Thông tư 13/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 13/2008/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/2008/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/07/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 13/2008/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 13/2008/TT-BLĐTBXH
NGÀY 28 THÁNG 07 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật
Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi
đua, Khen thưởng năm 2005;
Căn cứ
Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ vào
Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ
Nghị định số 186/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội,
Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện công tác Thi đua, Khen thưởng trong
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông tư này hướng dẫn công tác thi đua, khen
thưởng và các đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng danh hiệu thi đua, khen
thưởng trong ngành Lao động – Thương binh và
Xã hội.
Thông tư
này áp dụng đối với tập thể, cá nhân người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài
và tập thể, cá nhân người nước ngoài đã có thành tích đóng góp thiết thực hiệu
quả cho hoạt động của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Đối tượng thi đua:
a) Tập thể và cá nhân trong ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội: Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; đơn vị trực thuộc Tổng
cục, Cục; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, Phòng Lao động – Thương binh Xã hội
các quận, huyện, (cá nhân bao gồm cả công chức trong thời gian tập sự, nhân viên
hợp đồng không xác định thời hạn, nhân viên hợp đồng từ một năm trở lên).
b) Tập thể,
cá nhân ngoài ngành làm công tác Lao động – Thương binh Xã hội ở các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành, địa phương trong toàn quốc.
2. Đối tượng khen thưởng:
Các đối tượng
quy định tại khoản 1 mục I phần I đều được xem xét khen thưởng nếu có thành tích
đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
II. MỤC TIÊU THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Công tác
thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ và tôn vinh các tập thể, cá nhân hăng
hái thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội.
III. NGUYÊN TẮC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
1. Nguyên tắc thi đua:
a) Tự
nguyện, tự giác, công khai;
b) Đoàn kết,
hợp tác và cùng phát triển;
c) Việc xét
tặng các danh hiệu thi đua căn cứ vào kết quả phong trào thi đua.
2. Nguyên tắc khen thưởng:
a) Việc
khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời
trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của tập thể và cá nhân; coi trọng chất
lượng theo tiêu chuẩn khen thưởng, không bắt buộc theo trình tự từ hình thức
khen thưởng thấp đến hình thức khen thưởng cao; thành tích đạt được trong điều
kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng
với mức cao hơn; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi
ích vật chất;
b) Mỗi hình
thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng nhưng không khen thưởng
2 lần trong một năm với cùng một nội dung và mức độ thành tích;
c) Bảo đảm
thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết quả
khen thưởng thành tích đột xuất, thành tích theo lĩnh vực công tác được xem xét
như một yếu tố gia tăng khi xét khen thưởng thành tích toàn diện hàng năm cũng
như thành tích từng giai đoạn.
Phần II
DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN
DANH HIỆU
THI ĐUA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
I. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
1. Hình thức tổ chức thi đua:
a) Thi đua
thường xuyên được thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm hoàn
thành mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình kế hoạch công tác đề ra. Thi đua thường
xuyên áp dụng giữa các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong một đơn vị,
hoặc các địa phương đơn vị, trong khối, cụm thi đua.
b) Thi đua
theo đợt, theo lĩnh vực công tác được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ trọng
tâm, nhiệm vụ khó khăn của đơn vị trong từng giai đoạn hoặc lập thành tích chào
mừng các ngày kỷ niệm lớn của Đất nước, của Ngành, của đơn vị. Thi đua theo đợt,
theo lĩnh vực công tác phải xác định rõ mục đích, nội dung, thời điểm bắt đầu và
kết thúc.
2. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua:
a) Bộ trưởng
phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn Ngành, Hội đồng Thi đua
- Khen thưởng Bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng về nội dung thi đua và
tổ chức phong trào thi đua.
b) Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong cơ quan đơn
vị mình quản lý.
c) Các tổ
chức đoàn thể cơ quan đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng đơn vị cùng cấp
phát động, vận động thành viên của tổ chức mình hưởng ứng phong trào thi đua, tổ
chức phong trào thi đua và đảm bảo cho phong trào thi đua đạt hiệu quả cao.
d) Các cơ
quan báo chí xuất bản truyền thông của Ngành có trách nhiệm thường xuyên tuyên
truyền công tác thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình, người
tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua; phát hiện các cá nhân, tập thể xuất
sắc trong phong trào thi đua, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm.
3. Nội dung tổ chức phong trào thi đua:
a) Xác định
rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và
nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học,
phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị, có tính khả thi cao và gửi đăng ký thi đua
về Bộ trước ngày 31/3 hàng năm. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ không xét các
danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với các đơn vị không đăng ký thi đua hoặc đăng
ký thi đua gửi về Bộ sau ngày 31/3 hàng năm
(theo mẫu số 1a và 1b ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Có hình
thức tổ chức phát động thi đua sáng tạo phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý
nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đa dạng hoá các hình thức phát động
thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương hình thức trong thi đua.
c) Có kế
hoạch triển khai các biện pháp tổ chức phát động thi đua, theo dõi quá trình tổ
chức thi đua, chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt
trong các đối tượng tham gia thi đua.
d) Sơ kết,
tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua: Đối với các đợt thi đua dài ngày
(thời gian từ 1 năm trở lên), các đơn vị phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút
kinh nghiệm; kết thúc các đợt thi đua ngắn ngày (thời gian dưới một năm) hoặc từng
đợt phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả; lựa chọn công khai và
khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua.
II. DANH HIỆU THI ĐUA
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
a) Lao động
tiên tiến;
b) Chiến
sỹ thi đua cơ sở;
c) Chiến
sỹ thi đua cấp Bộ;
d) Chiến
sỹ thi đua toàn quốc.
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể:
a) Tập thể
Lao động tiên tiến;
b) Tập thể
Lao động xuất sắc;
c) Cờ thi
đua của Bộ;
d) Cờ thi
đua của Chính phủ.
3. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua đối với cá nhân và
tập thể chỉ thực hiện mỗi năm một lần vào thời điểm tổng kết năm hoặc tổng kết
thi đua theo chuyên đề.
III. TIÊU CHUẨN XÉT DANH HIỆU THI ĐUA
ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
1. Tiêu chuẩn xét Danh hiệu Lao động tiên tiến:
1.1. Đối với cá nhân quy định tại điểm a, khoản1, mục I,
phần I của Thông tư này (trừ đối tượng thuộc lĩnh vực Đào tạo – Dạy nghề) đạt các
tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng
suất và chất lượng cao (đạt kế hoạch 100% trở lên);
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định giờ giấc làm việc, kỷ luật lao động
của cơ quan, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết tương trợ, tích cực tham
gia các phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên
môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức và lối sống lành mạnh;
e) Có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên tính
theo chế độ làm việc trừ các trường hợp sau:
- Đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 1 năm, nếu đạt
kết quả học tập từ loại khá trở lên, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan đơn vị cũ để xét danh
hiệu Lao động tiên tiến.
- Đi đào tạo từ 1 năm trở lên, có kết quả học
tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu Lao động tiên
tiến để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác.
- Trường hợp chuyển công tác, đơn vị mới có trách
nhiệm xem xét bình bầu danh hiệu Lao động tiên tiến trên cơ sở nhận xét của đơn
vị cũ. Nếu cá nhân có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên (trong năm), trước
khi có quyết định chuyển công tác thì đơn vị cũ xem xét bình bầu danh hiệu Lao động
tiên tiến.
1.2. Đối với cá nhân
thuộc lĩnh vực Đào tạo – Dạy nghề đạt tiêu chuẩn sau:
* Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy với chất lượng
tốt, đạt hiệu quả cao (đạt kế hoạch 100% trở lên); kiến thức chuyên môn, tay
nghề giỏi, được đồng nghiệp thừa nhận; có sáng kiến, cải tiến có giá trị thực
tiễn, cụ thể:
- Bài giảng có đề cương và giáo án;
- Truyền đạt đầy đủ nội dung của chương trình môn học và đảm bảo tiến độ
giảng dạy;
- Có phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu để học sinh tiếp thu kiến thức
và rèn luyện kỹ năng thực hành;
- Sử dụng thành thạo, hợp lý, có hiệu quả trang, thiết bị dạy học;
- Thực hiện tốt việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh;
- Tham gia biên soạn giáo trình, làm đồ dùng dạy học, mô hình học cụ và
tham gia xây dựng phòng học chuyên môn hoá;
- Đạt giải trong hội thi giáo viên dạy nghề cấp cơ sở trở lên (khi có tổ
chức);
- Kết quả học tập của học sinh về môn học do giáo viên phụ trách có 85%
trở lên đạt yêu cầu, trong đó có ít nhất 30% khá, giỏi.
* Có phẩm chất đạo đức tốt; tích cực tham gia các phong trào thi đua, không
vi phạm tệ nạn xã hội. Cụ thể:
- Có trách nhiệm cao với công việc, khiêm tốn, giản dị trong lối sống, được
đồng nghiệp và học sinh tin yêu, quý trọng.
- Gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện điều lệ, quy chế, nội dung của Trường,
của Trung tâm; không vi phạm các tệ nạn xã hội (ma tuý, cờ bạc, mại dâm);
- Có tinh thần khắc phục khó khăn, tương trợ hợp tác tốt với đồng nghiệp;
là nòng cốt của phong trào thi đua, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các
đoàn thể và có nhiều đóng góp xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.
* Tích
cực học tập, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ, cụ thể:
- Tích cực học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học
và cập nhật thông tin khoa học, công nghệ phục vụ chuyên môn giảng dạy;
- Tham gia hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ, nghiệp vụ sư phạm vào giảng dạy.
2. Tiêu chuẩn xét
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở:
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở được xét công
nhận trong số cá nhân được đơn vị bình chọn là Lao động tiên tiến và đạt các tiêu
chuẩn sau: Có giải pháp, sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành
chính nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác của đơn vị hoặc có sáng kiến
cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, được Hội đồng sáng kiến (hoặc Hội đồng
khoa học) cấp cơ sở công nhận.
3. Tiêu chuẩn Danh
hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ:
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ được xét tặng
trong số các cá nhân được đơn vị bình xét đề nghị là Chiến sỹ thi đua cơ sở và đạt
các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc, có 03 năm
liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở ngay trước thời điểm đề nghị;
b) Thành tích, sáng kiến cải tiến kỹ thuật
mang lại hiệu quả cao có phạm vi ảnh hưởng trong ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội hoặc Giáo viên đạt giải trong Hội giảng giáo viên dạy nghề hoặc Hội thi
thiết bị dạy nghề tự làm cấp Bộ, tỉnh,(khi có tổ chức).
4. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc:
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc được xét đề nghị trong số các cá nhân được
đơn vị bình xét đề nghị là Chiến sỹ thi đua cấp Bộ và đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc, có 02 lần liên tục đạt danh hiệu
Chiến sỹ thi đua cấp Bộ ngay trước thời điểm đề nghị;
b) Thành tích đạt được có ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc hoặc đạt giải
trong Hội thi Giáo viên dạy nghề hoặc Hội thi thiết bị dạy nghề toàn quốc (khi
có tổ chức).
VI. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA ĐỐI VỚI TẬP THỂ
1.
Tiêu
chuẩn Danh hiệu Tập thể Lao động tiên
tiến:
1.1. Đối với các Tập
thể quy định tại điểm a, khoản1, mục I, phần I của Thông tư này (trừ đối tượng
thuộc lĩnh vực Đào tạo – Dạy nghề) đạt tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt 100% kế hoạch
được giao trở lên;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết
thực, hiệu quả;
c) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh
hiệu Lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên;
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của
Bộ.
1.2. Đối với lĩnh
vực Đào tạo – Dạy nghề tiêu chuẩn Danh hiệu
Tập thể Lao động tiên tiến như sau:
1.2.1 Thực hiện đào tạo đúng mục tiêu, có chất lượng, đạt hiệu quả cao,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cụ thể:
a) Hoàn thành chỉ tiêu đào tạo được giao về cơ cấu ngành nghề, số lượng,
chất lượng đào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp từ 85% trở lên, trong đó có ít nhất
30% học sinh khá, giỏi;
b) Biên soạn đề cương bài giảng, giáo trình cho các môn học; đảm bảo có đủ
giáo trình, tài liệu và các điều kiện khác phục vụ giảng dạy, học tập;
c) Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; thường xuyên tổ chức phổ biến
thông tin khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng đào tạo;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động đào tạo;
e) Xây dựng phòng học chuyên môn hoá, tự làm
đồ dùng dạy học và trang bị các phương tiện giảng dạy;
f) Tổ chức Hội giảng, thi học sinh giỏi hàng năm có nề nếp; có giáo viên
đạt giải trong các Hội giảng giáo viên dạy nghề và học sinh đạt giải trong các
kỳ thi học sinh giỏi nghề cấp Bộ, tỉnh hoặc toàn quốc (khi có tổ chức).
1.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu có chất lượng,
thực hiện việc chuẩn hoá giáo viên dạy nghề, cụ thể:
a) Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu hợp lý;
b) Số lượng giáo viên đạt chuẩn theo quy định: ít nhất 70% đối với Trường
Dạy nghề và ít nhất 50% đối với Trung tâm Dạy nghề;
c) Tin học: Có ít nhất 75% số giáo viên đạt từ trình độ A trở lên đối với
Trường Dạy nghề và 60% đối với Trung tâm Dạy nghề, trong đó đạt trình độ B từ
50% trở lên đối với Trường Dạy nghề và 30% đối với Trung tâm Dạy nghề.
d) Ngoại ngữ thông dụng: Có ít nhất 70% số giáo viên đạt trình độ A trở
lên, trong đó có ít nhất 30% đạt trình độ
B trở lên đối với Trường Dạy nghề; có ít nhất 50% số giáo viên đạt trình độ A
trở lên đối với Trung tâm Dạy nghề;
e) Duy trì dự giờ, dự lớp thường xuyên: có ít nhất 90% số bài giảng đạt
yêu cầu; ít nhất 85% giáo viên tham gia Hội giảng cấp cơ sở hàng năm, trong đó
có ít nhất 20% đạt giải; có giáo viên đạt giải chính thức tại hội giảng cấp Bộ,
tỉnh.
1.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào giảng dạy, thực tập gắn
với lao động sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo, cụ thể:
a) Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy có hiệu
quả; liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ sở đào tạo khác để
gắn thực hành, thực tập với lao động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo;
b) Có đủ phòng học, xưởng thực hành, cơ sở thực tập, phương tiện kỹ thuật
phục vụ cho đào tạo và hàng năm được bổ sung, đổi mới; bảo quản, sử dụng, khai
thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.2.4. Có ít nhất 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên
tiến; có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; không có cán bộ giáo
viên, công nhân viên vi phạm các tệ nạn xã hội hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh
cáo.
1.2.5. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ, công
nhân viên và học sinh; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tổ chức quản lý
Nhà trường, Trung tâm có nề nếp, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, làm tốt
công tác thi đua khen thưởng. Cụ thể:
a) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước;
b) Tổ chức bộ máy tinh gọn, có hiệu lực, thực hiện điều hành quản lý
theo đúng chức năng nhiệm vụ;
c) Đảm bảo an ninh, trật tự trong Trường, Trung tâm; có biện pháp tích cực
phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội; không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã
hội; có quan hệ hợp tác, đoàn kết và tích cực tham gia các hoạt động phong trào
của địa phương;
d) Tổ chức tốt các phong trào hoạt động giáo dục về môi trường, dân số,
văn hoá, thể thao và các phong trào khác;
e) Tập thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên đoàn kết, thực hiện tốt quy
chế dân chủ, chăm lo cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho giáo viên, cán
bộ công nhân viên; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh; mỗi năm học thực hiện
tự kiểm tra ít nhất một lần;
2. Tiêu chuẩn Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc:
2.1. Đối với các tập
thể quy định tại điểm a, khoản1, mục I, phần I của Thông tư này (trừ đối tượng
thuộc lĩnh vực Đào tạo – Dạy nghề)
Là tập thể tiêu biểu, xuất sắc trong số các tập
thể được đơn vị xét đề nghị đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và đạt các tiêu
chuẩn sau:
a) Sáng tạo vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết
thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành
nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% các cá nhân đạt danh hiệu Lao động
tiên tiến;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ
sở và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
e) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1.2. Đối với Tập thể thuộc lĩnh vực Đào tạo – Dạy nghề đạt
các tiêu chuẩn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ đào tạo đúng mục tiêu, có chất lượng, đạt hiệu quả
cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn này có nội dung cụ thể như tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể Lao động
tiên tiến nhưng thành tích của mỗi nội dung đạt được ở mức cao hơn, cụ thể: Tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp đạt 95%; trong đó khá giỏi đạt 50%.
b) Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng; đủ số lượng và cơ cấu đồng
bộ.
Tiêu chuẩn này có nội dung cụ thể như
tiêu chuẩn danh hiệu Trường Dạy nghề tiên tiến, Trung tâm Dạy nghề tiên tiến,
nhưng thành tích của mỗi nội dung đạt được ở mức cao hơn, cụ thể:
- Số lượng giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định: Có ít nhất 80% đối với
Trường Dạy nghề và ít nhất 60% đối với Trung tâm Dạy nghề;
- Tin học: có ít nhất 80% số giáo viên đạt từ trình độ A trở lên đối với Trường Dạy nghề và
65% đối với Trung tâm Dạy nghề; trong đó đạt trình độ B từ 60% trở lên đối với
Trường Dạy nghề và 40% đối với Trung tâm Dạy nghề.
- Ngoại ngữ thông dụng: có ít nhất 80% giáo viên đạt trình độ A trở lên,
trong đó có ít nhất 40% đạt trình độ B trở lên đối với Trường Dạy nghề; có ít
nhất 60% giáo viên đạt trình độ A trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt trình độ
B trở lên đối với Trung tâm Dạy nghề;
- Duy trì dự giờ: có ít nhất 95% số bài giảng đạt yêu cầu, 100% giáo viên
tham gia Hội giảng cơ sở hàng năm, trong đó có ít nhất 25% đoạt giải chính thức;
có giáo viên đoạt giải chính thức tại hội giảng cấp Bộ, tỉnh.
c) Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào giảng dạy, thực tập gắn với
lao động sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo.
Tiêu chuẩn này có nội dung như tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể lao động tiên
tiến, nhưng thành tích của mỗi nội dung đạt được ở mức cao hơn.
d) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất
70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ
thi đua cấp cơ sở; không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm các tệ nạn xã
hội hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
e) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước; thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ, công nhân
viên và học sinh; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tổ chức quản lý Nhà trường,
Trung tâm có nề nếp, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, làm tốt công tác thi
đua, khen thưởng.
3. Tiêu chuẩn Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ
3.1. Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội
Được xét
tặng mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm cho các đơn vị thuộc và trực
thuộc Bộ; các đơn vị trực thuộc Cục, Tổng cục; Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc,
toàn diện nhiệm vụ công tác được bình chọn là đơn vị dẫn đầu các khối, các cụm
thi đua và đạt tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn
thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao từ đầu năm; là tập thể
tiêu biểu xuất sắc của Bộ, ngành;
b) Có nhân
tố mới, mô hình mới để các tập thể khác học tập;
c) Nội bộ
đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chấp hành tốt các chủ trương đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan và
của Bộ.
3.2. Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được xét tặng cho các tập thể có thành
tích xuất sắc trong phong trào thi đua theo lĩnh vực công tác, cụ thể là:
3.2.1. Đối
với lĩnh vực An toàn - Vệ sinh lao động:
Tặng cho
Doanh nghiệp có giải pháp mới về An toàn lao động - Vệ sinh lao động và đạt các
tiêu chuẩn sau:
a) Hàng năm có kế hoạch bảo hộ lao động đáp ứng
được yêu cầu an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, có dự trù kinh phí,
tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất;
b) Có quy trình quy định rõ chế độ trách nhiệm
về an toàn vệ sinh lao động đối với từng cấp, từng chức danh quản lý; có cán bộ
chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm công tác bảo hộ lao động, có mạng lưới
an toàn vệ sinh viên, có lực lượng phòng cháy, chữa cháy hoạt động hiệu quả;
c) Có nội quy, quy trình, nhiều biện pháp
và đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động;
d) Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ,
quy định về bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; chế độ khám sức khoẻ định kỳ
cho người lao động; chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ;
trang bị các phương tiện cấp cứu theo quy định và duy trì thường xuyên việc kiểm
tra, đảm bảo sử dụng hiệu quả những trang bị đó;
- Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống
cháy nổ;
- Đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết
bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
- Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định
kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
-
Thực hiện tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.
e) Trong năm không để xảy ra tai nạn lao động
chết người hoặc bị thương nhiều người, không xảy ra cháy nổ;
3.2.2. Đối với lĩnh vực Đào tạo - Dạy nghề:
Tặng cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu biểu cho các trường
thuộc cụm, khu vực theo khối địa phương về lĩnh vực Đào tạo - Dạy nghề và đạt các
tiêu chuẩn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ đào tạo đúng mục tiêu, có
chất lượng, đạt hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn này có nội dung cụ thể như tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể lao động
tiên tiến nhưng thành tích của mỗi nội dung đạt được ở mức cao hơn, cụ thể: Tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp đạt 95%; trong đó khá giỏi đạt 50%.
b) Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng; đủ số lượng và cơ cấu đồng
bộ.
Tiêu chuẩn này có nội dung cụ thể như tiêu chuẩn
danh hiệu Trường Dạy nghề tiên tiến, Trung tâm Dạy nghề tiên tiến, nhưng thành
tích của mỗi nội dung đạt được ở mức cao hơn, cụ thể:
- Số lượng giáo viên đạt tiêu chuẩn
theo quy định: Có ít nhất 80% đối với Trường Dạy nghề và ít nhất 60% đối với
Trung tâm Dạy nghề;
- Tin học: có ít nhất 80% số giáo viên đạt từ trình độ A trở lên đối với Trường dạy nghề và
65% đối với Trung tâm Dạy nghề; trong đó đạt trình độ B từ 60% trở lên đối với
Trường Dạy nghề và 40% đối với Trung tâm Dạy nghề.
- Ngoại ngữ thông dụng: có ít nhất 80% giáo viên đạt trình độ A trở lên,
trong đó có ít nhất 40% đạt trình độ B trở lên đối với Trường Dạy nghề; có ít
nhất 60% giáo viên đạt trình độ A trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt trình độ
B trở lên đối với Trung tâm Dạy nghề;
- Duy trì dự giờ: có ít nhất 95% số bài giảng đạt yêu cầu, 100% giáo viên
tham gia Hội giảng cơ sở hàng năm, trong đó có ít nhất 25% đoạt giải chính thức;
có giáo viên đoạt giải chính thức tại Hội giảng Bộ, tỉnh.
c) Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào giảng
dạy, thực tập gắn với lao động sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo.
Tiêu chuẩn này có nội dung như tiêu chuẩn danh
hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, nhưng thành tích của mỗi nội dung đạt được ở mức
cao hơn.
d) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất
70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ
thi đua cơ sở; không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm các tệ nạn xã hội
hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
e) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với giáo
viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh,
tổ chức quản lý Nhà trường, Trung tâm có nề nếp, xây dựng tập thể đoàn kết, vững
mạnh, làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
3.2.3. Đối với lĩnh vực Việc làm, người Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Người có công, Bảo vệ và chăm sóc
trẻ em, Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bảo trợ xã hội, tuỳ tình hình cụ thể, Bộ
xem xét tặng Cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong từng lĩnh vực.
4. Tiêu chuẩn Danh
hiệu Cờ thi đua của Chính phủ:
Đối tượng áp dụng: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ dẫn đầu khối,
cụm thi đua và đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc, hoàn thành vượt mức
các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ giao đầu năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc
trong toàn quốc;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho
cả nước học tập;
c) Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
VII. QUY
TRÌNH BÌNH XÉT CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ
1. Đối với cá nhân:
a) Trước khi bình xét các danh hiệu thi đua,
thủ trưởng đơn vị phổ biến, quán triệt các tiêu chuẩn về danh hiệu thi đua và hình
thức khen thưởng cho toàn thể cá nhân trong đơn vị biết về tiêu chuẩn quy định
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
b) Căn cứ vào tiêu chuẩn về các danh hiệu thi
đua và hình thức khen thưởng quy định tại Thông tư này và kết quả công tác cá
nhân tự nhận xét, đánh giá trước tập thể phòng, ban, bộ phận nơi mình làm việc,
các thành viên trong tập thể tham gia góp ý và xét khen thưởng theo nguyên tắc
dân chủ bằng hình thức bỏ phiếu kín hay biểu quyết, kết quả khen thưởng được
ghi vào biên bản.
c) Căn cứ vào kết quả họp Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định
công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền và lựa chọn các tập thể,
cá nhân đủ tiêu chuẩn, tiêu biểu xuất sắc đề nghị cấp trên khen thưởng.
d) Khen thưởng cá nhân là Thủ trưởng các đơn
vị do cấp trên một cấp xem xét quyết định, kết quả xét của Hội đồng thi đua cơ
sở là một căn cứ để Hội đồng Thi đua khen thưởng cấp trên xem xét. Không xét
khen thưởng đối với Thủ trưởng khi tập thể đơn vị không đạt danh hiệu Tập thể
Lao động xuất sắc trở lên.
2.
Đối với tập thể:
Căn cứ vào
kết quả xét của cá nhân, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, quá trình khen
thưởng để xem xét đề nghị cấp trên khen thưởng.
Phần III
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
I.
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1.
Huân chương:
a) Huân chương Sao vàng;
b) Huân chương Hồ Chí Minh;
c) Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng
Ba;
d) Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng
Ba;
e) Huân chương Dũng cảm;
f) Huân chương Hữu nghị.
2.
Huy chương:
- Huy chương Hữu nghị.
3.
Danh hiệu Vinh dự Nhà nước:
a) Danh hiệu “Anh hùng Lao động”
b) Danh hiệu “ Nhà giáo Nhân dân”, Nhà giáo ưu
tú”;
c) Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc
ưu tú”;
d) Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
4.
Giải thưởng cao quý:
a) Giải thưởng Hồ Chí Minh;
b) Giải thưởng Nhà nước;
5.
Bằng khen:
a) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
b) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội.
6.
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động - Thương binh và Xã hội”.
7.
Giấy khen.
II. TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
1. Tiêu chuẩn Huân
chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng cao quý, Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ:
Tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương, Huy chương,
Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại chương III của Luật
Thi đua, Khen thưởng, chương III Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm
2005 của Chính phủ và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tiêu chuẩn Giấy
khen của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị (Tổng cục, Cục), Giám đốc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
2.1. Tiêu chuẩn:
a) Tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt
từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân
chủ cơ sở, tổ chức các phong trào thi đua;
c) Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần đối với mọi thành
viên trong tập thể; thực hành tiết kiệm, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ
quan và của Bộ.
2.2. Tiêu chuẩn đối
với lĩnh vực An toàn - Vệ sinh lao động:
Đối tượng áp dụng bao gồm tập thể, cá nhân
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã,
các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc lực lượng vũ trang (gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm
cả các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
2.2.1. Đối với doanh nghiệp :
a) Hàng năm có kế hoạch bảo hộ lao động đáp ứng
được yêu cầu an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, có dự trù kinh phí,
tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất;
b) Có quy trình quy định rõ chế độ trách nhiệm
về an toàn vệ sinh lao động đối với từng cấp, từng chức danh quản lý; có cán bộ
chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm công tác bảo hộ lao động, có mạng lưới
an toàn vệ sinh viên, có lực lượng phòng cháy, chữa cháy hoạt động hiệu quả;
c) Có nội quy, quy trình, nhiều biện pháp và đầu
tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động;
d) Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, quy định
về bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; khám sức khoẻ định kỳ cho người
lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ; trang bị các phương
tiện cấp cứu theo quy định và duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đảm bảo sử dụng
hiệu quả những trang bị đó;
- Huấn luyện
an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị
vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
- Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định
kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Thực hiện
tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thực hiện
chế độ báo cáo về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.
e) Trong
năm không để xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc bị thương nhiều người, không
xảy ra cháy nổ;
f) Đảm bảo
môi trường xanh, sạch, đẹp.
2.2.2. Đối với Tập thể các phòng, ban, phân xưởng,
tổ, đội sản xuất thuộc doanh nghiệp:
a) Có đủ các phương án đảm bảo an toàn lao động
và có các biện pháp để tổ chức tốt các phương án đó; chấp hành nghiêm các nội quy, quy trình, quy phạm
theo quy định của pháp luật và của doanh nghiệp;
b) Có an toàn viên, vệ sinh viên hoạt động tích
cực, hiệu quả;
c) Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động
quy định tại điểm d khoản 2.1.1 mục I, Phần III của Thông tư này;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng,
bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện phòng chống cháy nổ,
phương tiện cấp cứu;
d) Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra về an toàn
lao động, vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời các nguy cơ sự cố về an toàn vệ
sinh lao động;
e) Trong năm không để xảy ra tai nạn lao động
làm chết người hoặc bị thương nặng nhiều người, không để xảy ra cháy, nổ.
2.2.3. Cán
bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về bảo hộ lao động của các doanh nghiệp:
a) Tham mưu
cho lãnh đạo doanh nghiệp đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện đúng và đủ
các văn bản pháp quy về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động; đề xuất sáng
kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn ngừa tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
công tác an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
trong năm không để xảy ra cháy, nổ;
c) Lập và
lưu trữ đầy đủ hồ sơ, sổ sách và tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác bảo
hộ lao động theo quy định;
d) Nắm chắc
số lượng và tình trạng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động; có kế hoạch kiểm tra định kỳ và thực
hiện đúng việc kiểm tra định kỳ, đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư và các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động; có báo cáo về kết
quả kiểm tra định kỳ, kiến nghị tham gia xử lý loại trừ các nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
e) Tham
gia đầy đủ các khoá huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp
luật.
2.2.4. Người
lao động trong các doanh nghiệp:
a) Thực
hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động
không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố máy, thiết bị, cháy, nổ;
b) Sử dụng
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện phòng chống cháy, nổ đúng mục đích
và hiệu quả;
c) Tham
gia tích cực trong phong trào an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp;
phát hiện và tham gia xử lý loại trừ các
nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Có sáng
kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn ngừa tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.2.5. Cán
bộ quản lý điều hành doanh nghiệp:
a) Tổ chức
quản lý, thực hiện tốt các nội dung tiêu chuẩn khen thưởng của doanh nghiệp quy
định tại điểm 2.1.3 khoản 2 mục II, Phần
III của Thông tư này;
b) Có sáng
kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động.
2.2.6. Cán
bộ Trưởng phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất:
Thực hiện
tốt các nội dung tiêu chuẩn khen thưởng của doanh nghiệp quy định tại điểm 2.1.1 khoản 2 mục II, Phần III của Thông tư này.
2.3. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Việc làm
a) Đối với
tập thể:
Các Trung
tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động giới thiệu
việc làm :
- Hoàn thành
vượt mức kế hoạch giới thiệu việc làm đề ra trong năm;
- Thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về hoạt động giới thiệu việc làm;
- Thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở;
- Có sáng
kiến cải tiến quy trình làm việc, đề xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
nâng cao hiệu quả hoạt động giới thiệu việc làm;
- Không có
cán bộ vi phạm các quy định của pháp luật trong năm.
b) Đối với
cá nhân:
- Hoàn thành
vượt mức kế hoạch cá nhân đề ra trong năm;
- Thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về hoạt động giới thiệu việc làm;
- Có sáng
kiến cải tiến quy trình làm việc, đề xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
nâng cao hiệu quả hoạt động giới thiệu việc làm;
- Không
vi phạm các quy định của pháp luật.
2.4. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
2.4.1. Đối
tượng:
a) Các cá
nhân, tập thể doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng;
b) Các cá
nhân (Lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc ở nước ngoài), tổ chức, đơn vị của
các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
c) Cá nhân
người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp trong công
tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.4.2. Tiêu
chuẩn:
a) Đối với
doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng:
- Trong 1
năm đưa được từ 1000 lao động trở lên ra nước ngoài làm việc;
- Thực hiện
tốt các quy định hiện hành của Nhà nước về đăng ký hợp đồng, công tác tuyển chọn,
đào tạo giáo dục định hướng cho lao động trước khi đi và cung ứng lao động,
chuyên gia cho phía nước ngoài;
- Thực hiện
đúng và đầy đủ các quy định về tài chính trong việc đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thực hiện
tốt các biện pháp quản lý, xử lý kịp thời và có hiệu quả mọi phát sinh đối với
lao động;
- Tỷ lệ
lao động bỏ hợp đồng và lao động đã hết thời hạn hợp đồng mà không về nước (nếu
có) dưới 3 %;
- Thực hiện
tốt các chế độ báo cáo.
b) Đối với
tổ chức, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:
- Có nhiều
đóng góp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, mang lại kết quả tích cực
về khai thác, mở cửa thị trường mới; góp phần củng cố, mở rộng và phát triển thị
trường lao động ngoài nước;
- Có nhiều
đóng tích cực vào công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động
và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
c) Đối với
các tổ chức, đơn vị khác:
Có đóng góp
tích cực và có hiệu quả trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
d) Đối với
tập thể cá nhân người nước ngoài:
- Có nhiều
đóng góp trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động Việt Nam;
- Tuân thủ
thoả thuận quy định và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt
Nam.
e) Đối với
cá nhân người Việt Nam:
Có thành
tích xuất sắc, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong công tác đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Hoàn thành
tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân;
- Có phẩm
chất đạo đức tốt; đoàn kết gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước;
- Thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.5. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Đào tạo - Dạy nghề
Đối tượng bao gồm các tập thể, cá nhân là Giảng
viên, giáo viên của hệ thống trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp (kể cả các trường
Dạy nghề).
2.5.1. Đối
với tập thể:
a) Hoàn
thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Nội bộ
đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức các phong trào thi đua;
c) Thực
hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần đối với mọi thành viên trong tập thể; thực hành tiết
kiệm, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
2.5.2. Đối
với cá nhân:
a) Hoàn
thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Có phẩm
chất đạo đức tốt; đoàn kết gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
c) Thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.6. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Người có công:
2.6.1. Tập
thể:
a) Hoàn
thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Nội bộ
đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức các phong trào thi đua;
c) Thực
hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần đối với mọi thành viên trong tập thể; thực hành tiết
kiệm, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
2.6.2. Cá
nhân:
a) Hoàn
thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Có phẩm
chất đạo đức tốt; đoàn kết gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
c) Thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.7. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Bảo trợ xã hội
2.7.1. Tập
thể:
a) Hoàn
thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Nội bộ
đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức các phong trào thi đua;
c) Thực
hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần đối với mọi thành viên trong tập thể; thực hành tiết
kiệm, chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
2.7.2. Cá
nhân:
a) Hoàn
thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Có phẩm
chất đạo đức tốt; đoàn kết gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
c) Thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.8. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc trẻ em:
2.8.1. Tập
thể:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch
trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Nội bộ
đoàn kết; thực hiện tốt nội quy, quy chế của Cục và của Bộ; thực hiện nội tốt
quy chế dân chủ của cơ sở; tích cực tham gia các phong trào của cơ quan;
c) Thực
hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có sáng
kiến cải tiến đời sống vật chất, tinh thần đối với mọi thành viên trong tập thể,
chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
2.8.2. Cá
nhân:
a) Hoàn thành
tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;
b) Có phẩm
chất đạo đức tốt; đoàn kết gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối chính sách
pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan và của
Bộ;
c) Thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội:
3.1. Tiêu chuẩn:
3.1.1. Đối
với tập thể:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã 2 lần liên tục
đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (trước
năm đề nghị chưa được tặng Bằng khen Bộ về tổng kết công tác năm);
b) Nội bộ
đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực hưởng ứng các phong
trào thi đua;
c) Thực
hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần cho các thành viên trong tập thể; thực hành tiết kiệm;
d) Tổ chức
Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh;
3.1.2. Đối
với cá nhân:
a) Hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ và nghĩa vụ công dân, đã 2 lần liên tục đạt
danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở (trước năm
đề nghị chưa được tặng Bằng khen Bộ về tổng kết công tác năm);
b) Có phẩm
chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
Pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.
c) Tích cực
học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.2. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực An toàn - Vệ sinh lao động:
a) Đạt các
tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại điểm 2.1.2 và 2.1.3, khoản 2 mục II, Phần
III của Thông tư này;
b) Đã được
tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục An toàn lao động hoặc Giám đốc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn lao động,
vệ sinh lao động ít nhất 02 năm liên tục hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc về
công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3.3. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Việc làm:
- Các tập
thể, cá nhân liên tục 02 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt danh hiệu Tập
thể lao động xuất sắc và danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở được tặng Giấy khen của
Cục Việc làm
- Có sáng
kiến quản lý, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong lao động, sản xuất
- kinh doanh để thu hút, tạo nhiều việc làm mới, đem lại thu nhập ổn định cho
người lao động hoặc sáng kiến giải pháp tăng năng suất, chất lượng lao động, đào
tạo nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc lập thành tích xuất sắc, đột xuất về lĩnh vực Việc
làm đã được tặng Bằng khen của Bộ, ngành, tỉnh, Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty
Nhà nước về lĩnh vực Lao động - Việc làm.
3.4. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Tập thể,
cá nhân liên tục 02 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt danh hiệu Tập thể
lao động xuất sắc và danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở được tặng Giấy khen của Cục
trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc lập được thành tích xuất sắc đột xuất
về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì được
xét tặng Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.5. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội
:
a) Đối với
tập thể:
Tập thể
liên tục 02 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt danh hiệu Tập thể lao động
xuất sắc được tặng Giấy khen hoặc có thành tích đột xuất trong lĩnh vực phòng,
chống mại dâm; cai nghiện phục hồi và xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ
nạn xã hội.
b) Đối với cá nhân:
Cá nhân
liên tục 02 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua
cơ sở được tặng Giấy khen hoặc có thành tích đột xuất trong lĩnh vực phòng, chống
mại dâm; cai nghiện phục hồi và xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã
hội.
3.6. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Đào tạo – Dạy nghề:
3.6.1. Thực
hiện nhiệm vụ đào tạo đúng mục tiêu, có chất lượng, đạt hiệu quả cao, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn
này có nội dung cụ thể như tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến nhưng
thành tích của mỗi nội dung đạt được ở mức cao hơn, cụ thể: Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp đạt 95%; trong đó khá giỏi đạt
50%.
3.6.2. Xây
dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng; đủ số lượng và cơ cấu đồng bộ.
Tiêu chuẩn
này có nội dung cụ thể như tiêu chuẩn danh hiệu Trường Dạy nghề tiên tiến,
Trung tâm Dạy nghề tiên tiến, nhưng thành tích của mỗi nội dung đạt được ở mức
cao hơn, cụ thể:
a) Số lượng
giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định: Có ít nhất 80% đối với Trường Dạy nghề
và ít nhất 60% đối với Trung tâm Dạy nghề;
b) Tin học:
có ít nhất 80% số giáo viên đạt từ trình
độ A trở lên đối với Trường dạy nghề và 65% đối với Trung tâm Dạy nghề; trong đó
đạt trình độ B từ 60% trở lên đối với Trường Dạy nghề và 40% đối với Trung tâm
Dạy nghề.
c) Ngoại
ngữ thông dụng: có ít nhất 80% giáo viên đạt trình độ A trở lên, trong đó có ít
nhất 40% đạt trình độ B trở lên đối với Trường Dạy nghề; có ít nhất 60% giáo viên
đạt trình độ A trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt trình độ B trở lên đối với
Trung tâm Dạy nghề;
d) Duy trì
dự giờ: có ít nhất 95% số bài giảng đạt yêu cầu, 100% giáo viên tham gia Hội giảng
cơ sở hàng năm, trong đó có ít nhất 25% đoạt giải chính thức; có giáo viên đoạt
giải chính thức tại Hội giảng cấp Bộ, tỉnh.
3.6.3. Ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào giảng dạy, thực tập gắn với lao động sản
xuất, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo.
Tiêu chuẩn
này có nội dung như tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, nhưng thành
tích của mỗi nội dung đạt được ở mức cao hơn.
3.6.4. Có
100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 70% cá nhân
đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp
cơ sở; không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm các tệ nạn xã hội hoặc bị
kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
3.6.5. Chấp
hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực
hiện tốt chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học
sinh; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tổ chức quản lý Nhà trường, Trung
tâm có nề nếp, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, làm tốt công tác thi đua
khen thưởng.
3.7. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Người có công:
Tặng cho
các tập thể, cá nhân 02 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt danh hiệu Tập
thể lao động xuất sắc và danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở có thành tích tiêu biểu,
xuất sắc, thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và 5 Chương trình của Ngành
về lĩnh vực công tác Người có công hoặc đối tượng người có công khắc phục khó
khăn vươn lên trong lao động sản xuất, học tập và công tác đã được tặng Giấy
khen của Cục trưởng Cục Người có công ít nhất 02 năm liên tục hoặc Bằng khen của
Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về lĩnh vực đối với Người có công.
3.8. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Bảo trợ xã hội:
3.8.1. Đối
với địa phương:
a) Đối tượng
Bảo trợ xã hội được hưởng chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên so với tổng số đối tượng Bảo
trợ xã hội;
b) Tỷ lệ
giảm nghèo nhanh đạt 10% so với số hộ nghèo đầu kỳ;
c) Công tác
cứu trợ xã hội tiến hành khẩn trương, đúng mục tiêu, đúng đối tượng;
d) Triển
khai tốt các chương trình, đề án của Chính phủ và của Ngành.
Chăm sóc
trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng trẻ
em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng,
Trợ giúp Người tàn tật; Chương trình hành động quốc gia Người cao tuổi…
3.8.2. Đối
với cơ sở Bảo trợ xã hội:
Tiêu chuẩn
khen thưởng như quy định tại điểm 3.2. mục II, phần III của Thông tư này.
a) Đối với
Tập thể:
Thuộc các
Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế có thành tích tiêu biểu, xuất sắc liên tục trong 3 năm về
các hoạt động xã hội - từ thiện trên đã được tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục
Bảo trợ xã hội ít nhất 02 năm liên tục hoặc Bằng khen của Bộ, Ban, ngành, đoàn
thể Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác
Bảo trợ xã hội.
b) Đối với
cá nhân:
Thuộc các
Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế (khen thưởng tổng kết giai đoạn) có thành tích tiêu biểu,
xuất sắc bảo trợ chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi và các đối tượng xã hội khác;
đóng góp, ủng hộ tiền của, vật chất cho việc chăm sóc người tàn tật, người nghèo,
trẻ em mồ côi, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tai nạn rủi ro liên tục trong 3 năm,…đã
được tặng đã được tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội ít nhất 02 năm
liên tục hoặc Bằng khen của Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể Trung ương về công tác Bảo
trợ xã hội.
3.9. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc trẻ em:
a) Đối với
Tập thể:
Đối với tập
thể ngoài Ngành (khen thưởng tổng kết giai đoạn) có thành tích tiêu biểu, xuất
sắc liên tục trong 3 năm về các hoạt động lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được
tặng Giấy khen của Cục trưởng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em ít nhất 02 năm liên tục
hoặc Bằng khen của Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
b) Đối với
cá nhân:
Đối với cá
nhân ngoài Ngành (khen thưởng tổng kết giai đoạn) có thành tích tiêu biểu, xuất
sắc trong lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đóng góp, ủng hộ tiền của, vật chất
đã được tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em ít nhất 02 năm
liên tục hoặc Bằng khen của Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể Trung ương, Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Đối với hình thức khen thưởng Bằng khen của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ngoài tiêu chuẩn quy định trên còn tặng cho các tập thể cá nhân lập thành tích
xuất sắc, được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề hàng năm
do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động.
4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động - Thương binh và
Xã hội”:
Kỷ niệm
chương “Vì sự nghiệp Lao động- Thương binh và Xã hội” có một hạng và
chỉ tặng 1 lần cho những cá nhân có quá trình công tác trong ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội và có thành tích xuất sắc về công tác Lao động - Thương
binh và Xã hội, cụ thể:
4.1. Đối tượng:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp
đồng ngành Lao động – Thương binh và Xã hội từ xã phường trở lên.
b) Cá nhân ngoài ngành có nhiều đóng góp cho
sự phát triển của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (gồm cả người Việt Nam
và người nước ngoài).
4.2. Tiêu chuẩn:
4.2.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức,
nhân viên hợp đồng Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Có thời gian công tác liên tục từ 15 năm
trở lên, có thành tích xuất sắc trong công tác có phẩm chất tốt, được quần chúng
tín nhiệm.
-
Cán bộ, công chức đã có thời gian phục vụ tại các trạm Điều dưỡng Thương binh,
Bệnh binh thuộc Lực lượng vũ trang hoặc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội,
các cơ sở xã hội, các Trường và Trung tâm Dạy nghề, làm công tác lao động tiền
lương do các ngành khác quản lý nhưng sau đó chuyển sang ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội đều được cộng thời gian trước đó để tính thời gian công tác liên
tục trong ngành.
- Những người đang bị hình thức kỷ luật từ cảnh
cáo trở lên tại thời điểm xét khen thưởng, thì chưa xét tặng Kỷ niệm chương. Việc
xét tặng Kỷ niệm chương sau khi được xoá kỷ luật, thì thời gian bị kỷ luật không
được tính vào thời gian công tác liên tục.
- Thời gian công tác liên tục trong ngành được
tính đến ngày 28 tháng 8 của năm xét khen thưởng; không tính thời gian quy đổi.
- Trường hợp đã nghỉ hưu từ sau 28/8/1995 ngày
ban hành quy chế xét tặng Kỷ niệm chương nếu đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên thì
cơ quan quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu lập hồ sơ đề nghị xét tặng.
- Trường hợp nghỉ hưu từ tháng 28/8/1995 trở
về trước, tiếp tục tham gia công tác đóng góp cho ngành thì thời gian công tác ở
địa phương tiếp theo đó được cộng tính thời gian liên tục để xét.
b) Những cán bộ chủ chốt của ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội (lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương) có thời gian công tác liên tục trong ngành từ 5 năm trở lên được
điều động sang công tác ngành khác hoặc đã và chuẩn bị nghỉ hưu, cán bộ từ cấp
Trưởng, Phó phòng Lao động-Thương binh - Xã hội cấp quận, huyện có thời gian công
tác trong ngành 10 năm khi nghỉ hưu cũng được xét tặng( tại thời điểm đề nghị).
4.2.2. Đối với cá nhân ngoài ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội:
a) Có thời gian công tác 5 năm liên tục trở lên
phối hợp với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, có thành tích xuất sắc
trong các lĩnh vực như: Lao động - Việc làm, Tiền lương - Tiền công, Người có công,
Bảo hiểm xã hội, Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bảo trợ xã hội, Phòng, chống tệ nạn xã
hội, An toàn vệ sinh lao động, Đào tạo - Dạy nghề, đưa người đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng. Các thành tích đó có thể là thường xuyên hợp tác, tham gia
hướng dẫn, chỉ đạo góp phần tích cực thúc đẩy các lĩnh vực của ngành như đề tài
nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá về tổ chức, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, đào tạo cán bộ, đóng góp về mặt tài chính, thông tin tuyên
truyền đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen.
b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc.
Phần IV
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, HỒ SƠ
XÉT KHEN THƯỞNG VÀ TỔ CHỨC LỄ TRAO TẶNG
I. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC
KHEN THƯỞNG
1. Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình cấp có thẩm quyền quyết định tặng các
danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ, Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước theo Điều 77, 78 của Luật Thi đua,
Khen thưởng.
2. Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ,
Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ
niệm chương“Vì sự nghiệp Lao động- Thương binh và Xã hội”.
3. Thủ trưởng
các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ quyết định tặng cho các tập thể cá nhân thuộc đơn
vị mình danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, danh hiệu Lao động tiên tiến, danh hiệu
Tập thể lao động tiên tiến, Giấy khen và trình Bộ xét trình cấp có thẩm quyền các
hình thức khen thưởng theo Luật Thi đua, Khen thưởng.
4. Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết
định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân theo
quy định về tuyến trình của Luật Thi đua, Khen thưởng, hướng dẫn của Thông tư này
và hướng dẫn của Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Tuyến trình khen thưởng:
a) Thủ trưởng
các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động Thương binh các Tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm khen thưởng theo quy định tại điểm
3 và 4 mục I phần IV của Thông tư này hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với tập
thể, cá nhân thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình.
b) Trường hợp khen thưởng theo thẩm quyền
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Đối với
tập thể, cá nhân trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn
vị đề nghị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận hồ sơ, xét và làm
tờ trình gửi về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ (cán bộ công chức phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội và cán bộ làm công tác người có công và xã hội ở xã phường
sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện thống nhất với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội trình khen thưởng theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 53 của Nghị định
121/2005/NĐ-CP);
- Các đối
tượng đã nghỉ hưu trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc cơ quan đơn
vị nào, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ và làm văn bản trình đề nghị
xét tặng (đối với Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và Xã hội”);
- Đối với
cá nhân, tập thể ngoài ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương do
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập hồ sơ, danh sách và làm tờ trình
nêu rõ ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Cơ
quan quản lý cấp trên) và gửi về thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ;
- Đối với
tập thể, cá nhân ngoài ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở Trung ương do Vụ
trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng các Vụ, Tổng cục, Cục, Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ lập hồ sơ, danh sách và gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Bộ;
- Đối với
cá nhân là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì Thủ trưởng cơ quan có người
nước ngoài được đề nghị khen thưởng lập hồ sơ, danh sách đề nghị gửi về Vụ Hợp tác Quốc tế tổng hợp trình Bộ
xem xét (sau khi đã có ý kiến của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an).
2. Hồ sơ đề nghị
khen thưởng:
a) Đối với danh hiệu Cờ thi đua của Bộ, Tập thể
Lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ trưởng cho tập thể, cá nhân, hồ sơ đề nghị
gồm:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm
theo danh sách các tập thể, cá nhân được khen thưởng;
- Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng
đơn vị;
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được
khen thưởng (thống nhất theo mẫu số 1 và mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này,
có chữ ký, ghi rõ họ tên và xác nhận của Thủ trưởng đơn vị), kèm theo bản sao
Quyết định chứng nhận tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và danh hiệu Chiến
sỹ thi đua cơ sở; xác nhận đề tài, sáng kiến, cải tiến, áp dụng công nghệ mới của
Hội đồng khoa học và Hội đồng sáng kiến của cơ sở;
b) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng cấp Nhà nước, Hồ sơ đề nghị
gồm:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm
theo danh sách các tập thể, cá nhân được khen thưởng;
- Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng
đơn vị;
- Báo cáo
thành tích của tập thể, cá nhân được khen thưởng và đĩa mềm hoặc đĩa CD bằng phông
chữ Unicode hoặc VnTime cỡ chữ 14:
+ Báo cáo
khen thưởng thường xuyên (theo mẫu số 1 và mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư
này), có chữ ký, ghi rõ họ tên và xác nhận của Thủ trưởng đơn vị, kèm theo bản
sao Quyết định chứng nhận tặng Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và danh hiệu
Chiến sỹ thi đua cơ sở; xác nhận đề tài, sáng kiến, cải tiến, áp dụng công nghệ
mới của Hội đồng khoa học cấp Bộ, tỉnh (mẫu số 12) ;
+ Báo cáo
thành tích khen thưởng đột xuất, theo chuyên đề (theo mẫu số 6 và mẫu số 7)
+ Báo cáo
thành tích phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (theo mẫu số 4, mẫu số 5);
+ Báo cáo
thành tích khen thưởng cho người nước ngoài (theo mẫu số 8)
- Tóm tắt
thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng;
- Xác nhận
hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước(đối với tập thể có nghĩa vụ nộp ngân
sách Nhà nước);
- Văn bản
xác nhận về việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
tại địa phương (xã, phường) đối với cá nhân là Thủ trưởng các đơn vị hoặc nơi đơn
vị đóng trụ sở làm việc.
Việc hiệp
y khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước do Ban Thi đua – Khen thưởng
Trung ương thực hiện (khoản 2, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9
năm 2005 của Chính phủ).
c) Đối với
danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú thực hiện theo Thông tư số
09/2007/TT-Bộ Y tế ngày 06 tháng 6 năm
2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân,
Thầy thuốc ưu tú;
d) Đối với
khen thưởng theo quá trình cống hiến:
Thực hiện theo quy định tại Nghị định
121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 và các văn bản khác có liên quan (mẫu số
3).
e) Đối với
khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và Xã hội”, Hồ
sơ gồm có:
- Tờ trình hoặc văn bản đề nghị xét tặng (mẫu
số 9 kèm theo Thông tư này);
- Danh sách trích ngang tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng (mẫu số 11);
- Bản
khai thành tích cá nhân, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (theo mẫu số 10).
3.
Số lượng Hồ sơ đề nghị khen thưởng:
a) Đối với
danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Chính phủ, Huân chương, Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ: 02 bộ (bản chính);
b) Đối với
danh hiệu Anh hùng Lao động: 04 bộ (bản chính) và 20 bộ (bản sao);
c) Đối với
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng:
02 bộ (bản chính);
d) Đối với
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước thực hiện theo các văn bản pháp
luật khác có liên quan;
đ) Đối với
danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tiêu
chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo
ưu tú;
e) Đối với
danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú thực hiện theo Thông tư số
09/2007/TT-BYT ngày 06/6/2007 của Bộ Y tế;
g) Đối với
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và Xã hội”: 02 bộ (bản chính)
4. Thời gian gửi Hồ sơ:
a) Thời
gian gửi hồ sơ tổng kết công tác Thi đua khen thưởng năm và đề nghị xét tặng các
danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, Tập thể Lao động xuất sắc,
Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Bộ, Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ
trước ngày 15/12 của năm đề nghị khen thưởng.
b) Đối với
các trường hợp có thành tích xuất sắc, đột xuất thì ngay sau khi lập được thành
tích đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền quyết định
khen thưởng.
c) Sau
khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng thẩm định
hồ sơ, thành tích các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo đúng pháp
luật về thi đua khen thưởng và quy định trong Thông tư này, báo cáo Chủ tịch Hội
đồng Thi đua – Khen thưởng quyết định hoặc trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng
Bộ xét.
Đối với hồ
sơ chưa hợp lệ, Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thông báo với đơn vị
trình trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
III. LỄ TRAO TẶNG
1. Nguyên tắc tổ chức:
- Việc công
bố, trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để biểu dương
gương người tốt, việc tốt và những tập thể tiêu biểu xuất sắc, do đó phải tổ chức
bảo đảm hiệu quả, thiết thực tránh phô trương lãng phí, kết hợp với các nội
dung khác của đơn vị để tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Nghi thức
trao tặng Huân chương, Huy chương; danh hiệu vinh dự nhà nước; Giải thưởng Hồ
Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày
09/8/2004 của Chính phủ về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm,
trao tặng và đón nhận danh hiệu Nhà nước Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của
Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình tự tiến hành lễ trao tặng:
- Đối với
Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh,
Giải thưởng Nhà nước, sau khi nhận được Quyết định khen thưởng, Thủ trưởng đơn
vị dự kiến lễ tổ chức đón nhận, trình Bộ trưởng (qua Thường trực Hội đồng Thi đua
- Khen thưởng Bộ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua,
Khen thưởng phối hợp tổ chức công bố, trao tặng).
- Đối với
Cờ thi đua của Chính phủ; Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ sau khi nhận được Quyết định khen thưởng, Thủ trưởng đơn vị chủ động
lập kế hoạch tổ chức công bố, trao tặng cho cá nhân, tập thể thuộc đơn vị được
khen thưởng.
- Đối với
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Bộ trưởng
uỷ quyền cho Thủ trưởng các đơn vị tổ chức công bố trao tặng.
Phần V
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
1. Quỹ thi đua
khen thưởng: Quỹ thi đua khen thưởng của ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội phục vụ công tác thi đua, khen thưởng gồm: Quỹ thi đua,
khen thưởng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và quỹ thi đua, khen thưởng
của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
2. Nguồn và mức trích quỹ
a) Hàng năm,
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn chi phục vụ cho công
tác thi đua, khen thưởng của Bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định số
121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005; Thông tư số 73/2006/TT-BTC ngày 15 tháng
8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ
Thi đua, khen thưởng (sau đây gọi chung là Thông tư số 73/2006/TT-BTC);
b) Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội khuyến khích cá nhân, tập thể trong và ngoài Ngành
hỗ trợ, đóng góp để bổ sung quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ, quỹ thi đua, khen
thưởng của các đơn vị.
c) Khen
thưởng tổng kết theo đợt, chuyên đề, lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó chủ động trình
cấp có thẩm quyền nguồn kinh phí khen thưởng.
3. Quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen thưởng:
a) Quỹ
khen thưởng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Văn phòng
Bộ chịu trách nhiệm quản lý quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ để phục vụ cho công
tác Thi đua khen thưởng;
- Cuối năm
quỹ thi đua, khen thưởng còn dư chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp
tục sử dụng cho công tác thi đua, khen thưởng;
- Quỹ thi
đua khen thưởng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được sử dụng chi tiền
thưởng hoặc mua tặng phẩm bằng hiện vật cho cá nhân, tập thể được khen thưởng;
chi in giấy chứng nhận, Bằng khen, Chiến sỹ thi đua, làm Kỷ niệm chương, Cờ thi
đua, khung Bằng khen, khung giấy chứng nhận và các chi phí khác phục vụ cho công
tác thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết
định.
b) Quỹ
thi đua, khen thưởng của đơn vị: do các đơn vị quản lý và sử dụng theo quy định
tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP; Thông tư số 73/2006/TT-BTC và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan.
4. Nguyên tắc chi thưởng
4.1. Đối với tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và
khen thưởng tổng kết công tác năm
a) Trách
nhiệm chi thưởng:
- Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chi tiền thưởng cho:
Tập thể
thuộc Bộ được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập, Huân
chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng; cá nhân, tập thể thuộc cơ quan Bộ được
Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng; cá nhân, tập thể thuộc
cơ quan Bộ được Bộ trưởng khen thưởng(đối với những đơn vị không có con dấu và
tài khoản riêng); tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và Cờ thi đua của
Bộ.
- Các đơn
vị có con dấu và tài khoản riêng chịu trách nhiệm chi tiền thưởng cho:
Cá nhân,
tập thể của đơn vị được Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước
khen thưởng;
b) Mức tiền
thưởng cụ thể kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thực hiện
theo quy định tại các điều từ Điều 69 đến Điều 74 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Trong
cùng một thời điểm, cùng một thành tích nếu đạt được các danh hiệu thi đua và hình
thức khen thưởng khác nhau thì chỉ được nhận tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm
theo) đối với mức thưởng cao nhất.
d) Trong
một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, các danh hiệu đó do
thời gian để đạt được thành tích khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các
danh hiệu.
4.2. Đối với các danh hiệu thi đua và khen thưởng theo
chuyên đề hoặc lĩnh vực
Khen thưởng
tổng kết chuyên đề, lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó chủ động trình cấp có thẩm quyền
nguồn kinh phí khen thưởng; mức chi tiền thưởng theo quy định của Luật Thi đua,
Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính
phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Phần VI
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN,
TẬP THỂ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
1.
Quyền lợi của cá nhân, tập thể được khen thưởng.
a) Cá nhân
nhận được nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng kèm khung bằng khen
và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định, có quyền lưu giữ, trưng bày
và sử dụng hiện vật khen thưởng, được xem xét nâng nâng lương trước thời hạn
theo quy định; ưu tiên cử đi nghiên cứu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn ở trong nước và ngoài nước; các danh hiệu thi đua, các hình thức
khen thưởng là một trong những căn cứ đánh giá quy hoạch, bổ nhịêm, bổ nhịêm lại
cán bộ hàng năm;
b) Tập thể
được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng kèm khung bằng khen,
giấy chứng nhận và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định; có quyền
lưu giữ trưng bày và sử dụng biểu tượng của các hình thức khen thưởng trên các
văn bản tài liệu chính thức của đơn vị.
2.
Nghĩa vụ của các cá nhân, tập thể được khen thưởng
a) Cá nhân
và tập thể được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng
có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn;
b) Tiếp tục
duy trì, phát huy thành tích đã đạt được xứng đáng với các danh hiệu thi đua các
hình thức khen thưởng đã được trao tặng.
Phần
VII
HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CÁC CẤP
1. Hội đồng Thi đua khen thưởng các cấp trong ngành Lao động
- Thương binh và Xã
hội
a) Tại Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ; Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng cơ quan Bộ;
b) Tại các
đơn vị: Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị.
2. Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen
thưởng trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Bộ trưởng
quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng cơ quan Bộ;
b) Thủ trưởng
các đơn vị quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị mình
phụ trách.
3. Thành phần của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ:
Thực hiện
theo Quyết định số 764/QĐ-LĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội về việc thành lập Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ.
a) Chủ tịch
Hội đồng: Thứ trưởng phụ trách công tác
Thi đua, khen thưởng;
b) Uỷ viên
Thường trực Hội đồng: Chánh Văn phòng Bộ;
c) Các thành
viên Hội đồng: Một số đồng chí Vụ trưởng, Cục trưởng và các đồng chí Tổng Cục
trưởng, Chánh Thanh tra, giúp việc cho Hội đồng có ủy viên Thư ký và một số
chuyên viên do Bộ trưởng quyết định.
4. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan Bộ:
Thực hiện theo Quyết định số 765/QĐ-LĐTBXH ngày
04 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc
thành lập Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ quan Bộ.
a) Chủ tịch
Hội đồng: Thứ trưởng phụ trách công tác Thi đua, khen thưởng
b) Phó Chủ
tịch Hội đồng: Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ;
c) Uỷ viên
Thường trực Hội đồng: Chánh Văn phòng Bộ;
d) Các Uỷ
viên Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thường trực Đảng uỷ cơ quan Bộ, Bí
thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ, giúp việc cho Hội đồng còn
có uỷ viên Thư ký và một số chuyên viên do Bộ trưởng quyết định.
5. Thành phần Hội đồng Thi đua, khen thưởng các đơn vị
a) Chủ tịch
Hội đồng: Thủ trưởng đơn vị;
b) Phó Chủ
tịch Hội đồng: Chủ tịch Công đoàn đơn vị;
c) Uỷ viên
Thường trực - Thư ký Hội đồng: Trưởng bộ phận hoặc phòng được giao phụ trách công
tác thi đua, khen thưởng của đơn vị;
d) Các uỷ
viên Hội đồng: Đại diện cấp uỷ Đảng, chính quyền và các uỷ viên khác do Thủ trưởng
đơn vị quyết định trên nguyên tắc số lượng là 3, 5, 7, 9 hoặc 11 thành viên.
6. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
Thi đua, khen thưởng các cấp:
a) Hội đồng
Thi đua, khen thưởng các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và biểu
quyết theo đa số. Trường hợp ý kiến thành viên Hội đồng Thi đua, Khen thưởng
ngang nhau thì lấy ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định;
b) Nguyên
tắc làm việc, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng cơ quan Bộ thực hiện theo quy chế làm việc của Hội đồng và
do Chủ tịch Hội đồng quy định;
c) Nguyên
tắc làm việc, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng đơn vị
do Thủ trưởng đơn vị cùng cấp quyết định.
Phần VIII
KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Kiểm tra công tác Thi đua, khen thưởng
a) Thường
trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua,
khen thưởng tại các đơn vị trong phạm vi lĩnh vực của Ngành trước, trong và sau
khi xét khen thưởng;
b) Thủ trưởng
đơn vị có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị
mình, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về thi đua, khen thưởng, đề nghị
các cấp có thẩm quyền thu hồi quyết định khen thưởng đối với các trường hợp phát
hiện có vi phạm các quy định về thi đua, khen thưởng.
2. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo.
a) Việc xử
lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 96 và
điều 97 Luật Thi đua khen thưởng; Điều 77 và Điều 78 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Trình
tự, thủ tục, thời hạn, hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng
thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Huỷ quyết định khen thưởng, thu hồi tiền và hiện vật
khen thưởng
a) Tập thể,
cá nhân khai man thành tích để được khen thưởng thì tuỳ theo mức độ sai phạm để
huỷ quyết định khen thưởng, thu hồi tiền và hiện vật khen thưởng và xử lý hành
chính (hoặc truy cứu trách nhiệm);
b) Cơ
quan trình khen cho tập thể, cá nhân có hành vi khai man thành tích, có trách
nhiệm trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hôị (Hội đồng Thi đua – Khen thưởng)
để huỷ quyết định, thu hồi tiền và hiện vật khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm
quyền huỷ quyết định khen thưởng và thu hồi tiền và hiện vật khen thưởng theo
thẩm quyền;
c) Sau
khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc cấp có
thẩm quyền, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi tiền và hiện vật
giao nộp vào ngân sách nhà nước.
Phần IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng
a) Thường
trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chức
năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
thi đua, khen thưởng, định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ chính
sách khen thưởng theo Luật Thi đua, Khen thưởng.
b) Đối với
khối cơ quan Bộ mỗi đơn vị bố trí một công chức kiêm nhiệm làm công tác thi đua,
khen thưởng;
c) Đối với
các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bố trí một cán bộ chuyên trách làm công
tác thi đua, khen thưởng;
d) Đối với
các đơn vị sự nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng cục, Cục mỗi đơn vị bố trí một cán
bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng;
2. Báo cáo công tác thi đua, khen thưởng:
a) Định kỳ
hàng năm các đơn vị tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và gửi báo
cáo về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ;
b) Khi phát động thi đua và sau mỗi đợt thi đua,
các đơn vị có trách nhiệm tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Thường trực
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.
3. Hướng dẫn thực hiện:
a) Thường
trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện Thông tư này. Căn cứ vào tình hình thực tiễn hàng năm, Thường trực Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ nghiên cứu đề xuất tỷ lệ khen thưởng đối với các đơn
vị;
b) Thủ trưởng
các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực
hiện và cụ thể hoá các tiêu chuẩn phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị mình;
xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể, khuyến khích lượng hoá các chỉ tiêu thành
các thang bậc để xét khen thưởng chính xác, công bằng khách quan.
Phần X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông
tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Thay thế Quyết định số
720/QĐ-LĐTBXH ngày 7 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và
Xã hội” và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh
và Xã hội” và các văn bản của Bộ trước đây về công tác Thi đua, khen thưởng trái
với Thông tư này.
2. Chủ tịch
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị thuộc, trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá
trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyên Thị Kim Ngân
Mãu số 1a: Thông tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 1a : Hướng
dẫn đăng ký giao ước thi đua hàng năm.
(Dùng cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ)
Đơn vị……… BẢNG
ĐĂNG KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA NĂM 200…
Kính gửi : Hội đồng Thi đua –
Khen thưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và
các chỉ tiêu Bộ giao năm 200…, đơn vị đăng ký giao ước thi đua năm 200… với các phong trào và các chỉ tiêu thi đua
sau:
I. CÁC PHONG
TRÀO THI ĐUA:
Nội dung các chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Kế hoạch 200… |
Ghi chú |
1. Chỉ tiêu
thứ nhất: Hoàn thành các chỉ tiêu kề
hoạch và nhiệm vụ chính trị năm 200…: (Cụ thể hoá các chỉ tiêu theo lĩnh vực nhiệm
vụ công tác được giao) 1)………………………… 2)………………………… 3)…………………………
………………………….. |
|
|
|
2. Chỉ tiêu
thứ hai : Xây dựng tập thể đơn vị: a) Xây dựng tập thể đoàn kết thống nhất…………… b) Chấp hành chủ trương chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước: thực hiện quy chế dân chủ; cải cách thủ tục hành
chính; thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí; không có vụ việc tiêu cực(Cụ
thể hoá…)……… c) Xây dựng các tổ chức Đảng trong
sạch vững mạnh, các Đoàn thể vững mạnh xuất sắc…(Cụ thể hoá…) |
|
|
|
3. Chỉ
tiêu thứ 3: Các danh hiệu thi đua: a) Đối với tập thể đơn vị: Danh hiệu thi đua:…… Hình thức
khen thưởng… b) Tập thể nhỏ: Số lượng tập thể nhỏ:………… Tập thể lao động xuất sắc:……………… Tập thể lao động tiên
tiến………………. c) Cá nhân: Tổng số Cán bộ công nhân viên:… Lao động tiên tiến:…………………… Chiến sĩ thi đua cơ sở:
……………… Chiến sỹ thi đua cấp Bộ:……
(Ghi rõ họ tên, tên đề tài
đăng ký) Bằng khen Bộ :……………… Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ…… |
|
|
|
TT |
Tên phong trào thi đua |
Mục tiêu |
Thời gian phát động |
Thời gian tổng kết |
1. |
Phát động phong trào thi đua
phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao |
|
|
|
2. |
Xây dựng đơn vị đạt “Cơ
quan Văn hoá” (Công sở văn minh – Sạch đẹp - An toàn) năm 200… |
|
|
|
3. |
Tích cực tham gia các hoạt
động phong trào văn thể của cơ quan tổ chức chính quyền, đoàn thể cấp trên và địa phương phát động nhân kỷ niệm
các ngày lễ lớn trong năm. (Nêu các phong trào cụ thể). |
|
|
|
II. CÁC CHỈ
TIÊU ĐĂNG KÝ THI ĐUA:
Nội dung các chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Kế hoạch 200… |
Ghi chú |
1. Chỉ tiêu thứ nhất: Hoàn thành các chỉ tiêu kề hoạch và nhiệm vụ
chính trị năm 200…: (Cụ thể hoá
các chỉ tiêu theo lĩnh vực nhiệm vụ công tác được giao)
1)…………………………
2)…………………………
3)………………………… |
|
|
|
2. Chỉ tiêu thứ hai : Xây dựng tập thể đơn vị: a) Xây dựng
tập thể đoàn kết thống nhất…………… b) Chấp hành
chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước: thực hiện quy chế dân
chủ; cải cách thủ tục hành chính; thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng
phí; không có vụ việc tiêu cực…….(Cụ thể hoá…)…………………… c) Xây dựng
các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, các Đoàn thể vững mạnh xuất sắc…(Cụ thể
hoá…) |
|
|
|
3. Chỉ tiêu
thứ 3: Các danh hiệu thi đua: a) Đối với tập thể đơn vị: Danh hiệu thi đua:…… Hình thức khen
thưởng… b) Tập thể nhỏ: Số lượng tập thể nhỏ:……… Tập thể lao động xuất sắc:…………… Tập thể lao động tiên tiến…………… c) Cá nhân: Tổng số Cán bộ công nhân viên:… Lao động tiên tiến:…………………… Chiến sĩ thi đua cơ sở:
……………… Chiến sỹ thi đua cấp Bộ:…… (Ghi rõ họ tên, tên đề
tài đăng ký) Bằng khen Bộ :……………… Bằng khen của Thủ tướng…… |
|
|
|
……Ngày tháng …..năm 200…
Chủ tịch Công đoàn cơ sở Thủ trưởng
đơn vị
Mẫu số 1b: Thông tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 1b: Hướng dẫn đăng ký giao ước thi đua
hàng năm.
(Dùng cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố)
Sở ………….
BẢNG ĐĂNG KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA NĂM
200…
Kính gửi : Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội
Căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu Bộ giao năm 200…, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội…….đăng ký
giao ước thi đua năm 200… với các phong
trào và các chỉ tiêu thi đua sau:
I. CÁC PHONG
TRÀO THI ĐUA:
TT |
Tên phong trào thi đua |
Mục tiêu |
Thời gian phát động |
Thời gian tổng kết |
1. |
Phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ chính trị được giao |
|
|
|
2. |
Xây dựng đơn vị đạt “Cơ quan Văn hoá” (Công sở văn minh
– Sạch đẹp - An toàn) năm 200… |
|
|
|
3. |
Tích cực tham gia các hoạt động phong trào văn thể của
cơ quan tổ chức chính quyền, đoàn thể
cấp trên và địa phương phát động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. (Nêu các
phong trào cụ thể). |
|
|
|
II. CÁC CHỈ TIÊU ĐĂNG KÝ THI ĐUA:
Nội dung các chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Kế hoạch 200… |
Ghi chú |
1. Chỉ tiêu
thứ nhất: Hoàn thành các chỉ tiêu kề
hoạch và nhiệm vụ chính trị năm 200…: (Cụ thể hoá các chỉ tiêu chính theo lĩnh
vực nhiệm vụ công tác được giao) 1)
Lao động - Việc làm: * Giải quyết – Việc làm: Trong đó:
- Xuất khẩu lao động: - Quỹ quốc gia giải quyết
Việc làm: - Tỷ lệ thất nghiệp thành
thị: - Tỷ lệ lao động thiếu việc
làm: * Đào tạo nghề: - Tỷ lệ lao động chưa qua đào
tạo: - Tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề: 2)
Bảo trợ xã hội, Xoá đói giảm nghèo: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo: - Phối hợp với các ngành,
các cấp vận động xây dựng nhà tình thương 3)
Chính sách Người có công: - Phối hợp với các ngành,
các cấp vận động xây dựng nhà tình nghĩa: - Vận động quỹ Đền ơn đáp
nghĩa: 4)Phòng
chống tệ nạn xã hội: - Cai nghiện phục hồi (Giáo
dục, chữa trị phục hồi, dạy nghề và tạo
việc làm sau cai…) 5) Các hoạt động khác:… |
|
|
|
2. Chỉ tiêu thứ hai : Xây dựng tập thể đơn vị: a) Xây dựng
tập thể đoàn kết thống nhất……………………………………… b) Chấp hành
chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước: thực hiện quy chế dân
chủ; cải cách thủ tục hành chính; thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng
phí; không có vụ việc tiêu cực…….(Cụ thể hoá…)………………………… c) Xây dựng
các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, các Đoàn thể vững mạnh xuất sắc…(Cụ thể
hoá … |
|
|
|
3. Chỉ tiêu thứ 3: Các danh hiệu thi đua: a) Đối với
tập thể đơn vị:
Danh hiệu thi đua:… Hình thức khen thưởng… b) Tập thể
nhỏ: Số lượng tập thể nhỏ:………
Tập thể lao động xuất sắc:…………… Tập thể lao động tiên tiến…………… c) Cá nhân: Tổng số Cán bộ công nhân viên:…
Lao động tiên tiến:…………………
Chiến sĩ thi đua cơ sở:……………
Bằng khen Bộ :…………………… |
|
|
|
…Ngày tháng …..năm 200…..
Giám đốc Sở LĐTB&XH
Mẫu số 1: Thông
tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 1: Báo cáo
thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
Cờ thi đua của Bộ và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH(cho tập thể có thành
tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị) (1)
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh
(thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO CÁO THÀNH
TÍCH
Đề nghị tặng thưởng …………. (2)
I. SƠ LƯỢC
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ:
1. Đặc điểm, tình hình:
- Tên đơn vị: (ghi đầy đủ, không viết
tắt)
- Địa điểm trụ sở chính:
- Quá trình thành lập:
- Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban đơn
vị trực thuộc; tổng số cán bộ công chức, viên chức, nhân viên; chất lượng đội
ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…); các tổ chức đảng, đoàn
thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên và xã hội);
những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ sở vật chất: (3)
2. Chức năng nhiệm vụ được giao: Những
chức năng, nhiệm vụ được giao (hoặc đảm nhận)
II.
KẾT QUẢ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng
quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/
9/2005 của Chính phủ.
Nội dung báo cáo căn cứ chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị được giao để báo cáo chứng
minh bằng số liệu cụ thể qua các năm về năng xuất, chất lượng, hiệu quả công tác
so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới phương pháp quản lý, cải các hành
chính; các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào
thực tiễn đem lại cao về kinh tế, xã hội
với Bộ, ban ngành trong cả nước. (
4)
2. Những biện pháp trong tổ chức thực hiện
và những nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng
trong thực tiễn công tác.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác: (5)
4. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian
tới. (nêu ngắn gọn)
III.
CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN. (6)
Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp |
Thủ trưởng đơn vị |
(ký đóng
dấu)
(ký đóng dấu)
Xác nhận của cấp trình khen
(ký đóng dấu)
GHI CHÚ:
- (1)
: B¸o c¸o thµnh tÝch 10 n¨m tríc thêi ®iÓm ®Ò nghÞ ®èi víi Hu©n ch¬ng Sao
vµng; 05 n¨m ®ãi víi Hu©n ch¬ng Hå ChÝ Minh, Hu©n ch¬ng §éc lËp, Hu©n ch¬ng
Lao ®éng; 03 n¨m ®èi víi B»ng khen cña Thñ tíng ChÝnh phñ; 01 n¨m ®èi víi Cê
thi ®ua cña Thñ tíng ChÝnh phñ, Cê thi ®ua cña Bé, ban, ngµnh, ®oµn thÓ Trung
¬ng, tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung ¬ng.
- (2)
: Ghi râ h×nh thøc ®Ò nghÞ khen thëng.
- (3)
: §èi víi ®¬n vÞ s¶n xuÊt, kinh doanh cÇn nªu t×nh h×nh tµi chÝnh: Tæng sè vèn
cè ®Þnh lu ®éng; nguån vèn (ng©n s¸ch, tù cã, vèn vay ng©n hµng...)
- (4)
: Tuú theo h×nh thøc ®Ì nghÞ khen thëng, nªu c¸c tiªu chÝ c¬ b¶n, trong viÖc
thùc hiÖn nhiÖm vô chÝnh trÞ cña ®¬n vÞ (cã so s¸nh víi n¨m tríc hoÆc 3 n¨m,
05 n¨m tríc thêi ®iÓm ®Ò nghÞ), vÝ dô:
+ §èi víi ®¬n vÞ s¶n xuÊt, kinh doanh so s¸nh c¸c tiªu chÝ: gi¸ trÞ tæng
s¶n lîng, doanh thu, lîi nhuËn, nép ng©n s¸ch, ®Çu t t¸i s¶n xuÊt, thu nhËp
b×nh qu©n ®Çu ngêi; sè s¸ng kiÕn c¶i tÝÕn kü thuËt, ¸p dông khoa häc (gi¸ trÞ
lµm lîi); phóc lîi x· héi; thùc hiÖn nghÜa vô nép ng©n s¸ch Nhµ níc, (cã x¸c
nhËn hoµn thµnh nghÜa vô thuÕ cña côc thuÕ tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung
¬ng); viÖc thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®èi víi ngêi lao ®éng…
+ §èi víi trêng häc: tæng sè häc sinh, chÊt lîng vµ kÕt qu¶ häc tËp;
sè häc sinh giái cÊp huyÖn (quËn, thÞ
x·, thµnh phè thuéc tØnh), cÊp tØnh (thµnh phè thuéc Trung ¬ng), cÊp quèc gia;
sè gi¸o viªn giái c¸c cÊp; sè ®Ò tµi nghiªn cøu, c¶i tiÕn ph¬ng ph¸p gi¶ng d¹y…
+ §èi víi BÖnh viÖn:Tæng sè ngêi kh¸m, ch÷a bÖnh; tæng sè ngêi ®îc
kh¸m miÔn phÝ; chÊt lîng kh¸m ch÷a bÖnh; sè ®Ò tµi nghiªn cøu, ¸p dông khoa
häc(gi¸ trÞ lµm lîi vÒ kinh tÕ x· héi)…
- (5)
: ViÖc thùc hiÖn chñ tr¬ng, ®êng lèi cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña Nhµ
níc; ch¨m lo ®êi sèng c¸n bé, nh©n viªn; c«ng t¸c x©y dùng §¶ng, ®oµn thÓ;
ho¹t ®éng x· héi tõ thiÖn…
- (6)
: Nªu kh¸i qu¸t qu¸ tr×nh khen thëng c¸c danh hiÖu thi ®ua, h×nh thøc khen
thëng ®· ®îc §¶ng, Nhµ níc, Bé ban, ngµnh ®oµn thÓ Trung ¬ng, tØnh, thµnh
phè trùc thuéc Trung ¬ng tÆng thëng hoÆc phong tÆng (ghi râ sè quyÕt ®Þnh
ngµy th¸ng n¨m ký quyÕt ®Þnh).
Mẫu số 2: Thông tư
số 31/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 2: Báo cáo
thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
Bộ (cho cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị) (1)
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tỉnh
(thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Đề nghị tặng thưởng…………….. (2)
I SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên : Bí danh
(nếu có): Nam
(nữ):
- Ngày tháng năm sinh:
- Quê quán: (3)
- Nơi thường trú:
- Đơn vị đang công tác:
- Chức vụ hiện nay:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Học hàm , học vị:
- Ngày tham gia công tác:
- Ngày vào Đảng chính thức:
- Trình độ lý luận Chính trị:
- Quá trình công tác: (4)
- Những khó khăn, thuận lợi trong việc
thực hiện nhiệm vụ:
II. THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Sơ lược thành tích của đơn vị (5):
2. Thành
tích của cá nhân (6):
- Quyền hạn,
nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
- Thành tích
đã đạt được;
III. CÁC HÌNH THỨCKHEN THƯỞNG ĐƯỢC GHI NHẬN
(7)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
(ký tên đống dấu)
(ký tên, ghi họ và tên)
XÁC
NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN
(ký tên, ghi họ và tên)
GHI CHÚ:
-
(1) : Báo cáo thành tích 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao
động hạng Ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với
danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua
cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
- (2) : Ghi rõ hình thức đề nghị khen
thưởng.
- (3) : Đơn vị hành chính : xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xa,
thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
- (4) : Nêu tóm tắt quá trình công tác
thời gian giữ chức vụ chính.
- (5) : Đối với cán bộ làm công tác
quản lý: nêu tóm tắt thành tích của đơn vị , riêng Thủ trưởng của đơn vị kinh
doanh báo cáo thêm việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (có xác nhận
của cục thuế tỉnh thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở chính).
- (6) : Nêu thành tích cá nhân trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng,
hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp đổi mới công tác quản lý, những sáng
kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức;
chăm lo đời sống cán bộcông nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng
đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội từ thiện…).
- (7) : Nêu các hình thức khen thưởng
đã được Đảng, Nhà nước, Bộ ban ngành, đoàn thể trung ương , tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng,
năm, ký quyết định).
+ Ghi rõ quyết định công nhận danh
hiệu thi đua và hình thức khen thưởngtrong
07 năm trước thời điểm đề nghịđối với Huân chương Lao động hạng B, 06 năm đối với
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.vv…
+ Đối với báo cáo đề nghị phong tặng
danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ", ngành, tỉnh thành phố trực thuộc
Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua
cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.
Mẫu số 3: Thông
tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 3:
Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng (hoặc
truy tặng) Huân chương cho cán bộ có quá trình cống hiến qua các giai đoạn cách
mạng...
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh
(thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Đề nghị tặng thưởng…………….. (1)
I SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên : Bí danh
(nếu có): (2) Nam (nữ):
- Ngày tháng năm sinh:
- Quê quán: (3)
- Nơi thường trú:
- Chức vụ, đơn vị đang công tác hiện nay (hoặc
trước khi nghỉ hưu, từ trần):
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Ngày tháng năm tham gia công tác:
- Ngày tháng năm vào Đảng chính thức
(hoặc tham gia các đoàn thể):
- Năm nghỉ hưu (hoặc từ trần):
II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Nêu quá trình tham gia cách mạng, chức
vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụtừ khi tham gia công tác đến khi đề
nghịkhen thưởng và đánh giá tóm tắt thành tích quá trình công tác (4)
Từ tháng, năm đến tháng, năm |
Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể) |
Đơn vị công tác |
Số năm tháng giữ chức vụ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
III. CÁC HÌNH THỨCKHEN THƯỞNG ĐƯỢC GHI NHẬN
(5)
IV.
KỶ LUẬT: (6)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÁN BỘ NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
(ký tên đống dấu)
(ký tên, ghi họ và tên)
XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN
(ký tên, ghi họ và tên)
Ghi chú:
- (1) : Ghi hình thức đề nghị khen
thưởng.
- (2) : Trường hợp có nhiều bí danh
thì chỉ ghi bí danh thường dùng.
- (3) : Đơn vị hành chính : xã (phường,
thị trấn); huyện (quận, thị xa, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương).
- (4) : Đối với trường hợp đã nghỉ hưu
(hoặc từ trần) chưa được khen thưởng thì báo cáo quá trình công tác đén khi nghỉ
hưu (hoặc từ trần).
Đánh giá tóm tắt thành tích đạt được
của đơn vị quản lý trong quá trình công tác đối với cá nhân được đề nghị khen
thưởng.
- (5) : Nêu các hình thức khen thưởng
(từ Bằng khen trở lên) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương,
tỉnh. Thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng và nội dung
thành tích (ghi rõ số, ngày, tháng, năm, ký quyết định).
- (6) : Ghi rõ hình thức kỷ luật từ
cảnh cáo trở lên từ khi công tác đến khi đề nghị khen thưởng (nếu có).
- (7) : Đối với cán bộ đã nghỉ hưu,
trước khi xác nhận cần xem xét việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú.
Đối với cán bộ thuộc tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quản lý do Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Thành uỷ xác nhận.
- (8) : Đối với cán bộ đã từ trần
: Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu (hoặc từ trần) thì cán bộ được giao
nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ có trách nhiệm tóm tắt quá trình công tác (Ghi rõ họ tên
, chức vụ người tóm tắt quá trình công tác).
Mẫu số 4: Thông tư
số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 4: Báo cáo
thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể cá nhân có thành tích
đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới (1).
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh
(thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO CÁO THÀNH
TÍCH
Đề nghị
phong tặng danh hiệu Anh hùng………….
(2)
I. SƠ LƯỢC
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ:
1. Đặc điểm, tình hình:
- Tên đơn vị: (ghi đầy đủ, không viết
tắt)
- Địa điểm trụ sở chính:
- Quá trình thành lập:
- Cơ cấu tổ chức: phòng, ban đơn vị trực
thuộc; tổng số cán bộ công chức, viên chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ,
nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…); các tổ chức đảng, đoàn thể;
- Cơ sở vật chất: (3)
2. Chức năng nhiệm vụ được giao: Những
chức năng, nhiệm vụ được giao (hoặc đảm nhận)
- Những đặc điểm chính của đơn vị (về điều
kiện tự nhiên và xã hội); những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm
vụ.
II.
THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Nêu rõ những thành tích đặc biệt xuát
sắc trong lao động sáng tạo (về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc lập thành
tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội…) (4)
2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích
đặc biệt xuất sắc trong lao động, chiến đấu, phục vụ chiến đấu.(5)
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác: (6).
III.
CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN. (7)
Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp |
Thủ trưởng đơn vị |
(ký đóng
dấu)
(ký đóng dấu)
Xác nhận của cấp trình khen
(ký đóng dấu)
GHI CHÚ:
- (1) : Báo cáo thành tích 10 năm
trước thời điểm đề nghị (trừ báo cáo thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất hoặc
thành tích khác).
- (2) : Ghi danh hiệu đề nghị
(Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).
- (3) : Đối với đơn vị sản xuất,
kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định lưu động; nguồn vốn
(ngân sách, tự có, vốn vay ngân hàng...)
- (4) : Nêu rõ nội dung thành tích
đạt được theo quy định tại khoản 2 Điều 43 (đối với danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân); khoản 2, Điều 44 (đối với Anh hùng Lao động )- Nghị định
121/2005/NĐ-CP của Chính phủ). Thống kê việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cơ
bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với những năm trước); ví dụ:
+ Các tiêu chí cơ bản đối với đơn vị sản xuất,
kinh doanh so sánh các tiêu chí: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,
nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân đầu người; số sáng kiến
cải tíến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
đem lại hiệu quả kinh tế; phúc lợi xã hội; thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
Nhà nước, (có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cục thuế tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương); việc thực hiện chính sách đối với người lao động…
+ Các tiêu chí cơ bản đối với trường học: Tổng
số học sinh, chất lượng và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh
(thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài
nghiên cứu, sáng kiến, cải tiến phương pháp giảng dạy…
+ Các tiêu chí cơ bản đối với Bệnh viện: Tổng
số người khám, chữa bệnh; tổng số điều trị nội ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa
vào sử dụng; tổng số người được khám miễn phí; chất lượng khám chữa bệnh; số đề
tài nghiên cứu khoa họcócos sáng kiến áp dụng khoa học kỹ thuật trong khám chữa
bệnh (giá trị làm lợi về kinh tế xã hội)…
- (5) : Nêu các biện pháp để đạt thành tích
dẫn đầu trong đổi mới công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến,
kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học… mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối
với Bộ, ngành, địa phương được nhân dân và các cấp có thẩm quyền công nhận.
- (6): Việc thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; công tác an toàn, vệ
sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; phòng chống tham nhũng,
lãng phí; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; công tác xây dựng Đảng, đoàn thể;
hoạt động xã hội từ thiện khác…
- (7) : Nêu các danh hiệu thi đua,
hình thức khen thưởng (từ Bằng khen trở lên) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ ban, ngành
đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc
phong tặng (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm, ký Quyết định).
Mẫu số 5: Thông tư
số 13/2008/TT-LĐTBXh ngày 28/7/2008
Mẫu số 5: Báo cáo
thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân có thành
tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới (1).
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh
(thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO CÁO THÀNH
TÍCH
Đề nghị
phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng………….
(2)
I SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN:
1. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên : Bí danh
(nếu có): Nam (nữ):
- Ngày tháng năm sinh:
- Quê quán: (3)
- Nơi thường trú:
- Chức vụ, đơn vị đang công tác hiện
nay (hoặc trước khi nghỉ hưu, từ trần):
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Ngày tháng năm tham gia công tác:
- Ngày, tháng, năm, vào Đảng chính thức
(hoặc tham gia các đoàn thể):
- Ngày, tháng, năm, hy sinh (hoặc từ
trần):
2. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao:
II.
THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Nêu rõ những thành tích đặc biệt xuát
sắc trong lao động sáng tạo (về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc lập thành
tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội…) (4)
2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành
tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, chiến đấu, phục vụ chiến đấu.(5)
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác: (6).
III.
CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN. (7)
Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp |
Thủ trưởng đơn vị |
(ký đóng
dấu)
(ký đóng dấu)
Xác nhận của cấp trình khen
(ký đóng dấu)
GHI CHÚ:
- (1) : Báo cáo thành tích 10 năm
trước thời điểm đề nghị (trừ báo cáo thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất hoặc
thành tích khác).
- (2) : Ghi danh hiệu đề nghị
(Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).
- (3) : Đơn vị hành chính : xã
(phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố
thuộc trung ương) theo địa danh mới.
- (4) : Nêu rõ nội dung thành tích đạt được
theo quy định tại khoản 1, Điều 43 hoặc khoản 1, Điều 44, Nghị định 121/2005/NĐ-CP
của Chính phủ).
Đối với lãnh đạo các đơn vị cần nêu tóm tắt thành tích của đơn vị; thống
kê các chỉ tiêu nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sấnh với các năm trước
nhằm làm rõ vai trò của cá nhân đối vơí tập thể).
- (5) : Nêu các biện pháp để đạt thành tích
đặc biệt xuất sắc trong đổi mới công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính,
sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học… mang lại hiệu quả cao về kinh tế,
xã hội ( trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu)…
có ý ngghĩa chính trị, xã hội đối với Bộ, ngành, địa phương được quần chúng
nêu gương học tập và cấp có thẩm quyền công
nhận.
- (6): Gương mẫu trong việc chấp
hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các
quy định nơi cư trú; phẩm chất đạo đức, tác phong, xây dựng gia đình văn hó,
tham gia các phong trào thi đua; thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí và
các hoạt động xã hội từ thiện khác…
- (7) : Nêu các danh hiệu thi đua,
hình thức khen thưởng (từ Bằng khen trở lên) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ ban, ngành
đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc
phong tặng (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm, ký Quyết định).
- (8) : Đối với cá nhân đã hy
sinh (từ trần ): ghi rõ họ, tên, chức vụ người viết báo cáo.
Mẫu số 6: Thông tư
số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 6: Báo cáo
thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
Bằng khen cấp Bộ, ban ngành, đoàn thể trung ương (cho tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc đột xuất).
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh
(thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO CÁO THÀNH
TÍCH
Đề nghị tặng thưởng …………. (1)
I. SƠ LƯỢC
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ: (2)
1. Đặc điểm, tình hình:
- Tên đơn vị đề nghị khen thưởng :
(ghi đầy đủ, không viết tắt)
- Địa điểm trụ sở chính:
II.
THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Báo cáo thành tích nêu gắn gọn nội
dung thành tích xuất sắc, đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
phòng chống tội phạm; phòng chống bão lụt; phòng chống cháy nổ; bảo vệ tài sản
của nhà nước; bảo vệ tính mạng của nhân dân…).
Thủ
trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp |
Thủ trưởng đơn vị (3) |
(ký đóng
dấu)
(ký đóng dấu)
Xác nhận của cấp trình khen
(ký đóng dấu)
GHI CHÚ:
- (1) : Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.
- (2) : Đối với cá nhân ghi rõ : họ và tên (bí danh),
ngày, tháng, năm sinh; quê quán, nơi thường trú; nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công
tác…
- (3) : Đối với cá nhân :
ghi rõ họ, tên.
Mẫu số 7: Thông tư
số 13/2008/TT-BLĐTBXh ngày 28/7/2008
Mẫu số 7: Báo cáo
thành tích đề nghị tặng thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể
cá nhân).
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh (thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO CÁO THÀNH
TÍCH
Đề nghị tặng thưởng …………. (1)
I. SƠ LƯỢC
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ: (2)
1. Đặc điểm, tình hình:
- Tên đơn vị đề nghị khen thưởng :
(ghi đầy đủ, không viết tắt)
- Địa điểm trụ sở chính:
II.
KẾT QUẢ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Báo cáo thành tích nêu gắn gọn nội
dung thành tích xuất sắc, đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
phòng chống tội phạm; phòng chống bão lụt; phòng chống cháy nổ; bảo vệ tài sản
của nhà nước; bảo vệ tính mạng của nhân dân…).
Thủ
trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp |
Thủ trưởng đơn vị (3) |
(ký đóng
dấu)
(ký đóng dấu)
Xác nhận của cấp trình khen
(ký đóng dấu)
GHI CHÚ:
- (1) : Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.
- (2) : Đối với cá nhân ghi rõ : họ và tên (bí danh),
ngày, tháng, năm sinh; quê quán, nơi thường trú; nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công
tác…
- (3) : Đối với cá nhân :
ghi rõ họ, tên.
Mẫu số 8: Thông tư
số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 8: Báo cáo
thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân
chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (cho tập thể, cá nhân) người
nước ngoài).
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN Đơn vị đề nghị |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh (thành phố), ngày….tháng…năm….. |
BÁO
CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng thưởng …………. (1)
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ:
1. Đặc điểm, tình hình:
- Tên đơn vị (cá nhân) đề nghị khen thưởng
: (2)
- Quốc tịch:
- Địa điểm trụ sở chính tại Việt Nam (nếu đơn vị cá nhân
làm việc tại Việt Nam):
- Cơ sở thành lập, cơ cấu tổ chức:
-
Lĩnh vực hoạt động:
II.
KẾT QUẢ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
- Báo cáo thành tích nêu rõ kết quả đã
đạt được trong sản xuất, công tác; những đống góp của tập thể (cá nhân) đối với
sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Bộ, ngành, địa phương hoặc đối với đất
nước Việt Nam (3).
- Việc chấp hành chính sách, pháp luật
Việt Nam (nghĩa vụ nộp ngân sách, bảo đảm quyền lợi người lao động, bảo vệ môi
trường, tôn trong phong tục tập quán …) và các hoạt đông từ thiện nhân đạo…
- Phương hướng hoạt động những năm tới:
III. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM GHI NHẬN:
Xác nhận của đơn vị phối
hợp hoạt động (4) |
Đại diện đơn vị |
(ký đóng dấu) (ký đóng dấu)
Xác nhận
của cấp trình khen thưởng (5)
(ký đóng dấu)
GHI CHÚ:
- (1) : Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.
- (2) : Đối với cá nhân ghi rõ các thông tin về cá nhân:
họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, đơn vị công tác, chức vụ,
trình độc chuyên môn…
- (3) : Đối với công ty 100%
vốn nước ngoài, công ty liên doanh cần thống kê kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh 03 năm, 05 năm (tuỳ theo hình thức đề nghị khen thưởng).
- (4) : Đối với các công ty
liên doanh với Việt Nam.
- (5) : Đối với cá nhân người
nước ngoài chỉ xét, đề nghị khen thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc kết thúc
giai đoạn công tác tại Việt Nam.
Mẫu số 9: Thông tư
số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 9: Tờ trình
về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động –Thương binh và Xã hội”.
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tỉnh (thành phố), ngày….tháng…năm….. |
TỜ TRÌNH
Về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự
nghiệp Lao động –Thương binh và Xã hội”
Kính gửi
: Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và
Xã hội
- Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005;
- Căn cứ vào Thông tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2008 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi xem xét thành tích và đối chiếu với tiêu chuẩn đã quy định, Đơn
vị………………..đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xét tặng Kỷ niệm
chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và
Xã hội” cho …….. người, (có danh sách trích ngang, bản tóm tắt thành tích
cá nhân và ý kiến hiệp y của Ban TĐKT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm
theo).
Trong đó:
1. Cá nhân trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội…….. người
- Cán bộ công chức, viên chức đang công tác……… người
- Cán bộ công chức, viên chức đã nghỉ hưu………. người
2. Cá nhân ngoài ngành Lao động - Thương binh và Xã hội……. người.
Đơn vị …………….. trình Lãnh đạo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xem xét
quyết định./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu…. |
Thủ trưởng đơn vị Ký tên,
đóng dấu (ghi rõ
họ tên) |
Mẫu số 10: Thông
tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 10: Tóm tắt
thành tích đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh
và Xã hội” (cho cá nhân trong và ngoài ngành).
Đơn vị………………..
BẢN TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC VÀ THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
“VÌ SỰ NGHIỆP LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI”
Họ và tên: …………………………………………………………………………………
Ngày tháng
năm sinh:……………………………………………Nam, Nữ……………….
Nơi ở hiện
nay:……………………………………………………………………………..
Chức vụ và
nơi công tác (hiện nay và trước khi nghỉ hưu):………………………………...
………………………………………………………………………………………….......
Ngày bắt đầu
công tác (theo quyết định hoặc hợp đồng):………………….........................
Số năm công
tác trong ngành:
……………………………………………………………
Hình thức
kỷ kỷ luật (nếu có) :…………………………………………………………….
Quá trình công tác:
Thời
gian Từ …năm ….đến… năm) |
Chức vụ,
nơi công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận
của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp Người khai ký tên
(ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(ghi rõ họ tên)
Mẫu số 11: Thông
tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH 28/7/2008
Mẫu số
11: Danh sách trích ngang tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động –Thương binh và Xã hội” (cá nhân trong ngành
và ngoài ngành).
Đơn vị ( Sở
LĐTB&XH)………
DANH SÁCH TRÍCH NGANG ĐỀ NGHỊ TẶNG
KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ
SỰ NGHIỆP LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI”
(Kèm theo
tờ trình số… ./TTr - … ngày tháng năm … )
STT |
Họ và tên |
Năm
sinh |
Chức vụ
nơi công tác |
Thời
gian công tác |
Tóm tắt
thành tích đóng góp, đặc biệt đối với các cá nhân ngoài ngành |
||
Nam |
Nữ |
Ngày bắt
đầu công tác |
Số năm
công tác trong ngành LĐTH&XH |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
Ngày tháng năm
200…
Thủ trưởng đơn vị (hoặc Giám đốc Sở)
Mẫu số 12: Thông
tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 12: BẢN XÁC NHẬN SÁNG KIẾN QUẢN LÝ, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CỦA CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CHIẾN SỸ THI ĐUA NĂM 200…
(Mẫu xác
nhận sáng kiến quản lý, đề tài nghiên cứu khoa học của CSTĐ từ cấp cơ sở trở lên
dùng cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ)
Họ và tên : .................................................................................................................................
Đơn vị công tác
...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Tên sáng kiến quản lý, đề tài nghiên cứu khoa học :
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Hiệu quả, tác dụng của sáng kiến quản lý, đề tài nghiên cứu
:
......................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá của Hội đồng TĐ-KT cơ sở (hoặc Hội đồng Khoa học
cơ sở) :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Người báo cáo XN của Hội đồng TĐ-KT cơ sở (hoặc HĐKH cơ sở)
Mẫu số 13: Thông
tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 13: Bằng công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp
Bộ”, “Tập thể Lao động xuất sắc”.
1.
Kích thước:
- Chiều dài: 400 mm, chiều rộng: 300
mm.
- Hoa văn bên trong: Chiều dài 320 mm,
chiều rộng 230mm.
2.
Chất liệu và định lượng : Giấy trắng, định lượng: 150 g/m2.
3.
Hình thức: xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc
huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1).
4.
Nội dung:
- Dòng 1,2: Quốc hiệu (2)
Khoảng trống
- Dòng (3) : Thẩm quyền quyết định (3).
- Dòng 4: Tặng Danh hiệu… (4).
- Dòng 5: Tập thể lao động xuất sắc
(5).
Khoảng trống
- Dòng 6: Tên đơn vị (cá nhân) được tặng
thưởng (6).
- Dòng 7: Thành tích (7).
Khoảng trống
- Dòng 8: + Bên trái: Quyết định số, ngày,
tháng, năm .
+ Bên phải: Địa danh ngày,
tháng, năm (8).
- Dòng 9:
+ Bên trái: Số sổ vàng (9).
+ Bên phải: Thủ trưởng cơ
quan (10).
Khoảng trống (35 cm) ; chữ ký, dấu
- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định
(11)
Ghi chú:
- (1) : Đối với cơ quan quản lý Nhà
nước in hình Quốc huy; các cơ quan, tổ chức khác in biểu tượng của cơ quan, đơn
vị.
- (2) : Quốc hiệu:
+ Dòng chữ : “Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” (chữ In đậm màu đen).
+ Dòng chữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc” (chữ thường, đậm màu đen).
- (3) : Thẩm quyền quyết định theo
quy định tại Điều 79, Luật Thi đua, Khen thưởng (chữ In màu đỏ).
- (4) : Chữ In màu đen.
- (5) : Chữ In màu đỏ.
- (6), (7), (8), (9) : Chữ thường màu
đen.
- (10) : Chữ in màu đen.
- (11) : Chữ thường màu đen.
(Cỡ chữ trong nội dung đơn vị tự quy định cho phù hợp, đảm
bảo hình thức đẹp, trang trọng).
(Quốc huy) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Tặng danh hiệu CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP BỘ Ông: Nguyễn
Văn A Chuyên viên Vụ B, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội Đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác từ năm 2008 đến năm
2010
|
Mẫu số 14: Thông
tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008
Mẫu số 14: Bằng công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ
sở”, “Tập thể Lao động tiên tiến”.
1.
Kích thước:
- Chiều dài: 360 mm, chiều rộng: 270
mm.
- Hoa văn bên trong: Chiều dài 290 mm,
chiều rộng 210 mm.
2. Chất liệu và định lượng : Giấy trắng, định
lượng: 150 g/m2.
3.
Hình thức: xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc
huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1).
4.
Nội dung:
- Dòng 1,2: Quốc hiệu (2)
Khoảng trống
- Dòng (3) : Thẩm quyền quyết định (3).
- Dòng 4: Tặng Danh hiệu… (4).
- Dòng 5: Tập thể lao động tiên tiến,
Chiến sỹ thi đua cơ sở (5).
Khoảng trống
- Dòng 6: Tên đơn vị (cá nhân) được tặng
thưởng (6).
- Dòng 7: Thành tích (7).
Khoảng
trống
- Dòng 8: + Bên trái: Quyết định số,
ngày, tháng, năm .
+ Bên phải: Địa danh ngày,
tháng, năm (8).
- Dòng 9:
+ Bên trái: Số sổ vàng (9).
+ Bên phải: Thủ trưởng cơ
quan (10).
Khoảng trống (30 cm) ; chữ ký, dấu
- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định
(11)
Ghi chú:
- (1) : Đối với cơ quan quản lý Nhà
nước in hình Quốc huy; các cơ quan, tổ chức khác in biểu tượngcủa cơ quan, đơn
vị.
- (2) : Quốc hiệu:
+ Dòng chữ : “Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” (chữ In đậm màu đen).
+ Dòng chữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc” (chữ thường, đậm màu đen).
- (3) : Thẩm quyền quyết định theo
quy định tại Điều 79, Luật Thi đua, Khen thưởng (chữ In màu đỏ).
- (4) : Chữ In màu đen.
- (5) : Chữ In màu đỏ.
- (6), (7), (8), (9) : Chữ thường màu
đen.
- (10) : Chữ in, màu đen.
- (11) : Chữ thường, màu đen.
(Cỡ chữ
trong nội dung đơn vị tự quy định cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng).
(Quốc huy) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CỤC TRƯỞNG CỤC X ….(3) Tặng danh hiệu (4) TẬP THỂ LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN (5) Văn phòng Cục X… (6) Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2008 (7)
|