Quyết định 667/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 667/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 667/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 21/08/1997 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 667/TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 667/TTG NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ LÀNG VĂN HOÁ - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 156/TTg ngày 15 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về địa điểm Làng Văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (tờ trình số 85 ngày 7 tháng 12 năm 1995 và công văn số 3408 ngày 23 tháng 11 năm 1996); của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (các công văn số 2267 ngày 23 tháng 6 năm 1996, số 2504 ngày 2 tháng 5 năm 1997 và số 4342 ngày 17 tháng 7 năm 1997); của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (công văn số 854 ngày 12 tháng 2 năm 1995) và của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 1753/NN-QLN-QĐ ngày 26 tháng 5 năm 1997),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Phê duyệt Quy hoạch tổng thể Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Dự án: Quy hoạch tổng thể Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
2. Địa điểm xây dựng: Tại khu Nam, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
Tổng diện tích sử dụng khoảng 830 ha (gồm 385 ha mặt đất và 445 ha mặt nước); diện tích này cần được xác định, có bản đồ địa hình, địa giới rõ ràng.
3. Mục tiêu:
Xây dựng Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam thành một trung tâm hoạt động văn hoá mang tính quốc gia, tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em, giới thiệu với nhân dân trong nước và khách quốc tế; đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, hoạt động thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ. Thông qua các hoạt động văn hoá, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc, tiến hành việc giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người theo hướng chân, thiện, mỹ; đồng thời, đem lại nguồn thu, để tiến tới thu hồi một phần vốn, duy tu và phát triển Làng Văn hoá - Du lịch.
4. Các nguyên tắc thực hiện:
- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể này và ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan, cần triển khai xây dựng các dự án khả thi cho từng khu chức năng. Việc lựa chọn các mô hình xây dựng các danh thắng, các bức tranh về văn minh và đời sống của con người từng dân tộc, các mốc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, các công trình văn hoá của các dân tộc trên thế giới, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện. Tuỳ tính chất, một số công trình cụ thể cần tiến hành hội thảo chuyên đề, để thu nhập ý kiến của các chuyên gia trước khi trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Việc xây dựng các công trình kiến trúc tái hiện điển hình và khái quát hoá quá trình phát triển lịch sử văn minh và văn hoá dân tộc của các dân tộc anh em và những công trình văn hoá nổi tiếng của nhân loại, phải bảo đảm sự hài hoà giũa tính dân tộc và sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại.
- Tập trung đầu tư từng giai đoạn theo thứ tự ưu tiên và đặc điểm từng công trình, tuỳ theo khả năng vốn và yêu cầu hoạt động, đảm bảo khai thác được ngay. Cơ sở kỹ thuật hạ tầng phải xây dựng đồng bộ; bảo đảm những quy định chung về bảo vệ môi trường đối với toàn bộ khu vực công trình.
5. Nội dung đầu tư:
a) Xây dựng các công trình tại 6 khu vực chức năng:
- Khu vực I: Tái hiện các Làng dân tộc và cảnh quan.
- Khu vực II: Tái hiện một cách ước lệ và khái quát đất nước Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước và cảnh quan.
- Khu vực III: Tái hiện một số di sản văn hoá thế giới nổi tiếng thuộc các thời đại và cảnh quan.
- Khu vực IV: Trung tâm hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí.
- Khu vực V: Khu dịch vụ du lịch, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ, khu hành chính và cảnh quan.
- Khu vực VI: Công viên trên mặt nước, bao gồm các bến thuyền, các công trình văn hoá gắn với mặt nước và cảnh quan.
Kèm theo việc xây dựng mỗi khu vực là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và các công trình phụ trợ có quy mô thích hợp.
b) Nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, nghiên cứu dân tộc học, văn hoá học và xã hội học để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan, du lịch và làm các loại dịch vụ đáp ứng các nhu cầu hoạt động đồng bộ của Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c) Sưu tầm, nghiên cứu, chỉnh lý, phổ biến và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể có liên quan đến tất cả các công trình trong 6 khu vực chức năng, nhất là khu vực các Làng dân tộc và khu vực "đất nước Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước".
6. Nguồn vốn đầu tư: Tổng mức vốn đầu tư được tính toán trên cơ sở kết quả thẩm định các dự án đầu tư cụ thể.
Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là một quần thể dự án lớn, một tổng thể hữu cơ, được ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Văn hoá - Thông tin cần có biện pháp huy động nhiều nguồn vốn hợp pháp khác, để đầu tư cho dự án này, kể cả các nguồn vốn hợp tác, liên doanh với nước ngoài, ngoài nguồn vốn Nhà nước cấp.
7. Chủ đầu tư: Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin bổ nhiệm Chủ nhiệm điều hành Dự án đồng thời làm nhiệm vụ của Chủ đầu tư và quyết định thành lập Ban quản lý dự án này.
Điều 2.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự án, trình duyệt theo quy định hiện hành và thực hiện xây dựng các công trình thuỷ lợi bổ sung hoặc thay thế một phần chức năng, nhiệm vụ của hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, để vừa bảo dảm chức năng, nhiệm vụ của công trình thuỷ lợi này đã được quy định tại Quyết định số 96/TTg ngày 16 tháng 9 năm 1969 của Thủ tướng Chính phủ, vừa bảo đảm thực hiện mực nước dâng bình thường là +20 mét, mực nước điều tiết cắt lũ là +22 mét, mực nước chết là +18 mét và những vấn đề khác đã nêu tại công văn số 1753-NN/ QLN-QĐ ngày 26 tháng 5 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3.- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể này, Bộ Văn hoá - Thông tin tiến hành quy hoạch chi tiết các khu chức năng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình duyệt theo quy định. Trước mắt, cần lập và trình duyệt một số dự án thành phần, có vốn từ nguồn Ngân sách Nhà nước, triển khai việc lập bản đồ địa hình, địa giới, trồng cây xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong quá trình lập dự án, cần nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; và các Bộ Xây dựng, Khoa học, Công nghệ và môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục du lịch; Uỷ ban Dân tộc và Miền núi; Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia và các cơ quan đoàn thể có liên quan.
Điều 4.- Tổng cục địa chính phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan có liên quan để thực hiện việc cấp đất cho dự án này. Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây chịu trách nhiệm tổ chức tốt việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và có kế hoạch thu xếp việc làm cho dân cư trong vùng dự án; quản lý, sử dụng đúng mục đích diện tích đất và mặt nước được giao.
Điều 5.- Bộ trưởng các bộ: Văn hoá - Thông tin, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quốc phòng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Tổng cục trưởng tổng cục Địa chính, Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.