Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5964:1995 Âm học: Mô tả và đo tiếng ồn môi trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5964:1995
Số hiệu: | TCVN 5964:1995 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường | |
Ngày ban hành: | 01/01/1995 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5964:1995
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5964:1995
ÂM HỌC: MÔ TẢ VÀ ĐO TIẾNG ỒN MÔI TRƯỜNG CÁC ĐẠI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CHÍNH
Acoustics: Description and measurement of environmental noise
PART 1 : BASIC QUANTIES AND PROCEDURES
0 Mở đầu
Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn sau đây:
TCVN 5964-1995 (ISO 1996/1): Các đại lượng và phơng pháp đo chính.
- ISO 1996/2: Cách lấy các thông số thích hợp để sử dụng.
TCVN 5965-1995 (ISO 1996/3): áp dụng các giới hạn của tiếng ồn.
Nghiên cứu tác động của tiếng ồn lên con ngời do một loại nguồn như các phương tiện giao thông, đường sắt, đường bộ, máy bay hay các nhà máy công nghiệp dẫn đến nhiều phép đo để đánh giá các loại tiếng ồn khác nhau, trong đó có nhiều phép đo dùng chung. Việc chuyển đổi từ một phép đo này đến phép đo khác thờng gặp phải những sai sót nghiêm trọng.
Nếu một môi trương âm học bị ảnh hởng của một loại tiếng ồn thì sự nhầm lẫn do các phép đo khác nhau sẽ không lớn. Nhng thông thường tiếng ồn môi trường là một tập hợp các âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau và sự phân bố của các loại tiếng ồn là biến đổi theo thời gian. Các phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho các loại âm thanh của các loại nguồn đơn lẻ, cũng như một tập hợp nguồn tạo nên tiếng ồn tổng thể tại một chỗ.
ở giai đoạn công nghệ hiện nay, ngời ta thừa nhận mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A là một đại lượng chính. Các kết quả được biểu thị theo đại lượng này ngay cả khi cần hiệu chỉnh, bổ sung hoặc cách mô tả khác, trong một số trờng hợp vẫn đợc coi là thích hợp.
Mục đích của tiêu chuẩn này là cung cấp cho các nhà chức trách tài liệu về đánh giá tiếng ồn trong môi trờng dân cư. Trên cơ sở của những nguyên tắc được nói trong tiêu chuẩn này, các giới hạn cho phép của của tiếng ồn có thể được qui định và hiểu theo các giới hạn này để kiểm tra.
Tiêu chuẩn này không qui định các giới hạn tiếng ồn môi trường.
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các đại lượng cơ bản dùng để mô tả tiếng ồn trong môi trường công cộng và mô tả các phương pháp chính để xác định các đại lượng này.
Tiêu chuẩn này xác định những cơ sở cho các tiêu chuẩn về tiếng ồn nói chung.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
ISO 1999, Âm học - Xác định tác động tiếng ồn nghề nghiệp và đánh giá giảm thính lực do tiếng ồn
ISO 3891, Âm học - phương pháp mô tả tiếng ồn máy bay nghe thấy ở mặt đất
IEC Công bố 651 - Máy đo mức âm
IEC Công bố...Máy đo mức âm tương đương.
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác về âm học sử dụng các định nghĩa sau đây:
3.1. áp suất âm theo đặc tính A, đo bằng pascal: căn số áp suất toàn phương trung bình khi dùng đặc tính tần số "A" ( Xem IEC Công bố 651 ).
3.2. Mức áp suất âm, đo bằng decibel: mức áp suất âm, được tính bằng công thức:
Lp = 10 lg (p/po )2
Với:
-p là áp suất toàn phương trung bình, pascal
-po là áp suất âm đối chiếu (20 m Pa)
3.3 Mức áp suất âm theo đặc tính A, đo bằng decibel: mức áp suất âm thanh của áp suất âm theo đặc tính A, được tính bằng công thức:
LpA = 10 lg (pA/po)2.
