Quyết định 05/2007/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 384: 2007 Vật liệu chịu lửa - vữa cao Alumin

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 05/2007/QĐ-BXD

Quyết định 05/2007/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 384: 2007 "Vật liệu chịu lửa - vữa cao Alumin"
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2007/QĐ-BXDNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Liên
Ngày ban hành:23/01/2007Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 05/2007/QĐ-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 05/2007/QĐ-BXD NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2007

VỀ VIỆC BAN HÀNH TCXDVN 384 : 2007 "VẬT LIỆU CHỊU LỬA

- VỮA CAO ALUMIN"

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

 

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam :

TCXDVN 384 : 2007 "Vật liệu chịu lửa - Vữa cao Alumin"

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Liên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TCXDVN

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

 

 

 

 

 

TCXDVN 384:2007

Xuất bản lần 1

 

 

 

 

 

VẬT LIỆU CHỊU LỬA – VỮA CAO ALUMIN

 

Refractories –High alumina mortars

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời nói đầu

 

TCXDVN 384:2007 "Vật liệu chịu lửa - Vữa cao alumin" do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Xây dựng đề nghị và Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số..05.ngày 23 tháng 01năm 2007.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXDVN 383:2007

Xuất bản lần 1

 

 

 

VẬT LIỆU CHỊU LỬA – VỮA CAO ALUMIN

Refractory materials –High alumina mortars

 

 

 

 

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại vữa cao alumin có hàm lượng nhôm oxit không nhỏ hơn 45% theo TCVN 5441 : 2004, được sử dụng trong các thiết bị nhiệt.

 

 

 

 

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 5441 : 2004 Vật liệu chịu lửa – Phân loại.

TCVN 7190 - 1 : 2002 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp lấy mẫu

Phần 1 : Lấy mẫu nguyên liệu và sản phẩm không định hình.

TCVN 6533 : 1999 Vật liệu chịu lửa alumosilicat -

Phương pháp phân tích hoá học.

TCVN 6530-4 : 1999 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp thử

Phần 4 : Xác định độ chịu lửa.

 

 

3. Phân cấp

Theo hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), vữa cao alumin được phân cấp theo Bảng 1.

 

Bảng 1 – Phân cấp vữa cao alumin

 

Cấp

Ký hiệu

Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), %

Vữa cao alumin cấp III

VCA III – B

Từ 45 đến nhỏ hơn 55

VCA III – A

Từ 55 đến nhỏ hơn 65

Vữa cao alumin cấp II

VCA II

Từ 65 đến nhỏ hơn 75

Vữa cao alumin cấp I

VCA I

Từ 75 đến 90

Vữa Corun

V corun

Lớn hơn 90

 

4. Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu kỹ thuật của vữa cao alumin được quy định ở Bảng 2.

Bảng 2 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của vữa cao alumin

 

Tên chỉ tiêu

Cấp vữa

VCorun

VCA I

VCA II

VCA III

VCA III - A

VCA III - B

1.     Thành phần hoá:

- Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), %

 

Lớn hơn 90

 

Từ 75 đến 90

 

Từ 65 đến nhỏ hơn 75

 

Từ 55 đến nhỏ hơn 65

 

Từ 45 đến nhỏ hơn 55

2. Độ chịu lửa, oC, không nhỏ hơn

1800

1790

1770

1750

1730

3. Độ co (nở) dài sau nung , %, ở nhiệt độ, oC:

1450

1500

1550

1600

 

 

-

-

-

+1 đến - 5

 

 

-

-

+1 đến – 5

-

 

 

-

+1 đến – 5

-

-

 

 

+1 đến – 5

-

-

-

 

 

+1 đến – 5

-

-

-

4. Thành phần cỡ hạt, %:

 

 

 

 

 

- Lượng qua sàng 1,0mm

- Lượng qua sàng 0,075mm,

không nhỏ hơn

100

 

50

100

 

50

100

 

50

100

 

50

100

 

50

 

5. Lấy mẫu

Theo TCVN 7190-1: 2002.

 

6. Phương pháp thử

6.1. Xác định hàm lượng nhôm oxit (Al2O3)

Theo TCVN 6533: 1999.

6.2. Xác định độ chịu lửa

Theo TCVN 6530-4: 1999.

6.3. Xác định độ co (nở) dài sau nung

Theo phụ lục A.

6.4. Xác định thành phần cỡ hạt

Theo phụ lục B.

7. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

7.1. Bao gói

Vữa cao alumin được đóng trong các bao đảm bảo chống ẩm. Khối lượng mỗi bao là 50kg hoặc 25kg. Các bao được đóng thành kiện trên pallet gỗ hoặc nhựa.

 

 

 

7.2. Ghi nhãn

a. Trên vỏ bao, ngoài nhãn hiệu đã đăng ký, cần ghi đủ các thông tin sau:

- Tên cấp vữa cao alumin, sản xuất theo TCVN…;

- Nơi sản xuất;

- Khối lượng mỗi bao;

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;

- Ngày sản xuất.

b. Giấy chứng nhận xuất xưởng cần có đủ các nội dung sau:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Tên vữa;

- Cấp chất lượng sản phẩm;

- Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu (hàm lượng Al2O3, độ chịu lửa, thành phần cỡ hạt v.v… thử theo TCVN…);

- Khối lượng xuất và số hiệu lô;

- Ngày, tháng, năm sản xuất.

7.3. Vận chuyển

Có thể sử dụng mọi phương tiện để vận chuyển vữa cao alumin, nhưng phải đảm bảo tránh mưa và tránh va đập.

7.4. Bảo quản.

Vữa cao alumin được bảo quản theo từng lô trong kho có mái che, xếp cách nền, cách tường và phải đảm bảo không bị lẫn các vật liệu khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Phương pháp xác định độ co (nở) dài của vữa

A.1. Nguyên tắc

Độ co (nở) dài của vữa được xác định bằng sự thay đổi kích thước mẫu vữa sau khi tạo hình, sấy và nung ở nhiệt độ thử.

A.2. Thiết bị, dụng cụ

- Cân kỹ thuật trong phòng thí nghiệm có độ chính xác tới 0.1 g;

- Khuôn mẫu: Bằng thép có kích thước 40 mm x40 mm x 160 mm, bề mặt tiếp xúc giữa khuôn và mẫu thử phải nhẵn , chặt , kín;

- Thước cặp: Có vạch chia đến 0,05mm;

- Tủ sấy: Có nhiệt độ làm việc không nhỏ hơn 110oC và phải có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;

- Tấm sấy: Bằng kim loại có thể sấy đồng thời được 3 viên mẫu thử và phải có các lỗ thông đường kính 10mm phân bố đều đặn, khoảng cách tâm của các lỗ là 15mm ;

- Lò nung : Phải đạt tới nhiệt độ và tốc độ nâng nhiệt theo yêu cầu ở A.3.3 ;

- Que đảo : Bằng gỗ, bán kính cong của đầu que khoảng 10mm.

A.3. Cách tiến hành

A.3.1 Chuẩn bị mẫu thử

- Lấy mẫu thử theo Điều 5. Khối lượng 2kg;

- Trộn đều mẫu với lượng nước vừa đủ để đóng khuôn ;

- Cho vữa vào khuôn tạo hình, dùng que đảo trộn đảo mẫu và dùng dao gạt phẳng mặt mẫu;

- Đặt một tờ giấy mỏng lên mặt mẫu, đặt nhẹ tấm sấy lên trên tờ giấy, lật ngược khuôn và tấm sấy để tấm sấy trở thành đáy và nhẹ nhàng nhấc tấm khuôn ra. Khi tháo khuôn không được làm cho mẫu thử bị biến dạng ;

- Chuẩn bị sẵn thước cặp với khoảng cách chính xác L0 = 140mm, sau khi tháo khuôn, ngay lập tức dùng hai đầu nhọn của thước cặp ấn nhẹ lên mặt mẫu với độ sâu 2mm theo đường tâm để đánh dấu.

- Để mẫu khô tự nhiên trong không khí 24 giờ.

A.3.2. Sấy mẫu thử

- Đặt mẫu thử vào tủ sấy, tăng nhiệt độ lên 650 C ± 50C, lưu nhiệt khoảng 5 giờ đến 6 giờ ;

- Nâng nhiệt độ tủ sấy lên 1100 C ± 50C, lưu nhiệt khoảng 3 giờ đến 5 giờ;

- Lấy mẫu thử ra cân và cứ cách 1 giờ cân mẫu một lần cho đến khi sai lệch của hai lần cân kế tiếp nhau không quá 0,2% ;

- Làm nguội mẫu thử trong tủ sấy đến nhiệt độ môi trường và đo khoảng cách L1 của hai điểm đã đánh dấu trên mẫu thử.

 

A.3.3. Nung mẫu thử

 

- Rải trên bề mặt lò một lớp sạn chịu lửa có kích thước hạt 0,5 mm và không có phản ứng với mẫu thử;

- Đặt mẫu thử vào lò nung, khoảng cách giữa các mẫu thử và giữa mẫu thử với thành lò không được nhỏ hơn 20 mm;

- Nâng nhiệt độ lò lên10000C với tốc độ 50C/phút đến 100C/ phút , từ trên 10000C nâng đến nhiệt độ thử với tốc độ là 30C/phút đến 50C/ phút;

- Lưu mẫu ở nhiệt độ nung 3 giờ, giao động nhiệt độ trong lò khi lưu mẫu không được vượt quá ± 100C;

- Làm nguội mẫu thử trong lò đến nhiệt độ môi trường;

- Đo khoảng cách L2 giữa hai điểm đã đánh dấu trên bề mặt của mẫu thử.

A.3.4. Tính kết quả

A.3.4.1 Độ co(nở) dài của mẫu sau sấy ( D Ls ) và sau nung (D Ln ) được tính theo công thức (1) và (2) như sau :

DLs=

L1 - Lo

X100 (1)

Lo

 

DLn =

L2 – L0

X100 (2)

L0

Trong đó :

- DLs : Độ co (nở) dài của mẫu sau sấy , %;

- D Ln : Độ co (nở) dài của mẫu sau nung , %;

- L0 : Khoảng cách giữa hai điểm sau khi tháo khuôn , mm ;

- L1 : Khoảng cách giữa hai điểm sau khi sấy, mm.

- L2 : Khoảng cách giữa hai điểm sau khi nung , mm .

 

A.3.4.2. Độ co (nở) dài sau sấy và sau nung được tính bằng trung bình cộng kết quả của ba viên mẫu thử ;

- Độ co ( giảm chiều dài ) được biểu thị bằng giá trị âm ( - ) , độ nở ( tăng chiều dài ) được biểu thị bằng giá trị dương (+) viết trước kết quả thử;

- Trong quá trình thử, nếu viên mẫu có vết nứt bằng hoặc lớn hơn 0,5 mm thì phải tiến hành thử lại.

A.3.5. Báo cáo thí nghiệm

Nội dung của báo cáo kết quả thí nghiệm bao gồm:

- Tên phòng thí nghiệm;

- Tên cơ sở (sản xuất, gửi mẫu);

- Tên và ký hiệu mẫu;

- Số lượng mẫu;

- Nhiệt độ thử và độ co (nở) dài tương ứng;

- Ngày, tháng, năm tiến hành thí nghiệm;

- Tên người thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm có thể trình bày theo bảng A.1.

 

 

 

 

 

Bảng A.1 – Kết quả xác định độ co (nở) dài của vữa

 

TT

Ký hiệu mẫu

Khoảng cách đo mẫu,

mm

Nhiệt độ thử,

0C

Độ co (nở) dài, %

L0

L1

L2

Sấy

Nung

Sau sấy

DLs

Sau nung

DLn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Ngày tháng năm
Người thí nghiệm
(Ký tên)

 

 

 


Phụ lục B

(quy định)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CỠ HẠT CỦA VỮA

B.1. Thiết bị, dụng cụ

- Cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,1g;

- Tủ sấy đạt nhiệt độ không nhỏ hơn 1100C;

- Sàng 1mm, 0,075 mm có khung và lưới bằng kim loại;

- Bình hút ẩm;

- Hộp nhôm đựng mẫu sấy;

- Chổi quét mẫu (chổi lông nhỏ).

B.2. Cách tiến hành

- Lấy mẫu thử theo Điều 5;

- Làm sạch hộp nhôm đựng mẫu, sấy đến khối lượng không đổi và để nguội trong bình hút ẩm;

- Làm sạch các sàng và để khô;

- Sấy mẫu ở nhiệt độ 1100C đến khối lượng không đổi;

- Chuẩn bị song song 3 mẫu vữa, mỗi mẫu cân khoảng 100g với độ chính xác 0,1g ,được khối lượng mo;

- Đặt chồng sàng 1 mm lên trên sàng 0,075mm, cho mẫu vào sàng 1mm rồi cho tia nước qua đồng thời hai sàng để sàng mẫu;

- Để khô tự nhiên lượng mẫu còn lại trên sàng 0,075mm, dùng chổi lông nhỏ quét dồn mẫu vào hộp và sấy hộp mẫu ở nhiệt độ 1100C đến khối lượng không đổi;

- Làm nguội mẫu trong bình hút ẩm và cân mẫu, được khối lượng m1..3. Tính kết quả

Phần trăm lượng dưới sàng được tính theo công thức:

X =

m0 - m1

x 100

m0

Trong đó:

- X: Lượng dưới sàng 0,075mm ,tính bằng %;

- m1: Khối lượng mẫu khô còn lại trên sàng , tính bằng gam;

- m0: Khối lượng ban đầu của mẫu, tính bằng gam;

CHÚ THÍCH :

- Kết quả là giá trị trung bình cộng kết quả thử của ba mẫu thí nghiệm song song.

- Nếu có lượng mẫu còn lại trên sàng 1mm thì phải ghi vào báo cáo;

 

 

 

 

 

B.4. Báo cáo thí nghiệm

Nội dung của báo cáo kết quả thí nghiệm bao gồm:

- Tên phòng thí nghiệm;

- Tên cơ sở (sản xuất, gửi mẫu);

- Tên và ký hiệu mẫu;

- Số lượng mẫu;

- Lượng mẫu còn lại trên (dưới) sàng;

- Ngày, tháng, năm tiến hành thí nghiệm;

- Tên người thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm có thể trình bày theo bảng B.1

 

Bảng B.1 – Kết quả xác định thành phần cỡ hạt của vữa

 

TT

Ký hiệu mẫu

Lượng mẫu cân ban đầu (m0),

gam

Lượng mẫu còn lại trên sàng (m1),

gam

Lượng mẫu dưới sàng,

%

Ghi chú

(lượng mẫu còn lại trên sàng 1mm,…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày tháng năm
Người thí nghiệm
(Ký tên)

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi