Quyết định 896/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 896/QĐ-BTTTT

Quyết định 896/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:896/QĐ-BTTTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Bắc Son
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/05/2012
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch phát triển nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2020

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2020 tại Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/05/2012.
Bộ luôn đề cao việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành Thông tin và Truyền thông, bao gồm phát triển nguồn nhân lực của các lĩnh vực và nhân lực quản lý nhà nước của ngành nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đạt về chất lượng, hướng tới đạt chất lượng tương đương của các nước trong khu vực ở một số lĩnh vực.
Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2020 nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng để hoàn thành các nhiệm vụ của ngành như: Đưa bưu chính trở thành ngành kinh tế hoạt động độc lập, có hiệu quả; Thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước với các loại hình dịch vụ đa dạng; Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu...
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực Bưu chính là khoảng 40.300 người, trong đó, trình độ đại học và cao đẳng là 16%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân là 84%; con số này đến năm 2020 vào khoảng 42.300 người, trong đó, trình độ đại học và cao đẳng là 18%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân là 82%. Đối với ngành Viễn thông, dự kiến cần khoảng 150 nghìn nhân lực, trong đó 45% đã qua đào tạo cao đẳng, đại học.
Bên cạnh đó, Bộ cũng dự báo, hơn 380.000 nhân lực (60 - 70% đã quy đào tạo đại học, cao đẳng) sẽ làm việc trong ngành công nghệ thông tin ở các mảng phần cứng, phần mềm, dịch vụ nội dung số; phải đào tạo cho khoảng 360.000 cán bộ, công chức, viên chức ở cấp Trung ương và cấp tỉnh và khoảng 2.800 cán bộ chuyên trách ở quận, huyện về kỹ năng sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định 896/QĐ-BTTTT tại đây

tải Quyết định 896/QĐ-BTTTT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 896/QĐ-BTTTT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------------
Số: 896/QĐ-BTTTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2012

 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
-------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
 
 
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông và Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm
a) Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành Thông tin và Truyền thông, bao gồm phát triển nguồn nhân lực của các lĩnh vực và nhân lực quản lý nhà nước của ngành nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đạt về chất lượng, hướng tới đạt chất lượng tương đương của các nước trong khu vực ở một số lĩnh vực.
b) Phát triển nguồn nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông là nhiệm vụ chiến lược mang tính dài hạn, cần có bước đi thích hợp cho từng giai đoạn, đảm bảo phát triển hạ tầng thông tin, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin.
d) Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực Báo chí, Xuất bản, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu tuyên truyền, chỉ đạo, định hướng về tư tưởng của Đảng và Nhà nước, xây dựng văn hóa, lối sống lành mạnh, hướng thiện cho toàn xã hội.
đ) Đổi mới công tác đào tạo nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và của đất nước.
2. Mục tiêu
Phát triển nguồn nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông đến năm 2020 nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng để hoàn thành các nhiệm vụ:
a) Đưa bưu chính trở thành ngành kinh tế hoạt động độc lập, có hiệu quả.
b) Thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước với các loại hình dịch vụ đa dạng.
c) Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu.
d) Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
đ) Xây dựng và phát triển một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
e) Phát triển lĩnh vực xuất bản theo hướng độc lập, tự chủ, tiên tiến, hiệu quả, đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, phổ biến được nhiều tác phẩm có giá trị của Việt Nam với thế giới.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN NĂM 2020
1. Nhân lực Bưu chính
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực Bưu chính là khoảng 40.300 người, trong đó, trình độ đại học và cao đẳng là 16%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân là 84%.
Năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực Bưu chính là khoảng 42.300 người, trong đó, trình độ đại học và cao đẳng là 18%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân là 82%.
2. Nhân lực Viễn thông
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực trong các doanh nghiệp viễn thông là khoảng 134 nghìn người, trong đó, nhân lực chuyên về điện tử - viễn thông là khoảng 96 nghìn người.
Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực trong các doanh nghiệp viễn thông là khoảng 150 nghìn người, trong đó, nhân lực chuyên về điện tử - viễn thông là khoảng 110 nghìn người.
Tỷ lệ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 45%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 55%.
3. Nhân lực Công nghệ thông tin
a) Nhân lực công nghiệp phần cứng
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp phần cứng là khoảng 170.000 người. Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp phần cứng là khoảng 197.000 người.
Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên là 35%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 65%.
b) Nhân lực công nghiệp phần mềm
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp phần mềm là khoảng 132.000 người. Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp phần mềm là khoảng 200.000 người.
Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên là 70%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 30%.
c) Nhân lực công nghiệp nội dung số
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp nội dung số là khoảng 84.000 người. Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp nội dung số là khoảng 104.000 người.
Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên là 60%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 40%.
d) Nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Đến năm 2015, ước tính cần phải đào tạo cho khoảng 350.000 cán bộ, công chức, viên chức ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, và khoảng 2.800 cán bộ chuyên trách ở quận, huyện về kỹ năng sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin.
Đến năm 2020, ước tính cần đào tạo thêm 11.000 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin cho các xã, phường trên cả nước.
đ) Nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng
Đến năm 2015, ước tính cần có thêm 20 triệu người sử dụng Internet trong giai đoạn 2011-2015 để đạt mục tiêu 50% dân số sử dụng Internet.
Đến năm 2020, ước tính cần có thêm 22 triệu người sử dụng Internet trong giai đoạn 2016 - 2020 để đạt mục tiêu 70% dân số sử dụng Internet.
4. Nhân lực Báo chí
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực Báo chí là khoảng 93.300 người, trong đó, 85% có trình độ cao đẳng, đại học, 15% có trình độ trung học, sơ cấp.
Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực Báo chí là khoảng 112.400 người, trong đó, 87% có trình độ cao đẳng, đại học, 13% có trình độ trung học, sơ cấp.
5. Nhân lực Xuất bản - In - Phát hành
a) Nhân lực Xuất bản
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực xuất bản là khoảng 6.300 người, trong đó, số lượng biên tập viên là khoảng 1.450 người.
Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực của Xuất bản là khoảng 7.200 người, trong đó, số lượng biên tập viên là khoảng 1.740 người.
Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên là 50%, trình độ trung học, sơ cấp là 50%.
b) Nhân lực In
Đến năm 2015 dự báo nhu cầu nhân lực In là khoảng 53.000 người. Đến năm 2020 dự báo nhu cầu nhân lực In là khoảng 63.000 người.
Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 10%, có trình độ trung học, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 90%.
c) Nhân lực Phát hành
Năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành Phát hành là khoảng 17.700 người. Năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành Phát hành là khoảng 18.900 người.
Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 32%, có trình độ trung học, sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 68%.
6. Nhân lực quản lý nhà nước
a) Nhân lực quản lý nhà nước ở Trung ương
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông là khoảng 700 người. Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông là khoảng 800 người.
Hầu hết cán bộ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông ở Trung ương có trình độ đại học trở lên.
b) Nhân lực quản lý nhà nước ở địa phương
Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước của các Sở Thông tin và Truyền thông là khoảng 2.800 người, của các Phòng Văn hóa - Thông tin cấp quận, huyện là khoảng 700 người, trong đó, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 95%, trình độ khác là 5%.
Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực các Sở Thông tin và Truyền thông là khoảng 3.100 người, của các Phòng Văn hóa - Thông tin cấp quận, huyện là khoảng 730 người, trong đó, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 97%, trình độ khác là 3%.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Đổi mới cơ chế, chính sách về phát triển nhân lực
Xây dựng tiêu chuẩn cho chức danh giám đốc công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước. Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi về thu nhập và điều kiện làm việc cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ ở trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được đào tạo về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc.
Tiếp tục tiêu chuẩn hóa các chức năng lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí, đặc biệt là người đứng đầu và đội ngũ cán bộ tại các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước.
Xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thông tin và Truyền thông.
Xây dựng chính sách ưu tiên, ưu đãi về thuế, thu nhập, điều kiện làm việc cho đội ngũ chuyên gia, thu hút các nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường cao đẳng, đại học đào tạo về Thông tin và Truyền thông.
2. Đổi mới chương trình, nội dung, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.
Thực hiện tốt việc đổi mới đào tạo nhân lực Thông tin và Truyền thông ở các trường đại học, cao đẳng theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
Xây dựng và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông, đảm bảo có đào tạo chuyên ngành bưu chính ở cấp đại học, đảm bảo sự liên thông của các trình độ đào tạo, tăng tính thiết thực, tính cập nhật của chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức đào tạo trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn trong các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh việc sử dụng các chương trình đào tạo, các giáo trình tiên tiến, hiện đại của thế giới thuộc các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông.
Xây dựng chuẩn kỹ năng đầu ra cho sinh viên điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2015 có chuyên ngành đào tạo về viễn thông, công nghệ thông tin đạt chuẩn khu vực về nội dung các chương trình đào tạo; đến năm 2020 đạt chuẩn quốc tế.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực Thông tin và Truyền thông theo đặt hàng của các doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã hội, đào tạo thường xuyên, cập nhật kiến thức, kỹ năng khi công nghệ thay đổi. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa các đơn vị sử dụng và các cơ sở đào tạo nhân lực. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và của xã hội.
Tăng cường và cải tiến công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo, tổ chức các hoạt động kiểm định chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy trong các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông.
3. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên và các cơ sở đào tạo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn cao, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy đáp ứng yêu cầu của cơ sở nghiên cứu, đào tạo hiện đại.
Gắn kết giữa đào tạo và thực tiễn, đảm bảo định kỳ cán bộ nghiên cứu, giảng viên có thời gian làm việc thực tế tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút giảng viên, cán bộ nghiên cứu trong, ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học cho cán bộ nghiên cứu, giảng viên để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Phát triển một số cơ sở đào tạo nhân lực trọng điểm cho từng lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông, bảo đảm cung cấp nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Phấn đấu đến năm 2020, một số trường đại học đào tạo về viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí được công nhận đạt đẳng cấp quốc tế; có nhiều cơ sở đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
Thường xuyên tổ chức đào tạo về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông từ Trung ương đến địa phương.
Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo của ngành Thông tin và Truyền thông để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông.
5, Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Huy động mọi nguồn vốn của xã hội cho đào tạo nhân lực Thông tin và Truyền thông. Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư cho đào tạo nhân lực báo chí, xuất bản, nhân lực trình độ cao về viễn thông, công nghệ thông tin và phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và cho cộng đồng.
Có cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm chỉ cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để triển khai các nghiên cứu trong các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông.
Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở đào tạo nhân lực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế mở cơ sở đào tạo bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin ở Việt Nam với ưu đãi tương đương với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
6. Hợp tác quốc tế phát triển nhân lực
Khuyến khích thu hút nguồn lực ngoài nước để đào tạo nhân lực Thông tin và Truyền thông đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, cải thiện môi trường pháp lý, đưa nội dung hợp tác quốc tế về đào tạo phát triển nhân lực Thông tin và Truyền thông trong các hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa phương để thu hút nguồn lực hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ và khoa học công nghệ cho phát triển nhân lực.
Mở rộng, đa dạng hóa quan hệ song phương và đa phương cấp Chính phủ để xác định chiến lược, phương hướng và tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy, mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển nhân lực Thông tin và Truyền thông.
7. Danh mục các dự án ưu tiên
a) Dự án "Hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thông tin và Truyền thông".
b) Dự án "Hoàn thiện, nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo nhân lực Thông tin và Truyền thông".
c) Dự án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên thuộc các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông".
d) Dự án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Thông tin và Truyền thông".
đ) Dự án "Thành lập Trung tâm phân tích và dự báo số liệu ngành Thông tin và Truyền thông".
e) Dự án "Hỗ trợ phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong ngành Thông tin và Truyền thông".
8. Dự kiến kinh phí
Dự kiến nhu cầu kinh phí để triển khai Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020 là khoảng 950 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Bộ Thông tin và Truyền thông
Thành lập ban Điều hành và Văn phòng giúp việc Ban Điều hành thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông là Trưởng ban Ban Điều hành, thành viên Ban Điều hành gồm đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, một số bộ ngành, địa phương và người đứng đầu một số tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Giao cho Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan thường trực Ban Điều hành, Văn phòng giúp việc Ban Điều hành thuộc Vụ Tổ chức cán bộ và được bố trí một số chuyên viên kiêm nhiệm và một số chuyên viên chuyên trách.
Nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ vào Quy hoạch này để phân công thực hiện.
2. Các Bộ ngành và địa phương
Các bộ, ngành và địa phương căn cứ vào Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020 để triển khai các nội dung liên quan tại bộ ngành và địa phương.
3. Các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông
Các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020 để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển và yêu cầu về chất lượng đào tạo nhân lực của ngành Thông tin và Truyền thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòngBộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

  Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó TTCP Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng Thông tin điện tử;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, VCL.
BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Son

 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Hành chính, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

loading
×
×
×
Vui lòng đợi