3.4 Mức phần trăm: Mức áp suất âm theo đặc tính A đo được khi dùng đặc tính thời gian "F" (Xem IEC công bố 651) khi vợt N% của khoảng thời gian đo đạc.
Kí hiệu LAN, T , thí dụ LA95,1h là mức theo đặc tính A vượt 95% trong một giờ.
Chú thích: Mức phần trăm đợc xác định trong một khoảng thời gian nào đó, nói chung không thể ngoại suy cho các khoảng thời gian khác.
3.5 Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, đo bằng decibel: Giá trị mức áp suất âm theo đặc tính A của một âm thanh liên tục, ổn định trong khoảng thời gian T, có cùng giá trị áp suất âm toàn phương trung bình với âm thanh đang nghiên cứu có mức thay đổi theo thời gian. Mức đó được tính theo công thức sau:
Với:
-LAeq,T là mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, dB, được xác định trong khoảng thời gian T, bắt đầu từ t1 và kết thúc ở t2.
-po là áp suất âm đối chiếu (20 m Pa).
-pA(t) là áp suất âm tức thời theo đặc tính A của một tín hiệu âm thanh.
Chú thích:
1. Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, trong thời gian T cũng được gọi là mức âm trung bình trong một khoảng thời gian, kí hiệu LA,T,dB. Khoảng thời gian lấy trung bình được chỉ rõ theo trên chỉ số, thí dụ, mức âm trung bình trong một giờ được kí hiệu là LA,1h.
2. Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, cũng được dùng để đánh giá tiếng ồn nghề nghiệp tiếp xúc (Xem ISO 1999)
3.6 Mức âm tiếp xúc, dB
Mức âm tiếp xúc của một tiếng ồn tách biệt được tính theo công thức:
Với:
-PA(t) là áp suất âm tức thời theo đặc tính A
-t2 - t1 là khoảng thời gian xác định, đủ dải để gồm tất cả các âm thanh đáng lưu ý của tiếng ồn.
-Po: là áp suất âm đối chiếu (20 m Pa)
-to: là độ dài thời gian đối chiếu (1giây).
Chú thích:
LAE trong tiêu chuẩn ISO 3891 đợc ghi là LAX (mức của một tín hiệu riêng lẻ tiếp xúc)
3.7 Khoảng thời gian đo: Khoảng thời gian mà trong đó bình phương áp suất âm thanh theo đặc tính A đợc lấy tích phân và trung bình.
3.8 Khoảng thời gian đối chiếu: Khoảng thời gian mà trong đó mức áp suất âm thanh tương đương liên tục theo đặc tính A có thể được đối chiếu. Nó có thể được qui định trong các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, hoặc bởi nhà chức trách địa phương cho các hoạt động điển hình của con người và các trường hợp hoạt động của các nguồn âm.
3.9 Khoảng thời gian dài: Một khoảng thời gian được qui định mà kết quả đo tiếng ồn được trình bày.Khoảng thời gian dài bao gồm một loạt các khoảng thời gian đối chiếu và được xác định để miêu tả tiếng ồn môi trường và nói chung do các nhà chức trách qui định.
3.10 Mức âm trung bình trong thời gian dài: Giá trị trung bình trong khoảng thời gian dài của các mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A đối với một loạt các khoảng thời gian đối chiếu ở trong khoảng thời gian dài đó. Việc lấy trung bình được thực hiện như mô tả trong tiêu chuẩn ISO 1996/2.
3.11 Mức đánh giá: Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A trong một khoảng thời gian xác định cộng với số điều chỉnh về âm điệu và tínhư chất xung của âm thanh.
3.12 Mức đánh gía trung bình trong thời gian dài: Giá trị trung bình trong thời gian dài của các mức đánh giá đối với một loạt các khoảng thòi gian đối chiếu. Việc lấy trung bình được thực hiện như mô tả trong tiêu chuẩn ISO 1996/2.
3.13 Các loại tiếng ồn:
3.13.1 Tiếng ồn xung quanh: âm thanh tổng thể bao quanh một địa điểm tại một thời điểm, thông thường bao gồm các âm thanh từ nhiều nguồn ở gần và ở xa.
3.13.2 Tiếng ồn riêng: Một thành phần của tiếng ồn xung quanh mà có thể nhận được nhờ các biện pháp âm học và có thể liên kết với một nguồn riêng.
Chú thích: Tiếng ồn xung quanh còn lại ở một vị trí trong một hoàn cảnh nào đó khi một hoặc nhiều tiếng ồn riêng bị triệt đi, đôi khi gọi là tiếng ồn d.
3.13.3 Tiếng ồn ban đầu: Tiếng ồn xung quanh hiện có trong một vùng trước khi có sự biến đổi hiện trạng.
3.14 Kí hiệu:
Các kí hiệu cho các mức âm được ghi ở bảng sau:
Bảng kí hiệu các mức âm:
Đại lợng | Kí hiệu | Đơn vị | Chú thích |
- Mức áp suất âm | Lp | dB |
|
- Mức áp suất âm theo đặc tính A | LpA | dB |
|
- Mức phần trăm | LAN,T | dB | Mức vượt N% của khoảng thời gian T |
- Mức âm tiếp xúc | LAE | dB | Cho các tín hiệu ồn |
- Mức áp suất âm tơng đơng liên tục theo đặc tính A | LAeq,T | dB | Khoảng thời gian cần phải nói rõ |
- Mức âm trung bình trong thời gian dài | LAeq,LT | dB | Khoảng thời gian cần phải nói rõ |
- Mức đánh giá | LAr,T | dB | Khoảng thời gian cần phải nói rõ |
- Mức đánh giá trung bình thời gian dài | LAr,LT | dB | Khoảng thời gian cần phải nói rõ |
4. Thiết bị đo
4.1 Đại cơng
Hệ thống thiết bị đo được thiết kế để xác định hoặc trực tiếp hay gián tiếp mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A và phù hợp trực tiếp với định nghĩa ở mục 3.5 hay theo những quá trình tương tự nào đó . Thiết bị phải phù hợp với qui định kĩ thuật cho máy đo mức âm loại 1 hoặc ít nhất là loại 2 như đã nói trong công bố IEC 651. Máy đo mức âm trung bình tương đương phải là loại P như đã qui định trong công bố IEC...Nếu dùng thiết bị thay thế, phải đảm bảo tính tương đương về đặc tính tần số, thời gian và sai số.
Thiết bị này có thể bao gồm:
a/ Máy đo mức âm tương đương trung bình theo đặc tính tần số "A";
b/ Máy đo mức âm tiếp xúc để đo mức âm tiếp xúc của các tín hiệu âm rời rạc (riêng lẻ);
c/ Máy đo mức âm theo đặc tính tần số "A" và đặc tính thời gian "S";
d/ Bộ lưu giữ số liệu để lấy mẫu liên tục mức áp suất âm theo đặc tính A khi dùng đặc tính thời gian "F";
e/ Máy phân tích phân bố theo thống kê để lấy mẫu giá trị liên tục như phần d/.
Các thiết bị mô tả ở mục d/ và e/ cũng có thể dùng để lưu giữ các giá trị mức phần trăm.
Chú thích:
1. Các thiết bị mô tả ở phần a/ và b/ trên thường dùng cho tiếng ồn có tính chất xung, biến đổi hoặc tuần hoàn. Cần có sự lưu ý đặc biệt để đảm bảo giải đo động học đủ rộng và những nhiễu điện vốn có và khả năng quá tải của những thiết bị đó phù hợp với việc sử dụng.
2. Khi sử dụng thiết bị mô tả ở phần e/ thì các khoảng phải được trọn trong mối tương quan đến toàn bộ các dải của các mức áp suất âm nhưng không đợc vượt quá 5 dB.
Cách xác định mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A cho các loại thiết bị khác được mô tả ở mục 5.4
4.2 Hiệu chuẩn máy
Tất cả các thiết bị phải được hiệu chuẩn và cách thức hiệu chuẩn phải theo hướng dẫn của nơi sản xuất máy.
Việc hiệu chuẩn lại toàn diện sau một thời hạn nhất định (thí dụ như hàng năm) có thể do nhà chức trách bắt buộc thực hiện để đảm bảo kết quả đo lường.
Việc kiểm tra ở hiện trường sẽ do ngời sử dụng thực hiện, ít nhất vào lúc trước và sau mỗi loạt phép đo, trước hết là kiểm tra âm học của micro.
5. Các phép đo
5.1 Đại cương
Các kết qủa được mô tả trong tiêu chuẩn này có thể dùng để miêu tả một cách chi tiết trong các tiêu chuẩn có liên quan. Điều quan trọng là các chi tiết của các thiết bị đo, phương pháp đo và các điều kiện tiến hành khi đo cần được ghi chép cẩn thận và giữ gìn để đối chiếu. Việc trích dẫn các tiêu chuẩn quốc tế liên quan cũng được ghi vào.
Chú thích:
1. Khi các tín hiệu đo được ghi vào băng từ để kiểm tra và đối chiếu thì cần nhớ rằng ngay cả với máy ghi có chất lượng dùng cho studio (không hiện số) thì dải đo động học có thể không đạt yêu cầu như các thiết bị của các loại được kể ra ở phần 4.1 a/ và b/.
2. ở một số trường hợp mạch đặc tính tần số A không thể lọc được các hạ âm mức cao xuất hiện ở gần vùng công nghiệp nào đó, ở vài loại phương tiện vận tải, cũng như gần các nhà cao tầng có các xoáy gió. Điều đó có thể dẫn đến quá tải, mà nếu không phát hiện được thì dẫn đến sự méo ở các tần số cao hơn và ảnh hởng tới âm thanh nghe thấy.
5.2 Các vị trí đo
Việc chọn các vị trí đo phụ thuộc vào mục đích đo được qui định trong tiêu chuẩn tương ứng.
5.2.1 Các phép đo ngoài nhà: khi muốn giảm ảnh hưởng của phản xạ âm đến tối thiểu thì các phép đo, nếu có thể được, cần thực hiện ở cách cấu trúc phản xạ ít nhất 3,5 m không kể mặt đất. Khi không có qui định khác thì độ cao để tiến hành đo là 1,2 đến 1,5 m trên mặt đất. Độ cao của các phép đo khác do các tiêu chuẩn tương ứng qui định.
5.2.1 Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng: các phép đo này được thực hiện ở các vị trí mà tiếng ồn đối với nhà cao tầng cần đợc quan tâm. Nếu không có chỉ định gì khác thì vị trí các phép đo tốt nhất là cách mặt trước 1 đến 2 m và ở trên sàn từ 1,2 đến 1,5 m.
5.2.2 Các phép đo trong nhà: các phép đo này thực hiện ở bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn cần quan tâm đến. Nếu không có gì chỉ định khác, các vị trí đo lường nên cách các trường hoặc các bề mặt phân xạ chính khác ít nhất 1m, và trên sàn từ 1,2 đến 1,5m và cách các cửa sổ khoảng 1,5m.
5.3 ảnh hưởng của thời tiết
Các mức âm bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, đặc biệt khi khoảng cách truyền âm xa. ở nơi các mức âm có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết thì phải thực hiện phép đo bằng một trong hai cách được mô tả dới đây:
5.3.1 Các phép đo được lấy trung bình trong một dải các điều kiện thời tiết:
Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho ở trong khoảng đó mức âm trung bình được xác định trong một dải các điều kiện thời tiết xuất hiện ở các vị trí đo.
5.3.2 Các phép đo được tiến hành trong các điều kiện thời tiết đặc trưng:
Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho các phép đo được tiến hành trong các điều kiện thời tiết thật đặc trưng.
Thông thường các điều kiện đợc chọn là khi sự truyền âm ổn định nhất với thành phần gió thổi không đổi từ nguồn đến các vị trí đo.
Chú thích: Trong vài trờng hợp có thể xác định mức áp suất âm tương đương với kết quả thu được trong các điều kiện của 5.3.1 bằng cách áp dụng sự hiệu chỉnh các giá trị thu được khi dùng phương pháp 5.3.2.
5.4 Các phương pháp nên sử dụng để xác định mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A.
5.4.1 Các phương pháp chung nên sử dụng:
Các máy đo tiếng ồn môi trờng được chọn ra trong tiêu chuẩn này có thể dùng cho các mục đích khác nhau. Vì hoàn cảnh rất khác nhau nên rất khó nói rõ phương pháp chi tiết cho các trường hợp cụ thể.
Các phương pháp cho một số trường hợp đặc biệt sẽ được mô tả trong các tiêu chuẩn liên quan. Bốn trường hợp có thể phân biệt cho các thiết bị khác nhau, mà là thích hợp nhất , xem ở 4.1. Các trường hợp đó được mô tả từ 5.4.2 đến 5.4.5.
Chú thích: Việc sử dụng thiết bị đo tích phân trung bình được mô tả ở 4.1.a/ và b/ sẽ cho các kết quả đúng cho tất cả các loại tiếng ồn. Đối với các trường hợp đơn giản hơn ở 5.4.3 và 5.4.4 thì có thể dùng máy đo mức âm; đối với các trường hợp ở 5.4.2 và 5.4.5 có thể thu được các kết quả xấp xỉ bằng phương pháp mẫu khi dùng các thiết bị nói ở 4.1 d/ và e/.
5.4.2 Tiếng ồn thay đổi
Để sử dụng chung và đặc biệt là khi tiếng ồn thay đổi thiết bị thích hợp là máy đo mức âm tích phân trung bình hoặc máy đo mức âm tiếp xúc trong đó các khoảng thời gian đo được ghi lại. Xen lẫn vào đó, có thể sử dụng phép lấy mẫu hoặc phân tích phân bố thống kê.
5.4.2.1 Phép lấy mẫu mức áp suất âm với tốc độ lấy mẫu 1/D t trong khoảng thời gian t2 - t1.
Mức áp suất tương đương liên tục theo đặc tính A, LAeq,T đợc suy từ công thức
Với:
-N là số lượng tổng các mẫu (N=(t2-t1)/D t)
-LpAi là giá trị mẫu của mức áp suất, dB
-D t là khoảng thời gian giữa 2 mẫu liền kề.
Khoảng thời gian lấy mẫu có thể ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết quả nếu không chọn hằng số thời gian gần đúng một cách thích hợp với việc lấy tích phân mức áp suất âm. Nếu khoảng thời gian lấy mẫu nhỏ hơn hằng số thời gian của hệ đo thì nói chung sẽ cho một số xấp xỉ đúng với các kết quả thu được với việc lấy tích phân thực.
5.4.2.2 Sử dụng phân bố thống kê khi quan sát việc đọc các giá trị mức áp suất âm theo đặc tính A theo các khoảng thời gian của kĩ thuật lấy mẫu.
Việc phân khoảng của mức áp suất âm phải được chọn cho phù hợp với tính chất tiếng ồn , phần lớn các trường hợp các khoảng 5 dB là thích hợp.
Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, LAeq,T được tính từ công thức:
Với:
-n: Số khoảng;
-fi: Số phần trăm của các khoảng thời gian mà mức áp suất âm theo đặc tính A ở trong giới hạn khoảng thứ i;
-Li: mức áp suất âm theo đặc tính A ứng với khoảng i, dB.
5.4.3 Tiếng ồn ổn định
Nếu tiếng ồn là ổn định trong một khoảng thời gian thì phép đo có thể thực hiện với máy đo mức âm tuân theo công bố IEC 651 loại 1 hoặc loại 2.
Đặc tính tần số "A" và đặc tính thời gian "S" được sử dụng.
Giá trị đọc lấy theo giá trị trung bình của độ lệch kim máy đo. Nếu giá trị giao động trên 5 dB thì tiếng ồn không thể gọi là tiếng ồn ổn định.
5.4.4 Tiếng ồn ổn định với sự thay đổi mức từng bậc
Nếu tiếng ồn là ổn định nhưng suất hiện một số giá trị của mức áp suất âm khác nhau rõ ràng, mà các giá trị có thể đo đợc như tiếng ồn không đổi và trong khoảng thời gian cho mỗi mức có thể xác định, như thế cho phép tính mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A bằng dB, theo công thức:
Với:
-T= ồ Ti là tổng các khoảng thời gian
-LpAi là mức áp suất âm theo đặc tính A tồn tại trong khoảng thời gianTi.
5.4.5 Các nguồn ồn riêng rẽ
Khi môi trờng tiếng ồn là do một số các nguồn ồn có thể nhận ra thì mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, tính bằng dB, có thể tính từ mức âm tiếp xúc của các nguồn riêng lẻ xuất hiện trong khoảng thời gian T.
Với:
-LAEi là mức âm tiếp xúc của nguồn ồn thứ i trong một loạt n nguồn ồn trong thời gian T giây
-to: bằng 1 giây.
Nếu tiếng ồn gồm nhiều nguồn ồn riêng rẽ tương tự và kế tiếp nhau (tức là có giá trị mức âm tiếp xúc ngang nhau) thì có thể đo bằng một trong các phương pháp ghi trong 5.4.2 trong số các chu kì toàn phần của tiếng ồn .
Có thể chọn cách khác: mức âm tiếp xúc của một chu kì tiếng ồn là LAE, có thể được đo bằng máy đo mức âm tiếp xúc xem 4.1b/ và tính giá trị của mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, tính bằng dB, bởi công thức:
LAeq,T = LAE + 10 lgn - 10 lg (T/to)
Với:
-n: Số chu kì xuất hiện trong khoảng thời gian T
-to: bằng 1 giây
5.5 Chỉnh lý
Các phép đo được miêu tả trong tiêu chuẩn này nhằm cung cấp sự mô tả vật lý đáng tin cậy của tiếng ồn môi trường. Để đánh giá tiếng ồn tác động lên con người thì đôi khi cần chỉnh lý các giá trị đo được để đạt được căn cứ có ý nghĩa hơn cho việc đánh giá. Những chỉnh lý như vậy đối với giá trị của mức áp suất tương đương liên tục theo đặc tính A gọi là mức đánh giá LAr,T.
6. Thông tin cần ghi chép
Để thêm vào kết quả đo lường âm học, các thông tin ở mục 6.1 cần ghi chép và giữ gìn để đối chiếu. Lượng thông tin trong 6.2 và 6.3 cần đợc ghi chép nếu thấy cần thiết.
6.1 Kĩ thuật đo
a/ Loại thiết bị đo, phương pháp đo và các phép tính được sử dụng;
b/ Mô tả khía cạnh thời gian của phép đo, tức là các khoảng thời gian đo và so sánh, bao gồm các chi tiết lấy mẫu, nếu sử dụng đến;
c/ Các vị trí đo.
6.2 Điều kiện tiến hành khi đo
a/ Điều kiện thời tiết: Hướng và tốc độ gió, ma, nhiệt độ ở mặt đất và ở các độ cao khác, áp suất không khí, độ ẩm tương đối;
b/ Bản chất và trạng thái mặt đất giữa nguồn ồn và vị trí đo;
c/ Sự thay đổi tiếng ồn của các nguồn phát.
6.3 Các số liệu định tính
Các số liệu dưới đây có thể có ý nghĩa cho việc làm sáng tỏ các kết quả:
a/ Khả năng xác định vị trí nguồn gốc tiếng ồn;
b/ Khả năng nhận biết nguồn âm;
c/ Bản chất nguồn âm;
d/ Tính chất âm thanh;
e/ ý nghĩa của âm thanh.