Quyết định 467/QĐ-CHQ 2025 về quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 467/QĐ-CHQ

Quyết định 467/QĐ-CHQ của Cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Cục Hải quan
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:467/QĐ-CHQNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Âu Anh Tuấn
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
29/04/2025
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 467/QĐ-CHQ

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 467/QĐ-CHQ PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
CỤC HẢI QUAN
________

Số: 467/QĐ-CHQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2025

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ
 hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

________

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN

 

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:

1. Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

2. Các Phụ lục kèm Quy trình:

a) Phụ lục I. Trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu/Tra cứu mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.

b) Phụ lục II. Các biểu mẫu Thông báo của Cục trưởng Cục Hải quan.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 136/QĐ-TCHQ ngày 25/01/2016 bổ sung Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục trưởng Cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong thời gian Quyết định này có hiệu lực thi hành, nếu các văn bản dẫn chiếu tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo, đề xuất để Cục Hải quan xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để b/c);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính: Cục Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Vụ Pháp chế (để phối hợp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương: Cục XNK, Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên (để phối hợp);
- Liên đoàn TM&CN Việt Nam (để phối hợp);
- Cổng TTĐT Cục Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Âu Anh Tuấn

 

 

 

BỘ TÀI CHÍNH
CỤC HẢI QUAN
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

 

QUY TRÌNH

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-CHQ ngày 29 tháng 4 năm 2025
 của Cục trưởng Cục Hải quan)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy trình quy định việc kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Thông tư của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

2. Đối tượng áp dụng:

Cơ quan hải quan và công chức hải quan các cấp thực hiện kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 2. Nguyên tắc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa

1. Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện đúng quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương, các văn bản hướng dẫn thi hành, các Thông tư của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ hàng hóa và các văn bản pháp luật liên quan:

Trường hợp kiểm tra sau thông quan, thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật Hải quan và theo quy định kiểm tra sau thông quan quy định tại Chương VI Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 và được hướng dẫn tại quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục trưởng Cục Hải quan.

3. Kiểm tra, rà soát việc khai báo thông tin xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan theo nguyên tắc quản lý rủi ro và đối chiếu chứng từ chứng nhận xuất xứ nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp phát hiện thông tin khai báo không đầy đủ và lô hàng chưa qua khu vực giám sát hải quan thì thực hiện dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Điều 52d Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC và xử lý theo quy định; trường hợp lô hàng đã qua khu vực giám sát thì thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan và xử lý theo quy định.

Điều 3. Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp bản giấy: công chức hải quan kiểm tra đối chiếu thông tin khai báo trên tờ khai hải quan với chứng từ chứng nhận xuất xứ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

2. Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp điện tử:

a) Trường hợp C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo, cơ quan hải quan căn cứ thông tin về C/O khai trên tờ khai hải quan để đối chiếu, kiểm tra tính hợp lệ của C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử đó và xác định thuế suất ưu đãi theo quy định. Không yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O.

Trường hợp đường dẫn hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo/mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thay đổi, Cục Hải quan sẽ thông báo bằng văn bản và công khai trên Cổng thông tin điện tử hải quan để các Chi cục Hải quan khu vực biết, thực hiện.

b) Trường hợp trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo không có đầy đủ các thông tin về C/O để cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định được tính hợp lệ của C/O, công chức hải quan ngoài việc đối chiếu, kiểm tra các thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử còn phải đối chiếu, kiểm tra C/O dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan đã được người khai nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của C/O.

c) Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN bị lỗi hoặc không tra cứu được, công chức hải quan chụp màn hình lỗi hoặc màn hình báo không có dữ liệu, chỉ thị trên hệ thống yêu cầu hướng dẫn người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để kiểm tra, xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và lưu theo dõi.

 

Chương II

XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
 XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

 

Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ, phân công công chức xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ

1. Đơn vị tiếp nhận, đề xuất xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ: Ban Giám sát quản lý về hải quan (sau đây gọi tắt là Ban).

2. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác định trước, Lãnh đạo Ban phân công công chức xử lý hồ sơ theo trình tự tại Điều 5 Quy trình này.

Điều 5. Kiểm tra hồ sơ, đề xuất xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ

Ngay sau khi nhận được hồ sơ được phân công xử lý, công chức kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Công chức kiểm tra, đối chiếu số lượng, thành phần bộ hồ sơ đề nghị xác định trước do tổ chức, cá nhân nộp với quy định tại Điều 28 Luật Hải quan, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Điều 3 Thông tư số 33/2023/TT-BTC; sự phù hợp của các thông tin kê khai tại Đơn đề nghị xác định trước với bộ hồ sơ gửi kèm và xử lý như sau:

1. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ:

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Ban trình Cục Hải quan có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân nộp bổ sung trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản; Quá thời hạn trên, nếu tổ chức, cá nhân không nộp bổ sung hoặc có bổ sung hồ sơ nhưng không đủ căn cứ để xác định trước thì đề xuất, báo cáo Cục Hải quan ban hành văn bản thông báo từ chối xác định trước xuất xứ hàng hóa.

2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: công chức thực hiện theo Bước 2.

Bước 2. Kiểm tra xác định xuất xứ

1. Kiểm tra chi tiết hồ sơ:

a) Kiểm tra về tiêu chí xuất xứ hàng hóa.

a.1) Đối với hàng hóa khai báo xuất xứ thuần túy (WO) hoặc sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên (PE):

Công chức hải quan đối chiếu và kiểm tra thông tin khai xuất xứ của nhà sản xuất/nơi sản xuất nguyên liệu trong nước hoặc nước ngoài, quy trình sản xuất/nuôi trồng/đánh bắt/khai thác, thông tin thị trường, địa lý..., đối chiếu với quy định về xuất xứ thuần túy/hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 31/2018/NĐ-CP để xác định hàng hóa có phù hợp với tiêu chí xuất xứ hay không.

a.2) Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy:

Công chức xác định tiêu chí xuất xứ xứ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mã số HS khai báo tại đơn đề nghị xác định trước xuất xứ quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ Công Thương:

a.2.1) Hàng hóa thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) thì xác định tiêu chí xuất xứ theo quy định tại Danh mục này;

a.2.2) Hàng hóa không thuộc Danh mục PSR thì xác định tiêu chí xuất xứ theo tiêu chí chung được quy định tại các Thông tư có liên quan.

Sau khi xác định tiêu chí xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng, công chức đối chiếu với tiêu chí xuất xứ đã khai báo tại hồ sơ đề nghị xác định trước để xác định tiêu chí xuất xứ hàng hóa khai báo có phù hợp với tiêu chí xuất xứ quy định hay không.

b) Kiểm tra và xác định quy trình sản xuất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt qua công đoạn gia công, chế biến đơn giản theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, cụ thể:

b.1) Trường hợp qua kiểm tra, xác định toàn bộ quy trình sản xuất hàng hóa chỉ là các công đoạn gia công, chế biến đơn giản theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP hoặc tại các Hiệp định thương mại tự do thì không đáp ứng quy tắc xuất xứ tương ứng;

b.2) Trường hợp qua kiểm tra, xác định quy trình sản xuất hàng hóa vượt qua công đoạn gia công, chế biến đơn giản:

b.2.1) Đối với hàng hóa có tiêu chí xuất xứ là CTC (CC, CTH, CTSH): công chức kiểm tra mã số HS hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với mã số HS nguyên liệu sản xuất khai báo (trên tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu hoặc chứng từ mua bán nguyên liệu trong nước) để xác định sự thay đổi về mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ có đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số tương ứng theo cấp độ quy định hay không.

