Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BCT 2020 Thông tư quy định thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BCT

Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BCT năm 2020 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Số hiệu:66/VBHN-BCTNgày ký xác thực:28/08/2020
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtCơ quan hợp nhất: Bộ Công Thương
Ngày đăng công báo:Đang cập nhậtNgười ký:Trần Tuấn Anh
Số công báo:Đang cập nhậtNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

THÔNG TƯ

Quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

 

Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 29/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực công thương, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018;

2. Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Vương quốc Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Bản ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2;

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về việc gia nhập Bản ghi nhớ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN1.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh2

Thông tư này quy định về việc:

1. Thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây gọi là cơ chế thí điểm).

2. Thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN theo quy định tại Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) (sau đây gọi là cơ chế AWSC).

Điều 2. Đối tượng áp dụng3

1. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên khác thực hiện cơ chế thí điểm.

b) Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế AWSC.

c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (sau đây gọi là C/O mẫu D) thay cho việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc thương nhân tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D.

2. Nhà xuất khẩu là thương nhân được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ của các nước thành viên Bản ghi nhớ.

3. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ là hóa đơn thương mại thể hiện nội dung khai báo về xuất xứ của hàng hóa quy định tại Điều 7 Thông tư này, được phát hành bởi thương nhân được lựa chọn.

4. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu là cơ quan Chính phủ của nước thành viên xuất khẩu được ủy quyền để:

a) Cấp C/O mẫu D;

b) Cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Văn bản chấp thuận).

5. Nước thành viên Bản ghi nhớ là các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Công Thương sẽ thông báo các nước thành viên mới gia nhập Bản ghi nhớ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn và thông báo bằng văn bản cho cơ quan Hải quan.

64. Các định nghĩa quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này không áp dụng đối với cơ chế AWSC.

Chương II

CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN

Điều 4. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa5

1. Thương nhân đáp ứng các điều kiện sau đây có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

a) Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất.

b) Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

c) Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC phải đáp ứng quy định sau:

a) Đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.

b) Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất

Điều 5. Cấp Văn bản chấp thuận6

1. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) là cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận để thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Thương nhân đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư này đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và đính kèm hồ sơ qua Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://www.ecosys.gov.vn (sau đây gọi là Hệ thống eCoSys).

3. Hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.

b) Danh sách kèm theo mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa: 01 bản sao.

c) Báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản sao.

4. Thời hạn xử lý:

a) Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền thông báo trên Hệ thống eCoSys:

- Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, đề nghị thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đề nghị tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

b) Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều này, tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân hoặc của nhà sản xuất liên quan.

c) Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân, tổ chức cấp C/O cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống eCoSys.

d) Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cấp C/O cập nhật kết quả kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân phù hợp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Văn bản chấp thuận kèm theo mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân. Trường hợp không cấp Văn bản chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại điểm b khoản này đối với Nhà xuất khẩu đủ điều kiện đã tham gia cơ chế thí điểm.

5. Sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận

a) Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thay đổi hoặc bổ sung người có thẩm quyền ký nội dung tự khai báo xuất xứ hàng hóa, thương nhân kê khai sửa đổi, bổ sung và đính kèm hồ sơ qua Hệ thống eCoSys.

b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận đối với trường hợp thay đổi hoặc bổ sung mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản sao.

- Đối với thương nhân tham gia cơ chế AWSC, trường hợp không phải nhà sản xuất, thương nhân đề nghị đăng ký tự chứng nhận xuất xứ đính kèm bản sao cam kết của nhà sản xuất theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

c) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận đối với trường hợp thay đổi hoặc bổ sung người có thẩm quyền ký nội dung tự khai báo xuất xứ hàng hóa gồm:

- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Danh sách kèm theo mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa: 01 bản sao.

d) Quy trình, thời hạn xử lý và đăng ký đối với các trường hợp sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

đ) Trường hợp các mặt hàng thay đổi hoặc bổ sung phù hợp với năng lực sản xuất của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân khi sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận cho thương nhân.

6. Trường hợp Văn bản chấp thuận hết hiệu lực thi hành, thương nhân đề nghị cấp lại Văn bản chấp thuận và đính kèm hồ sơ qua Hệ thống eCoSys theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trường hợp mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không thay đổi so với những lần đăng ký trước đó, cơ quan có thẩm quyền xem xét, miễn kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân khi cấp Văn bản chấp thuận.

Điều 6. Văn bản chấp thuận7

1. Mỗi nhà xuất khẩu đủ điều kiện được cấp một mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng. Mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam gồm 12 ký tự như sau:

a) 07 ký tự đầu tiên ghi “VN-AWSC”.

b) 05 ký tự tiếp theo là số thứ tự của nhà xuất khẩu đủ điều kiện được cấp Văn bản chấp thuận.

2. Văn bản chấp thuận có hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp, trừ trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Thương nhân chỉ được phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

Chương III

HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI CÓ NỘI DUNG KHAI BÁO XUẤT XỨ

Điều 7. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ8

1. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ theo cơ chế thí điểm tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại với nội dung như sau:

“The exporter of the product(s) covered by this document (Certified Exporter Authorization Code ……) declares that, except where otherwise clearly indicated, the product(s) (HS Code/s:……) satisfy the Rules of Origin to be considered as ASEAN Originating Products under ATIGA (ASEAN country of origin: ……………) with origin criteria: ……………”

……………………………………………

(Signature over Printed Name of the Authorized Signatory)

Trong đó:

“Certified Exporter Authorization Code” là mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

“HS Code/s” là mã HS 6 số của hàng hóa xuất khẩu.

“ASEAN country of origin” là tên nước xuất xứ.

“Origin criteria” là tiêu chí xuất xứ.

“Signature over Printed Name of the Authorized Signatory” là tên và chữ ký của người được thương nhân ủy quyền đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

2. Trên hóa đơn thương mại, hàng hóa phải được ghi đủ thông tin để xác định được xuất xứ của hàng hóa.

3. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phải được ký bằng tay, nội dung tại khoản 1 Điều này phải ghi bằng tiếng Anh và ghi tên người được thương nhân ủy quyền ký đã đăng ký với Bộ Công Thương.

4. Ngày ghi trên hóa đơn thương mại được coi là ngày phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ.

5. Trong trường hợp trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ không đủ chỗ để kê khai tên tất cả các mặt hàng, có thể đính kèm các tờ bổ sung ghi mã HS, tiêu chí xuất xứ, tên và chữ ký của người được thương nhân ủy quyền.

6. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện không được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với những lô hàng do cơ quan hải quan phân loại vào luồng vàng hoặc luồng đỏ khi khai báo xuất khẩu.

7. Các quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này không áp dụng đối với cơ chế AWSC.

Chương IV

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỢC TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Điều 8. Cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu

1. Cơ quan Hải quan xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên Bản ghi nhớ với các điều kiện sau:

a) Nhà nhập khẩu nộp hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ do thương nhân được lựa chọn của các nước thành viên Bản ghi nhớ phát hành;

b) Các thương nhân được lựa chọn của các nước thành viên Bản ghi nhớ phải nằm trong danh sách được Bộ Công Thương thông báo cho cơ quan Hải quan;

c) Mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan phải nằm trong danh sách mặt hàng đã được nước thành viên Bản ghi nhớ thông báo cho Bộ Công Thương.

2. Cơ quan Hải quan chỉ xem xét chấp nhận các hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ được phát hành bởi nhà xuất khẩu và mặt hàng trong danh sách được Bộ Công Thương thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4.9 Các quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cơ chế AWSC.

Chương V

KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 9. (được bãi bỏ)10

Điều 10. Thu hồi Văn bản chấp thuận11

1. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Văn bản chấp thuận khi thương nhân vi phạm một trong những trường hợp sau:

a) Giả mạo chứng từ, gian lận kê khai khi đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

b) Giả mạo hồ sơ, chứng từ để tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

c) Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này.

d) Không thực hiện trách nhiệm của nhà xuất khẩu đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư này.

2. Thương nhân bị thu hồi Văn bản chấp thuận áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định tại Thông tư số 15/2018/TT-BCT ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi. Thông tin của thương nhân bị thu hồi Văn bản chấp thuận được công bố trên Hệ thống eCoSys.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN

Điều 11. Trách nhiệm của nhà xuất khẩu đủ điều kiện12

1. Duy trì các điều kiện được cấp Văn bản chấp thuận theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trong suốt quá trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; báo cáo cơ quan có thẩm quyền ngay khi có thay đổi về các điều kiện này.

2. Cung cấp đầy đủ báo cáo, tài liệu liên quan và phối hợp để tổ chức cấp C/O và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cơ sở sản xuất khi được yêu cầu.

3. Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận trong thời gian 05 năm kể từ ngày được cấp Văn bản chấp thuận.

4. Lưu trữ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các hồ sơ, báo cáo và tài liệu chứng minh hàng hóa tự chứng nhận xuất xứ đáp ứng các quy định hiện hành về xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan, trong thời gian ít nhất là 03 năm, kể từ ngày phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

5. Chỉ được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa đã đăng ký và có đầy đủ chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa tại thời điểm phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, xác thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

7. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày phát hành, thương nhân khai báo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định từ điểm c đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống eCoSys.

8. Báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về các chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị Nước thành viên nhập khẩu từ chối (nếu có).

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan13

1. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) có trách nhiệm:

a) Tổ chức việc cấp, cấp sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận.

b) Xác minh xuất xứ của hàng hóa đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.

c) Kiểm tra việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện sau khi cấp Văn bản chấp thuận, bao gồm việc xác minh tính chính xác của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành.

d) Thông báo cho Ban Thư ký ASEAN thông tin về nhà xuất khẩu đủ điều kiện sau khi cấp Văn bản chấp thuận.

đ) Chỉ định đơn vị đào tạo có đủ năng lực đào tạo về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.

2. Đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định có trách nhiệm:

a) Tổ chức đào tạo về xuất xứ hàng hóa cho học viên.

b) Tuân thủ các quy định chung cho việc tổ chức đào tạo.

c) Báo cáo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) các thông tin về các khóa đào tạo đã tổ chức.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành14

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015.

 

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

Số: 66/VBHN-BCT

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Website Bộ Công Thương;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia VBPL;
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Lưu: VT, XNK, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

 

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2020

 

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC IV

MẪU ĐĂNG KÝ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 01

Đơn đề nghị cấp (sửa đổi, bổ sung) Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Mẫu 02

Danh sách người được ủy quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa

Mẫu 03

Báo cáo năng lực sản xuất hàng hóa đăng ký tự chứng nhận xuất xứ

Mẫu 04

Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

 

Mẫu 0115

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

……, ngày ... tháng ... năm 20...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) VĂN BẢN CHẤP THUẬN TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Kính gửi: ...(Tên Cơ quan có thẩm quyền)...

Tên thương nhân: ________________________________________________________

- Địa chỉ trụ sở chính: i _____________________________________________________

- Số điện thoại: ii ______________________ Thư điện tử: _________________________

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: ……… do ... (tên cơ quan cấp) ... cấp ngày ... tháng ... năm ……

Căn cứ Thông tư số .../2020/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, ... (tên thương nhân) ... đề nghị ...(Tên Cơ quan có thẩm quyền)... cấp (sửa đổi, bổ sung) Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hồ sơ kèm theo gồm:

□ Bản chính danh sách kèm theo mẫu chữ ký của người đại diện hợp pháp của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa (Mẫu 02).

□ Bản sao báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Mẫu 03);

□ Danh mục hàng hóa đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

□ Bản sao cam kết của Nhà sản xuất (nếu có)

... (tên thương nhân) ... cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về xuất xứ hàng hóa./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

____________________

i Ghi rõ số nhà, phường/xã, quận/huyện và tỉnh/thành phố

ii Ghi rõ mã vùng và số điện thoại

 

Mẫu 0316

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

……, ngày ... tháng ... năm 20...

 

BÁO CÁO NĂNG LỰC SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐĂNG KÝ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Kính gửi: ...(Tên Cơ quan có thẩm quyền)...

Tên thương nhân: ________________________________________________________

- Địa chỉ trụ sở chính: i _____________________________________________________

- Số điện thoại: ii ______________________ Thư điện tử: _________________________

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: ………… do ... (tên cơ quan cấp) ... cấp ngày ... tháng ... năm ……

... (tên thương nhân) ... báo cáo năng lực sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ như sau:

TT

Cơ sở sản xuất iii

Diện tích nhà xưởng

Số lượng công nhân

Số lượng máy móc

Mặt hàng iv

Công suất iv

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

... (tên thương nhân) ... cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai tại báo cáo này./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

____________________

i Ghi rõ số nhà, phường/xã, quận/huyện và tỉnh/thành phố.

ii Ghi rõ mã vùng và số điện thoại.

iii Ghi rõ tên cơ sở sản xuất, địa chỉ.

iv Chỉ kê khai những mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

 

PHỤ LỤC III

KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Điều 1. Kiểm tra sau

Nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra ngẫu nhiên và/hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ thực sự của hàng hóa đang bị nghi ngờ hoặc các bộ phận của hàng hóa đó. Khi nhận được yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu, Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu sẽ tiến hành kiểm tra bản kê chi phí của nhà xuất khẩu, dựa trên chi phí và giá cả trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày xuất khẩu trở về trước với các điều kiện như sau:

1. Yêu cầu kiểm tra phải được gửi kèm Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy rằng các chi tiết ghi trên Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên;

2. Khi nhận được yêu cầu kiểm tra, Cơ quan có thẩm quyền phải phản hồi ngay việc đã nhận được yêu cầu và có ý kiến trả lời trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu;

3. Cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan có thể cho phép Người nhập khẩu được thông quan hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết với điều kiện các hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận;

4. Cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi ngay kết quả quá trình kiểm tra cho Nước thành viên nhập khẩu để làm cơ sở xem xét quyết định lô hàng có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không. Toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả quá trình nước nhập khẩu thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu quyết định về việc liệu lô hàng có đạt tiêu chuẩn xuất xứ hay không phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, khoản 3 Điều này được áp dụng.

Điều 2. Kiểm tra trực tiếp

Trong trường hợp không thỏa mãn với kết quả kiểm tra nêu tại Điều 1, trong một số trường hợp nhất định, Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị đi kiểm tra trực tiếp tại Nước thành viên xuất khẩu.

1. Trước khi tiến hành đi kiểm tra trực tiếp tại Nước thành viên xuất khẩu, Nước thành viên nhập khẩu phải:

a) Gửi thông báo bằng văn bản về dự định đi kiểm tra trực tiếp tại Nước thành viên xuất khẩu tới:

- Thương nhân xuất khẩu dự kiến sẽ bị kiểm tra trực tiếp;

- Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên sẽ bị kiểm tra trực tiếp;

- Cơ quan Hải quan của Nước thành viên nơi sẽ bị kiểm tra trực tiếp; và

- Người nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra.

b) Văn bản thông báo nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải có đầy đủ các nội dung, trong đó, ngoài các nội dung khác, phải có những nội dung sau:

- Tên của cơ quan Hải quan ra thông báo;

- Tên của Thương nhân có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp;

- Ngày dự kiến đi kiểm tra trực tiếp;

- Phạm vi đề nghị kiểm tra, bao gồm cả dẫn chiếu liên quan đến hàng hóa chịu sự kiểm tra; và

- Tên và chức danh của cán bộ đi kiểm tra.

c) Nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của Thương nhân có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp.

2. Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra của Thương nhân trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này, Nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa cần phải chịu sự kiểm tra;

3. Khi nhận được thông báo, Cơ quan có thẩm quyền có thể đề nghị trì hoãn việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và thông báo cho Nước thành viên nhập khẩu về việc trì hoãn đó. Kể cả trong trường hợp trì hoãn, việc kiểm tra cũng phải được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Thời hạn này có thể kéo dài hơn trong trường hợp các bên nhất trí với nhau.

4. Nước thành viên tiến hành kiểm tra tại cơ sở phải cung cấp cho Thương nhân và Cơ quan có thẩm quyền có liên quan quyết định về việc kết luận hàng hóa được kiểm tra có đáp ứng tiêu chí xuất xứ hay không.

5. Việc tạm thời không cho hưởng ưu đãi sẽ bị hủy bỏ sau khi có quyết định bằng văn bản nêu tại khoản 4 nêu trên cho thấy hàng hóa đó là hàng hóa có xuất xứ.

6. Thương nhân có quyền đưa ra giải thích bằng văn bản hoặc cung cấp thêm thông tin để chứng minh về xuất xứ của hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kết luận xuất xứ của hàng hóa. Nếu hàng hóa vẫn bị chứng minh là không có xuất xứ, quyết định cuối cùng sẽ được thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giải thích hoặc thông tin bổ sung của Thương nhân.

7. Quá trình kiểm tra, bao gồm việc đi kiểm tra thực tế và quyết định về hàng hóa nghi vấn liệu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không, phải được thực hiện và thông báo kết quả cho Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn tối đa là 180 ngày. Trong khi chờ kết quả kiểm tra thực tế, khoản 3 Điều 1 Phụ lục này được áp dụng.

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI CÓ NỘI DUNG KHAI BÁO XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

……, ngày ... tháng ... năm 20...

 

Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

1. Tên thương nhân: ………………………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ……………………… Số điện thoại: ………………. Số fax: …………

- Địa chỉ website (nếu có): ……………………………………………………………………….

- Mã số tự chứng nhận (MSTCN): ………………………………………………………………

2. Thương nhân báo cáo tình hình phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ như sau:

Thị trường xuất khẩu

Số lượng hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ đã phát hành

Mặt hàng

Ghi chú

Mã HS ở cấp 6 số

Mô tả hàng hóa

Trị giá (USD)

Tiêu chí xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

Mẫu 0217

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

……, ngày ... tháng ... năm 20...

 

DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN KÝ NỘI DUNG KHAI BÁO XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Kính gửi: ... (Tên Cơ quan có thẩm quyền)...

Tên thương nhân: ________________________________________________________

- Địa chỉ trụ sở chính: i _____________________________________________________

- Số điện thoại: ii ______________________ Thư điện tử: _________________________

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: ……… do ... (tên cơ quan cấp) ... cấp ngày ... tháng ... năm ……

... (tên thương nhân) ... đăng ký những người có tên dưới đây được ủy quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa:

TT

Họ và tên

Số CMND hoặc CCCDiii

Vị trí công tác iv

Mẫu chữ ký

Hiệu lực v

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

... (tên thương nhân) ... cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

____________________

i Ghi rõ số nhà, phường/xã, quận/huyện và tỉnh/thành phố.

ii Ghi rõ mã vùng và số điện thoại.

iii Ghi CMND, CCCD hoặc số hộ chiếu và ngày cấp.

iv Ghi rõ chức danh, phòng chuyên môn.

v Ghi ngày bắt đầu và ngày hết hiệu lực.

 

Mẫu 0418

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

……, ngày ... tháng ... năm 20...

 

VĂN BẢN CHẤP THUẬN TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Quyết định số 3826/2017/QĐ-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số ……/2020/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;

Xét hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngày ... tháng ... năm …… của ... (Tên thương nhân) ...;

... (Cơ quan có thẩm quyền) ... cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN cho thương nhân:

... TÊN THƯƠNG NHÂN ...

Địa chỉ trụ sở chính: i _____________________________________________________

Số điện thoại: ii ______________________ Thư điện tử: _________________________

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: ……… do ... (tên cơ quan cấp) ... cấp ngày ... tháng ... năm ……

Được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư số .../2020/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2020 của Bộ Công Thương.

- Mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: iii VN-AWSCxxxxx

- Các mặt hàng được tự chứng nhận xuất xứ: Theo danh mục đính kèm.

Thương nhân thực hiện việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư số .../2020/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

Văn bản chấp thuận này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm …… đến ngày ... tháng ... năm ……/.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)

 

DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG THƯƠNG NHÂN ĐƯỢC TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

(Ban hành kèm theo Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa số …… ngày ... tháng... năm .....)

STT

Mô tả hàng hóa

Mã HS iv

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

____________________

i Ghi rõ số nhà, phường/xã, quận/huyện và tỉnh/thành phố

ii Ghi rõ mã vùng và số điện thoại

iii Ví dụ: Nhà xuất khẩu đủ điều kiện số 6 được Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cấp có mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là VN-ASWC00006

iv Ghi mã HS ở cấp 6 số hoặc mã số phân loại hàng hóa của ASEAN

 

 

 

1 Thông tư số 29/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực công thương có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Thực hiện Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ;”

Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á;

Thực hiện Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 22 tháng 01 năm 2019 tại Việt Nam;

Thực hiện báo cáo Phiên họp lần thứ 32 Ủy ban điều phối thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ngày 28 tháng 02 năm 2020 tại In-đô-nê-xi-a; Phiên họp lần thứ 51 Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Phiên họp lần thứ 33 Hội nghị Hội đồng khu vực Thương mại tự do ASEAN ngày 06 tháng 9 năm 2019 tại Thái Lan;

Thực hiện Nghị quyết số 110/NQ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 7 năm 2020 về việc phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA);

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,”

2 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

3 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

5 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

6 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

7 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

8 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

9 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

10 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

11 Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

12 Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

13 Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

14 Điều 5 Thông tư số 29/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực công thương có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:

“Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, giải quyết./.”

Điều 6 Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 9 năm 2020 quy định như sau:

“Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020.

2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu D theo quy định tại Thông tư này cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu từ ngày 20 tháng 9 năm 2020.

4. Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong ATIGA đối với các lô hàng đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2020.”

5. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban thực thi Hiệp định ATIGA và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN là căn cứ để các tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.

6. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 27/2017/TT-BCT ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN./.”

15 Phụ lục I của Thông tư này được thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020

16 Phụ lục II của Thông tư này được thay thế theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020

17 Phụ lục V của Thông tư này được thay thế theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2020

18 Mẫu này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực ngày 27 tháng 9 năm 2020

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi