Quyết định 304/2000/QĐ-TCHQ 2000 quy định thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 304/2000/QĐ-TCHQ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 304/2000/QĐ-TCHQ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Đức Kiên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/06/2000 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 304/2000/QĐ-TCHQ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 304/2000/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy định về việc thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan lên Kiểm tra viên chính Hải quan
__________________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;
- Căn cứ Nghị định 16/CP ngày 07/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;
- Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Căn cứ Quyết định số 150/1999/QĐ-TCCP ngày 12/02/1999 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành Quy chế thi nâng ngạch công chức;
- Theo thoả thuận của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tại công văn số 291/BTCCBCP-CCVC ngày 26/6/2000
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan lên Kiểm tra viên chính Hải quan.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THI NÂNG NGẠCH KIỂM TRA VIÊN HẢI QUAN LÊN KIỂM TRA VIÊN CHÍNH HẢI QUAN
(Ban hành theo Quyết định số 304/2000/QĐ-TCHQ ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Cơ quan chủ trì tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan liên Kiểm tra viên chính Hải quan là Tổng cục Hải quan.
Điều 2: Đối tượng dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan lên Kiểm tra viên chính Hải quan là công chức thuộc ngạch Kiểm tra viên Hải quan đang làm việc trong ngành Hải quan.
Điều 3: Việc thi nâng ngạch công chức thực hiện theo nguyên tắc:
1 - Nâng ngạch phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí làm việc và phải qua kỳ thi nâng ngạch.
2 - Người được dự thi nâng ngạch phải có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn và các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch mới.
Điều 4: Việc tổ chức thi và chọn cử người dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan lên Kiểm tra viên chính Hải quan thực hiện theo Quy chế thi nâng ngạch công chức ban hành theo Quyết định số 150/1999/QĐ-TCCP ngày 12/02/1999 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Chương II
ĐIỀU KIỆN DỰ THI VÀ TỔ CHỨC SƠ TUYỂN
Điều 5: Những người dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan lên Kiểm tra viên chính Hải quan ban hành theo Quyết định số 427/TCCP-VC ngày 02/6/1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ:
a - Tốt nghiệp đại học trở lên.
b - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghiệp vụ Hải quan (được cấp chứng chỉ).
c - Chính trị trung cấp.
d - Ngoại ngữ trình độ C.
2 - Có thâm niên ở ngạch Kiểm tra viên Hải quan và tương đương tối thiểu là 9 năm.
3 - Có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc đang xem xét để xử lý kỷ luật.
4 - Cơ quan có nhu cầu, vị trí làm việc của công chức ngạch Kiểm tra viên chính Hải quan và được Hội đồng sơ tuyển xét duyệt, đề nghị dự thi.
Điều 6: Hồ sơ đăng ký dự thi:
1 - Đơn vị dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan lên Kiểm tra viên chính Hải quan (theo mẫu do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quy định).
2 - Bản đánh giá, nhận xét của đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức trong thời gian 3 năm liên tục tính đến năm được cử dự thi về: Phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật lao động; năng lực công tác và hiệu quả công việc; quan hệ hợp tác với đồng nghiệp,...
3 - Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo có xác nhận của công chứng Nhà nước hoặc xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo ấy.
4 - Bản khai lý lịch khoa học dự thi nâng ngạch công chức (theo mẫu do Ban Tổ chức - Cán bộ quy định).
5 - 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 2 phong bì dán tem có ghi địa chỉ liên lạc.
Hồ sơ của người dự thi được đựng trông túi hồ sơ cỡ 23x32 cm và gửi về Hội đồng sơ tuyển. Bên ngoài ghi: “Hồ sơ dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên Hải quan lên Kiểm tra viên chính Hải quan của: ...., Đơn vị : Phòng, HQCK..., Cục Hải quan...”
Điều 7: Sơ tuyển:
Cơ quan Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng sơ tuyển.
1. Thành phần Hội đồng sơ tuyển gồm 5 đến 7 người:
1.1 - ở cơ quan Tổng cục Hải quan:
- Chủ tịch Hội đồng sơ tuyển là một Lãnh đạo Tổng cục;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo;
- Các ủy viên Hội đồng là Lãnh đạo một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục.
- Do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập Hội đồng.
