Công văn 406-TCHQ/KTTT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư 84/TT-BTC

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 406-TCHQ/KTTT

Công văn 406-TCHQ/KTTT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư 84/TT-BTC
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:406-TCHQ/KTTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Văn Cầm
Ngày ban hành:12/02/1998Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

tải Công văn 406-TCHQ/KTTT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 406-TCHQ/KTTT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 406-TCHQ/KTTT NGÀY 12 THÁNG 2
NĂM 1998 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
THÔNG TƯ 84/TT-BTC

 

Kính gửi: - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

 

Ngày 13/11/1997, Bộ Tài chính đã Ban hành Thông tư số 84/1997/TT/LB hướng dẫn bổ sung sửa đổi một số quy định về thuế xuất nhập khẩu trong các Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30/08/1993 và số 53 TC/TCT ngày 13/07/1995 của Bộ Tài chính. Để đảm bảo việc triển khai Thông tư này được thuận lợi, thực hiện thống nhất trong toàn ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn chi tiết thêm một số điểm cụ thể như sau:

 

I. Về quản lý thuế nhập khẩu đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng rồi xuất khẩu:

1. Việc đăng ký định mức:

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm xuất khẩu do doanh nghiệp xây dựng và Giám đốc doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý của định mức trên đối với từng mã hàng cụ thể để đăng ký với cơ quan thuế nơi quản lý và cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu.

- Trên cơ sở định mức mà doanh nghiệp đã đăng ký cơ quan Hải quan chấp nhận làm thủ tục xuất nhập khẩu và quản lý theo dõi việc xuất nhập khẩu.

- Trường hợp trong quá trình sản xuất có sự thay đổi về định mức, mẫu mã hoặc định mức đã đăng ký trước không phù hợp với mức tiêu hao thực tế thì doanh nghiệp phải có văn bản xin đăng ký lại trước khi xuất khẩu sản phẩm.

2. Về quyết toán:

- Trên cơ sở bảng đối chiếu tổng hợp (thống kê cụ thể toàn bộ từng loại tờ khai xuất, nhập khẩu) về tổng số nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu so với tổng số sản phẩm đã xuất khẩu thông qua định mức mà doanh nghiệp đã đăng ký để tiến hành kiểm tra quyết toán, làm căn cứ ra quyết định không thu thuế hoặc hoàn thuế khi sản phẩm đã xuất khẩu. - Trường hợp kiểm tra phát hiện cơ sự khai báo gian dối, chênh lệch trong việc xây dựng định mức mà doanh nghiệp đã đăng ký so với mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư sản xuất thực tế cho đơn vị sản phẩm thì đều bị coi là hành vi gian lận trốn thuế và ngoài việc xử lý truy thu thuế nhập khẩu phần chênh lệch thì còn bị xử phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (từ 2 đến 5 lần số thuế gian lận).

3. Thẩm quyền xét hoàn thuế:

- Nếu trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi nhận được thông báo thuế chính thức mà doanh nghiệp đã xuất khẩu hết toàn bộ sản phẩm thì doanh nghiệp chuyển hồ sơ đến cơ quan Hải quan để ra quyết định không thu thuế.

- Nếu ngoài thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo thuế chính thức mà doanh nghiệp chưa xuất khẩu hết số sản phẩm thì được xử lý như sau:

+ Đối với phần sản phẩm chưa xuất khẩu ngoài thời hạn 90 ngày thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu cho số nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm chưa xuất khẩu, sau khi xuất khẩu hết số sản phẩm còn lại, doanh nghiệp sẽ được làm thủ tục hoàn thuế tại Bộ Tài chính nhưng phải chịu phần phạt chậm nộp thuế nhập khẩu số nguyên liệu, vật tư tương ứng với số sản phẩm xuất khẩu ngoài thời hạn 90 ngày.

+ Đối với số nguyên liệu dùng để sản xuất phần sản phẩm đã thực xuất khẩu trong 90 ngày thì cơ quan Hải quan quyết toán và ra quyết định không thu thuế nhập khẩu phần nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu trong 90 ngày.

 

II. Việc xử lý thuế nhập khẩu đối với trường hợp hàng nhập khẩu không phù hợp vớ hợp đồng thương mại đã ký kết hay lý do khách quan buộc phải tái xuất khẩu trả lại cho chủ hàng nước ngoài:

1. Việc xử lý thuế nhập khẩu này chỉ được xem xét trong trường hợp hàng nhập khẩu không phù hợp về quy cách, phẩm chất, chất lượng so với hợp đồng thương mại đã ký kết, hay vì lý do khách quan khác. Còn tất cả các trường hợp hàng nhập khẩu thực tế sai tên hàng, số lượng so với hợp đồng thương mại và các chứng từ nhập khẩu, đã ký kết thì đều phải xử phạt vi phạm hành chính theo quy định chung.

2. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục Hải quan và giải phóng hàng, doanh nghiệp có yêu cầu phải làm văn bản giải trình về sự khác biệt để xin tái xuất và gửi cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu (doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan địa phương nào thì phải làm thủ tục tái xuất tại cơ quan Hải quan địa phương đó).

Sau khi nhận được văn bản giải trình của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan cử ngay cán bộ đến niêm phong số hàng hoá xin tái xuất, đồng thời lập biên bản chứng nhận việc niêm phong số hàng hoá nói trên.

3. Khi doanh nghiệp được cơ quan chức năng cho phép làm thủ tục tái xuất thì cơ quan Hải quan phải đối chiếu cụ thể về số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, model... của lô hàng tái xuất ban đầu và ghi rõ hàng tái xuất theo tờ khai nhập khẩu số... ngày... tháng... năm...

4. Sau khi có quyết định của Bộ Tài chính về hoàn thuế nhập khẩu hay không thu thuế nhập khẩu (nếu tái xuất trong thời hạn nộp thuế) thì cơ quan Hải quan căn cứ vào quyết định đó để thanh khoản tờ khai.

 

III. Về việc xử lý thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, dụng cụ của các đơn vị, nhà thầu trúng thầu đưa vào Việt Nam phục vụ việc thi công xây dựng lắp đặt công trình hay của doanh nghiệp Việt Nam thuê mượn từ nước ngoài phục vụ cho sản xuất được Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu dưới hình thức tạm nhập, tái xuất.

1. Tính thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu theo loại hình này theo quy định hiện hành. Số thuế nhập khẩu thu được nộp vào tài khoản thuế tạm thu.

2. Xác định tình trạng thực tế của máy móc, thiết bị "tạm nhập, tái xuất" để làm căn cứ hoàn thuế.

- Việc xác định máy móc, thiết bị... là mới hay đã qua sử dụng: phải qua kết quả kiểm hoá, chứng thư giám định... và các văn bản cần thiết như hợp đồng nhập khẩu, thuê mượn, văn bản cho phép của Bộ Thương mại, v. v...

Sau khi có kết quả phải ghi rõ trên tờ khai tạm nhập là hàng mới hay đã qua sử dụng để làm cơ sở cho việc hoàn thuế sau này.

3. Xác định thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam của máy móc, thiết bị để làm căn cứ hoàn thuế.

- Thời gian trên được xác định như sau: bắt đầu từ ngày doanh nghiệp hay nhà thầu hoàn thành thủ tục Hải quan đối với lô máy móc thiết bị "tạm nhập" cho đến ngày doanh nghiệp hay nhà thầu hoàn thành thủ tục "tái xuất" cho lô hàng đó: phải ghi rõ trên tờ khai tái xuất.

4. Căn cứ vào thời hạn lưu tại Việt Nam do Bộ Thương mại cho phép tại văn bản "tạm nhập, tái xuất" cơ quan Hải quan có trách nhiệm mở sổ theo dõi cho từng đối tượng nộp thuế và thực hiện chức năng quản lý theo quy định. Nếu phát hiện quá hạn mà doanh nghiệp, nhà thầu không tái xuất thì ngoài việc không được xét hoàn thuế còn bị xử phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực thương mại.

5. Trường hợp Bộ Thương mại cho phép doanh nghiệp hay nhà thầu đã "tạm nhập" máy móc, thiết bị... được chuyển từ công trình này sang công trình khác, chuyển từ nhà thầu này sang nhà thầu khác hay từ doanh nghiệp Việt nam thuê này sang doanh nghiệp Việt Nam khác... thì trong vòng 05 ngày đơn vị đang đứng tên trên tờ khai tạm nhập ban đầu phải làm văn bản khai báo với cơ quan Hải quan để bổ sung vào tờ khai ban đầu nhằm xác định chính xác thời gian lưu tại Việt Nam và doanh nghiệp cần quản lý.

 

IV. Về quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với hàng là máy móc thiết bị (không bao gồm xe ôtô các loại) phải tạm xuất ra nước ngoài để sửa chữa khôi phục hay bảo hành sau đó lại được tái nhập trở lại Việt Nam: - Khi doanh nghiệp tái xuất máy móc thiết bị... phải xuất trình đầy đủ các văn bản quy định tại Thông tư 84/1997/TT/BTC và khi kiểm hoá cơ quan Hải quan phải ghi rõ các đặc điểm của máy móc, thiết bị: như số seri máy, ký mã hệu, công xuất, năm sản xuất... vào tờ khai tái xuất.

- Khi làm thủ tục tái xuất, cơ quan Hải quan phải đối chiếu cụ thể thực tế hàng so với tờ khai tạm xuất để đảm bảo hàng tái nhập đúng là máy móc thiết bị đã xuất đi (cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất cũng phải là cơ quan Hải quan nơi làm thủ ục tái nhập)

 

V. Về việc xử lý thuế nhập khẩu đối với hàng không phù hợp về chất lượng, phẩm chất, quy cách so với hợp đồng thương mại đã ký kết:

1. Nếu hàng nhập khẩu không đúng hợp đồng đã ký kết và doanh nghiệp xin tái xuất thì xử lý về thuế xuất nhập khẩu như đã quy định tại Phần II trên đây.

2. Trường hợp hàng nhập khẩu không đúng hợp đồng mà doanh nghiệp xin tiêu thụ nội địa:

- Nếu phát hiện hàng gửi sai hợp đồng thì doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo với Hải quan để cơ quan xem xét có cho nhập khẩu hay không. Trường hợp doanh nghiệp không khai báo mà Hải quan phát hiện lập biên bản và xử lý theo quy định hiện hành.

- Trường hợp phát hiện hàng hoá nhập khấu có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng về môi trường, môi sinh, sức khoẻ con người. .... thì yêu cầu doanh nghiệp phải xin phép Bộ Thương mại và chỉ sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thương mại cho phép nhập hay buộc tái xuất thì cơ quan Hải quan mới làm tiếp thủ tục xử lý.

Trong khi chờ ý kiến của Bộ Thương mại thì hàng hoá phải niêm phong và chịu sự quản lý của Hải quan, chủ hàng không tự ý tiêu thụ.

- Nếu được phép tiêu thụ nội địa và doanh nghiệp có văn bản xin tính lại thuế, đồng thời phải xuất trình xác nhận gửi hàng sai hợp đồng của chủ hàng nước ngoài, chứng thư giám định, văn bản giảm giá bán (có xác nhận của ngân hàng nơi doanh nghiệp Việt nam mở thủ tục thanh toán). Căn cứ vào quy định trên, Cục trưởng Cục Hải quan làm thủ tục xem xét giải quyết theo quy định.

 

VI. Về việc xử lý truy thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt bị phát hiện tính chưa đúng trong quá trình kiểm tra:

1. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện việc tính thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt chưa đúng do cơ quan Hải quan và cơ quan khác (ngoài cơ quan thuế và thanh tra tài chính) phát hiện:

- Căn cứ vào văn bản kết luận kiểm tra, thanh tra về việc phát hiện tính chưa đúng về thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì Cục trưởng Cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu ra quyết định truy thu.

- Trường hợp phát hiện việc tính thuế chưa đúng do doanh nghiệp có hành vi trốn lậu thuế thì ngoài việc truy thu thuế thì còn phải phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Trường hợp do các Cục thuế tỉnh, thành phố hay cơ quan thanh tra tài chính tỉnh, thành phố phát hiện doanh nghiệp có hành vi trốn lậu thuế và quyết định truy thu thuế và phạt thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp, đôn đốc thu nộp và xử lý cưỡng chế theo quy định hiện hành.

 

VII. Riêng về việc xử lý thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cửa hàng miễn thuế, Tổng cục Hải quan đang trao đổi thêm với Bộ Tài chính và sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể sau.

Trên đây là hướng dẫn của Tổng cục Hải quan để triển khai thực hiện Thông tư 84/1997/TT/BTC. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo gấp về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra thu thuế XNK để xử lý kịp thời).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi