Quyết định 219-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 219-CT

Quyết định 219-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:219-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đồng Sĩ Nguyên
Ngày ban hành:15/06/1990Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 219-CT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 219-CT NGÀY 15-6-1990
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG KINH TẾ
PHÒNG HỘ XUNG YẾU VEN HỒ HOÀ BÌNH

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Xét dự án đầu tư "xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình" của Bộ Lâm nghiệp (tờ trình số 112-LN-KL ngày 24-1-1990);

Theo đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về việc phê duyệt dự án đầu tư này (văn bản số 387-UB-XD-NL ngày 7 tháng 5 năm 1990),

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1

Nay phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu hồ Hoà Bình theo những nội dung kinh tế - kỹ thuật chủ yếu sau:

1- Tên công trình: Vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình.

2- Địa điểm và phạm vi đất đai vùng dự án quản lý:

a) Địa điểm:

- Vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình gồm hai giải đất chạy dọc theo ven hồ có chiều dài 200 km tính từ đập chính công trình thuỷ điện Hoà Bình đến Tạ Bú (Sơn La); chiều rộng mỗi giải bình quân 2 km tính từ mép nước hồ lên.

- Có toạ độ địa lý:

Vĩ độ Bắc từ 20 độ đến 21 độ 30—

Kinh độ Đông từ 103 độ đến 106 độ

b) Phạm vi đất đai vùng dự án:

- Nằm trong địa phận hành chính của các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Mai Châu, thị xã Hoà Bình (tỉnh Hà Sơn Bình); Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Mộc Châu, Phù Yên (tỉnh Sơn La).

- Tổng diện tích tự nhiên: 79.740 hécta

Trong đó:

Đất vùng bán ngập: 8.000 hécta

Đất còn rừng: 13.091 hécta

3- Mục tiêu dự án:

- Nhanh chóng tạo được khả năng phòng hộ cao tại vùng xung yếu. Lập lại cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống vùng Tây Bắc.

- ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân vùng ven hồ, chấm dứt phát nương làm rẫy, tổ chức cuộc sống mới tiến bộ.

- Phát triển thành vùng kinh tế hàng hoá nông - lâm - ngư nghiệp và chế biến.

4- Nhiệm vụ:

- Kết hợp phòng hộ và sản xuất kinh doanh tạo ra các khu rừng vừa cho hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng phòng hộ cao bằng cách trồng rừng, tu bổ rừng và khoanh nuôi, bảo vệ nghiêm ngặt để tái sinh rừng trên diện tích đất lâm nghiệp còn lại.

- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày ở các triền núi thấp ven hồ và trên đất trồng rừng có điều kiện thực hiện nông - lâm kết hợp nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Khai thác vùng bán ngập ven hồ để sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Tận dụng mặt nước nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

- Bảo đảm điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, đời sống văn hoá cho nhân dân vùng dự án. Hoàn thành công tác định canh định cư ổn định cuộc sống nhân dân vùng lòng hồ chuyển ra.

5- Quy mô sản xuất:

- Trồng rừng nguyên liệu giấy: 30.000 hécta

- Khoanh nuôi, bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên: 30.000 hécta

- Trồng, kinh doanh cây công nghiệp (chè, dâu tằm...) và cây ăn quả: 3.700 hécta

- Đỗ tương: 1.000 hécta

- Lúa, màu: 3.252 hécta

- Chăn nuôi trâu bò, lợn, vịt, cá...

6- Các giải pháp công nghệ:

a) Bộ Lâm nghiệp xây dựng và ban hành quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật thâm canh riêng cho loại rừng trồng kinh doanh kết hợp phòng hộ để áp dụng cho khu vực dự án.

b) Việc chọn loại cây trồng, giải pháp kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng phải bảo đảm:

- Phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường và cho năng suất cao, khả năng tăng trưởng nhanh.

- Có cấu trúc rừng kín, rậm, chống phơi đất, chống xói lở đất, phát huy cao vai trò phòng hộ.

- Phù hợp với điều kiện lập địa và tiểu khí hậu, tạo ra hệ cân bằng sinh thái tự nhiên.

- Quá trình phát dọn trồng rừng và tổ chức khai thác rừng không làm phá vỡ từng mảng lớn thảm thực vật và tàn che của rừng.

c) Các giải pháp kinh doanh nông nghiệp: áp dụng theo quy trình, quy phạm của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, chú ý các biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng phòng hộ, giữ đất, giữ nước, chống xói mòn.

d) Các giải pháp giao thông vận tải:

Kết hợp giao thông thuỷ, bộ, lấy vận tải thuỷ là chính. Mở các bến cảng có liên quan đến các tuyến nhánh đường bộ vào các khu dân cư, khu sản xuất.

đ) Các giải pháp tổ chức xã hội và sản xuất:

- Các giải pháp tổ chức xã hội phải đảm bảo việc định cư ngay cho nhân dân vùng lòng hồ chuyển ra, tạo lập trong vùng dự án một kiểu đời sống kinh tế - xã hội mới "đời sống kinh tế - xã hội vùng hồ".

- Giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình để tổ chức sản xuất hàng hoá thông qua hợp đồng trực tiếp.

- Tổ chức quốc doanh đảm nhiệm toàn bộ dịch vụ kinh tế - kỹ thuật và quản lý để thực hiện tốt dự án. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Lâm nghiệp có thể điều chỉnh các lâm trường hiện đang thừa người, có thể sử dụng bộ đội, hoặc thu hút thêm lao động, hình thành các xí nghiệp quốc doanh kinh doanh tổng hợp: nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ.

7- Tổ chức - lao động:

- Dự án do ban quản lý công trình xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lưu vực sông Đà thuộc Bộ Lân nghiệp quản lý và tổ chức thực hiện.

- Lực lượng xây dựng chủ yếu là huy động tại chỗ. Các vùng xa làng, bản có thể huy động các trường học lực lượng quân đội và các tổ chức kinh tế khác để tham gia trồng rừng, sau đó giao lại cho các trạm kiểm lâm tổ chức quản lý, bảo vệ.

- Những khu rừng trồng rừng tập trung kết hợp định canh, định cư tại chỗ và điều thêm lao động ở các nơi đến, hình thành các bản, làng lâm nghiệp mới, kinh doanh tổng hợp.

8- Nhu cầu đầu tư:

a) Tổng nhu cầu đầu tư: 33 tỷ đồng.

Trong đó:

- Cải tạo đất và trồng rừng: 26,9 tỷ đồng

- Thiết bị: 1,2 tỷ đồng

- Các nhu cầu khác khoảng 4,9 tỷ đồng nhưng cần phải kiểm tra chặt chẽ.

b) Nguồn tài chính:

Công trình được huy động tài chính từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau, khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế, kể cả gọi đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào từng lĩnh vực của dự án.

Trước mắt, sử dụng 11,7 tỷ đồng thuộc vốn ngân sách Nhà nước và vốn đền bù di dân của công trình thuỷ điện Hoà Bình để quản lý bảo vệ, khôi phục rừng và tổ chức ổn định dân cư, chấm dứt nạn phá rừng làm nương rẫy.

9- Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả dự án này trong 6 năm (1190-1995) và hàng năm báo cáo kết quả tiến độ thực hiện dự án với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

10- Cho phép dự án được hưởng một số chính sách ưu đãi sau:

- Sử dụng vốn ngân sách ổn định bước đầu điều kiện ăn, ở và khai hoang xây dựng đất rừng cho dân cư trong vùng.

- Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất cây nguyên liệu giấy và cây công nghiệp. Đầu tư theo đúng mục đích kinh doanh được trả cả gốc và lãi vào lúc thu hoạch sản phẩm chu kỳ đầu.

- Sản phẩm do các hộ gia đình sản xuất ra được phép tự do mua bán, tiêu thụ.

- Miễn thuế đối với rừng trồng chu kỳ sản xuất đầu; miễn thuế đối với các vùng trồng cây công nghiệp trong thời gian 5 năm đầu, sau thời kỳ xây dựng cơ bản.

- Cho phép các gia đình thuê nhân công để thực hiện sản xuất theo hợp đồng đã ký với Nhà nước.

- Giao quyền sử dụng đất cho nhân dân để sản xuất kinh doanh theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước trong 50 năm.

 

Điều 2

Bộ trưởng các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Hà Sơn Bình và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi