Thông tư 12/2007/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 12/2007/TT-BVHTT

Thông tư 12/2007/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tinSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/2007/TT-BVHTTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Doãn Hợp
Ngày ban hành:29/05/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thông tin-Truyền thông, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 12/2007/TT-BVHTT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 12/2007/TT-BVHTT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 12/2007/TT-BVHTT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN SỐ 12/2007/TT-BVHTT

NGÀY 29 THÁNG 05 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2006/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - THÔNG TIN

- Căn cứ Nghị định 63/3003/NĐ-CP ngày11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá- Thông tin;

- Căn cứ Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá- thông tin;

Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số hành vi quy định trong Nghị định 56/2006/NĐ-CP để xử phạt như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
Khi quyết định xử phạt, cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử phạt phải xác định vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá-thông tin là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá- thông tin mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định) thì phải bị xử phạt hành chính. Nếu có hành vi quy định trong Nghị định này mà không vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước thì không xử phạt đối với hành vi đó.
Ví dụ: Khoản 4 Điều 26 của Nghị định quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng đĩa phim mà không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá- thông tin (điểm a) hoặc chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để bán, cho thuê băng đĩa phim (điểm b); Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 không quy định việc bán, cho thuê băng đĩa phim phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá- thông tin. Như vậy từ ngày Luật Điện ảnh có hiệu lực, hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 26 Nghị định không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nên không xử phạt đối với các hành vi đó.
2. Nguyên tắc xử phạt
a) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, mức phạt là tổng mức phạt các hành vi vi phạm.
Ví dụ: Một người bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn hoặc dán nhãn giả; bán, cho thuê băng, đĩa phim có nội dung đồi trụy, thì người đó sẽ bị xử phạt 2 hành vi quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 6 Điều 26 của Nghị định.
b) Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Ví dụ: Nhiều người cùng uống rượu trong phòng hát karaoke thì mỗi người đều bị xử phạt theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Nghị định.
3. Áp dụng hành vi cụ thể
Trong Nghị định có nhiều hành vi vi phạm có nội dung chung giống nhau nhưng nội dung cụ thể khác nhau, khi xử phạt phải áp dụng theo các hành vi cụ thể. Nếu không có hành vi cụ thể thì áp dụng hành vi chung.
Tại Điều 21 của Nghị định có quy định 3 hành vi sau đây:
- Hành vi “Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật”, quy định tại điểm b khoản 1;
- Hành vi “Xuất bản bản đồ thể hiện sai địa giới hành chính các cấp”, quy định tại điểm c khoản 1;
- Hành vi “Xuất bản bản đồ thể hiện sai chủ quyền quốc gia”, quy định tại điểm a khoản 2;
Cả ba hành vi nêu trên đều có nội dung là sai sự thật nhưng nội dung sai cụ thể khác nhau, khi xử phạt phải áp dụng hành vi cụ thể sát hợp nhất.
Ví dụ: Nhà xuất bản A xuất bản bản đồ mà không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc không có đảo Phú Quốc, thì bị xử phạt theo hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 của Nghị định.
4. Thủ tục tiêu huỷ các loại văn hoá phẩm cần phải tiêu huỷ
Việc tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 73 Nghị định 56/2006/NĐ-CP.
Khi tiêu huỷ văn hoá phẩm, cơ quan, tổ chức tiêu huỷ phải công bố quyết định tiêu huỷ. Sau khi tiêu huỷ văn hoá phẩm, các thành viên Hội đồng xử lý ký xác nhận trong biên bản. Biên bản tiêu huỷ văn hoá phẩm phải ghi rõ loại văn hoá phẩm, số lượng, hình thức tiêu huỷ hoặc có bản kê danh mục kèm theo để lưu tại cơ quan.
II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Quy định trong lĩnh vực thông tin báo chí
a) Hành vi “Không cải chính theo quy định”, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 của Nghị định áp dụng đối với các trường hợp đã quá thời hạn phải cải chính theo quy định mà không cải chính và không có lý do chính đáng.
b) “Trường hợp pháp luật có quy định khác”, quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 10 của Nghị định là trường hợp có liên quan đến bị can, bị cáo trong vụ án hình sự đã được khởi tố hoặc đưa ra xét xử.
c) “Truyền bá hủ tục”, quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 là hành vi
báo chí truyền bá các hủ tục trái với các quy định về nếp sống văn hoá như lăn đường, khóc thuê, rải tiền trên đường hoặc các hủ tục khác trong các đám tang, đám cưới, lễ hội.
“ Truyền bá mê tín dị đoan”, quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 của Nghị định là hành vi báo chí truyền bá việc lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, phù chú, truyền bá sấm trạng...
d) Hành vi “Đăng phát nội dung không được phép thông tin nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, quy định tại điểm a khoản 5 Điều 10 của Nghị định là đăng phát các nội dung quy định tại Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
đ) Hành vi “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Nghị định, được áp dụng khi nhà báo đang hoạt động nghiệp vụ mà bị xúc phạm hoặc bị xúc phạm khi có sự việc liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của nhà báo.
e) Hành vi “Hủy hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo”, quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 của Nghị định, được áp dụng đối với trường hợp huỷ hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo trong khi nhà báo sử dụng phương tiện đó để hoạt động nghiệp vụ đúng quy định của pháp luật.
g) Hành vi “Không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí”, quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định áp dụng trong trường hợp sản phẩm thông tin báo chí đã phát hành mà không nộp lưu chiểu theo qui định.
h) Hành vi “Lưu giữ thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại trong máy tính tại các đại lý Internet”, quy định tại điểm d khoản 3 Điều 17 của Nghị định là lưu giữ thông tin, hình ảnh có nội dung phản động, khiêu dâm, đồi truỵ, kích động bạo lực, mê tín dị đoan, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, anh hùng dân
tộc; chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc và các nội dung khác mà pháp luật cấm.
2. Qui định trong lĩnh vực xuất bản
a) Hành vi “Bán các loại sách, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê các loại sách được xuất bản hoặc nhập khẩu trái phép”, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Nghị định, áp dụng đối với các loại sách (kể cả băng, đĩa âm thanh, hình ảnh kèm theo sách), tranh, ảnh, lịch xuất bản trái phép hoặc nhập khẩu trái phép, bao gồm các hành vi sau đây:
- Xuất bản không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động
xuất bản hoặc không có quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản theo quy định; xuất bản mà chưa được cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản.
- Nhập khẩu mà chưa được cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu.
b) Hành vi “Nhập khẩu không đúng tên xuất bản phẩm trong danh mục đăng ký nhập khẩu”, quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Nghị định, áp dụng đối với tất cả xuất bản phẩm có tên không đúng với giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu trong một lần nhập khẩu (một vận đơn).
c) Hành vi “Xuất bản xuất bản phẩm mà không đăng ký kế hoạch xuất bản”, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 của Nghị định, áp dụng đối với từng xuất bản phẩm được xuất bản mà không đăng ký trong kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản hoặc đăng ký mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản xác nhận.
d) Hành vi “Xuất bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản”, quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 của Nghị định, áp dụng đối với từng xuất bản phẩm không được giám đốc nhà xuất bản ra quyết định xuất bản.
đ) Hành vi “Xuất bản xuất bản phẩm không có giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản”, quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 của Nghị định, áp dụng đối với việc xuất bản từng tài liệu không kinh doanh mà không được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép xuất bản.
e) Hành vi “ Xuất bản sách thuộc loại phải thẩm định mà không tổ chức thẩm định”, quy định tại điểm d khoản 3 Điều 20 của Nghị định, áp dụng với từng cuốn sách theo quy định phải thẩm định mà nhà xuất bản không tổ chức thẩm định.
g) Hành vi “Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh mà không đăng ký kế hoạch nhập khẩu với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản”, quy định tại điểm e khoản 3 Điều 20, áp dụng đối với tất cả xuất bản phẩm chưa được cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu cho một lần nhập khẩu (một vận đơn).
h) Hành vi “Photocopy, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm thuộc loại cấm lưu hành”, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 của Nghị định, áp dụng với các loại báo chí, xuất bản phẩm vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, Điều 10 Luật Xuất bản hoặc đã có quyết định tạm đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ mà vẫn photocopy, nhân bản để sử dụng lưu hành, phát tán, trừ trường hợp photocopy để phục vụ cho nhu cầu công tác của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
i) Hành vi “Cơ sở hoạt động in xuất bản phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép”, quy định tại điểm b khoản 5 Điều 22 của Nghị định, áp dụng xử phạt cả cơ sở photocopy mà photocopy xuất bản phẩm hàng loạt như in xuất bản phẩm.
3. Quy định trong lĩnh vực điện ảnh
a) Phim “chưa được phép lưu hành”, quy định tại điểm a khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5 Điều 25; phim “chưa có quyết định cho phép phổ biến”, quy định tại điểm c khoản 4 Điều 26 của Nghị định là phim chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh duyệt, ra quyết định cho phép phổ biến hoăc quyết định cho phép lưu hành.
b) Phim “cấm lưu hành”, qui định tại điểm c khoản 3, điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, các điểm a và c khoản 6 Điều 25; phim “cấm phổ biến” quy định tại điểm a khoản 6 Điều 26 của Nghị định là phim có nội dung vi phạm Điều 11 Luật Điện ảnh.
4. Quy định trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
a) Hành vi “Nhân bản băng đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực”, quy định tại điểm b khoản 4; “Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành, hoặc quyết định thu hồi, tịch thu”, quy định tại điểm a khoản 5; “Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung đồi trụy” qui định tại điểm b khoản 5 Điều 29 của Nghị định bị xử phạt không phân biệt số lượng băng, đĩa vi phạm.
b) Hành vi “Tự tiện thay đổi nội dung, thêm bớt lời ca, lời thoại, thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép công diễn mà gây hậu quả xấu”, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Nghị định chỉ bị xử phạt khi sự thay đổi nội dung, thêm bớt lời ca, lời thoại, thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép mà gây hậu quả xấu. Nếu việc thay đổi nội dung, thêm bớt lời ca, lời thoại, thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép công diễn mà không gây hậu quả xấu thì không xử phạt.
Tương tự như vậy hành vi “Tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép mà gây hậu quả xấu”, quy định tại điểm b khoản1 Điều 33 của Nghị định chỉ áp dụng xử phạt khi có hậu quả xấu
c) Hành vi “Mặc trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 của Nghị định, áp dụng đối với diễn viên biểu diễn ca nhạc, trình diễn thời trang, mặc trang phục hở hang, thiếu thẩm mỹ, gây phản cảm khi biểu diễn trước công chúng.
5. Quy định trong lĩnh vực hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
a) Hành vi “Dùng âm thanh quá mức độ ồn tối đa cho phép”, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Nghị định là độ ồn theo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
b) Hành vi “Đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, quy định tại khoản 4 Điều 35 của Nghị định, áp dụng đối với nhà hàng karaoke đặt thiết bị báo động bằng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh, màu sắc...để báo động cho các phòng hát khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà hàng.
c) Khi xử lý hành vi “Cho người dưới 18 tuổi vào khiêu vũ tại nơi kinh doanh hoạt động vũ trường”, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35; hành vi “Sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường nhà hàng karaoke” qui định tại điểm đ khoản 3 Điều 35 của Nghị định, căn cứ vào ngày sinh ghi trong giấy chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy tờ khác có liên quan.
d) Hành vi “Tổ chức trò chơi điện tử để kinh doanh...”, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35, điểm c khoản 3 Điều 36, các điểm a và c khoản 1 Điều 38 của Nghị định, áp dụng đối với cả các đại lý Internet có tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử.
đ) Hành vi “Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép, không đúng quy định của pháp luật”, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 của Nghị định, áp dụng đối với các trường hợp thực hiện sai quy định của giấy phép.
Ví dụ: Một chủ hộ kinh doanh karaoke được cấp giấy phép mở 03 phòng hát nhưng kiểm tra tại cơ sở lại có 05 phòng hát đang hoạt động là không đúng phạm vi; một khách sạn được phép mở vũ trường loại này, khi kiểm tra phát hiện vũ trường hoạt động loại khác là không đúng nội dung.
e) Hành vi “Sử dụng nhân viên phục vụ trong phòng hát karaoke” quy định tại điểm b khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 38 của Nghị định được xác định theo số nhân viên cụ thể ở từng phòng hát.
g) Hành vi “Bán tranh, ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lưc”, quy định tại điểm c khoản 2 Điều 38 của Nghị định bị xử phạt không phân biệt số lượng tranh, ảnh vi phạm.
h) Hành vi “Phát tán trong mạng điện thoại di động thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại”, quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 38 của Nghị định bao gồm cả hành vi lưu giữ thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại trong máy tính tại các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động nhằm phát tán trong mạng điện thoại di động.
i) Hành vi “Sản xuất trái phép hàng mã”, quy định tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định là hành vi sản xuất hàng mã mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sản xuất đồ mã thuộc loại pháp luật cấm sản xuất.
6. Quy định trong lĩnh vực quảng cáo viết, đặt, biển hiệu
a) Hành vi “Quảng cáo bằng băng- rôn đã hết thời hạn ghi trong giấy phép mà không tự tháo dỡ” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 của Nghị định áp dụng đối với tất cả các băng- rôn được ghi trong một giấy phép đã hết thời hạn mà không tự tháo dỡ.
b) Hành vi “Không ghi số giấy phép, thời hạn giấy phép, tên tổ chức, cá nhân xin giấy phép quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo hoặc các hình thức tương tự”, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 48 của Nghị định áp dụng đối với từng sản phẩm quảng cáo đã được cấp giấy phép.
c) Hành vi “Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo của nhà tài trợ trong các hoạt động văn hoá, thể thao, hội nghị, hội thảo quá số lượng được phép”, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 49 của Nghị định, áp dụng khi có số lượng vượt quá quy định tại điểm 9 Mục 2 của Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16-7-2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13-3-2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
d) Hành vi “Quảng cáo số điện thoại, địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định, viết, vẽ quảng cáo lên tường, gốc cây, cột điện và các vật thể khác làm mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường”, quy định tại điểm b khoản 3 Điều 50 của Nghị định, áp dụng đối với từng số điện thoại, từng địa chỉ của người làm dịch vụ.
đ) Hành vi “quảng cáo bằng áp phích, tờ rơi, tờ gấp và các hình thức tương tự mà có nội dung cấm quảng cáo”, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 51 của Nghị định, bị xử phạt không phân biệt số lượng áp phích, tờ rơi, tờ gấp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu từ số 1 đến số 7 để áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về văn hoá- thông tin.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hoá- Thông tin để nghiên cứu giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- UBVHGDTNTN Nhi đồng của Quốc hội
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp );
- Website Chính phủ
- Các Sở VHTT;
- Các Cục, Vụ, VP, Thanh tra (Bộ VHTT );
- Lưu VP, PC, CT.

BỘ TRƯỞNG


 
 
Lê Doãn Hợp

Mẫu số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2007/TT-BVHTT
ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

 

Số:             /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

1 ......, ngày ......tháng ......năm......

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - THÔNG TIN

 

Hôm nay, hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm ...... tại .........................................

........................................................................................................................................

Chúng tôi những người lập biên bản gồm:

1. ................................................. Chức vụ .....................................................................

2. ................................................. Chức vụ .....................................................................

3. ..................................................Chức vụ .....................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Với sự chứng kiến của:

1. ................................................. Nghề nghiệp/Chức vụ .............................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ........................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số: ..................Ngày cấp: ..................... Nơi cấp: .............

2. ................................................. Nghề nghiệp/Chức vụ ............................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ........................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số: ..................Ngày cấp: ..................... Nơi cấp: .............

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin đối với

Ông (bà)/Tổ chức: .........................................................................................................

Năm sinh: ......................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...............................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...............................

Cấp ngày: ................................................... Nơi cấp: ....................................................

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Các hành vi trên đã vi phạm vào điểm .......... khoản .......... Điều .......... của Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin.

Người bị thiệt hại/Tổ chức bị thiệt hại:

Họ tên: ..........................................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...................................

Cấp ngày: ................................................... Nơi cấp: ....................................................

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người làm chứng: ........................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có): ..........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 56/2006/NĐ-CP chúng tôi yêu cầu: Ông (bà)/tổ chức............................................ đình chỉ ngay việc vi phạm và áp dụng các biện pháp hành chính sau đây:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: ................................................................. để cấp có thẩm quyền giải quyết (nếu có)

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng

Chi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại ..................................................

lúc ........ giờ ......... ngày ......... tháng ......... năm ........ để giải quyết vụ vi phạm nêu trên.

Việc lập biên bản kết thúc hồi ......... giờ .......... cùng ngày.

Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bản gồm ......... tờ, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau.

Biên bản đọc cho mọi người cùng nghe (đã đưa cho mỗi người tự đọc), cùng công nhận là đúng, không có ý kiến gì khác, cùng ký tên vào từng trang và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) ........................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

NGƯỜI VI PHẠM

(hoặc ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI

(hoặc ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản (nếu có)

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản (nếu có)

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

          1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

Mẫu số 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2007/TT-BVHTT
ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

 

Số:             /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 1......, ngày ......tháng ......năm......

 

BIÊN BẢN

TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

Căn cứ Điều 5, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ........... Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ...................

Ngày ........... tháng .......... năm .......... do .....................................................................

chức vụ ............................................. ký ;

Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm ...... tại .........................................

........................................................................................................................................

Chúng tôi những người lập biên bản gồm:

1. ................................................. Chức vụ .....................................................................

2. ................................................. Chức vụ .....................................................................

Người vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/Tổ chức: .........................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...............................................................................

Năm sinh: .....................................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...............................

Cấp ngày: ................................................... Nơi cấp: ....................................................

Với sự chứng kiến của:

Ông (bà) .......................................... Nghề nghiệp .......................................................

Địa chỉ thường trú: .......................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số:............................... Ngày cấp ......................................

Nơi cấp ..........................................................................................................................

2. ....................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (niêm phong có chữ ký của người vi phạm), gồm: .......................................................................................

STT

Tên tang vật, phương tiện  bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng, tang vật, phương tiện

Chi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thứ gì khác.

Biên bản kết thúc vào hồi ........... giờ .......... cùng ngày.

Biên bản được lập thành 02 bản bao gồm ......... tờ, có nội dung và giá trị pháp lý giống nhau.

Biên bản được đọc cho mọi người cùng nghe (đã đưa cho mỗi người tự đọc), cùng công nhận là đúng, không có ý kiến gì khác, cùng ký tên vào từng trang và giao cho người vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm một bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) .......................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

          1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

Mẫu số 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2007/TT-BVHTT
ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

 

Số:             /BB-THTV-PT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 1......, ngày ......tháng ......năm......

 

BIÊN BẢN

TIÊU HỦY TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - THÔNG TIN

 

Hôm nay, hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm ....................................................

Tại .................................................................................................................................

Tiến hành tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động VHTT theo Quyết định số: .......... ngày ......... tháng .......... năm .......... của .....................................

........................................................................................................................................

Chúng tôi Hội đồng tiêu hủy tang vật phương tiện vi phạm hành chính gồm:

1. ...................................... Chức vụ ....................................... Đơn vị ..........................

2. ...................................... Chức vụ .........................................Đơn vị..........................

3. ....................................... Chức vụ ........................................Đơn vị ..........................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Với sự chứng kiến của:

Ông (bà): ......................................................Năm sinh .................................................

Quốc tịch : .....................................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Nghề nghiệp .................................. ...............................................................................

Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu .............................Ngày cấp: ......................

Nơi cấp: .........................................................................................................................

2. Ông (bà) ....................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Chứng nhận rằng: (Ghi cụ thể quá trình tiêu hủy) .........................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi ................... giờ .......... ngày........... tháng ......... năm .........

Biên bản được lập thành ......... bản, mỗi bản gồm ......... trang, có nội dung như nhau, đã giao cho ....................................................................................... 01 bản.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến khác (nếu có) .......................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)


 

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TIÊU HỦY

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

          1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

Mẫu số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2007/TT-BVHTT
ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

 

Số:             /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 1......, ngày ......tháng ......năm......

 

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
VĂN HÓA - THÔNG TIN

 

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ................... Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do .................................................................lập

hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm .......... tại .....................................................

.......................................................................................................................................

Tôi ........................................................ Chức vụ .........................................................

Đơn vị ...........................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với

Ông (bà)/Tổ chức..........................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động) .................................. .............................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ..............................

Cấp ngày............................................ Nơi cấp: ............................................................

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là: .................................................................... đồng

(Viết bằng chữ: .............................................................................................................)

2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):

2.1 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: ............................................

.........................................................................................................................................

2.2 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính (Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm):......................................................................................................................................

........................................................................................................................................

quy định tại điểm ........ khoản ......... Điều ......... của Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ............................................

........................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/Tổ chức: ...................................................................................... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ......... tháng .......... năm ........... trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc .............................................................................................................(nêu rõ lý do).

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức................................................................... cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt  quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ........................................ của Kho bạc Nhà nước............................................................................................................... trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/Tổ chức ............................................................................... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày.......... tháng ........năm ..........................

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà), Tổ chức ................................................................................ để chấp hành

2. Kho bạc ............................................................................................ để thu tiền phạt

3. ......................................................................................................................................

Quyết định này gồm ................ trang không tách rời, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

          1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

 

Mẫu số 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2007/TT-BVHTT
ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

 

Số:             /QĐ-TGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

1......, ngày ......tháng ......năm......

 

QUYẾT ĐỊNH

TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM TRONG
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - THÔNG TIN

 

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

Xét ...............................................................................................................................2

........................................................................................................................................

Tôi ........................................................ Chức vụ .........................................................

Đơn vị ...........................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Tạm giữ: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Ông (bà)/Tổ chức..........................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động) .................................. .............................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ...............

Cấp ngày............................................ Nơi cấp: .............................................................

Những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động VHTT sau đây bị tạm giữ:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

 

Đã có hành vi vi phạm hành chính: ..................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

          .......................................................................................................................................

Quy định tại điểm .......... khoản ........... Điều .......... Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động VHTT.

Điều 2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Điều 3. Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/Tổ chức:..............................................................................để chấp hành

2. ............................................................................................................................... 3

           ......................................................................................................................................

Quyết định này gồm ..... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Ý kiến của Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ: 4

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

 

          1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3 Trường hợp người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì quyết định này phải được gửi cho Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ.

4 Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý).

Mẫu số 6

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2007/TT-BVHTT
ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

 

Số:             /QĐ-TTTV-PT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

1 ......, ngày ......tháng ......năm......

 

QUYẾT ĐỊNH

TỊCH THU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - THÔNG TIN

...................................................................................................... 2

 

Căn cứ khoản 4 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

Căn cứ Điều ................... Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin:

Căn cứ Biên bản số: ...... ngày ...... tháng ...... năm ........ của .......................................

.......................................................................................................................................

Tôi ........................................................ Chức vụ .........................................................

Đơn vị ...........................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Tịch thu của Ông (bà)/Tổ chức .......................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin đã tạm giữ theo Biên bản số           ngày          tháng          năm          bao gồm:

.......................................................................................................................................

....................................................................................................................................... 3

Điều 2. Trình tự, thủ tục tịch thu tang vật, hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Điều 3. Các Ông (bà) ....................................................................................................

Và Ông (bà) ......................................... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như Điều 3.....

- Lưu.................

 

         1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ từng trường hợp: không xác định được chủ sỡ hữu; quá thời hạn tái xuất; không có người đến nhận; hàng hóa, tang vật vi phạm do người dưới 14 tuổi vận chuyển; tang vật thuộc loại cấm lưu thông, cấm lưu hành trong trường hợp quá thời hạn không ra quyết định xử phạt...

3 Ghi rõ hàng hóa, tang vật hoặc phương tiện bị tịch thu.

 

Mẫu số 7

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2007/TT-BVHTT
ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

 

Số:             /QĐ-TLHHVP-PT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 1......, ngày ......tháng ......năm......

 

QUYẾT ĐỊNH

TRẢ LẠI TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN BỊ TẠM GIỮ

 

Căn cứ Điều 45, Điều 46  Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

Căn cứ Điều ................... Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động VHTT số ...... ngày ...... tháng ...... năm .......................................

Xét thấy không cần thiết phải áp dụng Quyết định tạm gữ tang vật phương tiện số: .......... ngày ......... tháng ......... năm ......... của .....................................................................

Tôi ........................................................ Chức vụ .........................................................

Đơn vị ...........................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Trả lại Ông (bà)/Tổ chức .................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ theo Biên  bản số:           ngày          tháng      năm 

bao gồm:                                

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Điều 2. Các Ông (bà)/ Tổ chức .....................................................................................

.......................................................................................................................................

có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- Như Điều 2

- ..................

- Lưu............

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

        1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ số hàng hóa, vật phẩm, phương tiện do cơ quan hải quan trả lại. Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhiều thì lập bảng thống kê đính kèm theo Quyết định.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi