Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5234/1997/QLTT của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT và số 77/1997/TTLT
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5234/1997/QLTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thương mại | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 5234/1997/QLTT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hồ Huấn Nghiêm |
Ngày ban hành: | 24/11/1997 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 5234/1997/QLTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 5234/1997/TM/QLTT
NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG THỰC HIỆN THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 07/1997/TTLT VÀ SỐ 77/1997/TTLT
Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết 85/CP-m của Chính phủ, Chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT; số 77/1997/TTLT, qua phản ảnh tình hình cụ thể của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan hữu quan, liên Bộ Thương mại - Tài chính - Nội vụ - Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn bổ sung một số vấn đề thực hiện các Thông tư liên tịch như sau:
Đối với 03 mặt hàng kê khai và xác nhận để dán tem:
1. Ba mặt hàng nhập khẩu: rượu chai, xe đạp nguyên chiếc, quạt điện còn tồn lại trước ngày 1/12/1997 và đã kê khai với các cơ quan chức năng, không phân biệt hàng có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp hay không hợp pháp đều được kê khai, xác nhận dán tem và không truy thu thuế nhập khẩu.
2. Xe đạp ngoại để rời phải lắp hoàn chỉnh được kê khai và xác nhận.
3. Xe đạp ngoại cũ, quạt điện cũ là mặt hàng cấm nhập khẩu nhưng hiện có trên thị trường vẫn kê khai và xác nhận xong trước ngày 1/12/1997 nhưng chưa dán tem, chờ Chính phủ cho hướng giải quyết. Trong thời gian này vẫn được mua, bán số hàng hoá còn tồn lại nhưng phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp hoặc ghi vào sổ mua hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Tất cả các loại rượu ngoại nhập khẩu đều phải kê khai, xác nhận dán tem và dán trực tiếp vào nút chai.
5. Chỉ kê khai, xác nhận và dán tem vào quạt điện độc lập, không dán vào quạt gắn kèm động cơ, máy móc khác.
6. Hàng sản xuất trong nước nhưng gắn mác ngoại thì xử lý theo các quy định về vi phạm nhãn hiệu hàng hoá.
7. Việc tiếp nhận tờ khai và xác nhận, dán tem cố gắng tiến hành đồng thời. Trường hợp thời gian kê khai và dán tem không trung nhau, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh có mua vào, bán ra làm sai lệch số lượng so với tờ khai (thừa hoặc thiếu) mà có hoá đơn chứng từ mua, bán số hàng hoá đó hợp lệ kèm theo, theo quy định của Bộ Tài chính cũng được coi là hợp lệ và không xử phạt hành chính.
8. Những tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng không đăng ký, không có giấy phép kinh doanh mà có hàng thì vẫn được kê khai và xác nhận nhưng phải xử phạt về vi phạm đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh và về thuế xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công điện số 445/TC-TCT ngày 20/11/1997 trước khi dán tem.
9. Những đơn vị, cá nhân có hàng kê khai hàng hoá 3 mặt hàng dám tem mà không thuộc đối tượng kinh doanh như hàng tặng phẩm, quà biếu, trưng bày... thì được xác nhận tờ khai là chờ xử lý sau ngày 1/12/1997.
Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện đối tượng nào tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh để phân tán hàng hoá thì hàng hoá đó sẽ bị tịch thu và xử lý vi phạm hành chính.
Đối với những mặt hàng khác:
1. Tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, các đường mòn biên giới thường có hàng buôn lậu chuyển qua và hàng hoá nhập khẩu đang trên đường vận chuyển.
2. Sau ngày 1/12/1997 các lực lượng kiểm tra, kiểm soát ở thị trường nội địa tập trung kiểm tra và xử lý 03 mặt hàng đã quy định phải dán tem đang lưu thông trên thị trường.
Đối với các mặt hàng còn lại đã quy định tại Thông tư 07/1997/TTLT (điểm 2.2 mục B phần III), các địa phương cần dựa trên tình hình thực tế của địa bàn để chọn một số mặt hàng (như đồ điện tử, đồ điện sinh hoạt...) mà lập kế hoạch, phương án kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Phải điều tra nắm vững tình hình, phát hiện đối tượng, đường dây, tụ điểm buôn lậu... trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và thực hiện theo phương án đã được duyệt. Phương châm chỉ đạo là kiên quyết, triệt để, nhưng không kiểm tra tràn lan, tránh gây xoá động trên thị trường.
3. Hiện nay trên thị trường có hàng vạn hộ kinh doanh nhỏ ở các chợ, các trung tâm thương mại đang bầy bán các mặt hàng ngoại nhập, không có chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Trong quá trình kiểm tra, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát cần nghiên cứu kỹ Thông tư số 73/TC-TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Chú ý phân biệt các tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu với những người mua lại hàng hoá của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, hoặc những khâu mua, bán tiếp theo. Thực hiện theo điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 mục B phần II Thông tư 73/TC-TCT.
4. Liên Bộ lưu ý các địa phương và các lực lượng kiểm tra, kiểm soát cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương chính sách chống buôn lậu của Đảng và Nhà nước như quy định tại điểm 3 phần IV "tổ chức thực hiện" của Thông tư liên tịch 07/1997/TTLT.
Về chế độ thông tin báo cáo 10 ngày, 20 ngày và tháng:
Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ yêu cầu các Chi cục Quản lý thị trường kết hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế nắm tình hình hàng ngày, báo cáo kết quả 10 ngày, 20 ngày và hàng tháng theo quy định của Chính phủ về Bộ (Cục quản lý thị trường).
1. Nội dung báo cáo gồm:
+ Tổng số vụ kiểm tra.
+ Tổng số vị vi phạm - trong đó số vụ vi phạm về:
- Buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm (kể cả hàng cấm và hàng tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu).
- Sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Kinh doanh trái phép.
- Số vụ chuyển cơ quan chức năng khác điều tra xử lý.
+ Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước - trong đó:
- Số tiền phạt vi phạm hành chính và bán hàng tịch thu.
- Số tiền truy thu và phạt vi phạm về thuế.
Những chỉ tiêu trên có thể báo cáo lập thành biểu sau:
Tổng số vụ kiểm tra | Vụ vi phạm | Chuyển cơ quan điều tra | Xử lý thu (tr.dg) | ||||
Tổng số | Hàng cấm, lậu | Hàng giả kém chất lượng | KDTP | Tổng số | Trong đó hỗ trợ thuế | ||
+ Những hàng hoá tạm giữ, hàng hoá tịch thu (tên hàng, đơn vị tính, số lượng).
+ Mặt hàng: tuỳ tình hình thị trường từng địa phương, trong từng thời gian để chọn những mặt hàng phải làm trước.
Báo cáo phản ánh đúng thực trạng tình hình địa phương, nhưng cần tập trung vào 3 mặt hàng kê khai, xác nhận dán tem và các mặt hàng liên Bộ đã chỉ đạo tại điểm 2.2 mục B phần III trong Thông tư liên tịch số: 07/1997/TTLT/BYM-BNV-BTC-TCHQ ngày 21/10/1997.
+ Báo cáo các vụ điển hình:
2. Thời gian:
+ Báo cáo nhanh 10 ngày: báo cáo vào ngày 08, ngày 18 và 28 hàng tháng; báo cáo 10 ngày từ 18 - 28 kết hợp gửi cùng báo cáo tháng.
+ Báo cáo tháng: tổng hợp báo cáo gửi về trước ngày 28 hàng tháng.
Để báo cáo được kịp thời, báo cáo nhanh 10 ngày bằng mọi hình thức: đánh máy hoặc viết tay ký, đóng dấu và fax về số máy 8254154; hoặc gọi về các số điện thoại: 8255834, 8255868, 8254154, 8253273, 8254292.