Quyết định 533-VP của Bộ Giao thông Vận tải công bố điều lệ tạm thời tổ chức Đoạn bảo dưỡng đường bộ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 533-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 533-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Dương Bạch Liên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 25/04/1963 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 533-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
|
Số : 533-VP
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 1963 |
QUYẾT ĐỊNH
Công bố điều lệ tạm thời tổ chức Đoạn bảo dưỡng đường bộ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 160-CP ngày 09-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giao thông Vận tải;
Căn cứ Thông tư số 40-TT ngày 14-02-1962 quy định về tổ chức lực lượng bảo dưỡng đường ô tô thuộc trung ương quản lý.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Công bố điều lệ tạm thời tổ chức Đoạn bảo dưỡng đường bộ.
Điều 2. – Ông Chánh văn phòng Bộ, các ông Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc Bộ có liên quan, các ông Giám đốc Sở, Trưởng Ty giao thông vận tải và các ông Đoạn trưởng Đoạn bảo dưỡng đường bộ có trách nhiệm thi hành điều lệ này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU LỆ TẠM THỜI
TỔ CHỨC ĐOẠN DƯỠNG ĐƯỜNG BỘ
Chương 1
TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐOẠN BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 1.- Đoạn bảo dưỡng đường bộ phụ trách công tác giữ gìn tu sửa thường xuyên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản hạt của mình được tốt, bảo đảm công việc giao thông vận tải không bị gián đoạn trong địa phương mình.
Điều 2. – Đoạn bảo dưỡng đường bộ là một đơn vị sản xuất cơ sở hoạt động theo chế độ đảm bảo dự toán định mức chi, tiến dần lên thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
Điều 3. - Đoạn bảo dưỡng đường bộ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Sở, Ty giao thông vận tải địa phương đồng thời chịu sự lãnh đạo của Cục Vận tải đường bộ.
Điều 4. - Đoạn bảo dưỡng đường bộ có nhiệm vụ như sau:
1. Tổ chức tu sửa bảo dưỡng thường xuyên đường cầu, phà và vật liệu kiến trúc trên đường đảm bảo công việc vận tải được thông suốt an toàn và năng lực thông qua của đường sá ngày càng nâng cao.
2. Tiến hành việc đăng ký tuần tra thường xuyên nắm vững tình trạng đường cầu, phà, để bảo dưỡng tiền tu, phát hiện những chỗ hư hại, đề nghị kế hoạch sửa chữa trung đại tu kịp thời.
3. Tổ chức quản lý tốt các bến phà trên các tuyến đường thuộc địa phận mình, bảo đảm sự qua lại của các phương tiện và hành khách được an toàn, nhanh chóng thuận tiện, không ngừng cải tiến việc chuyên chở và bảo dưỡng tốt các thiết bị của bến phà.
4. Tổ chức việc trồng cây, khai thác, tận dụng đất đai ven đường, làm cho đường sá tốt đẹp, bền, đồng thời thu hoa lợi ven đường thực hiện dần phương châm lấy đường nuôi đường.
5. Thu tiền cước qua phà và cùng với các Sở, Ty giao thông thu các khoản tiền phí tổn sửa đường trong địa phương mình.
6. Nghiệm thu các công trình trung đại trung ương mặt đường, cầu cống, phà và giúp Cục nghiệm thu những công trình làm mới lớn để quản lý.
7. Tuyên truyền giáo dục nhân dân tuân theo các luật lệ giao thông, chính sách bảo dưỡng đường, theo dõi kiểm tra việc thi hành các luật lệ, chính sách đó trong những trường hợp cần thiết, cùng tham gia với Công an xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông.
8. Trong điều kiện có thể tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thuộc khi vực ven đường xây dựng phát triển và củng cố đường sá nông thôn, đồng thời kết hợp giới thiệu với cơ quan vận tải những khối hàng để kết hợp vận chuyển hai chiều.
9. Tiến hành công tác bảo vệ hệ thống đường cầu, phà, chống bão lũ, đảm bảo cho giao thông được thông suốt. Đồng thời phối hợp với Chính quyền và vận động nhân dân địa phương tham gia công tác bảo vệ cầu, đường, phà, chống âm mưu phá hoại của địch.
10. Thường xuyên kiểm tra, giữ gìn và sửa chữa hệ thống biển báo hiệu, cọc an ninh, cột số theo đúng quy cách đã hướng dẫn.
Để đảm bảo tốt nhiệm vụ trên, các Đoạn bảo dưỡng đường bộ phải:
1. Thực hiện các chỉ tiêu quy tắc kỹ thuật bảo dưỡng và không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, lập kế hoạch vật liệu thiết bị, quản lý sử dụng tốt kế hoạch vật liệu thiết bị.
2. Lập kế hoạch công tác hàng năm, quý tháng theo chỉ tiêu nhiệm vụ của trên giao cho và quản lý thực hiện vượt định mức kế hoạch đó.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, hàng năm lập kế hoạch thu chi tài vụ, kế hoạch lao động tiền lương v .v… và tổ chức thực hiện các mặt kế hoạch ấy đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn đã được phê chuẩn chống mọi hiện tượng để xẩy ra lãng phí, tham ô.
4. Căn cứ vào điều lệ tổ chức bộ máy và yêu cầu quản lý kinh tế, hàng năm của Đoàn, lập bản định viên nhân viên quản lý hành chính, trình cấp trên duyệt. Sau khi đã được phê chuẩn chấp hành nghiêm chỉnh kỹ thuật biểu định viên.
5. Quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên của Đoạn thực hiện tốt các chính sách có liên quan đến cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên.
6. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiền lương, công tác bảo hộ lao động và không ngừng mở rộng phong trào thi đua lao động.
Điều 5. - Mỗi đoạn bảo dưỡng đường bộ do một đoạn trưởng lãnh đạo và có một hoặc hai Đoạn phó, Đoạn trưởng, Đoạn phó do Bộ quyết định bổ nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Sở, Ty giao thông và Cục vận tải đường bộ.
Đoạn trưởng, đoạn bảo dưỡng đường bộ có trách nhiệm lãnh đạo toàn thể cán bộ công nhân viên trong Đoạn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo điều 4 ở trên, bảo đảm hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất của Đoạn.
Điều 6. - Đoạn trưởng Đoạn bảo dưỡng đường bộ có những quyền hạn:
1. Căn cứ vào nhiệm vụ và quy tắc chung, đề ra những biện pháp kỹ thuật cấp thiết để bảo đảm đường cầu phà luôn luôn tốt, an toàn.
2. Được mở sổ sách kế toán và có tài khoản riêng ở các Ngân hàng Nhà nước, chi phí Tài vụ của Đoạn theo Kế hoạch đã được duyệt đúng chế độ chính sách chung.
3. Tham gia nghiệm thu các công trình trung đại trung ương hoặc xây dựng mới. Nếu thấy không bảo đảm chất lượng kỹ thuật có quyền kiến nghị sửa chữa lại hoặc từ chối không nhận.
4. Căn cứ vào định viên và kế hoạch lao động được duyệt có quyền sử dụng điều hòa cán bộ công nhân, tuyển dụng công nhân được cấp trên chuẩn y, có quyền khen thưởng kỷ luật và đề nghị lên cấp trên khen thưởng kỷ luật cán bộ công nhân trong Đoạn.
5. Có quyền đề nghị truy tố trước Tòa án Nhân dân những phạm vi vi phạm luật lệ giao thông hoặc làm tổn hại đến việc bảo dưỡng đường sá, và lợi ích chung ven đường.
Điều 7. - Đoạn bảo dưỡng đường bộ có con dấu riêng theo thể thức quy định. Ngoài ra do tính chất công tác phân tán, các Hạt đường, bến phà được dùng con dấu riêng trong nội bộ và liên hệ với địa phương trong những trường hợp cần thiết(Cục vận tải đường bộ sẽ quy định chi tiết).
Điều 8. - Tổ chức bộ máy Đoạn, căn cứ vào chiều dài của Đoạn đường, tính chất của từng đường, số lượng bến phà và lưu lượng hàng ngày để xác định:
a) Căn cứ vào cây số đường của từng địa phương hiện nay, Bộ tạm thời quy định ba loại đoạn ở hệ thống đường trung ương như sau:
- Đoạn loại 1: Từ 250 cây số đường trở lên với lưu lượng vận chuyển hàng ngày trên 200 xe.
- Đoạn loại 2: Từ 140 cây số đến 258 cây số với lưu lương vận chuyển hàng ngày từ 100 đến 200 xe.
- Đoạn loại 3: Từ 140 cây số đường trở xuống, với lưu lượng vận chuyển hàng ngày dưới 100 xe.
Trên đây quy định chung về nguyên tắc, song đi vào cụ thể cần được xác định chi tiết giữa số lượng cây số đường, lưu lượng xe và tính chất đặc điểm của từng đoạn do Cục vận tải đường bộ quy định.
b) Bộ máy của Đoạn gồm:
1. Đoạn trưởng có các bộ máy giúp việc như sau:
- Bộ phận kỹ thuật kế hoạch;
- Bộ phận tài vụ kế toán;
- Bộ phận nhân sự, lao động tiền lương, hành chính;
Đoạn trưởng, Đoạn phó phân công trực tiếp làm việc với từng cán bộ, nhân viên thuộc Văn phòng Đoạn.
2. Mỗi Hạt đường phụ trách từ 30 đến 40 cây số do một hạt trưởng phụ trách, dưới Hạt phân chia thành các Cung mỗi Cung phụ trách từ 8-10 cây số do một trưởng Cung phụ trách không thoát ly sản xuất.
Tùy theo khối lượng cũng như địa lý có thể không tổ chức thành Hạt mà do Đoạn trực tiếp với Cung trưởng.
3. Những đoạn phụ trách từ 300m cầu sắt trở lên, được thiết lập Hạt cầu do một Hạt trưởng phụ trách các Tổ công nhân. Đoạn dưới 500m thì tổ chức một tổ công nhân chuyên trách trung ương sửa.
4. Đối với những bến phà thuộc các tuyến đường trung ương quản lý do Đoạn bảo dưỡng phụ trách tổ chức như sau:
- Những bến phà do tính chất quan trọng, lựu lượng vận chuyển nhiều liên tục ngày đêm phải dùng nhiều ca kíp, có thiết bị bằng cơ giới được tổ chức thành một đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ có một bến trưởng phụ trách trực tiếp sự lãnh đạo của Đoạn;
- Những bến phà lưu lượng bình thường vận chuyển không liên tục, hoạt động theo chế độ thu chi, do một bến trưởng phụ trách trực tiếp sự lãnh đạo của Đoạn;
- Những bến phà lưu lượng ít (bất thường lúc có, lúc không) cũng theo chế độ thu chi do một bến trưởng phụ trách. Tùy theo có thể đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đoạn hoặc Hạt.
Những bến phà này ngoài việc túc trực chuyên chở còn được Đoạn giao thêm nhiệm vụ bảo dưỡng đường gần bến hoặc sản xuất nguyên liệu cần thiết.
Điều 9. – Tính chất nhiệm vụ của các đơn vị sản xuất của Đoạn:
1. Các Hạt trưởng là những đơn vị trực tiếp sản xuất của Đoạn chịu trách nhiệm trước Đoạn trưởng lãnh đạo trực tiếp cán bộ công nhân trong Hạt thi hành tốt chín nhiệm vụ bảo dưỡng đường (như điều 4) trong phạm vi Hạt đảm bảo chất lượng kỹ thuật và hoàn thành vượt mức kế hoạch; ngoài ra Hạt có nhiệm vụ quản lý sử dụng tốt các cán bộ công nhân trong Hạt, không ngừng động viên thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và sức khỏe cho cán bộ công nhân trong Hạt.
2. Các bến phà là những đơn vị trực tiếp sản xuất của Đoạn có nhiệm vụ:
a) Tổ chức quản lý việc chuyên chở phương tiện và hành khác đi lại nhanh chóng, trật tự và an toàn trong bến (kể cả trên bến và dưới sông)
b) Quản lý bảo vệ các thiết bị của bến, đảm bảo công tác bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, phà, ca-nô được tốt, an toàn, kịp thời phát triển những thiết bị không đảm bảo an toàn, đề xuất với Đoạn sửa chữa.
c) Quản lý thu chi tài vụ theo chế độ kế toán tài vụ quy định cho từng loại bến.
d) Chăm lo đời sống vật chất tinh thần sức khỏe, sử dụng hợp lý sức lao động của công nhân, không ngừng động viên thi đua để nâng cao năng suất lao động.
3. Các Hạt cầu là những đơn vị trực tiếp sản xuất của Đoạn có nhiệm vụ bảo dưỡng sửa chữa cho các cầu cống, phà và thiết bị trên đường, các dụng cụ hoạt động của Đoạn; không ngừng cải tiến những dụng cụ phương tiện phục vụ cho công tác bảo dưỡng đường cầu phà; quản lý sử dụng tốt cán bộ công nhân trong Hạt, không ngừng động viên thi đua nâng cấp năng suất lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và sức khỏe cho cán bộ công nhân trong Hạt.
Điều 10. - Ở những địa phương khối lượng quản lý cầu đường phà của trung ương và của địa phương ít, xét thấy tổ chức bộ máy riêng tốn kém và cồng kềnh, có thể giao nhiệm vụ quản lý cho Đoạn bảo dưỡng đường trung ương trực tiếp lãnh đạo toàn diện, nhưng những chi phí về nguyên vật liệu nhân công và các chi phí khác để phục vụ tuyến đường địa phương thì do kinh phí địa phương đài thọ và được mở tài khoản riêng (một tài khoản kinh phí đường bộ địa phương). Những Đoạn được giao nhiệm vụ kết hợp phải được Cục Vận tải đường bộ duyệt y.
Chương 2
QUAN HỆ LÃNH ĐẠO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TY GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ CỤC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VỚI ĐOẠN BẢO DƯỠNG
Điều 11. – các sở, ty giao thông vận tài có trách nhiệm sau đây đối với đoạn bảo dưỡng đường bộ:
1. Căn cứ vào chủ trương và những quy định và tổ chức biên chế của Bộ, chịu trách nhiệm lãnh đạo hướng dẫn các Đoạn trong việc xây dựng củng cố lực lượng bảo dưỡng; đảm bảo yêu cầu của Bộ và tạo những điều kiện vật chất và giáo dục tư tưởng nghiệp vụ cho lực lượng bảo dưỡng ngày càng vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn và kiểm tra các Đoạn thực hiện các chủ trương kế hoạch công tác, chỉ tiêu kỹ thuật và các quy trình quy tắc, luật lệ chính sách về bảo dưỡng cầu phà của Bộ quy định.
3. Giúp Bộ quản lý cán bộ công nhân của Đoạn, lãnh đạo Đoạn trong việc sử dụng, bồi dưỡng, thi hành đầy đủ các chế độ chính sách đồng thời lãnh đạo trực tiếp phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm, khen thưởng kỷ luật và đề nghị lên cấp trên khen thưởng kỷ luật cán bộ công nhân viên.
4. Đề xuất ý kiến và tham gia với Bộ trong việc định các nhiệm vụ kế hoạch bảo dưỡng hàng năm, quý. Khi kế hoạch được Bộ giao cho Đoạn, có trách nhiệm hướng dẫn lãnh đạo Đoạn thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Bộ giao.
5. Chịu trách nhiệm thẩm tra và lập kế hoạch sửa chữa trung đại trung ương đường theo đề nghị của Đoạn bảo dưỡng đường bộ.
Điều 12. - Cục Vận tải đường bộ có những trách nhiệm sau đây đối với các Đoạn bảo dưỡng đường bộ:
1. Lập kế hoạch công tác bảo dưỡng đường cầu phà hàng năm và hàng quý trình Bộ trưởng duyệt, sau khi kế hoạch được duyệt quản lý việc thực hiện kế hoạch đó. Trong quá trình Đoạn thực hiện thường xuyên nắm tình hình và đề ra những biện pháp cho Đoạn và Sở, Ty giao thông để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Quản lý việc thu chi tài vụ của các Đoạn, xét và lập kế hoạch thu chi Tài vụ, xây dựng và hướng dẫn các chế độ và biện pháp quản lý Tài vụ.
3. Lãnh đạo các Đoạn thực hiện những quy trình chế độ thể lệ chính sách do Bộ ban hành; tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm về kỹ thuật, quản lý và cấp các thiết bị đường cầu phà.
4. Quản lý tổ chức biên chế, xây dựng và hướng dẫn thi hành các chế độ chính sách tiền lương, cán bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, đào tạo bồi dưỡng về kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ; xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho đơn vị và cá nhân có thành tích theo đề nghị của Đoạn và Sở, Ty Giao thông giúp Bộ quản lý cán bộ cấp Đoạn.
Điều 13. – Quy định một số nguyên tắc làm việc giữa các tổ chức như sau:
1. Việc lập và quản lý kế hoạch: Căn cứ theo chỉ tiêu kiểm tra của Bộ và hướng dẫn lãnh đạo của Sở, Ty giao thông. Đoạn lập kế hoạch sản xuất, tài vụ, lao động, biện pháp kỹ thuật thông qua Sở, Ty giao thông báo cáo về Cục Vận tải đường bộ xét tổng hợp trình Bộ duyệt. Nhưng chỉ tiêu kiểm tra hàng năm trước khi gửi xuống Đoạn, Cục Vận tải đường bộ trao đổi bàn bạc với Sở, Ty giao thông để thống nhất ý kiến.
Sau khi kế hoạch được duyệt, Cục tiến hành giao nhiệm vụ cho Đoạn thi hành và thông báo kế hoạch đó cho các Sở, Ty giao thông biết để lãnh đạo Đoạn thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện kế hoạch, Cục Vận tải đường bộ quản lý kế hoạch năm, quý, Sở, Ty giao thông theo dõi kế hoạch tháng. Hàng quý các Đoạn báo cáo tình hình mọi mặt trong việc thực hiện kế hoạch về Cục Vận tải đường bộ, đồng báo cáo cho Sở, Ty giao thông cuối năm Đoạn tổng kết toàn bộ kế hoạch năm báo cáo về Sở, Ty giao thông và Cục Vận tải đường bộ.
2. Việc quản lý thu chi Tài vụ: Căn cứ vào kế hoạch chi Bộ duyệt, các Đoạn có trách nhiệm quản lý thực hiện, báo cáo dự quyết toán hàng tháng, quý về Cục Vận tải đường bộ đồng gửi cho các Sở, Ty giao thông vận tải. Các Sở, Ty giao thông có trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn Đoạn trong việc chấp hành kế hoạch và chế độ Tài vụ, phát hiện uốn nắn những thu chi của Đoạn không đúng chế độ.
3. Việc quản lý kỹ thuật vật liệu thiết bị: Cục Vận tải đường bộ quản lý chỉ đạo các Đoạn những tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ đạo thí điểm kỹ thuật cung cấp những thiết bị cho các Đoạn sơ kết tổng kết, những kinh nghiệm để phổ biến chung cho các Đoạn, Sở, Ty giao thông kiểm tra lãnh đạo Đoạn quản lý tốt chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị.
4. Việc quản lý tổ chức cán bộ: Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ và những chỉ tiêu của Bộ, Cục Vận tải đường bộ công bố bản định viên cho các Đoạn, đồng thông báo cho Sở, Ty giao thông Sở, Ty giao thông có trách nhiệm quản lý bố trí điều động tuyển dụng cán bộ, công nhân viên theo định viên, hàng tháng, quý các Đoạn báo cáo tình hình tổ chức bộ máy, tình hình thi hành các chế độ về Cục Vận tải đường bộ và Sở, Ty giao thông vận tải.
5. Báo cáo thỉnh thị: Hàng tháng, hàng quý các Đoạn báo cáo tình hình về mọi mặt (theo biểu mẫu thống nhất) về Cục vận tải đường bộ và Sở, Ty giao thông.
- Mọi yêu cầu để giải quyết những khó khăn mắc mứu, Đoạn trực tiếp thỉnh thị xin ý kiến giải quyết các Sở, Ty giao thông, những vấn đề thuộc về chủ trương công tác trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của Cục Vận tải đường bộ thì Đoạn trực tiếp thỉnh thị xin ý kiến lãnh đạo của Cục. Nhưng những ý kiến giải quyết của Cục, Đoạn phải báo cáo lại cho Sở, Ty giao thông vận tải địa phương.
Chương 3
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. - Việc tiến hành thực hiện các điều quy định về tổ chức bộ máy Đoạn bảo dưỡng đường bộ mỗi cấp trong phạm vi trách nhiệm của mình tiến hành củng cố xây dựng bộ máy Đoạn với tinh thần khẩn trương tích cực, làm cho bộ máy Đoạn hoàn thiện theo điều lệ này trong năm 1963.
Điều 15. – Trong quá trinh thi hành điều lệ này gặp những mắc mứu khó khăn các cấp báo cáo về Bộ, đồng thời trong quá trình thi hành các cấp có trách nhiệm xây dựng những bổ sung chi tiết báo cáo về Bộ để kịp thời bổ sung cho hoàn chỉnh hơn.
Ban hành kèm theo Quyết định số 533-VP ngày 25-4-1963.