Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4237/BVHTTDL-VHCS 2016 tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4237/BVHTTDL-VHCS
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4237/BVHTTDL-VHCS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Ngọc Thiện |
Ngày ban hành: | 20/10/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Công văn 4237/BVHTTDL-VHCS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4237/BVHTTDL-VHCS | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 2016, công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở các địa phương trong cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, những tồn tại, hạn chế ở các mùa lễ hội trước đây giảm dần; hoạt động lễ hội đã đi vào nền nếp, trang trọng; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại lễ hội được đảm bảo. Những kết quả đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và tổ chức lễ hội còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế cần phải khắc phục như: Công tác triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về quản lý lễ hội ở một số địa phương chưa quyết liệt, còn buông lỏng. Một số lễ hội còn duy trì những tập tục mang yếu tố phản cảm, bạo lực như chọi trâu, chém lợn, tranh cướp, xô đẩy đeo bám khách, ăn xin, gây mất an ninh, trật tự vẫn diễn ra. Việc thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong lễ hội chưa cao, vẫn còn đốt nhiều vàng mã gây tốn kém, lãng phí, gây nguy cơ cháy nổ. Công tác vệ sinh môi trường một số nơi chưa làm tốt, việc thu gom rác thải chưa kịp thời, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn diễn ra trong lễ hội.
Để hoạt động lễ hội năm 2017 được tổ chức tốt, đặc biệt trong thời gian dịp đầu Xuân năm mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phương thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình, nhà trường, xã hội thông qua các hoạt động văn hóa, lễ hội; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Thông tư số 15/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo khác liên quan.
2. Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể:
- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.
- Kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch... diễn ra trong lễ hội. Thực hiện quy hoạch khu dịch vụ đảm bảo thuận tiện, không gây cản trở, ùn tắc giao thông; niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá, bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định của cơ quan chức năng. Có phương án bố trí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thu gom rác thải hợp lý, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội.
- Tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông, bố trí bãi trông giữ phương tiện giao thông, có phương án phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội. Đối với những lễ hội có các hoạt động diễn ra trên sông nước phải xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho người tham gia lễ hội và du khách; chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa.
- Chỉ đạo Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội có phương án quản lý hòm công đức; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
5. Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành phố tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội; thực hiện chế độ báo cáo kết quả tổ chức hoạt động lễ hội năm 2016 về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định (qua Cục Văn hóa cơ sở) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
Để mùa lễ hội năm 2017 diễn ra an toàn, lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan ban, ngành, đoàn thể nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện.
| BỘ TRƯỞNG |