b.2.2) Đối với hàng hóa có tiêu chí xuất xứ RVC/LVC: Căn cứ các quy định, công thức quy định tại các Hiệp định thương mại tự do tương ứng hoặc Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa, đối chiếu với hàm lượng “Tỷ lệ phần trăm giá trị” (RVC/LVC) tại các Hiệp định thương mại tự do tương ứng hoặc Thông tư số 05/2018/TT-BCT, công chức kiểm tra bảng kê các nguyên vật liệu sản xuất (bao gồm tên hàng, mã số HS, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, trị giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu), trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa... để xác định khai báo về “Tỷ lệ phần trăm giá trị” (RVC/LVC) trong hồ sơ đề nghị xác định trước có đáp ứng hay không.

b.2.3) Đối với hàng hóa có tiêu chí xuất xứ kết hợp (như RVC và CC; RVC và CTH....): công chức thực hiện kiểm tra theo điểm b.2.1 và b.2.2 khoản này.

b.2.4) Đối với hàng hóa có tiêu chí xuất xứ là SP: công chức kiểm tra các nguyên vật liệu sản xuất, quy trình sản xuất ra hàng hóa, tài liệu phân tích thành phần...., đối chiếu với quy định về quy trình sản xuất đặc thù (SP) tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Thông tư số 05/2018/TT-BCT để xác định hàng hóa có phù hợp với tiêu chí xuất xứ hay không.

c) Kiểm tra đáp ứng quy tắc vận chuyển trực tiếp theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan và Điều 18 Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

d) Kết thúc quá trình kiểm tra, nếu chưa đủ cơ sở để kết luận về xuất xứ của lô hàng, công chức đề xuất Lãnh đạo Ban thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin theo điểm 2 Bước này; Trường hợp đủ cơ sở để kết luận về xuất xứ, công chức đề xuất xử lý theo Bước 4 Quy trình này.

2. Kiểm tra, xác minh thông tin:

Trường hợp hồ sơ phức tạp, cần xác minh, làm rõ hoặc các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có nguy cơ gian lận xuất xứ hoặc các lô hàng xuất khẩu lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, chuyển tải bất hợp pháp sang các thị trường trọng điểm được Cục Hải Quan xác định trong từng thời kỳ; căn cứ mức độ phức tạp và lĩnh vực, ngành nghề sản xuất ra hàng hóa đề nghị xác định trước, công chức đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Ban thực hiện một hoặc đồng thời các nội dung sau:

a) Kiểm tra, rà soát, tra cứu thông tin về xuất xứ hàng hóa khai trên tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu trước đó đối với các mặt hàng tương tự với hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ;

b) Thu thập thông tin (bằng văn bản hoặc qua hệ thống) về: quá trình chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế của doanh nghiệp; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các thông tin khác từ các đơn vị nghiệp vụ của Cục Hải quan và Chi cục Hải quan khu vực nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh;

c) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa không có trụ sở tại Việt Nam, đề xuất Cục Hải quan trao đổi thông tin với người đề nghị xác định trước cung cấp thêm các thông tin nếu có để chứng minh xuất xứ hàng hóa như cung cấp thông tin về người sản xuất, hồ sơ tài liệu chuyên sâu về quy trình sản xuất hoặc mẫu hàng hóa đề nghị xác nhận trước.

d) Đề xuất Cục Hải quan trao đổi thông tin (bằng văn bản hoặc tổ chức họp) với Bộ Công Thương; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan về thông tin về hàng hóa, doanh nghiệp đề nghị xác định trước (như: quy trình sản xuất, tiêu chí xuất xứ áp dụng, doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã từng xin cấp C/O hay chưa; xuất xứ hàng hóa đã cấp; quy trình sản xuất hàng hóa...);

đ) Đối với hàng hóa xuất khẩu: Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, đề xuất, báo cáo Cục Hải quan thành lập đoàn kiểm tra tại cơ sở sản xuất kèm công văn gửi Chi cục Hải quan khu vực nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cơ sở sản xuất và thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ đề nghị phối hợp với Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất. Tại công văn nêu rõ nội dung, thời gian và thành phần Đoàn kiểm tra. Trình tự kiểm tra thực hiện theo trình tự tại Điều 6 Quy trình này.

Điều 6. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất (Bước 3)

1. Thời gian kiểm tra tại cơ sở sản xuất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tại văn bản kiểm tra.

2. Nội dung kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

3. Lập biên bản kiểm tra: Toàn bộ quá trình, nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng Biên bản kiểm tra giữa đại diện theo pháp luật của nhà sản xuất và đoàn kiểm tra.

Điều 7. Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ xác định trước xuất xứ (Bước 4)

1. Từ chối xác định trước:

Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cơ sở sản xuất (nếu có) không phù hợp, công chức đề xuất có văn bản từ chối xác định trước xuất xứ cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lợi dụng việc đề nghị xác định trước xuất xứ để hợp thức hóa nguồn gốc xuất xứ của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, công chức đề xuất chuyển thông tin cho đơn vị quản lý rủi ro để đưa tổ chức, cá nhân vào đối tượng xác định trọng điểm cần kiểm tra khi làm thủ tục hải quan.

2. Ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cơ sở sản xuất (nếu có) đủ cơ sở xác định xuất xứ của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, công chức đề xuất Lãnh đạo Ban trình Cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ theo mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Quyết định này.

b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ sẽ được gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước, Chi cục Hải quan khu vực và cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hải quan.

3. Thời hạn kiểm tra, xử lý, thông báo kết quả xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

Điều 8. Xử lý trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ không đồng ý với nội dung xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Công chức được phân công tiếp nhận văn bản kiến nghị của tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy trình xử lý văn bản do Cục Hải quan ban hành.

Trường hợp cần thiết, Lãnh đạo Ban phân công công chức khác công chức đã xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ để giải quyết kiến nghị của tổ chức, cá nhân.

2. Công chức được phân công xử lý hồ sơ theo trình tự sau:

a) Kiểm tra lý do không đồng ý với nội dung đề nghị xác định trước của tổ chức, cá nhân;

b) Công chức kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước, trong đó tập trung vào các lý do giải trình không đồng ý của tổ chức, cá nhân.

Đối với hồ sơ phức tạp, trường hợp cần làm rõ thông tin về hàng hóa với tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ, công chức đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Cục Hải quan đối thoại với sự tham gia của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước, các đơn vị nghiệp vụ của Cục Hải Quan, Chi cục Hải quan khu vực nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cơ sở sản xuất; mời tham dự họp/hoặc có công văn trao đổi lại với Bộ Công Thương; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan về các nội dung còn tồn tại, vướng mắc cần làm rõ.

3. Đề xuất xử lý:

a) Trường hợp đủ căn cứ kết luận nội dung xác định trước đã thông báo của Cục trưởng Cục Hải quan là đúng, công chức hải quan đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Ban trình Cục Hải quan trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ.

b) Trường hợp kết luận nội dung xác định trước đã thông báo của Cục trưởng Cục Hải quan là chưa chính xác, công chức hải quan đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Ban trình Cục Hải quan có văn bản điều chỉnh hoặc thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước.

c) Thời hạn kiểm tra, xử lý thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

Điều 9. Hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ

Công chức đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Ban trình Cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hoặc văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực văn bản thông báo kết quả xác định trước theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Quyết định này trong các trường hợp sau:

1. Phát hiện hồ sơ xác định trước do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác, không trung thực trên cơ sở rà soát hồ sơ, nhận được thông tin liên quan;

2. Quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

 

Chương III

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

 

Điều 10. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Công chức hải quan được phân công kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa khi kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 33/2023/TT-BTC và xử lý như sau:

1. Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan, công chức cập nhật kết quả kiểm tra vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống đối với tờ khai hải quan điện tử hoặc vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra đối với tờ khai hải quan giấy và tiến hành thông quan theo quy định.

2. Trường hợp đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

3. Trường hợp có cơ sở nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp đối với danh mục hàng hóa theo thông báo của Bộ Công Thương hoặc của Cục Hải quan thì đề xuất Lãnh đạo đơn vị hải quan nơi làm thủ tục hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp các chứng từ và thực hiện quy trình kiểm tra xử lý theo quy định tại điểm c, d, e, g khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC và đề xuất xử lý như sau:

a) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Nếu kết quả kiểm tra chưa đủ cơ sở để kết luận hoặc người khai hải quan không giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh hoặc nội dung giải trình/chứng từ chứng minh không đủ làm căn cứ để xác định xuất xứ của hàng hóa thì đề xuất chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa.

4. Kiểm tra thực tế hàng hóa

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa/bao bì/nhãn hàng hóa, thực tế hàng hóa với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan, các chứng từ liên quan trong hồ sơ hải quan và đề xuất xử lý như sau:

a) Trường hợp phù hợp với thông tin khai báo thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa không phù hợp với khai báo và đủ cơ sở để kết luận về xuất xứ của hàng hóa thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

c) Trường hợp chưa đủ cơ sở để kết luận về xuất xứ của hàng hóa thì công chức đề xuất Lãnh đạo đơn vị hải quan nơi làm thủ tục hải quan theo quy định và chuyển thông tin nghi vấn báo cáo Chi cục Hải quan khu vực tiến hành xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc kiểm tra tại cơ sở sản xuất của người khai hải quan theo quy định tại điểm d, điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

5. Việc xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Kiểm tra xuất xứ tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và xử lý kết quả kiểm tra, xác minh thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 33/2023/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 của Bộ Công Thương.

Điều 11. Kiểm tra xuất xứ để áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA

Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP/EVFTA/UKVFTA được quy định tại các Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 68/2023/NĐ-CP ngày 07/9/2023); Nghị định số 116/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022; Nghị định số 117/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 và xử lý tiền thuế nộp thừa do người khai hải quan nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, cơ quan hải quan nơi phát sinh tiền thuế nộp thừa thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 131 Thông tư này và hướng dẫn tại Quy trình xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt nộp thừa ban hành kèm Quyết định 3394/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan).

Ngoài ra, công chức hải quan được phân công thực hiện các công việc sau:

1. Kiểm tra các điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt

a) Về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị: Chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng điều kiện để được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt phải được nộp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu theo quy định tại Nghị định tương ứng.

b) Kiểm tra các điều kiện áp dụng Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại các Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA tương ứng có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

b.1) Được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định tại Hiệp định;

b.2) Có chứng từ vận tải thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước thành viên theo Hiệp định;

b.3) Có tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan của lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam nhập khẩu vào lãnh thổ các nước thành viên theo Hiệp định;

b.4) Các chứng từ nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh: người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch.

c) Kiểm tra, đối chiếu thông tin khai báo trên tờ khai xuất khẩu với chứng từ vận tải, tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan của lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam nhập khẩu vào lãnh thổ các nước thành viên Hiệp định, trong đó lưu ý sự phù hợp của các thông tin:

c.1) Địa điểm xếp hàng, địa điểm dỡ hàng thuộc lãnh thổ các nước thuộc thành viên Hiệp định;

c.2) Tên, địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu, người nhận hàng;

c.3) Tên hàng, chủng loại, mã số HS, số lượng, trọng lượng, xuất xứ;

c.4) Tên phương tiện vận chuyển, ngày xếp hàng lên phương tiện, ngày hàng đến cửa khẩu nước nhập khẩu.

2. Xử lý kết quả kiểm tra

Công chức thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và xử lý như sau:

a) Trường hợp bộ hồ sơ đề nghị phù hợp với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các điều kiện áp dụng Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thì thực hiện áp dụng mức thuế suất phù hợp theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định tương ứng;

b) Trường hợp bộ hồ sơ đề nghị không phù hợp với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các điều kiện áp dụng Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thì từ chối áp dụng và thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;

c) Trường hợp công chức nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin trên tờ khai hải quan do người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan hoặc chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa đáp ứng các điều kiện áp dụng Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thì báo cáo Chi cục Hải quan khu vực đề nghị Cục Hải quan thực hiện xác minh với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu theo trình tự tại khoản 3 Điều này. Riêng đối với chứng từ vận tải, Chi cục Hải quan khu vực thực hiện xác minh trực tiếp với hãng tàu của nước nhập khẩu hoặc trực tiếp tại đại lý hãng tàu tại Việt Nam.

3. Xác minh với cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có liên quan.

a) Khi nhận được đề nghị xác minh tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan của lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào lãnh thổ các nước thành viên Hiệp định của Chi cục Hải quan khu vực, Cục Hải quan gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức liên quan tại nước nhập khẩu thực hiện xác minh thông qua đầu mối tiếp nhận thông tin xác minh của nước nhập khẩu.

b) Khi thực hiện việc xác minh với các cơ quan, tổ chức liên quan tại nước nhập khẩu, Cục Hải quan gửi thông báo đến Chi cục Hải quan khu vực về việc đang thực hiện xác minh với cơ quan, tổ chức liên quan tại nước nhập khẩu để Chi cục Hải quan khu vực biết, chủ động theo dõi.

c) Xử lý kết quả xác minh:

c.1) Trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo kết quả xác minh từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, Cục Hải quan thông báo cho Chi cục Hải quan khu vực kết quả xác minh.

c.2) Trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh, Chi cục Hải quan khu vực căn cứ kết quả xác minh và hồ sơ của lô hàng để xử lý như hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.

 

Chương IV

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

 

Điều 12. Kiểm tra xác định xuất xứ trong trường hợp không phải nộp hoặc miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ

1. Kiểm tra hồ sơ

Căn cứ kết quả phân luồng kiểm tra hồ sơ và chỉ dẫn rủi ro trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, khi kiểm tra hồ sơ, công chức hải quan kiểm tra việc khai báo xuất xứ tại tiêu chí “Mã nước xuất xứ”, “Mã biểu thuế nhập khẩu” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy, đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và các chứng từ khác (nếu có) để kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp hưởng ưu đãi đặc biệt theo quy định về miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại các Hiệp định thương mại tự do: kiểm tra thêm thông tin khai báo tại tiêu chí “Tổng trị giá hóa đơn” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Trị giá nguyên tệ” trên tờ khai hải quan giấy để xác định hàng hóa nằm trong ngưỡng trị giá được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hay không.

2. Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ

a) Kết quả kiểm tra phù hợp thì công chức chấp nhận nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa của người khai hải quan và làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.

b) Trường hợp có nghi ngờ về khai báo xuất xứ trên tờ khai hải quan, công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp các chứng từ chứng minh (nếu có). Trên cơ sở giải trình của người khai hải quan, công chức hải quan xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp người khai hải quan không giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh hoặc nội dung giải trình và chứng từ chứng minh do người khai hải quan cung cấp không đủ làm căn cứ để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thì công chức hải quan đề xuất Lãnh đạo đơn vị hải quan nơi làm thủ tục hải quan chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định xuất xứ theo trình tự tại khoản 3 Điều này.

3. Kiểm tra thực tế hàng hóa

a) Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan thực hiện như sau:

a.1) Kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa/bao bì/nhãn hàng hóa, thực tế hàng hóa với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.

a.2) Trường hợp phù hợp với thông tin khai báo thì công chức chấp nhận nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa của người khai hải quan và làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.

b) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với khai hải quan thì cập nhật kết quả kiểm hóa vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống đối với tờ khai hải quan điện tử hoặc vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra đối với tờ khai hải quan giấy; đề xuất xử lý vi phạm theo quy định và đề nghị người khai hải quan khai bổ sung theo đúng thực tế xuất xứ hàng hóa.

c) Trường hợp có đủ căn cứ xác định việc chia nhỏ lô hàng để được áp dụng ngưỡng miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, công chức hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT BTC.

Điều 13. Kiểm tra, xác định xuất xứ trong trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ

1. Kiểm tra thông tin khai báo xuất xứ và theo dõi trừ lùi C/O (Bước 1)

a) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan kiểm tra việc khai báo xuất xứ tại tiêu chí “Mã nước xuất xứ”, “Mã biểu thuế nhập khẩu”, "Số tham chiếu, ngày cấp của chứng từ chứng nhận xuất xứ khai báo tại Phần ghi chú" trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Xuất xứ”, “Chế độ ưu đãi” trên tờ khai hải quan giấy và nội dung khai báo thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan và khai chậm nộp theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 104/2021/TT-BTC ngày 18/11/2023 của Bộ Tài chính, công chức hải quan kiểm tra nội dung khai đề nghị chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan.

b) Trường hợp người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ sau khi hàng hóa đã được thông quan, giải phóng hàng, công chức hải quan kiểm tra thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ trên Tờ khai bổ sung sau thông quan (AMA) hoặc văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung (mẫu 03/KBS/GSQL), Tờ khai hải quan nhập khẩu, đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như: chứng từ chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và các chứng từ khác (nếu có) để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.

c) Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, công chức hải quan kiểm tra thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ (như số tham chiếu, ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ) trên tờ khai hải quan ban đầu (nếu đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu) hoặc trên tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng.

d) Theo dõi, trừ lùi chứng từ chứng nhận xuất xứ:

Trước khi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu lô hàng đầu tiên từ kho ngoại quan vào nội địa hoặc lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến, công chức hải quan nơi làm thủ tục cho lô hàng nhập khẩu đầu tiên hướng dẫn người khai hải quan đăng ký theo dõi trừ lùi chứng từ chứng nhận xuất xứ theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

Trên cơ sở đề nghị trừ lùi của người khai hải quan, đơn vị hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc nơi mở tờ khai nhập khẩu đầu tiên (đối với lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến) lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 33/2023/TT-BTC và thông báo cho người khai hải quan biết.

Công chức hải quan hướng dẫn người khai hải quan khai Số Phiếu trừ lùi C/O trên tờ khai hải quan nhập khẩu, ngày cấp, đơn vị cấp phiếu theo dõi trừ lùi C/O tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy. Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ không có đầy đủ dữ liệu để tra cứu, ngoài việc khai báo thông tin của Phiếu trừ lùi trên tờ khai hải quan, công chức hải quan hướng dẫn người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin về lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan với lượng hàng hóa trên Phiếu theo dõi để trừ lùi đến khi hết lượng hàng và xác nhận trên Phiếu.

2. Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ (Bước 2)

a. Kiểm tra C/O

a.1) Tiếp nhận C/O trên Hệ thống

Căn cứ số tham chiếu, ngày cấp của C/O khai báo trên tờ khai hải quan, công chức truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan cơ quan có thẩm quyền cấp C/O để tra cứu thông tin C/O và cập nhật các thông tin theo các văn bản hướng dẫn từng loại C/O trên Hệ thống trong trường hợp C/O đã có trên hệ thống/trang thông tin điện tử. Việc kiểm tra được thực hiện theo Điều 3 Quy trình này.

a.2) Kiểm tra hình thức của C/O

a.2.1) Đối với C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc được cấp trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu:

- Kiểm tra sự đầy đủ các trường thông tin trên C/O theo mẫu C/O tương ứng theo quy định của Hiệp định thương mại tự do;

- Kiểm tra tên mẫu C/O: dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ... để đảm bảo phù hợp với Hiệp định tương ứng;

a.2.2) Đối với C/O được cấp bản giấy, được nộp cho cơ quan dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:

- Kiểm tra thể thức C/O: dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ...;

- Kiểm tra các thông tin trên C/O để đảm bảo có đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định;

- Ngôn ngữ và mặt sau của C/O (trường hợp C/O bản giấy) phải theo đúng quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng và các văn bản pháp luật có liên quan (nếu có).

a.3) Kiểm tra nội dung của C/O

a.3.1) Số tham chiếu và ngày cấp của C/O:

- Kiểm tra số tham chiếu ngày cấp của C/O với số tham chiếu và ngày cấp khai báo trên tờ khai hải quan.

- Trường hợp cơ quan cấp C/O thông báo về thể thức số tham chiếu của nước đó thì kiểm tra số tham chiếu C/O có phù hợp với thông báo của cơ quan cấp không.

- Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng biệt. Trường hợp phát hiện tờ khai nhập khẩu cho các lô hàng khác nhau khai trùng số tham chiếu và ngày cấp của C/O đã khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu trước đó thì thực hiện từ chối C/O theo quy định.

- Trường hợp Cục Hải quan đã có văn bản thông báo về cách khai báo thể thức số tham chiếu, ngày cấp của chứng từ chứng nhận xuất xứ, công chức hướng dẫn người khai hải quan khai báo theo quy định. Trường hợp chưa có thông báo của Cục Hải quan thì việc khai báo thực hiện theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

a.3.2) Chữ ký và con dấu của C/O đối với C/O không có đầy đủ dữ liệu điện tử để tra cứu: công chức kiểm tra chữ ký, mẫu dấu của người cấp C/O để đảm bảo chữ ký và con dấu đã được thông báo, nằm trong thời hạn hiệu lực và phù hợp với phòng cấp và mẫu được thông báo.

Các thông tin về mẫu con dấu của cơ quan và chữ ký cán bộ có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được Cục Hải quan thông báo tới các đơn vị trên cơ sở quy định của Hiệp định thương mại tự do để phục vụ việc kiểm tra.

Trường hợp Hiệp định Thương mại tự do không yêu cầu kiểm tra chữ ký thì công chức hải quan chi kiểm tra tính hợp lệ của con dấu trên C/O.

a.3.3) Ngày cấp C/O: C/O có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp và công chức kiểm tra ngày cấp C/O để đảm bảo C/O được nộp cho cơ quan hải quan trong thời gian có hiệu lực, trừ các trường hợp đặc biệt được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

a.3.4) Tên người xuất khẩu: C/O phải thể hiện tên người xuất khẩu phù hợp với tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu và các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan. Trường hợp tên người xuất khẩu khác với tên người xuất khẩu khai báo trên tờ khai do mua bán 03 bên, công chức kiểm tra thông tin về bên thứ 03 theo quy định.

a.3.5) Tên người nhập khẩu: C/O phải thể hiện tên người nhập khẩu phù hợp với tên người nhập khẩu trên tờ khai hải quan. Tên người nhập khẩu trên C/O khác với tên người nhập khẩu trên tờ khai hải quan chỉ áp dụng trong trường hợp được thực hiện trừ lùi C/O.

a.3.6) Cảng xếp hàng, tên phương tiện vận tải;

Thông tin về hành trình của lô hàng ghi trên C/O để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng quy tắc vận chuyển trực tiếp theo quy định.

Trường hợp hàng hóa quá cảnh qua một nước/lãnh thổ thứ ba, công chức yêu cầu người khai hải quan nộp một trong các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp theo quy định tại Điều 18 Thông tư 33/2023/TT-BTC.

a.3.7) Tên hàng: hàng hóa mô tả trên C/O phù hợp với hàng hóa khai trên tờ khai hải quan và chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan. Trong trường hợp một C/O có nhiều mặt hàng, vướng mắc đối với một mặt hàng sẽ không ảnh hưởng đến việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt những mặt hàng còn lại trên C/O.

- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, cùng mã số HS, cùng tiêu chí xuất xứ nhưng khác nhau về kích cỡ, công suất, model, ký mã hiệu...và tại ô số 7 trên C/O khai gộp chung các dòng hàng thì không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu C/O và hồ sơ lô hàng (trường hợp cần thiết thì kiểm tra thực tế hàng hóa) để xác định tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng hóa trên C/O phù hợp với các chứng từ hải quan và thực tế hàng hóa (nếu có) để xem xét, áp dụng mức thuế suất phù hợp theo quy định.

- Trường hợp hàng hóa khác nhau về tiêu chí xuất xứ thì phải khai báo cụ thể theo từng tên hàng, không được khai gộp tại ô số 7.

a.3.8) Mã HS: trường hợp có sự khác biệt về phân loại mã số HS giữa nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu: công chức thực hiện như sau:

- Trường hợp công chức đủ cơ sở xác định tên hàng hóa nhập khẩu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phù hợp với tên hàng hóa khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc theo Thông báo kết quả phân tích phân loại hoặc hàng hóa thực tế nhập khẩu (nếu có): công chức hải quan đề xuất Lãnh đạo đơn vị hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện thủ tục từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Trường hợp công chức không đủ cơ sở xác định tên hàng hóa nhập khẩu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với tên hàng hóa nhập khẩu khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc theo Thông báo kết quả phân tích phân loại hoặc hàng hóa thực tế nhập khẩu (nếu có): căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư số 33/2023/TT-BTC để thực hiện.

a.3.9) Khối lượng/trọng lượng hàng: trường hợp lượng hàng nhập khẩu thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng hàng trên C/O thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 và khoản 6 Điều 15 Thông tư số 33/2023/TT-BTC.

a.3.10) Hóa đơn thương mại: đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hóa đơn thương mại do bên/nước thứ ba phát hành, công chức kiểm tra các thông tin về bên/nước thứ ba trên C/O theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do và văn bản pháp luật liên quan.

a.3.11) Tiêu chí xuất xứ

- Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O (theo tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng, hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hóa, tiêu chí xuất xứ thuần túy...) theo quy tắc xuất xứ hàng hóa theo từng Hiệp định thương mại tự do được quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương và phần hướng dẫn ở mặt sau C/O;

- Kiểm tra tiêu chí xuất xứ: công chức hải quan xác định quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã HS quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 31/2018/NĐ-CP theo trình tự tại Bước 2 Điều 5 quy trình này.

a.3.12) C/O cấp sau:

- Kiểm tra việc ghi dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” trên C/O hoặc việc đánh dấu vào ô thích hợp;

- Đối chiếu ngày xuất khẩu trên vận đơn/các chứng từ vận tải khác với ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ để đảm bảo phù hợp với quy định về C/O cấp sau.

- Đối với hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ, đường sông giữa Việt Nam với nước thành viên Hiệp định như Trung Quốc, Lào, Campuchia, ngày xuất khẩu là ngày giao hàng tại cửa khẩu xuất của nước xuất khẩu hoặc ngày phát hành chứng từ vận tải (nếu có).

Trường hợp không có căn cứ để xác định thông tin về ngày xuất khẩu như trên thì ngày hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam được coi là ngày xuất khẩu.

- Đối với các trường hợp C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc được cấp trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu: việc không đánh dấu hoặc đánh dấu không đúng theo quy định đối với C/O cấp sau không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O.

a.3.13) Đối với C/O giáp lưng:

- Kiểm tra, đối chiếu về hình thức và nội dung C/O như hướng dẫn nêu trên;

- Kiểm tra thông tin C/O gốc được thể hiện trên C/O giáp lưng, thời hạn hiệu lực của C/O giáp lưng.

a.3.14) C/O cấp thay thế:

- Kiểm tra thông tin xác nhận của cơ quan cấp (trên C/O hoặc theo văn bản thông báo của Cục Hải quan) về việc chứng từ chứng nhận xuất xứ được cấp thay thế theo quy định của Hiệp định;

- Trường hợp C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc được cấp trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu: sơ suất trong việc không thể hiện việc cấp thay thế trên C/O không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O.

a.3.15) C/O sửa lỗi: Kiểm tra thông tin được sửa và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O với nội dung được sửa.

b) Kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ

b.1) Kiểm tra hình thức chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: công chức kiểm tra hình thức của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ áp dụng cho Hiệp định thương mại tự do tương ứng.

b.1.1) Hiệp định ATIGA:

- Hóa đơn thương mại;

- Bản tuyên bố thanh toán/Thông báo công nợ (billing statement);

- Phiếu/Lệnh giao hàng (delivery order);

- Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list).

b.1.2) Hiệp định RCEP và CPTPP: Không quy định cụ thể hình thức chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Công chức hải quan kiểm tra nội dung của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định về các thông tin tối thiểu.

b.1.3) Hiệp định EVFTA và UKVFTA:

- Hóa đơn thương mại, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa;

- Chứng từ thương mại khác có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.

b.2) Kiểm tra nội dung của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Kiểm tra sự đầy đủ của các tiêu chí bắt buộc, các thông tin tối thiểu trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do tương ứng.

- Kiểm tra mẫu lời văn tự chứng nhận xuất xứ theo các quy định tại các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Hiệp định thương mại tự do có quy định tự chứng nhận xuất xứ.

- Kiểm tra giá trị hiệu lực của mã CE đối với tự chứng nhận trong Hiệp định ATIGA, RCEP; mã REX trong Hiệp định EVFTA và mã EORI trong Hiệp định UKVFTA.

- Trường hợp có cơ sở dữ liệu tra cứu về thông tin doanh nghiệp, mặt hàng được tự chứng nhận, công chức hải quan kiểm tra sự phù hợp các thông tin này trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ so với cơ sở dữ liệu.

- Cách thức kiểm tra các chỉ tiêu thông tin trên chứng từ tự chứng nhận tương tự cách kiểm tra thông tin này trên C/O được hướng dẫn tại điểm a Điều này.

c) Kiểm tra văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa

c.1) Tra cứu văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa tại cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và trên trang điện tử của Cục Hải quan;

c.2) Kiểm tra thời hạn hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa.

c.3) Công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu đảm bảo sự phù hợp, thống nhất giữa các thông tin trên văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa với thông tin tại các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan. Lưu ý các nội dung kiểm tra như thông tin nước, cơ sở sản xuất, xuất khẩu... được hướng dẫn tại điểm a khoản này.

3. Kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu (Bước 3)

Trường hợp kiểm tra thực tế để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, công chức thực hiện như sau:

a) Kiểm tra thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa/bao bì/nhãn hàng hóa; đối chiếu với nội dung khai về xuất xứ khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để đảm bảo sự thống nhất về xuất xứ và phù hợp với quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa, trong đó lưu ý các trường hợp sau:

a.1) Đối với hàng nhập khẩu là hàng lỏng, hàng rời, hàng không thuộc phạm vi ghi nhãn theo quy định hoặc hàng hóa có nhãn nhưng không thể hiện thông tin về xuất xứ thì kiểm tra chứng từ vận tải theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT BTC đối với từng phương thức vận chuyển như: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không, manifest của phương tiện vận tải xuất nhập cảnh để có cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa;

a.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu là linh kiện: Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là linh kiện, không thể hiện được các nội dung bắt buộc trên hàng hóa thì trên bao bì thương phẩm của hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn và nhãn phải thể hiện các nội dung bắt buộc theo quy định Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Trong trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra xuất xứ các linh kiện, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc lấy mẫu hàng hóa thực hiện phân tích giám định để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số để có thêm thông tin, căn cứ xác định xuất xứ.

c) Kết thúc bước kiểm tra thực tế để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, công chức cập nhật kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan và xử lý kết quả kiểm tra theo khoản 5 Điều này.

4. Trường hợp áp dụng trừ lùi chứng từ chứng nhận xuất xứ:

Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng, trên cơ sở số Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra sự phù hợp giữa thông tin khai báo trên tờ khai hải quan với thông tin trên Phiếu trừ lùi.

Công chức hải quan tại nơi làm thủ tục nhập khẩu cập nhật số lượng trừ lùi vào Phiếu theo dõi trừ lùi tương ứng với số lượng hàng hóa được nhập khẩu vào nội địa.

Khi người khai hải quan nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ, đơn vị hải quan làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng tổng hợp lượng hàng hóa đã nhập khẩu, xác nhận đã nhập khẩu hết lượng hàng của chứng từ chứng nhận xuất xứ trên Phiếu theo dõi trừ lùi.

5. Xử lý kết quả kiểm tra (Bước 4)

Công chức hải quan làm thủ tục nhập khẩu kiểm tra nội dung khai báo xuất xứ trên tờ khai hải quan; kết quả kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ tại khoản 2 Điều này; đối chiếu với chứng từ có liên quan về xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, các chứng từ khác, kết quả kiểm tra thực tế (nếu có) và xử lý như sau:

a) Trường hợp kiểm tra xuất xứ phù hợp với hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế (nếu có): công chức chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu phù hợp, kiểm tra các nội dung khác của hồ sơ hải quan, nếu phù hợp thì cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.

b) Trường hợp công chức có cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không hợp lệ thì thực hiện thủ tục từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại khoản 6 Điều này và xử lý theo từng trường hợp hàng hóa tương ứng được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15 Thông tư số 33/2023/TT-BTC, cụ thể:

- Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 33/2023/TT-BTC: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế nhập khẩu thông thường và được thông quan theo quy định;

- Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư số 33/2023/TT-BTC: hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

- Đối với hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư số 33/2023/TT-BTC: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được thông quan theo quy định.

c) Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế (nếu có) nhưng chưa đủ cơ sở từ chối hoặc có nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, công chức hải quan đề xuất Lãnh đạo đơn vị hải quan nơi làm thủ tục hải quan xem xét, phê duyệt gửi văn bản thông báo các nghi vấn của cơ quan hải quan và yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp thêm chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa (nếu có).

c.1) Đối với trường hợp nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì chứng từ cần thiết để chứng minh bao gồm:

- Đối với tiêu chí xuất xứ WO, PE: thông tin về nhà sản xuất, nơi sản xuất, quy trình sản xuất/nuôi trồng/đánh bắt/khai thác,...;

- Đối với tiêu chí xuất xứ CTC (CC, CTH, CTSH): tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, quy trình sản xuất, bảng kê các nguyên vật liệu sản xuất;

- Đối với tiêu chí xuất xứ RVC: bảng kê các nguyên vật liệu sản xuất (gồm tên hàng, mã HS, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, trị giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu), chi phí sản xuất, lợi nhuận;

- Đối với tiêu chí xuất xứ SP: bảng kê các nguyên vật liệu sản xuất, quy trình sản xuất.

c.2) Căn cứ giải trình/chứng từ chứng minh của người khai hải quan, công chức hải quan xử lý như sau:

- Trường hợp người khai hải quan giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh, làm rõ các nghi ngờ và có đủ cơ sở xác định xuất xứ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu phù hợp và thông quan hàng hóa theo quy định. Trường hợp công chức hải quan xác định người khai hải quan khai báo sai xuất xứ trên tờ khai hải quan thì yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số 33/2023/TT-BTC và xử lý vi phạm theo quy định.

- Trường hợp người khai hải quan không giải trình/cung cấp chứng từ chứng minh, hoặc nội dung giải trình và chứng từ chứng minh không đủ làm căn cứ để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm b khoản 5 Điều này;

- Trường hợp chưa đủ cơ sở giải quyết, xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ thì đề xuất Chi cục Hải quan khu vực thực hiện xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ theo trình tự tại khoản 7 Điều này.

6. Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

a) Đối với hàng hóa thuộc điểm b khoản 5 Điều này, công chức hải quan thực hiện thủ tục từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ như sau:

a.1) Đối với C/O cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN:

Thông báo về việc từ chối C/O thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu. Trường hợp không thể thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia thì in bản C/O từ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, ghi rõ lý do từ chối và ký tên, đóng dấu công chức tại ô số 4 trên C/O và gửi trả lại người khai hải quan, hướng dẫn người khai hải quan liên hệ với người xuất khẩu để yêu cầu cơ quan cấp C/O xử lý theo quy định. Trường hợp không có C/O trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì gửi văn bản thông báo và hướng dẫn người khai hải quan liên hệ với người xuất khẩu để yêu cầu cơ quan cấp C/O xử lý theo quy định.

a.2) Đối với C/O cấp trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, được nộp cho cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và chứng từ chứng nhận xuất xứ bản giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số):

- Đề nghị người khai hải quan xuất trình bản chính C/O; Ghi rõ lý do từ chối và ký tên, đóng dấu công chức tại ô số 4 trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Gửi trả lại bản chính C/O và văn bản thông báo về việc từ chối tới người khai hải quan, đồng thời hướng dẫn người khai hải quan liên hệ với người xuất khẩu để yêu cầu cơ quan cấp C/O xử lý theo quy định.

Danh sách lí do từ chối theo ngôn ngữ tiếng Anh được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm Quyết định này.

a.3) Đối với Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: công chức hải quan ghi rõ lý do từ chối và thông báo qua hệ thống dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản việc từ chối chứng từ tự chứng nhận xuất xứ tới người khai hải quan.

b) Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định CPTPP thì việc từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 15 Thông tư số 33/2023/TT-BTC và hướng dẫn tại điểm này, cụ thể: Đối với các trường hợp thực hiện xác minh, trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ, Cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh. Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Cục Hải quan gửi thông báo.

7. Xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ (Bước 5)

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo và đầy đủ hồ sơ liên quan của Chi cục Hải quan khu vực, Cục Hải quan xem xét và xử lý như sau:

a) Trường hợp đủ cơ sở giải quyết thì Cục Hải quan ban hành văn bản hướng dẫn hoặc cung cấp thông tin/tài liệu để Chi cục Hải quan khu vực giải quyết theo thẩm quyền;

b) Trường hợp cần phải xác minh với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, tổ chức, cá nhân có liên quan, Cục Hải quan gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành xác minh làm rõ các nghi vấn về xuất xứ hàng hóa.

Thời hạn và thủ tục xác minh với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 33/2023/TT-BTC và các quy định của Hiệp định thương mại tự do liên quan.

c) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, tổ chức, cá nhân có liên quan trả lời kết quả xác minh không rõ, không giải thích được lý do nghi ngờ của cơ quan hải quan thì Cục Hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước xuất khẩu (theo quy định về thủ tục điều tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan) và có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan khu vực nơi có vướng mắc để biết và trả lời người khai hải quan. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước xuất khẩu được thực hiện như sau:

c.1) Cục Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra trực tiếp, cơ quan hải quan của nước xuất khẩu, người nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra về việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước xuất khẩu;

c.2) Văn bản thông báo nêu tại điểm c.1 nêu trên phải có đầy đủ các nội dung sau:

- Tên của cơ quan Hải quan ra thông báo;

- Tên của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp;

- Ngày dự kiến đi kiểm tra trực tiếp;

- Phạm vi đề nghị kiểm tra, bao gồm cả dẫn chiếu liên quan đến hàng hóa chịu sự kiểm tra; và

- Tên và chức danh của cán bộ đi kiểm tra.

c.3) Cục Hải quan thực hiện việc kiểm tra trên cơ sở nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp.

Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra của Người xuất khẩu hoặc người sản xuất trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận được thông báo, Cục Hải quan có thể từ chối cho hưởng ưu đãi đối với sản phẩm cần phải chịu sự kiểm tra.

c.4) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đề nghị trì hoãn việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và thông báo cho Cục Hải quan về việc trì hoãn đó thì việc kiểm tra cũng phải được thực hiện trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Thời hạn này có thể kéo dài hơn trong trường hợp Cục Hải quan thống nhất với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;

c.5) Cục Hải quan phải cung cấp cho Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất và Tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu quyết định về việc kết luận sản phẩm được kiểm tra có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không;

c.6) Việc tạm thời không cho hưởng ưu đãi sẽ bị hủy bỏ sau khi có quyết định bằng văn bản nêu tại điểm c.5 cho thấy sản phẩm đó là hàng hóa có xuất xứ;

c.7) Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có quyền đưa ra giải thích bằng văn bản hoặc cung cấp thêm thông tin để chứng minh về xuất xứ của sản phẩm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được quyết định kết luận xuất xứ của sản phẩm. Nếu sản phẩm vẫn bị chứng minh là không có xuất xứ, quyết định cuối cùng sẽ được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được giải thích hoặc thông tin bổ sung của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất;

c.8) Quá trình xác minh (bao gồm cả việc đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và ra thông báo kết luận kiểm tra) được thực hiện trong thời hạn không quá một trăm tám mươi (180) ngày kể từ ngày Cục Hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh, trừ trường hợp Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên có quy định thời gian xác minh dài hơn.

d) Thông báo tình trạng xác minh và xử lý kết quả xác minh

d.1) Khi thực hiện việc xác minh với cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, Cục Hải quan sẽ thông báo số văn bản đề nghị xác minh và ngày phát hành để Chi cục Hải quan khu vực biết, chủ động theo dõi, rà soát và thực hiện thủ tục từ chối nếu quá thời hạn xác minh mà không nhận được thông báo kết quả xác minh từ Cục Hải quan;

d.2) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cục Hải quan thông báo tới Chi cục Hải quan khu vực và/hoặc người khai hải quan.

- Chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với trường hợp kết quả xác minh đáp ứng các yêu cầu của cơ quan hải quan;

- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với trường hợp kết quả xác minh cho thấy chứng từ chứng nhận xuất xứ không hợp lệ hoặc không đáp ứng các yêu cầu của cơ quan hải quan. Việc từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo trình tự tại khoản 6 Điều này.

đ) Xử lý về thuế và thông quan trong trường hợp tiến hành xác minh đối với các lô hàng nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc chưa áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại:

đ.1) Đối với các trường hợp thực hiện xác minh trong thông quan, trong thời gian chờ kết quả xác minh, lô hàng tạm thời áp dụng thuế suất ưu đãi MFN/thông thường hoặc mức thuế suất phòng vệ thương mại tương ứng. Hàng hóa được thông quan theo quy định.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch phải nộp, hàng hóa được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc chưa phải áp dụng thuế suất phòng vệ thương mại. Sau khi có kết quả xác minh, cơ quan hải quan cập nhật kết quả xử lý trên hệ thống và thông báo cho tổ chức tín dụng biết về việc giải phóng khoản bảo lãnh.

đ.2) Đối với các trường hợp thực hiện xác minh sau thông quan: cơ quan hải quan áp dụng mức thuế suất nhập khẩu theo mức thuế suất đã áp dụng tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

e) Xử lý đối với trường hợp thực hiện xác minh đối với các lô hàng nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ để được nhập khẩu: Trong thời gian chờ kết quả xác minh, công chức hải quan không thực hiện thông quan cho lô hàng.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị

1. Chi cục Hải quan khu vực

a) Tổ chức và phân công công chức thực hiện quy trình này, gắn với việc thực hiện các quy trình thủ tục hải quan có liên quan;

b) Giải quyết các vướng mắc liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc thẩm quyền.

c) Hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết vướng mắc việc thực hiện quy trình này đối với các đơn vị hải quan thuộc và trực thuộc; các tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý;

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xuất xứ hàng hóa cho công chức hải quan tại các đơn vị hải quan thuộc và trực thuộc.

2. Ban Giám sát quản lý về hải quan

a) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục Hải quan:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các vướng mắc về xuất xứ hàng hóa của Chi cục Hải quan khu vực và các tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Tiến hành xác minh với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có liên quan về các nội dung liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thông báo kết quả xác minh sau khi nhận được trả lời của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có rủi ro về xuất xứ.

b) Phối hợp với Ban Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan xây dựng cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa để cung cấp thông tin cho các đơn vị trong ngành và cộng đồng doanh nghiệp;

c) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan chuẩn bị nội dung, tham gia đàm phán về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do và các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

 

Phụ lục I

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
 CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU/TRA CỨU MÃ NHÀ XUẤT KHẨU ĐỦ ĐIỀU
KIỆN CẤP CHỨNG TỪ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-CHQ ngày 29 tháng 4 năm 2025
 của Cục trưởng Cục Hải quan)

________

 

TT

Tên Hiệp định (Viết tắt)

Địa chỉ tra cứu

Ghi chú

1

RCEP

https://rcep.sharepoint.com

http://check.ecoccpit.net

Tra cứu mẫu dấu, chữ ký cơ quan cấp (nếu có)

2

ACFTA, RCEP

https:origin.customs.gov.cn

C/O do hải quan Trung Quốc cấp

3

ACFTA, RECP

http://check.ecoccpit.net

C/O do Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế của Trung Quốc cấp

4

ACFTA

https://newepco.dagangnet.com.my/dnex/login

C/O do Malaysia cấp

5

AIFTA

https://coo.dgft.gov.in

Ấn Độ

6

EVFTA

https://ec.europa.eu/taxation_customs/dds2/ eos/rex_validation.jsp?Lang=en

 

7

AJCEP

https://cts.jcci.or.jp/login  

C/O do Nhật Bản cấp

8

VJEPA

9

ATIGA

https://co.moc.gov.kh/Verify/Index

C/O do Campuchia cấp

https://ska.kemendag.go.id/verification-coo

C/O do Indonesia cấp

http://newepco.dagangnet.com.my/dnex/dnex_app

C/O do Malaysia cấp

https://verificationco.myanmartradenet.com

C/O do Myanmar cấp

https://www.ntp-ics.gov.sg/vp/

C/O do Singapore cấp

https://verify.dft.go.th

C/O do Thái Lan cấp

http://web.awsc.asean.org

 

10

VKFTA

https://customs.go.kr/kcs/co/co.do

 

11

AKFTA

https://cert.korcham.net/search

 

12

VN-EAEU FTA

https://certs.cci.by/verify/check.do?lang= eng&ncert=&nblanka=&datecert

C/O do Cộng hòa Bê-la-rút cấp

https://atameken.kz/ru/services/56-reestr-sertifikatov-o-proishozhdenii-tovara

C/O do Cộng hòa Ka-dắc-xtan cấp

https://verification.tpprf.ru/search/eav/lang Data=en

C/O do Liên bang Nga cấp

13

UKVFTA

https://www.gov.uk/check-eori-number

Tra cứu mã EORI

14

EVFTA

https://ec.europa.eu/taxation_customs/dds2/ eos/rex_validation.jsp?Lang=en

Tra cứu mã REX

15

AANZ

https://aanzfta.asean.org/specimen-signatures

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

CÁC BIỂU MẪU

(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-CHQ ngày 29 tháng 4 năm 2025
 của Cục trưởng Cục Hải quan)

________

 

1. Mẫu số 01. Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa.

2. Mẫu số 02. Văn bản thông báo hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa.

 

MẪU SỐ 01

 

 

BỘ TÀI CHÍNH
CỤC HẢI QUAN
________

Số:       /TB-CHQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày    tháng     năm

 

 

THÔNG BÁO

Về kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa

________

 

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; 

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Trên cơ sở Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa số ... ngày ... của (tên tổ chức, cá nhân), mã số thuế ... và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Giám sát quản lý về hải quan,

Cục trưởng Cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa như sau:

STT

Tên hàng

Mã số HS

Nước, cơ sở sản xuất, xuất khẩu

Tiêu chí xuất xứ

Xuất xứ hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.

 

Nơi nhận:
- Công ty....;
- Các Chi cục Hải quan khu vực;
- Cổng TTĐT Cục Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

 

 

MẪU SỐ 02

 

 

BỘ TÀI CHÍNH
CỤC HẢI QUAN
________

Số:       /TB-CHQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày    tháng     năm

 

 

THÔNG BÁO

Về việc hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực văn bản thông báo kết quả xác định trước
 xuất xứ đối với hàng hóa

________

 

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; 

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ số.... ngày.... của Cục trưởng Cục Hải quan đối với …… (tên tổ chức, cá nhân), mã số thuế……. 

Cục trưởng Cục Hải quan thông báo:

1. Hủy bỏ/Chấm dứt hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ số ……. ngày….. của Cục Hải quan đối với mặt hàng:

- Mô tả hàng hóa, ký, mã hiệu, chủng loại…..

- Mã số HS:

- Nhà sản xuất/xuất khẩu:

- Xuất xứ:

2. Lý do hủy bỏ/chấm dứt:

Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày…………..

Cục trưởng Cục Hải quan thông báo để …………(tên tổ chức, cá nhân) và các Chi cục Hải quan khu vực biết và thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Công ty…...; 
- Các Chi cục Hải quan khu vực;
- Cổng TTĐT Cục Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

 

 

PHỤ LỤC III

DANH SÁCH CÁC LÝ DO TỪ CHỐI C/O THEO TIẾNG ANH

(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-CHQ ngày 29 tháng 4 năm 2025
 của Cục trưởng Cục Hải quan)

 

STT

Lý do từ chối (tiếng Việt)

Lý do từ chối (tiếng Anh)

1

C/O cấp thay thế nhưng không đáp ứng quy định về cấp thay thế (thiếu dẫn chiếu số C/O ban đầu)

- No replaced reference C/O number

- Not show the replaced reference C/O number

- The new C/O did not reflect the Ref No and date of the previous one

2

Tiêu chí xuất xứ không phù hợp (ví dụ: RVC, WO, CTSH, CTH...)

Inappropriate/Wrong/Incorrect origin criteria (for example: RVC, WO, CTSH, CTH...)

3

Dấu, Chữ ký trên C/O không có trong bộ dấu, chữ ký mẫu

- Unrecognised/Illegible signature and stamp

- Incorrect specimen signature and stamp

4

Khai báo trên C/O sai khác với khai báo trên tờ khai và thực tế hàng nhập khẩu (ví dụ: tên hàng, mã số HS, số lượng, trọng lượng ....)

Information discrepancies between C/O with Customs Declaration and imported goods (example: Name of  goods/description/quantity/weight...)

5

Mã số HS trên C/O không đúng với thực tế hàng hóa NK khai trên tờ khai hải quan

HS codes are different between C/O and imported goods

6

C/O được cấp sau nhưng không đánh dấu vào ô “Issued Retroactively”

No tick on box “Issued Retroactively”

7

C/O được cấp sau nhưng đánh dấu vào ô “Issued Retroactively” không đúng quy định

Wrong mark on box “Issued Retroactively”

8

Quá thời hạn xác minh mà cơ quan hải quan không nhận được kết quả

No verification result within retroactive check time

9

Hàng hóa trên C/O được cấp sai tiêu chí (ví dụ: RVC, WO, CTSH, CTH...)

- Origin criteria(s) is/are not correct

- Goods are not subject to origin criterion in the C/O (example: RVC, WO, CTSH, CTH...)

10

Phụ lục đính kèm C/O không được cấp theo quy định

Illegal annex to C/O

11

C/O cấp trong trường hợp có hóa đơn bên thứ 3 nhưng tại ô số 7 không thể hiện tên nước phát hành hóa đơn

- Country of invoicing not shown in box 7 while third party invoicing.

- C/O was not issued correctly according to rule of third country invoicing

12

C/O mẫu E cấp thay thế (Hiệp định không quy định)

Replaced C/O form E is not allowed

13

Tại ô số 1 C/O mẫu E đứng tên người thừa ủy quyền

Entrusted company in the box 1

14

Ô số 11 không có chữ ký của người XK (Mẫu E, D)

No exporter’s signature in the box 11 (C/O form E, D)

15

Trường hợp lô hàng nhập khẩu quá cảnh qua một nước thành viên/không thành viên nhưng hồ sơ hải quan không có vận tải đơn chở suốt, chứng từ vận tải được cấp tại nước xuất khẩu

- Direct consignment without through B/L issuing in the exporting country

- Goods not qualified according to rule of direct transportation

16

Trường hợp hóa đơn bên thứ 3 nhưng C/O không cấp đúng quy định

- Illegal third party invoicing C/O

- Third country invoicing is not issued in accordance with the provision of Agreement

17

C/O không đúng thể thức quy định

Incorrect C/O form

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi