Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 39/2013/QĐ-UBND Đắk Lắk Quy định phân công, phân cấp về chất lượng công trình xây dựng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 39/2013/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 39/2013/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hoàng Trọng Hải |
Ngày ban hành: | 26/12/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Quyết định 39/2013/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 39/2013/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đắk Lắk, ngày 26 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
---------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;
Căn cứ Thông Tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng, Quy định một số chi tiết về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng, Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Lắk tại Tờ trình số 103/TTr-SXD, ngày 21/202013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tổ chức thực hiện, kiểm tra và định kỳ 6 tháng hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Quyết định này về UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 07/6/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN (đã ký) |
QUY ĐỊNH
Phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2013/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định này phân công, phân cấp cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, thẩm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
b) Ngoài việc các quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại Quy định ban hành kèm theo quyết định này còn thực hiện theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng, Quy định một số chi tiết về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng, Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng của tỉnh; UBND cấp huyện, chủ đầu tư xây dựng công trình; các tổ chức cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và các tổ chức cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
1. Sở Xây dựng quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo pháp luật và cấp công trình như sau:
a) Công trình dân dụng: Tiêu chuẩn cấp III trở lên, trừ các công trình đã nêu tại Điểm a, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 6 của điều này; Đối với công trình nằm trong khu, cụm công nghiệp không phân biệt cấp.
b) Công trình công nghiệp: Công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không phân biệt cấp, bao gồm: công trình nhà máy xi măng, mỏ khai thác vật liệu xây dựng và công trình sản xuất vật liệu xây dựng.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Tiêu chuẩn từ cấp III trở lên.
2. Sở Giao thông vận tải quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân loại và cấp công trình như sau:
a) Các công trình giao thông không phân biệt cấp, bao gồm: Đường sắt, Cầu, Hầm, Công trình đường thủy nội địa, sân bay, hệ thống cáp treo vận chuyển người và công trình trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
b) Công trình đường bộ và các công trình giao thông còn lại: Tiêu chuẩn từ cấp III trở lên.
3. Sở Công Thương quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân loại và cấp như sau:
a) Các công trình công nghiệp không phân biệt cấp gồm: Nhà máy chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và khó chứa vật liệu nổ công nghiệp; công trình Công nghiệp nằm trong khu, cụm công nghiệp.
b) Công trình công nghiệp khác còn lại: Tiêu chuẩn từ cấp III trở lên, trừ các công trình công nghiệp vật liệu xây dựng đã nêu tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ cấp IV trở lên trừ các công trình thủy lợi đã nêu tại Điểm đ, Khoản 5 và Điểm đ Khoản 6 của điều này.
5. UBND thành phố Buôn Ma Thuột quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý, được phân theo loại, cấp và quy mô công trình cụ thể như sau:
a) Công trình dân dụng: Tiêu chuẩn cấp IV và cấp III có quy mô;
- Công trình 02 tầng có tổng diện tích sàn 500m2;
- Đối với công trình nhà lớp học 08 phòng.
b) Công trình công nghiệp: Tiêu chuẩn cấp IV, trừ các công trình bao gồm: Nhà máy chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, công trình nằm trong khu, cụm công nghiệp.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Tiêu chuẩn cấp IV.
d) Công trình giao thông: Tiêu chuẩn cấp IV, trừ các công trình Đường sắt, Cầu, Hầm, Công trình đường thủy nội địa, sân bay và công trình trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
đ) Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi tiêu chuẩn cấp IV có nguồn vốn thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của thành phố Buôn Ma Thuột.
6. Phân cấp cho UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý, được phân loại theo loại, cấp và quy mô công trình, cụ thể như sau:
a) Công trình dân dụng: Tiêu chuẩn cấp IV và cấp III có quy mô:
- Công trình 01 tầng có tổng diện tích xây dựng 500m2;
- Công trình 02 tầng có tổng diện tích sàn 350m2, riêng đối với công trình bao gồm: Nhà máy chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, công trình nằm trong khu, cụm công nghiệp.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Tiêu chuẩn cấp IV.
d) Công trình giao thông: Tiêu chuẩn cấp IV, trừ các công trình Đường sắt, Cầu, Hầm, Công trình đường thủy nội địa, sân bay và công trình trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
đ) Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi tiêu chuẩn cấp IV có nguồn vốn thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của các huyện và thị xã Buôn Hồ.
Điều 3. Các nội dung thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng:
1. Sở Xây dựng: Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh; trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình như sau:
a) Hướng dẫn UBND cấp huyện, các chủ đầu tư, tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
b) Lập kế hoạch và kiểm tra định kỳ về chất lượng công trình xây dựng, việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình theo phân cấp quản lý tại khoản 1, Điều 2 của Quy định này; kiểm tra đột xuất đối với tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh khi có yêu cầu của các cấp, thông tin phản ảnh, phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.
c) Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và của UBND cấp huyện.
d) Phối hợp kiểm tra chất lượng công trình chuyên ngành khi được các Sở quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành yêu cầu, chủ trì tổ chức đoàn kiểm tra chất lượng liên ngành đối với các loại công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh khi cần thiết.
đ) Tổng hợp các báo cáo về tình hình chất lượng theo định kỳ hằng năm từ UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột và các Sở quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành để lập báo cáo UBND tỉnh và tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm theo quy định. Thực hiện báo cáo đột xuất về tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng khi UBND tỉnh yêu cầu.
2. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp tại Khoản 2, 3 và Khoản 4, Điều 2 của Quy định này, cụ thể như sau:
a) Hướng dẫn UBND cấp huyện, các chủ đầu tư, tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình theo phân cấp trên địa bàn tỉnh, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch và kiểm tra định kỳ, thực hiện kiểm tra đột xuất về chất lượng công trình xây dựng, việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện trong việc kiểm tra hoặc xử lý vi phạm các công trình chuyên ngành khi có yêu cầu.
d) Báo cáo định kỳ về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp về UBND tỉnh và sở Xây dựng trước ngày 05 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
3. UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp tại Khoản 5 và Khoản 6, Điều 2 của Quy định này, cụ thể như sau:
a) Hướng dẫn UBND cấp xã, chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn theo phân cấp thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
b) Lập kế hoạch và kiểm tra định kỳ, thực hiện kiểm tra đột xuất về chất lượng công trình, việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình.
c) Tham gia phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc kiểm tra các công trình trên địa bàn khi có yêu cầu.
d) Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định tại điều 37, Điều 38 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
đ) Báo cáo định kỳ về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn về UBND tỉnh và Sở Xây dựng trước ngày 05 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Các nội dung liên quan đến việc kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo Điều 32, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 4. Phân công thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế, kiểm tra nghiệm thu đối với các công trình được quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP:
1. Sở Xây dựng thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng (sau đây gọi tắt là thẩm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra nghiệm thu) đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phân theo loại và quy mô cấp công trình như sau:
a) Công trình dân dụng: Tiêu chuẩn cấp III đến cấp II, trừ các công trình đã nêu tại Điểm a, Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 của điều này; Nhà ở riêng lẻ từ 07 tầng trở lên.
b) Công trình công nghiệp: Công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cấp III và cấp II, cụ thể như sau: Công trình xây dựng nhà máy xi măng, Mỏ khai thác vật liệu xây dựng và các công trình xây dựng vật liệu xây dựng.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Tiêu chuẩn từ cấp III đến cấp II; đối với công trình sử dụng vốn khác (không thuộc ngân sách nhà nước) cấp II.
2. Sở Giao thông vận tải thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế và nghiệm thu đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo loại và cấp công trình như sau:
a) Công trình đường bộ, cầu, hầm: Tiêu chuẩn từ cấp III đến cấp II; các công trình có nguồn vốn khác (không thuộc ngân sách nhà nước) cấp II.
b) Các công trình thuộc loại công trình giao thông còn lại không phân biệt cấp, bao gồm: Đường sắt, Công trình đường thủy nội địa, sân bay, hệ thống cáp treo vận chuyển người.
3. Sở Công thương thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế và nghiệm thu đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Các công trình công nghiệp từ cấp IV đến cấp II, bao gồm: Nhà máy chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
b) Công trình đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất alumin từ cấp III đến II và các công trình công nghiệp khác trừ công trình đã quy định tại Điểm b, Khoản 1 điều này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm tra hồ sơ thiết kế và nghiệm thu đối với các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ cấp IV đến cấp II trừ các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nêu tại Điểm c, Khoản 5 và Điểm c Khoản 6 Điều này.
5. UBND thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế, kiểm tra nghiệm thu đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND thành phố, được phân loại và cấp cụ thể như sau:
a) Công trình dân dụng: Công trình cấp III có quy mô 02 tầng có tổng diện tích sàn 500m2, riêng đối với công trình nhà lớp học 08 phòng.
b) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Công trình xử lý chất thải rắn độc hại, tiêu chuẩn cấp IV.
c) Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi tiêu chuẩn cấp IV.
6. UBND các huyện và thị xã Buôn Hồ thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế, kiểm tra nghiệm thu đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của các Huyện và thị xã Buôn Hồ, được phân loại và cấp cụ thể như sau:
a) Công trình dân dụng: Tiêu chuẩn cấp III có quy mô:
- Công trình 01 tầng có tổng diện tích xây dựng 500m2;
- Công trình 02 tầng có tổng diện tích sàn 350m2, riêng đối với công trình nhà lớp học 06 phòng.
b) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Công trình xử lý chất thải rắn độc hại, tiêu chuẩn cấp IV.
c) Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi tiêu chuẩn cấp IV.
7. Một số quy định khác liên quan đến công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra nghiệm thu:
- Trình tự và nội dung triển khai thẩm tra hồ sơ thiết kế được thực hiện theo các Điều 4, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD và Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ; trình tự và nội dung kiểm tra nghiệm thu được thực hiện theo Điều 24 Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Khoản 2, Khoản 3, Điều 32 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
- Đối với công trình cấp III và cấp II các loại trên địa bàn của tỉnh do Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình chuyên ngành, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng là cấp quyết định đầu tư thì không thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra nghiệm thu theo quy định tại Quy định này.
Điều 5. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột và các Sở được phân công thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế và Kiểm tra nghiệm thu:
1. Cung cấp cho chủ đầu tư các nội dung cụ thể về chỉnh sửa, khối lượng cắt giảm, đơn giá định mức điều chỉnh (nếu có) khi được yêu cầu.
2. Xem xét ban hành quy trình nội bộ về trình tự các bước thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra nghiệm thu. Các quy trình này được niêm yết tại nơi tiếp nhận hồ sơ của cơ quan.
3. Tổng hợp báo cáo kết quả công tác thẩm tra gửi về Sở Xây dựng trước ngày 05 tháng 12 hằng năm để thống kê và quản lý, với các nội dung gồm: Số lượng công trình thẩm tra, công trình phải sửa đổi thiết kế, số kinh phí chiết giảm sau thẩm tra.
4. Đối với các Sở quản lý công trình chuyên ngành, mời Sở Xây dựng tham tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
5. Đối với UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột xem xét các phòng ban chuyên môn phù hợp để ủy quyền tham mưu thực hiện các nội dung được phân công tại Quy định này.
Điều 6. Một số quy định chung:
1. Chi tiết về phân cấp cho các loại công trình dược áp dụng theo quy định tại phụ lục số 01, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Trong một dự án có nhiều hạng mục có cấp và loại công trình khác nhau thì được thực hiện như sau:
a) Đối với cùng lại công trình thì hạng mục có cấp hoặc quy mô lớn nhất thuộc cấp nào được phân cấp quản lý thì cơ quan đó thực hiện quản lý chất lượng, thẩm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra nghiệm thu toàn bộ các hạng mục công trình trong dự án đó.
b) Đối với dự án có nhiều loại công trình, thì cơ quan chuyên môn được phân công, phân cấp quản lý đối với công trình chính của dự án sẽ chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quản lý chất lượng, thẩm tra hồ sơ thiết kế xây hoặc kiểm tra nghiệm thu đối với dự án đó.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có văn bản gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp và trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |