Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5264/BNN-TCTS 2022 khai thác hải sản các vùng hoạt động trên biển
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:16
- Chú thích màu chỉ dẫn
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5264/BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre, do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 3864/VPCP-QHĐP ngày 23/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 88):
Để tập trung tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu đối với khai thác hải sản của Việt Nam, thời gian tới kiến nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các vùng hoạt động trên biển, đặc biệt là các vùng, khu vực giáp ranh, vùng chồng lấn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:
Ngày 7/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC với các Ban, Bộ Ngành Trung ương có liên quan và địa phương, chỉ đạo trực tiếp đến 675 xã/phường/thị trấn, 136 huyện/quận/thị xã có biển của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Ban, Bộ Ngành Trung ương có liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm sớm gỡ “Thẻ vàng” của EC. Một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, đặc biệt tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ từ đầu năm đến nay các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và Kiểm ngư) duy trì 29 -33 tàu, sử dụng máy bay không người lái, máy bay DHC-6 kết hợp với tàu mặt nước trên thực địa để tuần tra, kiểm soát, trọng tâm là ở vùng biển giáp ranh với Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã triển khai trên 300 lượt tàu, xuồng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vùng lộng và vùng ven bờ do địa phương quản lý; Lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm để tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động trên biển; Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất bến, nhập bến khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản; kết quả: Đã ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương.
Công tác xử phạt các hành vi khai thác IUU tiếp tục được tăng cường, cụ thể: (i) Năm 2021, các địa phương đã xử phạt 1.698vụ với tổng số tiền xử phạt là 21.136.600.000 đồng; (ii) Từ đầu năm 2022 đến nay, các địa phương đã xử phạt 996 vụ với tổng số tiền xử phạt là 16.512.450.000 tỷ đồng.
Để tập trung tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu đối với khai thác hải sản của Việt Nam, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các vùng hoạt động trên biển, đặc biệt là các vùng, khu vực giáp ranh, vùng chồng lấn cụ thể như sau:
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất bến, nhập bến; tiếp tục tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển chồng lấn, tranh chấp, ranh giới vùng biển giữa Việt Nam và các nước.
- Điều tra, xử lý, xử phạt dứt điểm hành vi cố tình hoặc các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản:
- Theo dõi, lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU về Báo cáo, Nhật ký khai thác; không có Giấy phép khai thác thủy sản; không lắp đặt/ngắt kết nối thiết bị VMS; khai thác sai vùng, vượt ranh giới phát hiện qua VMS...
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng của các Ban, Bộ ngành Trung ương có liên quan (Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và PTNT....) và địa phương để thống nhất trong công tác điều tra, xử phạt các hành vi khai thác IUU; thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp liên ngành trong trao đổi, xử lý thông tin. Kiên quyết xử phạt hành vi khai thác IUU theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để răn đe, tuyên truyền, giáo dục.
- Lực lượng Bộ đội Biên phòng thường xuyên duy trì lực lượng tàu, xuồng trực tuần tra, kiểm tra kiểm soát tại các cảng, bến cá, cửa sông, lạch, bãi ngang; lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư tăng cường duy trì tàu tại các vùng biển giáp ranh, chồng lấn, các vùng trọng điểm thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, hỗ trợ bảo vệ ngư dân vươn khơi bán biển đồng thời nắm chắc tình hình, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trên đây là ý kiến trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Bến Tre đã quan tâm đến sự phát triển ngành thuỷ sản; xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre để trả lời cử tri./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |