Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 284/KH-BCĐ389 2019 chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 284/KH-BCĐ389
Cơ quan ban hành: | Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 284/KH-BCĐ389 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Trương Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 17/12/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
tải Kế hoạch 284/KH-BCĐ389
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ Số: 284/KH-BCĐ389 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
CAO ĐIỂM CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ 2020
Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động có tổ chức, ngày càng tinh vi và manh động. Nổi lên là tình trạng buôn lậu các mặt hàng tiêu dùng, điện tử có thuế suất nhập khẩu cao, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng ma túy, pháo nổ, thực phẩm không rõ nguồn gốc; buôn bán, nhập lậu hàng giả, nhất là hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam... ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thất thu ngân sách nhà nước.
Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân tăng cao, để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 từ ngày 20 tháng 12 năm 2019 đến ngày 28 tháng 02 năm 2020, với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương về công tác chống buôn lậu, gian lận và hàng giả.
2. Các cơ quan chức năng chủ động nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, yêu cầu:
- Xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không; các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới; các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại; các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, cảng hàng không,... Phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và trung ương đóng tại địa bàn.
- Xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu và nội địa, trọng tâm kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán, tập trung vào các mặt hàng: ma túy, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp,... kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở khu vực biên giới, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Chủ động tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các lực lượng chức năng; chỉ đạo, điều phối công tác phối hợp lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
2. Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công an
Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an và Công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn bán, các tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Đẩy mạnh công tác điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân sớm đưa ra truy tố, xét xử, nghiêm minh trước pháp luật.
3. Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng
- Chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tăng cường lực lượng kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới đường bộ, đường biển (trọng điểm là các đường mòn, lối mở, ...). Kịp thời phát hiện, đấu tranh triệt phá các điểm tập kết, tụ điểm chứa hàng nhập lậu trong khu vực biên giới. Không để xảy ra tình trạng xuất cảnh, nhập cảnh không đúng quy định, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Phối hợp với lực lượng Hải quan xây dựng kế hoạch tuần tra, chốt chặn tại các tuyến đường có khả năng mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Chỉ đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, nắm tình hình về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên các vùng biển, trọng điểm là vùng biển Đông Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và vùng biển Tây Nam. Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển.
4. Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính
- Chỉ đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Hải quan các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, đường sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát Hải quan; tập trung lực lượng làm tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu trong dịp Tết. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong tuần tra, kiểm soát biên giới đường bộ và trên biển, thực hiện các kế hoạch chuyên đề đấu tranh với mặt hàng trọng điểm, đặc biệt chú trọng ngăn chặn hàng cấm, hàng gian lận xuất xứ, tình trạng chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ.
- Chỉ đạo Tổng cục Thuế tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng, quản lý, lưu giữ hóa đơn và hồ sơ mua bán, thu gom hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu từ cư dân biên giới của các hộ, cá nhân kinh doanh khu vực biên giới để ngăn chặn tình trạng sử dụng hóa đơn hợp thức hóa hàng nhập lậu. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trên cả nước tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế; kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả liên quan đến công tác quản lý thuế.
5. Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương
- Phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương chủ động theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường hàng hóa Tết; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, triển khai dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.
- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến... và các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng. Đặc biệt lưu ý đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng kém chất lượng lưu thông trên thị trường; hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
6. Ban Chỉ đạo 389 các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Giao thông vận tải
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành phối hợp kiểm tra, kiểm dịch các loại hoa quả, đồ uống, thực phẩm, gia súc, gia cầm,... bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, không để ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
- Tăng cường quản lý chất lượng, nguồn gốc dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc cổ truyền.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông và các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không (trọng điểm là các khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe khách, bến xe hàng, bãi đỗ xe, các phương tiện là ôtô chở khách từ các tỉnh biên giới về nội địa; tàu hỏa chạy tuyến đường sắt Bắc - Nam).
7. Ban Chỉ đạo 389: Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phản ánh tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng; làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các cơ quan liên quan kịp thời đưa tin công khai các vụ việc phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm; chỉ đạo tăng cường chất lượng phóng sự, tin, bài về lĩnh vực này.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lượng cho nhân dân; chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng địa phương tăng cường công tác xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm về niêm yết giá. Đặc biệt lưu ý đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp,...
9. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra đôn đốc cơ quan Thường trực các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo nội dung Kế hoạch này. Tham mưu Trưởng Ban thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để đôn đốc, giám sát hoạt động của các lực lượng tại địa phương.
- Chủ động thu thập thông tin về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại những địa bàn trọng điểm và hoạt động của các lực lượng chức năng trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này để kịp thời phát hiện, tham mưu đề xuất Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo xử lý những vấn đề vướng mắc phát sinh.
- Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết quả thực hiện Kế hoạch này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung trong Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Chủ động thành lập các đoàn kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ để đôn đốc, giám sát hoạt động của các lực lượng tại địa phương.
2. Chế độ báo cáo:
- Ban Chỉ đạo 389 bộ, ngành, tỉnh, thành phố gửi Kế hoạch cao điểm về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (qua Văn phòng Thường trực) trước ngày 30 tháng 12 năm 2019.
- Các vụ việc phát hiện, xử lý trong các ngày Tết (từ ngày 23 tháng 01 đến ngày 31 tháng 01 năm 2020) gửi theo chế độ báo cáo nhanh, qua hệ thống báo cáo trực tuyến.
- Báo cáo Tổng kết Kế hoạch cao điểm gửi về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trước ngày 10 tháng 3 năm 2020 (thống kê kết quả bắt giữ, xử lý vi phạm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể theo mẫu Phụ lục 1 của Báo cáo tháng định kỳ).
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |