Nghị quyết 34/NQ-CP bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2030

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 34/NQ-CP

Nghị quyết 34/NQ-CP của Chính phủ về việc bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:34/NQ-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
25/03/2021
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2030, nông dân SX lúa có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất

Ngày 25/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 34/NQ-CP về việc bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2030.

Theo đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu cụ thể như sau: Sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa; Nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất; Thu nhập của người dân nông thôn cao hơn 2 lần năm 2020; Nâng cao mức tiêu thụ calo lên trên 2.500 Kcal/người/ngày; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi còn dưới 19% và thể nhẹ cân còn dưới 10,5%;…

Bên cạnh đó, Chính phủ đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực; Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực;…

Xem chi tiết Nghị quyết 34/NQ-CP tại đây

tải Nghị quyết 34/NQ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị quyết 34/NQ-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị quyết 34/NQ-CP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

________

Số: 34/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

   Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2021

 

                                                                           

NGHỊ QUYẾT

Về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030

________________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; 

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ Kết luận số 81-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Vấn đề an ninh lương thực (bao gồm lương thực, thực phẩm) luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Sau hơn 10 năm (2009 - 2019) thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật là: Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - chính trị - xã hội và phát triển đất nước, nhất là khi có biến động khủng hoảng kinh tế thế giới và tác động của đại dịch Covid-19; tham gia vào nguồn cung lương thực, thực phẩm cho thế giới. Sản xuất lương thực, thực phẩm liên tục phát triển; sản lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,45 triệu tấn, bình quân lương thực tăng từ 497 kg/người/năm lên trên 525 kg/người/năm, đưa Việt Nam vào nhóm nước hàng đầu về sản xuất lương thực; sản lượng thịt hơi các loại tăng 1,3 lần, sữa các loại tăng 3,36 lần, trứng tăng 2,13 lần; sản lượng thuỷ sản tăng 1,7 lần. Tình trạng thiếu dinh dưỡng đã giảm xuống còn 10,8% năm 2019; đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là thu nhập của người dân nông thôn tăng 3,65 lần. Hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, lưu thông, dự trữ lương thực, thực phẩm được nâng cấp, hiện đại hóa; các kênh phân phối không ngừng được mở rộng và hoàn thiện, nâng cao năng lực sản xuất, lưu thông và khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

Tuy nhiên, vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm nước ta vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: Có lúc, có nơi việc sản xuất chưa theo quy hoạch, dẫn đến còn dư thừa cục bộ về lương thực, thực phẩm ảnh hưởng đến người sản xuất. Thu nhập của người trồng lúa còn thấp, đời sống của một bộ phận còn khó khăn. Tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Tầm vóc, thể trạng người Việt Nam được cải thiện, nhưng còn chậm. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cấp hộ gia đình một số nơi chưa vững chắc; khả năng tiếp cận lương thực đa dạng, kịp thời, đủ dinh dưỡng vẫn là thách thức lớn đối với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

An ninh lương thực quốc gia là vấn đề quan trọng của đất nước trước mắt cũng như lâu dài; để triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”, Chính phủ ban hành Nghị quyết về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. An ninh lương thực quốc gia luôn là vấn đề thiết yếu, cấp bách khi nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xuyên biên giới ngày càng khốc liệt, khó lường; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

2. An ninh lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Bảo đảm an ninh lương thực cho người dân trong mọi tình huống là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền toàn xã hội; không chỉ tập trung vào tính sẵn có, khả năng tiếp cận, mà còn bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.

3. Việc giữ đất lúa là cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng phải bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa, trên cơ sở phát huy nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và các thành phần kinh tế.

4. Gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

5. Ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong khẩu phần ăn của người dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Bảo đảm nguồn cung lương thực

Sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu. Phát triển rau đậu các loại với diện tích 1,2 - 1,3 triệu ha và sản lượng 23 - 24 triệu tấn; cây ăn quả với diện tích 1,3 - 1,4 triệu ha và sản lượng 16 - 17 triệu tấn; sản lượng thịt xẻ các loại 6,0 - 6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia cầm 23 tỷ quả; sản lượng thủy sản 9 - 10 triệu tấn...

b) Bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân

Nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất. Thu nhập của người dân nông thôn cao hơn 2 lần năm 2020. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu thông, phân phối để tăng cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân...

c) Bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, giảm tỷ trọng sử dụng gạo, tăng sử dụng thịt, sữa, trứng, cá, rau, quả các loại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường. Nâng cao mức tiêu thụ calo lên trên 2.500 Kcal/người/ngày; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi còn dưới 19% và thể nhẹ cân còn dưới 10,5%; tỷ lệ béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn dưới 5% và thành thị dưới 10%.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường

- Cơ cấu lại trồng trọt theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, miền; gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đáp ứng thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp; ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

- Đa dạng hóa đối tượng, phương thức nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, chú trọng các đối tượng nuôi chủ lực, gắn với cấp mã vùng, truy xuất nguồn gốc. Giảm khai thác thủy sản ven bờ, phát triển khai thác hải sản xa bờ bền vững.

2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực

Tiếp tục đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai hiện đại, đồng bộ; bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho đất chuyên trồng lúa và tăng diện tích tưới cho cây trồng cạn. Phát triển thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Tập trung đầu tư phát triển cảng cá kết hợp với khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá.

3. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực

- Tập trung nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đối với cây lúa, cây ăn quả tập trung chọn tạo các giống giàu dinh dưỡng, chịu mặn, chịu hạn, chịu úng. Nghiên cứu vắc xin vật nuôi thế hệ mới phòng các bệnh nguy hiểm; phát triển công nghệ chế biến sâu các sản phẩm vật nuôi đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất tập trung, an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP), gắn với cấp mã số vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến.

- Thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm; thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

4. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đáp ứng yêu cầu cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thông minh, hữu cơ. Tăng cường thu hút, đào tạo chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân nông nghiệp đảm bảo đủ năng lực tiếp thu, vận hành chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Tiếp tục đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng phục vụ cơ cấu lại ngành và xây dựng nông thôn mới; chú trọng đào tạo các ngành, nghề phát triển sản xuất, chế biến, khoa học kỹ thuật, quản trị, kinh doanh lương thực, thực phẩm.

5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực

- Sắp xếp, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức của nông dân trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm. Với vùng chuyên canh, ưu tiên tổ chức lại sản xuất gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực (lúa gạo, chăn nuôi, thủy sản...). Với các vùng không chuyên canh, tăng quy mô, tích tụ, tập trung ruộng đất, hỗ trợ về giống, kỹ thuật.

- Hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột”, nòng cốt, dẫn dắt nhằm góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tăng thu nhập cho các thành viên. Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông sản dược liệu.

- Tiếp tục sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước lĩnh vực lương thực, thực phẩm. Tăng cường sự tham gia của các hội, hiệp hội ngành hàng trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là trong phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ lương thực, thực phẩm.

- Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng, địa phương hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị, tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập             quốc tế.

6. Đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đất đai, đầu tư, tài chính, tín dụng, thương mại hỗ trợ cho nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm, trong đó chú trọng lúa gạo:

- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ các địa phương, hộ gia đình bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa, nhất là đất lúa 2 vụ; thực hiện chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa.

- Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các địa phương tập trung phát triển công nghiệp với các địa phương chuyên trồng lúa; hỗ trợ thỏa đáng cho các địa phương, hộ nông dân giữ ổn định đất trồng lúa.

- Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, phát triển hệ thống dự trữ và bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm.

- Hoàn thiện cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu lương thực, thực phẩm linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường; kết hợp tốt giữa dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia để bảo đảm đáp ứng yêu cầu cứu trợ lương thực, thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp.

- Lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm để giảm nghèo trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách trợ cấp gạo cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho người dân vùng bị thiếu đói do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh.

- Hoàn thiện các quy định pháp lý về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến an ninh lương thực, thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm và an ninh lương thực quốc gia.

7. Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi

- Đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ; đầu tư, nâng cấp hạ tầng bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhất là các kho dự trữ, bảo quản, kho lạnh, kho chứa lương thực, thực phẩm, đặc biệt là các kho dự trữ lúa gạo quốc gia.

- Phát triển và hỗ trợ thương mại lương thực, thực phẩm. Phát triển hạ tầng thương mại hiện đại và truyền thống đồng bộ trên cơ sở tận dụng những ưu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Đầu tư, hoàn thiện hệ thống lưu thông lương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận trong mọi tình huống. Thực hiện tốt công tác dự báo về tình hình sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý giữa dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia để phòng ngừa thiên tai và bình ổn thị trường lúa gạo.

- Thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu lương thực, thực phẩm linh hoạt, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu; quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân phù hợp với tình hình thị trường, tạo thuận lợi tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

8. Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông về an ninh lương thực  quốc gia

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh lương thực; quán triệt nhận thức về an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.

- Xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, mạng thông tin an ninh lương thực, thực phẩm toàn quốc để cung cấp thông tin, số liệu chính xác về sản xuất, thu hoạch, dự trữ, thị trường và xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Đồng thời thường xuyên cập nhật hệ thống thông tin dự báo về cung - cầu lương thực, thực phẩm phục vụ quản lý, điều hành.   

- Đầu tư, xây dựng mạng lưới cảnh báo, dự báo thiên tai, khí tượng thủy văn, theo dõi chặt chẽ quá trình biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tại các địa phương, xây dựng hệ thống thông tin dự báo về sản xuất, chế biến, tiêu thụ lương thực, thực phẩm để định hướng, chỉ đạo sản xuất. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong cung cấp thông tin thị trường, sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhân dân. Phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

9. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

- Nâng cao hiệu quả quản lý; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước, rừng; chấm dứt tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý, bố trí, sử dụng đất trồng lúa tập trung, hiệu quả, bền vững.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống hồ chứa nước, công trình, hệ thống kiểm soát mặn, ngọt, đập ngăn mặn đảm bảo an ninh nguồn nước cho sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm; nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững; bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động phát sinh chất thải, nước thải, khí thải và các chất gây ô nhiễm môi trường khác; sử dụng hợp lý phân bón hóa học, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ môi trường đất và nước ngầm.

10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức lương thực quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh lương thực, như biến đổi khí hậu, sử dụng nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh, khoa học công nghệ, thương mại xuất nhập khẩu…; đàm phán hài hòa hóa và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật trên cơ sở quản lý hiệu quả sản xuất và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu lương thực, nhất là các thị trường Việt Nam đã ký kết, tham gia các FTAs, trong đó có các FTAs thế hệ mới và chất lượng cao như CPTPP, EVFTA, RCEP...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết và định kỳ tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị quyết.

Triển khai kế hoạch đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai hiện đại, đồng bộ đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm. Tổ chức thực hiện hiệu quả các Luật: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản; các Chiến lược phát triển: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản và các Quy hoạch ngành cấp quốc gia lĩnh vực nông nghiệp, làm cơ sở định hướng và phân bổ hợp lý, hiệu quả yếu tố đầu vào (đất đai, tài nguyên, vốn, nhân lực, khoa học…) phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm quy mô lớn, cạnh tranh quốc tế. Nghiên cứu bổ sung, ban hành các chế tài đủ sức răn đe để xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm và an ninh lương thực quốc gia.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hàng năm có trách nhiệm xây dựng dự án điều tra, đánh giá thoái hóa ô nhiễm, tiềm năng đất lúa theo từng vùng và kịp thời báo cáo Chính phủ để có biện pháp khắc phục; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, các địa phương bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước; xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, phân bổ diện tích đất lúa cả nước, vùng, địa phương bảo đảm thống nhất, phù hợp về quy mô và địa bàn; xác định diện tích đất lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt phải đến từng tỉnh, huyện, xã; chấm dứt tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương phát triển hệ thống lưu thông, dịch vụ thương mại lương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận trong mọi tình huống; trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và giải quyết tận gốc những bất cập trong thu mua, tiêu thụ thóc gạo, sơ chế, chế biến sản phẩm thóc, gạo cho nông dân.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030; triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình: sản phẩm quốc gia; phát triển công nghệ cao, đổi mới công nghệ quốc gia và các chương trình khoa học công nghệ khác cho lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.

5. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao Động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập kế hoạch, xác định nhu cầu và nội dung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có nhân lực cho sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ, tổ chức hoạt động giáo dục môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030, bảo đảm cứu trợ kịp thời người dân bị thiếu đói do thiên tai và các trường hợp bất khả kháng.

6. Các Bộ: Lao Động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Dân tộc lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm để giảm nghèo trong các Chương trình mục tiêu quốc gia do bộ, ngành mình được giao là chủ chương trình.

7. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung đầu tư xây dựng xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm phát triển dịch vụ vận tải và logistics, bảo đảm an toàn, nhanh chóng, tiện nghi, hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải của đất nước, gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho người dân tiếp cận lương thực, thực phẩm.

8. Bộ Y tế chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021 - 2030. Triển khai hiệu quả Chương trình sữa học đường, nâng cao tầm vóc người Việt, nhất là tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

9. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thiện mô hình hệ thống các cơ quan và mối liên hệ, phối hợp quản lý nhà nước về an ninh lương thực; hoàn thiện hệ thống tổ chứchoạt động cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn từ trung ương tới cơ sở đảm bảo thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

10. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hợp tác quốc tế, chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao, tham tán thương mại, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm để phát triển, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu lương thực, thực phẩm; phát huy và tranh thủ lợi thế ngành hàng lúa gạo và hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng hỗ trợ, ưu đãi hơn doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm quy mô lớn, gắn kết vùng nguyên liệu, có hệ thống kho chứa, bảo quản.

12. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng tăng điều tiết phân bổ ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương duy trì ổn định diện tích đất trồng lúa; đầu tư phát triển hệ thống kho dự trữ quốc gia; hoàn thiện cơ chế phối hợp, quản lý giữa dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia; triển khai có hiệu quả Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro, phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn đề đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng; tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chương trình, dự án liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao và các dự án đầu tư vào sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.

14. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí, các bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết, phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng.

15. Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

16. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong đó định hướng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa, phát huy lợi thế địa phương; tổ chức cung ứng lương thực, thực phẩm cho nhân dân đảm bảo trong mọi tình huống; quản lý chặt chẽ quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất lúa hai vụ cần bảo vệ nghiêm ngặt; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Ban hành cơ chế, chính sách của địa phương khuyến khích phát triển sản xuất góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong phạm vi cả nước và của địa phương trong mọi tình huống.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng
Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các
Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện
kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán
nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan
trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ CổngTTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu:
VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

[daky]

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

                 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi