Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 13/CT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 13/CT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/CT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 08/08/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kiểm soát chặt việc nhập khẩu và cung ứng nhựa đường phục vụ công trình giao thông
Ngày 08/08/2013, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BGTVT về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông.
Theo đó, nhận thấy trong thời gian qua đã có những biểu hiện thiếu minh bạch, gian lận trong thương mại, quảng cáo cũng như thành phần nhựa đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng một số tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT, các đơn vị tham gia dự án xây dựng công trình giao thông nghiêm túc thực hiện đúng theo hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật liên qua.
Cụ thể: Chỉ được phép nhập khẩu các lô hàng nhựa đường có chất lượng, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 7493:2005 “Bi tum - Yêu cầu kỹ thuật” và được phòng thí nghiệm có đủ năng lực tiến hành thử nghiệm, phân tích; đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho các cơ quan đơn vị liên quan bản sao chứng thực còn hiệu lực của Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, Giấy kiểm định chất lượng tại nước xuất khẩu và Chứng chỉ phân tích chất lượng...
Về tồn trữ và bảo quản nhựa đường, nhựa đường phuy phải được bảo quản trong nhà hoặc khu vực có mái che và có biện pháp đảm bảo thùng nhựa không bị thủng, rò rỉ nhựa đường; nhựa đường bồn phải có hệ thống bồn chứa, hệ thống gia nhiệt; đặc biệt, việc trộn lẫn các loại nhựa đường từ các lô nhập khẩu phải được thực hiện trong nhật ký bảo quản và không tồn trữ các loại nhựa đường của các nhà cung ứng khác nhau trong cùng một bồn chứa...
Về phía các đơn vị sử dụng nhựa đường, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu...phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc cung ứng nhựa đường, đảm bảo đúng chủng loại, nhãn mác đã theo đúng quy định. Chủ đầu tư liên đới chịu trách nhiệm cùng nhà thầu về chất lượng nhựa đường đưa vào xây dựng công trình giao thông.
Xem chi tiết Chỉ thị 13/CT-BGTVT tại đây
tải Chỉ thị 13/CT-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 13/CT-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG BAY
Trong thời gian vừa qua, lưu lượng bay tăng cao, tính chất hoạt động hàng không ngày càng phức tạp trong khi vùng quản lý điều hành hoạt động bay tại các sân bay đang rất hạn chế nên đã gia tăng áp lực cho đội ngũ nhân viên hàng không, đặc biệt là đội ngũ kiểm soát viên không lưu tại các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.
Với mục tiêu, tăng cường công tác an toàn trong mọi hoạt động hàng không dân dụng để bảo vệ tính mạng, tài sản của hành khách khi tham gia giao thông bằng đường hàng không, bảo vệ tính mạng của nhân viên hàng không, tài sản của các doanh nghiệp hàng không, nhà nước và bảo vệ uy tín của ngành hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Chỉ thị:
1. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam:
- Tăng cường công tác phối hợp đảm bảo an toàn hàng không, công tác phối hợp hiệp đồng và phối hợp xử lý tình huống giữa các đơn vị, bộ phận liên quan.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ thủ tục thông báo tin tức hàng không đối với các công trình đưa vào khai thác sử dụng.
- Rà soát, đánh giá, sắp xếp lực lượng nhân viên không lưu để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị thành viên khẩn trương rà soát, kiểm tra dây chuyền cung cấp dịch vụ, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhân viên hàng không trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức đánh giá, phân tích các sự cố, các mối nguy hiểm, rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn và phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, rút kinh nghiệm.
- Chấn chỉnh các biểu hiện sai trái về ý thức tổ chức, kỷ luật, kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền cung cấp dịch vụ các cá nhân không đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật hoặc có biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Hoàn thiện và tổ chức thực hiện “văn hóa an toàn” trong nội bộ Tổng công ty; đồng thời, khuyến khích và đề cao vai trò của việc báo cáo tự nguyện các sự cố gây mất an toàn.
- Đối với sự cố trong điều hành chuyến bay HVN 1511 - CSN 6059 ngày 14 tháng 10 năm 2012 tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội, ngoài các tổ chức, cá nhân đã bị kiểm điểm, kỷ luật theo nội dung tại báo cáo số 4624/CHK-QLHĐB ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Cục Hàng không Việt Nam, yêu cầu Lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan và báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong tháng 12 năm 2012.
2. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam:
Rút kinh nghiệm từ sự cố trong điều hành chuyến bay HVN 1511 - CSN 6059 ngày 14 tháng 10 năm 2012 tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội, yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam rà soát, đánh giá, sắp xếp lực lượng nhân viên không lưu để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ.
3. Cục Hàng không Việt Nam:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, thanh tra và các Cảng vụ hàng không tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác an toàn theo quy định; kịp thời phát hiện các sự việc, sự cố uy hiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng đến công tác an toàn hàng không để xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan cấp trên những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp hàng không; đặc biệt là cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho nhân viên hàng không. Trước mắt, khẩn trương thực hiện một số nội dung chính sau đây:
+ Xây dựng dự thảo Thông tư quy định chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không và trình Bộ Giao thông vận tải trong tháng 6 năm 2013. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định, tham mưu trình Bộ trưởng ký ban hành trong tháng 8 năm 2013.
+ Xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với các điều chỉnh, nâng cao mức xử phạt đối với nhân viên hàng không có sai phạm gây mất an toàn, an ninh hàng không; đặc biệt, ngoài các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trực tiếp, cần phải bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng không khi thực thi nhiệm vụ và trình Bộ Giao thông vận tải trong tháng 11 năm 2012. Giao Vụ An toàn giao thông chủ trì thẩm định, tham mưu với Bộ trưởng trình Chính phủ quyết định trong tháng 01 năm 2013.
- Theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này; xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải những vấn đề vượt thẩm quyền và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |