Quyết định 2098/QĐ-TTg 2017 Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Núi Sam đến năm 2025

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2098/QĐ-TTg

Quyết định 2098/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2098/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:27/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Núi Sam, An Giang
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2098/QĐ-TTg ngày 27/12/2017.
Quy hoạch hướng tới mục tiêu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, khu du lịch này trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cùng với TP. Châu Đốc và các điểm du lịch lân cận…
Cụ thể, đến năm 2025, đón khoảng 06 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 800.000 lượt khách lưu trú; đến năm 2030, đón khoảng 07 triệu lượt khách và trong đó có trên 01 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.600 tỷ đồng vào năm 2025 và trên 6000 tỷ đồng vào năm 2030.
Thị trường khách du lịch chính mà Khu du lịch này hướng tới là khách nội địa; với quốc tế, chú trọng thu hút khách đến từ các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng đi qua các cửa khẩu quốc tế của An Giang và các tỉnh Lân Cận.
Khu du lịch ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, trong đó mục đích chính là việc hành hương, lễ Bà chúa Xứ, thăm lăng Thoại Ngọc Hầu và các điểm di tích khác. Bên cạnh đó, phát triển các loại hình tham quan, khám phá, du lịch thể thao.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký
Để tìm hiểu thêm về quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:
Quyết định 2098/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

 

Xem chi tiết Quyết định 2098/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 2098/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2098/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2098/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 2098/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2017

 
QUYẾT ĐỊNH
-------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thphát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Khu DLQG Núi Sam thuộc địa phận phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; có ranh giới: phía Đông Bắc giáp phường Châu Phú A, phía Đông Nam giáp phường Châu Phú B, phía Tây Bắc giáp kênh Vĩnh Tế, phía Tây Nam giáp đất nông nghiệp. Diện tích khu vực dự kiến tập trung phát triển thành Khu du lịch quốc gia là 1.487 ha.
a) Phát triển Khu DLQG Núi Sam trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về du lịch văn hóa - tâm linh, kết hợp đầu tư khai thác phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng để trở thành một điểm đến du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao và khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch.
b) Phát triển Khu DLQG Núi Sam gắn với bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy giá trị hệ thống di tích và thắng cảnh; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Phát triển Khu DLQG Núi Sam trong không gian kết nối với thành phố Châu Đốc và các tiềm năng du lịch quan trọng khác của tỉnh An Giang; đồng thời, chú trọng liên kết với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, với Thành phố Hồ Chí Minh và kết nối với Campuchia qua các cửa khẩu quốc tế của An Giang.
d) Phát triển Khu DLQG Núi Sam bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, kết hợp hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế và an sinh xã hội.
a) Mục tiêu chung
Phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG; đến năm 2030, Khu DLQG Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cùng với thành phố Châu Đốc và các điểm du lịch lân cận trở thành một điểm đến quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu về khách du lịch: Đến năm 2025 đón khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 800 ngàn lượt khách lưu trú. Đến năm 2030 đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng trên 1 triệu lượt khách lưu trú.
- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Năm 2025 đạt trên 2.600 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 6.000 tỷ đồng.
- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2025 tạo việc làm cho trên 5.000 lao động trực tiếp; đến năm 2030 tạo việc làm cho gần 9.000 lao động trực tiếp.
a) Phát triển thị trường khách du lịch
- Khách du lịch nội địa: là thị trường khách chính của Khu DLQG Núi Sam; trong đó, tập trung khai thác thị trường khách du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội; từng bước mở rộng thị trường khách vui chơi giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng. Chú trọng khai thác có hiệu quả khách du lịch nội vùng đồng bằng sông Cửu Long, khách du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên đi theo đoàn lớn.
- Khách du lịch quốc tế: Chú trọng thu hút thị trường khách quốc tế đến từ các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng đi qua các cửa khẩu quốc tế của An Giang và các tỉnh lân cận.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh, trong đó mục đích chính là việc hành hương, lễ Bà chúa Xứ, thăm lăng Thoại Ngọc Hầu và các điểm di tích khác. Bên cạnh đó phát triển các loại hình du lịch tham quan, khám phá, du lịch thể thao.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, cắm trại, dịch vụ vui chơi giải trí.
- Hình thành các sản phẩm du lịch liên kết với các địa bàn khác như kết hợp tham quan, mua sắm tại cửa khẩu Tịnh Biên, chợ biên giới Vĩnh Ngươn, Châu Đốc; đua bò vùng Bảy Núi; tham quan Núi Cấm, khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, rừng tràm Trà Sư, khu di tích Nhà mồ Ba Chúc, khu du lịch Búng Bình Thiên.
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
- Nguyên tắc tổ chức không gian phát triển du lịch: khai thác hợp lý giá trị và sự phân bố của hệ thống di tích, các điểm cảnh quan; hình thành mối liên hệ giữa các phân khu chức năng, giữa các điểm du lịch trong không gian quy hoạch nhằm tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa; có liên kết với các điểm du lịch lân cận; hạn chế tối đa chuyển đổi đất nông nghiệp và di chuyển dân cư; giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường, đời sống của người dân trong khu vực quy hoạch.
- Tập trung phát triển khu du lịch với 8 phân khu chức năng chính:
+ Phân khu đô thị cũ để bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống Châu Đốc: Tại đầu trục đường Nguyễn Văn Thoại, tiếp giáp sông Châu Đốc thuộc Khóm 5, phường Châu Phú A.
+ Phân khu công trình công cộng, nhà ở kết hợp dịch vụ, du lịch: Tại trục Châu Đốc - Núi Sam và trục đường Nguyễn Văn Thoại.
+ Phân khu công viên văn hóa du lịch, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng phục vụ khách du lịch: Giáp phân khu công trình công cộng, nhà ở kết hợp, dịch vụ, du lịch về phía Đông Nam.
+ Phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ phục vụ khách du lịch: Giáp trục Châu Đốc - Núi Sam, giáp phân khu công trình công cộng, nhà ở kết hợp dịch vụ, du lịch theo hướng Tây Nam.
+ Phân khu cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng của khách du lịch: Giáp khu công viên văn hóa du lịch, vui chơi giải trí, thể thao về phía Tây Nam.
+ Phân khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái: Giáp phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ phục vụ khách du lịch.
+ Phân khu nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp sạch (Eco-Farm): Giáp khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.
+ Phân khu du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội Núi Sam: Tại khu Núi Sam, phường Núi Sam.
d) Phát triển các tuyến du lịch chủ yếu
- Tuyến du lịch trong Khu DLQG Núi Sam:
+ Tuyến du lịch văn hóa - tâm linh Núi Sam kết hợp thăm lăng Thoại Ngọc Hầu và các điểm di tích khác;
+ Các tuyến du lịch tham quan, vui chơi giải trí tại các phân khu chức năng của Khu DLQG;
- Các tuyến du lịch nội tỉnh: kết nối từ Khu DLQG đến các điểm du lịch nổi bật trên địa bàn tỉnh An Giang như cửa khẩu Tịnh Biên, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Khu di chỉ Óc Eo (huyện Thoại Sơn), Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn), Búng Bình Thiên (huyện An Phú)...
- Các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế: Châu Đốc - Long Xuyên theo Quốc lộ 91 kết nối với thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh; Châu Đốc đi Hà Tiên theo kênh Vĩnh Tế; Châu Đốc đến BoKor, Sihanouk Ville (Campuchia, qua cửa khẩu Tịnh Biên); Châu Đốc đi Phnompenh, Tonle Sap, Siem Reap và Kampong Cham (Campuchia); thành phố Cần Thơ - thành phố Long Xuyên - thành phố Châu Đốc - PhnomPenh (theo sông Hậu).
đ) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Về cơ sở lưu trú: Phát triển buồng lưu trú cho khách du lịch đồng thời với việc đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở lưu trú hiện có, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nghiên cứu phân bố các cơ sở lưu trú ở cả trong Khu DLQG và các khu vực lân cận phù hợp quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm mật độ xây dựng và sức chứa của Khu DLQG. Hình thành các khu lưu trú du lịch có chất lượng cao gắn với không gian sinh thái (khu biệt thự cao cấp, khu nghỉ dưỡng sinh thái), gắn với sông nước hướng tới dòng khách có khả năng chi trả cao. Ưu tiên phát triển loại hình cơ sở lưu trú tại nhà dân (homestays).
- Cơ sở vui chơi giải trí: Ưu tiên phát triển các cơ sở vui chơi giải trí thể thao, vui chơi giải trí tổng hợp tại phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ; phân khu công viên văn hóa du lịch để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch và thu hút khách du lịch vào mùa thấp điểm.
- Cơ sở thương mại, dịch vụ, ăn uống: Phát triển các siêu thị, chợ truyền thống tại phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ. Từng bước hình thành các khu dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, chú trọng các sản phẩm gắn liền với đặc sản của địa phương. Đồng thời, nâng cấp các nhà hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách du lịch, phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống.
e) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
- Hệ thống giao thông:
+ Tuyến giao thông đối ngoại: nâng cấp tuyến tránh QL 91, tỉnh lộ 55A chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế, đường đê kênh Hòa Bình, tuyến đường kênh đào, đường dẫn cầu Cồn Tiên đến khu công viên văn hóa Núi Sam, đường trục chính nối đường Tôn Đức Thắng với khu du lịch sinh thái bãi bồi Vĩnh Mỹ. Nạo vét tuyến kênh Vĩnh Tế từ Châu Đốc đến Kiên Giang phục vụ phát triển du lịch.
+ Tuyến giao thông đối nội: nâng cấp, cải tạo đường lên đỉnh Núi Sam; tuyến đường vòng công viên văn hóa Núi Sam, đường Nguyễn Văn Thoại; nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Đạo Cật, đường Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Hồng Phong (đoạn từ 955A-N1) để điều tiết giao thông khu vực Núi Sam.
- Hệ thống cầu cảng, bãi đỗ xe, trạm dừng chân:
+ Xây dựng trạm dừng chân ở Núi Sam phục vụ khách du lịch, cầu Châu Đốc để kết nối với tuyến N1 vào khu du lịch Núi Sam nhằm điều tiết các phương tiện giao thông của du khách.
+ Nâng cấp bến tàu cao tốc Châu Đốc phục vụ khách du lịch đường sông; xây dựng mới cảng hành hành khách - dịch vụ du lịch.
+ Bãi đỗ xe và bến thuyền: xây dựng mới các bãi đỗ xe đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Xây dựng bến thuyền, bến tàu du lịch trên kênh Vĩnh Tế, kênh Bờ Sáng, kênh đào du lịch.
g) Định hướng đầu tư phát triển khu du lịch
- Giai đoạn trước 2025, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu DLQG và một số dự án quan trọng thuộc phân khu du lịch văn hóa - tâm linh Núi Sam, phân khu Công viên văn hóa du lịch và các khu vực khác để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Khu DLQG.
- Huy động hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển Khu DLQG Núi Sam, bao gồm: vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn huy động hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu chức năng theo quy hoạch để phát triển sản phẩm du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ một phần để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu DLQG Núi Sam; hỗ trợ một phần cho công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu Khu DLQG; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó chú trọng bảo vệ và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống của cộng đồng trong Khu DLQG.
a) Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Đề xuất mô hình quản lý Khu DLQG Núi Sam theo quy định của Luật du lịch và pháp luật liên quan để thống nhất quản lý các hoạt động đầu tư, phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, thắng cảnh Núi Sam; bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, lập quy hoạch xây dựng Khu DLQG, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng trong Khu DLQG. Tiến hành rà soát các dự án đã được phê duyệt trong Khu DLQG để bảo đảm theo đúng định hướng của quy hoạch này.
- Việc đầu tư xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng trong phạm vi Khu DLQG Núi Sam tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch xây dựng được duyệt, quy chế quản lý khu DLQG Núi Sam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tuyệt đối chấp hành khu vực khoanh vùng bảo vệ Khu di tích Núi Sam theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các quy định có liên quan.
- Việc chuyển giao đất quốc phòng về địa phương quản lý, sử dụng trong phạm vi Quy hoạch này thực hiện theo đúng quy định tại Điều 148 Luật đất đai.
- Bảo đảm hành lang bảo vệ nguồn nước; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng và các quy định pháp luật liên quan khác trong phạm vi Quy hoạch.
b) Giải pháp về đầu tư
- Nghiên cứu và đề xuất ban hành cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư theo hướng khuyến khích các dự án đầu tư đa năng kết hợp dịch vụ du lịch để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác bảo đảm hiệu quả đầu tư.
- Đẩy mạnh liên kết, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong nước; thúc đẩy phát triển các mô hình liên doanh, liên kết phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới.
c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Nhà nước hỗ trợ một phần từ ngân sách để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, lao động nghiệp vụ bậc cao.
- Nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp địa phương, đồng thời tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Chú trọng dạy nghề nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp, người dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch.
d) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
- Về thu hút thị trường:
+ Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Có chính sách kích cầu vào mùa thấp điểm nhằm khắc phục tính thời vụ của du lịch Núi Sam. Tập trung thu hút phân đoạn thị trường du lịch gắn với mục đích lễ hội kết hợp với hành hương; thị trường khách trẻ tuổi yêu thích khám phá, thể thao, sinh thái trải nghiệm nông nghiệp, tham quan vườn ươm, trang trại.
+ Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Chú trọng phát triển thị trường khách quốc tế đi đường bộ từ Thái Lan và Campuchia qua các cửa khẩu quốc tế của An Giang. Phát triển thị trường khách quốc tế khác thông qua các hãng lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về phát triển sản phẩm:
+ Ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với văn hóa - tâm linh, lễ hội.
+ Phát triển sản phẩm du lịch khám phá: thiết kế các tuyến du lịch khám phá Núi Sam kết hợp với chương trình tìm hiểu vườn thực vật; xây dựng trung tâm diễn giải môi trường và thông tin du lịch, hệ thống đường mòn, chòi vọng cảnh, điểm dừng chân, nhà vệ sinh và lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn.
+ Phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí: xây dựng hệ thống các cơ sở lưu trú đa dạng hướng tới các phân đoạn thị trường khác nhau; đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí với các tính chất, hình thức đa dạng.
+ Phát triển sản phẩm du lịch thể thao và tổ chức các sự kiện thể thao nhằm thu hút sự quan tâm của khách du lịch.
đ) Giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Hợp tác, liên kết quảng bá xúc tiến du lịch: Liên kết, hợp tác trong công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Khu du lịch trong Chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh và của vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Hợp tác, liên kết khai thác và phát triển thị trường: Chú trọng liên kết với các hãng lữ hành lớn, đặc biệt với các hãng lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hợp tác, liên kết trong phát triển sản phẩm: giữa Khu DLQG Núi Sam với các trọng điểm phát triển du lịch khác trong tỉnh An Giang; với các khu, điểm du lịch quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra những sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng có sức hấp dẫn hơn.
e) Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Thực hiện nghiêm túc công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích trong phạm vi Khu DLQG; xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch đóng góp tích cực và trách nhiệm cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo di sản, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường đối với Khu DLQG và thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các quy định về thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn; khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng các công nghệ để tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở dịch vụ du lịch trong phạm vi Khu DLQG.
- Tập trung triển khai các giải pháp thu gom, xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn loại B trước khi xả thải vào môi trường để phòng, chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
- Các dự án đầu tư cụ thể trong khuôn khổ quy hoạch phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội.
- Xây dựng và lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với ảnh hưởng bất lợi như: cạn kiệt nguồn nước, phòng chống xâm nhập mặn... và khắc phục giảm thiểu những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về biến đổi khí hậu.
g) Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội
- Tổ chức, hướng dẫn cộng đồng tham gia các dịch vụ du lịch phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể.
- Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng chuyển đổi ngành nghề theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần cho người dân. Chú trọng hỗ trợ đào tạo nghề, bảo đảm cuộc sống ổn định lâu dài cho người dân khi chuyển đổi ngành nghề lao động.
- Bảo đảm công bằng xã hội và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương; đồng thời ổn định cuộc sống cho người lao động thời vụ, giảm thiểu và quản lý xung đột xã hội có thể xảy ra.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, giá trị của thương hiệu điểm đến để bảo đảm hiệu quả bền vững từ hoạt động du lịch; thực hiện đúng nguyên tắc tham vấn cộng đồng với các kế hoạch phát triển du lịch và dịch vụ trong khu vực.
h) Giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng
- Sử dụng có hiệu quả đất đai để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch gắn với giữ gìn quốc phòng an ninh trong phạm vi Quy hoạch. Quá trình lập các đồ án quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư cụ thể tại Khu DLQG Núi Sam thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng bảo đảm an ninh, trật tự vùng biên giới; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh quốc phòng cũng như các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến hoạt động của khách du lịch qua lại biên giới, có phương án xử lý kịp thời các tình huống.
- Triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; quy định cụ thể về các hoạt động của khách du lịch và cộng đồng dân cư để bảo đảm an ninh, quốc phòng và tăng cường quản lý, hướng dẫn thực hiện nghiêm các quy định.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu DLQG Núi Sam, chính quyền địa phương với các đơn vị an ninh, quốc phòng có liên quan trong quá trình lập dự án, đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động du lịch,
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang và các Bộ, ngành liên quan để xác định những cơ chế chính sách ưu tiên; thẩm định các dự án quy hoạch và đầu tư trong phạm vi hoặc các dự án có ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu DLQG Núi Sam.
Các dự án thuộc danh mục ưu tiên đầu tư trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu DLQG Núi Sam, tỉnh An Giang phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ vào quy mô, tính chất và quy định của pháp luật; đối với các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch và kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch Khu DLQG Núi Sam.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng môi trường cho khu du lịch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện quy hoạch.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
a) Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện quy hoạch.
b) Đề xuất mô hình quản lý Khu DLQG Núi Sam đáp ứng vai trò, nhiệm vụ quản lý Khu DLQG theo Luật du lịch. Xây dựng và phê duyệt quy chế quản lý Khu DLQG, trong đó có các quy định đối với đầu tư phát triển, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động của khách du lịch và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và phù hợp với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng an ninh vùng biên giới.
c) Rà soát hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; trong đó ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư thực hiện các dự án phát triển Khu DLQG Núi Sam.
d) Tổ chức lập, trình phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng trong Khu DLQG theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích; bảo đảm trật tự, an toàn và an ninh quốc phòng trong các hoạt động đầu tư và khai thác phát triển du lịch. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm quốc phòng an ninh trong phạm vi Khu DLQG.
e) Chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền thành phố Châu Đốc phối hợp, hỗ trợ ngành du lịch An Giang triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch.
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào Khu DLQG. Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt dự án đầu tư trong phạm vi quy hoạch.
h) Chủ động bố trí nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng môi trường cho khu du lịch; lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác; xúc tiến đầu tư phát triển khu du lịch.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh An Giang;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Tổng cục Du lịch, Cục DSVH (Bộ VHTTDL);
- Văn phòng BCĐNN về Du lịch;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, NN, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX(3).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI SAM TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2098/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2017 ca Thủ tướng Chính phủ)
 
 

Số TT
Hạng mục, dự án
Kỳ thực hiện
Đến 2020
2021-2030
I
Nhóm dự án phát triển du lịch
 
 
1
Khu du lịch vui chơi nghỉ dưỡng TP. Châu Đốc
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
2
Khu phức hợp văn hóa, tâm linh Núi Sam
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
3
Khách sạn nổi trên sông Châu Đốc.
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
4
Khu du lịch lòng hồ Trương Gia Mô
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
5
Khu thương mại, dịch vụ
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
II
Nhóm dự án phát triển hạ tầng Khu du lịch
 
 
1
Xây dựng tuyến đường trục chính nối đường Tôn Đức Thắng với khu du lịch sinh thái bãi bồi Vĩnh Mỹ (đường 14 A, B)
Hoàn thành
 
2
Tuyến đường từ đường tránh quốc lộ 91 đến chợ Vĩnh Đông
Hoàn thành
 
3
Nâng cấp, cải tạo đường lên đỉnh Núi Sam
Hoàn thành
 
4
Tuyến đường vòng công viên văn hóa Núi Sam kết hợp bãi đỗ xe
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
5
Tuyến đường dẫn cầu Cồn Tiên đến khu Công viên văn hóa Núi Sam
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
6
Dự án trạm dừng chân Núi Sam
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
7
Đường đê kênh Hòa Bình
Hoàn thành GĐ1
 
8
Cầu Châu Đốc
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
9
Cổng chào khu dịch quốc gia Núi Sam
Hoàn thành
 
10
Nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Đạo Cật
Hoàn thành
 
11
Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Hồng Phong (đoạn từ 955A-N1)
Hoàn thành
 
III
Các chương trình đầu tư
 
 
1
Chương trình đầu tư bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến quảng bá Khu DLQG Núi Sam.
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành
2
Chương trình bảo tồn, tôn tạo di tích (Tu bổ, tôn tạo và chỉnh trang Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ và hệ thống các di tích văn hóa lịch sử liên quan).
Hoàn thành GĐ1
Hoàn thành

Ghi chú: Quy mô, diện tích sử dụng đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đi, huy động vốn đầu tư trong từng thời kỳ./.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi