Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 6368/QĐ-BCT của Bộ Công Thương thành lập Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 6368/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6368/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Nam Hải |
Ngày ban hành: | 17/12/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 6368/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6368/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
Về thành lập Trung tâm Khuyến công
và Tư vấn phát triển công nghiệp 1
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 0799/QĐ-BCT ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương;
Căn cứ Quyết định số 5688/QĐ-BCT ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tiếp nhận Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển tỉnh Nam Định;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 trực thuộc Cục Công nghiệp địa phương trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định.
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (sau đây gọi tắt là Trung tâm) có chức năng giúp Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Cục Công nghiệp địa phương, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Industrial Promotion Center Region 1.
Tên viết tắt là: IPC 1.
Trụ sở chính: 173 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Điều 2. Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công quốc gia có ý nghĩa khu vực miền Bắc (bao gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra) phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp vùng, ngành và lãnh thổ trình Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương và trực tiếp thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ về công tác khuyến công địa phương và tư vấn phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định.
3. Tham gia xây dựng cơ chế chính sách và các văn bản liên quan về hoạt động khuyến công trong khu vực do Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương giao; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được duyệt.
4. Trực tiếp đào tạo hoặc liên kết đào tạo các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong phạm vi vùng lãnh thổ được giao theo quy định của pháp luật.
5. Theo dõi, thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình phát triển và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn và hoạt động khuyến công của từng địa phương, khu vực miền Bắc.
6. Tham gia kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động khuyến công tại khu vực miền Bắc.
7. Tham gia thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp nông thôn và hoạt động khuyến công ở khu vực miền Bắc.
8. Xây dựng, lưu giữ và khai thác dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn, hoạt động khuyến công ở các địa phương trong khu vực miền Bắc: quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm, cơ sở công nghiệp nông thôn và nhu cầu cần hỗ trợ; danh mục các dự án cần kêu gọi đầu tư; các dự án có hiệu quả cao cần phổ biến nhân rộng; nguồn nguyên liệu - thị trường, cơ hội kinh doanh liên kết hợp tác hoặc mua bán sản phẩm.
9. Phối hợp thực hiện xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; ấn phẩm; tờ rơi, tờ gấp; trang web và các hình thức thông tin đại chúng khác để phổ biến kiến thức, mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu, thiết bị - công nghệ tiên tiến, thông tin thị trường và các thông tin khác cho cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, thương mại trong khu vực miền Bắc.
10. Thực hiện các hoạt động tư vấn khuyến công, bao gồm:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, năng lượng và các công trình khác (bao gồm đầu tư mới, đầu tư mở rộng); dự án về xử lý ô nhiễm môi trường; sản xuất sạch hơn; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
b) Tư vấn về các lĩnh vực: marketing, quản lý tài chính - kế toán, quản trị sản xuất, thiết kế mẫu mã và chất lượng sản phẩm, bao bì đóng gói, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng và đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, áp dụng phương pháp quản lý chất lượng, sản xuất và kinh doanh như ISO, GMF, HACCP và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật, phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ của từng địa phương khu vực miền Bắc;
c) Tổ chức các hoạt động tư vấn khuyến công tại Trung tâm, điểm tư vấn khuyến công ở các địa phương trong vùng, các Hội chợ triển lãm; tư vấn trực tiếp tại cơ sở; tư vấn qua mạng internet, điện thoại, các phương tiện thông tin đại chúng khác;
d) Tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm ở trong nước về hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
11. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện và hỗ trợ kinh phí cho chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công trong khu vực.
12. Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp, bao gồm:
a) Tư vấn, lập dự án: quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu - cụm - điểm công nghiệp, ngành nghề và làng nghề nông thôn trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, điện lực; quy hoạch đô thị, cụm điểm dân cư trên địa bàn;
b) Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp (bao gồm cả khu - cụm - điểm công nghiệp, điện, khai thác và chế biến khoáng sản), thương mại, dân dụng và cụm dân cư nông thôn như: lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán; tổ chức đấu thầu; quản lý dự án, giám sát thi công;
c) Tư vấn về khai thác, chế biến khoáng sản; sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; sản xuất sạch hơn và vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm.
13. Tổ chức hoạt động vườn ươm doanh nghiệp; cung cấp trang thiết bị, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, hoạt động tư vấn, dịch vụ văn phòng; dịch vụ hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
14. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; tổ chức các hội chợ triển lãm, khu trưng bày giới thiệu, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
15. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư.
16. Được ký kết, thực hiện các hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Cục Công nghiệp địa phương.
17. Thực hiện chế độ cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo yêu cầu của Cục Công nghiệp địa phương và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
18. Đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân, nghệ nhân trong khu vực có thành tích trong hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn theo quy định của pháp luật
19. Quản lý tổ chức, biên chế, các nguồn kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Cục Công nghiệp địa phương.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc Trung tâm và không quá 03 Phó Giám đốc Trung tâm.
Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm do Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Công nghiệp địa phương, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Các Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
2. Bộ máy giúp việc và các đơn vị trực thuộc:
Bộ máy giúp việc và các đơn vị trực thuộc do Giám đốc Trung tâm xây dựng trình Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương quyết định.
Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |