06/1998/TT-BTM ngày 26/3/1998.
9. Xuất nhập khẩu đổi hàng:
Bộ Thương mại sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Hải quan sẽ ban hành Quy chế khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu trong nước thông qua hợp đồng đổi hàng trong đó bao gồm cả một số mặt hàng nhập khẩu có điều kiện.
10. Đối với các mặt hàng Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu như: xăng dầu, phân bón, sắt thép chỉ được phép tái xuất khi nước ngoài bảo đảm thanh toán lại bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và được Bộ Thương mại chấp thuận. Các loại phân bón, sắt thép sản xuất ở Việt Nam được xuất khẩu theo nhu cầu.
11. Đối với các mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá nêu tại phụ lục 2 Thông tư này nếu là loại hàng mà trong năm 1998 không phải là hàng tạm ngừng nhập khẩu hoặc không phải là hàng có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại; Doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu trước ngày 15/1/1999 được làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan theo quy định hiện hành nhưng hàng về cửa khẩu Việt Nam chậm nhất trước ngày 31/3/1999.
12. Ngoài các quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện theo nhu cầu và quy định của năm 1998.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Việc xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng.
- Bộ Thương mại đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuốc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung Thông tư này cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết và thực hiện, đồng thời phản ảnh cho Bộ Thương mại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký đến 31 tháng 3 năm 2000.
PHỤ LỤC SỐ 1
HÀNG HOÁ CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
(Kèm theo Thông tư số 03/1999/TT-BTM ngày 15-1-1999
của Bộ Thương mại)
I. HÀNG CẤM XUẤT KHẨU:
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự;
2. Đồ cổ;
3. Các loại ma tuý;
4. Hoá chất độc;
5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm bán sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước quy định cấm xuất khẩu tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg, ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên.
II. HÀNG CẤM NHẬP KHẨU:
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ) trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Các loại ma tuý;
3. Hoá chất độc;
4. Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động;
5. Pháo các loại (trừ pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải và nhu cầu khác theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ). Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự, an toàn xã hội.
6. Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng).
7. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (trừ tài sản di chuyển bao gồm cả hàng hoá phục vụ nhu cầu của các cá nhân thuộc thân phận ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế và hành lý cá nhân theo định lượng).
8. Ôtô có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã chuyển đổi tay lái trước khi nhập vào Việt Nam).
Riêng đối với các phương tiện tự hành chuyên dùng có tay lái nghịch hoạt động ở phạm vi hẹp, như: xe cần cẩu, máy đào kênh rãnh, xe chở rác, xe quét đường, xe thi công mặt đường, xe chở khách ở sân bay, xe nâng hàng trong kho, cảng... được phép nhập và do Bộ Thương mại giải quyết khi có nhu cầu.
9. Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ôtô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy, kể cả khung gầm có gắn động cơ ôtô các loại đã qua sử dụng.
10. Sản phẩm vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole.
11. Động cơ đốt trong đã qua sử dụng, có công suất dưới 30 CV.
PHỤ LỤC SỐ 2
HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP CỦA BỘ THƯƠNG MẠI
(Kèm theo Thông tư số 03/1999/TT-BTM ngày 15/1/1999 của Bộ Thương mại)
HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CÓ GIẤY PHÉP:
1. Xăng dầu;
2. Xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ;
3. Quạt điện dân dụng;
4. Gạch ốp, lát Ceramíc và Granít;
5. Hàng tiêu dùng bằng sành sứ (kể cả sứ vệ sinh), thuỷ tinh và gốm;
6. Bao bì bằng nhựa thành phẩm;
7. Khung xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy các loại không đồng bộ;
8. Xút lỏng NaOH;
9. Xe đạp;
10. Dầu thực vật tinh chế;
11. Chất hoá dẻo DOP;
12. Clinker;
13. Ximăng đen;
14. Đường tinh luyện, đường thô;
15. Ôtô:
- Ôtô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống
- Ôtô khách từ 50 chỗ ngồi trở xuống
- Ôtô vừa chở người vừa chở hàng
- Ôtô cứu thương đã qua sử dụng
- Ôtô tải dưới 5 tấn.
16. Một số chủng loại thép theo quy cách sau:
- Thép xây dựng tròn trơn j 6 á 40mm
- Thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, gân, xoắn) j 10 á 40mm
- Thép góc đều (V), góc lệch (L) 20 á 100mm
- Các loại thép hình C (U), I, H dưới 120mm
- Các loại ống thép hàn: đen, mạ kẽm j14 á 115mm
- Ống gang cầu
- Thép lá mạ kẽm phẳng, dày 0,25 - 0,55mm, chiều dài đến 3.500mm, thép lá mạ kẽm dạng múi, thép lá mạ màu dạng múi.
- Các loại dây thép thường: đen mềm, đen cứng, dây mạ kẽm, dây thép gai và lưới B40.
17. Giấy các loai:
- Giấy in báo;
- Giấy viết, giấy in thông thường (chưa gia công bề mặt) có định lượng từ 50g/m2 - 80g/m2;
- Các loại bìa, carton phẳng (làm bao bì) có độ chịu bục từ 3kgf/cm2 trở xuống và độ chịu nén từ 14kgf trở xuống.
18. Kinh trắng từ 1,5mm - 7mm : 300.000 m2 (số kính này Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng nhập khẩu để cân đối đủ cho nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho các cơ sở sản xuất gương, kính phản quang trong nước với giá cả hợp lý).
Ghi chú: Các doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng nêu tại phụ lục 2 trên khi đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.