1.2 - ở cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố:
- Chủ tịch Hội đồng sơ tuyển là một Lãnh đạo Cục;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ;
- Các ủy viên Hội đồng là Lãnh đạo một số Phòng, Hải quan cửa khẩu.
- Tổng cục trưởng uỷ quyền cho Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập Hội đồng sơ tuyển.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng sơ tuyển:
2.1. Hướng dẫn người đăng ký dự thi lập hồ sơ theo đúng quy định
2.2. Tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ của từng người theo đúng quy định tại Điều 5, Điều 6 của bản Quy định này. Sau đó tiến hành bỏ phiếu kín. Người được cử đi dự thi phải đạt được từ 2/3 phiếu trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng sơ tuyển.
2.3. Lập cơ sở thí sinh đủ tiêu chuẩn để Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố ký công văn cử người đi dự thi nâng ngạch.
3. Văn bản báo cáo Hội đồng thi nâng ngạch Kiểm tra viên chính HQ:
3.1. Công văn của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách thí sinh được cử dự thi nâng ngạch.
3.3. Hồ sơ cá nhân (theo danh sách) đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 6 bản Quy định này.
Chương III
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI
Điều 8: Hình thức thi gồm 2 phần:
- Phần thi bắt buộc gồm thi Viết và Vấn đáp.
- Phần thi khuyến khích: ngoại ngữ do thí sinh tự nguyện đăng ký; kết quả thi được cộng thêm điểm vào phần thi bắt buộc.
Điều 9: Nội dung thi:
1 - Nội dung phần thi viết: Tập trung vào những nội dung chính gồm:
a) Phần kiến thức chung:
- Những vấn đề cơ bản mà công chức cần phải biết về Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiếp pháp, một số đạo luật có liên quan.
- Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan quy định tại Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990 và Nghị định 16/CP ngày 07/3/1994.
- Một số nội dung trong Pháp lệnh cán bộ, công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm và các văn bản hướng dẫn.
- Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Kiểm tra viên chính Hải quan.
b) Phần kiến thức nghiệp vụ Hải quan:
- Nghiệp vụ giám sát quản lý về Hải quan;
- Nghiệp vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
- Nghiệp vụ Điều tra chống buôn lâu; chống gian lận thương mại;
- Nghiệp vụ xử lý vi phạm pháp luật về Hải quan.
2 - Nội dung phần thi vấn đáp: Nội dung thi vấn đáp được các Vụ, Cục nghiệp vụ và Hội đồng thi chuẩn bị trước thành câu hỏi nhằm đánh giá năng lực, phương pháp xử lý các vấn đề thường nảy sinh trong thực tế công tác; những hiểu biết chung về kinh tế, xã hội có liên quan công việc đang đảm nhiệm của thí sinh theo hướng:
2.1 - Nêu tình huống và yêu cầu thí sinh đề xuất cách giải quyết có liên quan đến quy trình, quy chế và các chế độ, nguyên tắc công tác Hải quan; hoặc trình bày cách xử lý một số tình huống cụ thể về nghiệp vụ HQ.
2.2 - Những vấn đề về kinh tế, xã hội, về yêu cầu, nhiệm vụ công tác Hải quan trong xu thế mở cửa, hội nhập của đất nước.
2.3 - Những hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ của công chức ngạch Kiểm tra viên chính Hải quan theo tiêu chuẩn nghiệp vụ và yêu cầu thực tiễn công tác.
2.4 - Một số nội dung trong Pháp lệnh cán bộ, công chức và Pháp lệnh chống tham nhũng.
3 - Nội dung thi khuyến khích:
Ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc trình độ C theo đăng ký của thí sinh.
Điều 10: Lệ phí thi:
Tất cả các thí sinh dự thi đều phải nộp lệ phí thi. Mức tiền và nội dung chi cụ thể Tổng cục có quy định và hướng dẫn riêng.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11: Tổng cục sẽ có hướng dẫn cụ thể để thực hiện quy định này.
Điều 12: Việc tổ chức thi được chia làm nhiều đợt, trước mắt thí điểm thi đợt đầu vào tháng 7/2000, các đợt sau được tổ chức tiếp từ đầu năm 2001 trở đi để tất cả những người có đủ tiêu chuẩn, phù hợp với nhu cầu đều được dự thi./.