Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1538/GSQL-GQ3 2018 giám sát hàng hóa qua cửa khẩu Vĩnh Xương, An Giang
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1538/GSQL-GQ3
Cơ quan ban hành: | Cục Giám sát quản lý về Hải quan | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1538/GSQL-GQ3 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Nhất Kha |
Ngày ban hành: | 24/05/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 1538/GSQL-GQ3
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1538/GSQL-GQ3 | Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty Gemadept Shipping
(Đ/c: Số 06 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 001/2018 ngày 23/4/2018 của Công ty Gemadept Shipping về kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến việc giám sát hàng hóa qua cửa khẩu Vĩnh Xương - An Giang tại các văn bản quy phạm pháp luật, Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Vướng mắc nêu trên của Công ty khi xây dựng Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đã xem xét, nghiên cứu và đối chiếu với quy định của Luật Hải quan, Luật Thương mại để quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc này, theo đó:
1. Về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh:
Ngày 20/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, theo đó, tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP), đã quy định trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập và trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất đối với việc giám sát hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy nội địa, trong đó đã quy định cụ thể như sau:
- Đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: “Trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa vào Việt Nam không thể kiểm tra tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển và không thực hiện được việc niêm phong hải quan, giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa”.
- Đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: “Trường hợp hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy nội địa ra nước ngoài, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất căn cứ thông tin về lộ trình, thời gian vận chuyển, các cảnh báo (nếu có) để quyết định việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển”.
- Đối với trách nhiệm người khai hải quan: “Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong, hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyển”.
Như vậy, vướng mắc liên quan đến công tác niêm phong hải quan và kiểm tra niêm phong hải quan đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đã được tiếp thu và quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ. Theo đó, khi hàng hóa quá cảnh vận chuyển đến nếu không thể kiểm tra tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển và không thực hiện niêm phong hải quan thì giao người khai chịu trách nhiệm bảo quản sau: nguyên trạng hàng hóa, đối với hàng quá cảnh vận chuyển đi Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất căn cứ thông tin về lộ trình, thời gian vận chuyển, các cảnh báo (nếu có) để quyết định việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển, tức là hạn chế tối đa việc kiểm tra niêm phong.
Đồng thời tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC cũng quy định trách nhiệm của doanh nghiệp phải sử dụng phương tiện vận tải gắn thiết bị theo dõi hành trình và kết với Chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, Chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến trong trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện để vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại bằng đường thủy nội địa.
2. Về công tác giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng đường thủy nội địa quy định tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC:
Theo đó, tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung đã quy định hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container từ cảng này đến cảng khác được dỡ xuống phương tiện vận tải đường thủy hoặc để trên tàu xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp để vận chuyển đến cửa khẩu xuất nếu còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển thì không phải niêm phong hải quan.
Như vậy, đối với các kiến nghị của Công ty liên quan đến việc niêm phong hải quan, công tác kiểm tra giám sát của Hải quan cửa khẩu tại cảng thủy nội địa giáp với biên giới Campuchia đã được xem xét, nghiên cứu quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng phù hợp với đặc thù tại khu vực cửa khẩu này nhưng vẫn đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan trả lời nội dung trên để Công ty được biết./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |