Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 16/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật đánh giá khai thác tài nguyên nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 16/2017/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 16/2017/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 25/07/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định kỹ thuật đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên nước
Ngày 25/07/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT ban hành quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các công ty, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất.
Đối với điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt, định mức được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau: Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100km2; Là vùng đồng bằng, đi lại thuận lợi; Là vùng thuộc đô thị loại IV trở xuống; Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5 - < 1km2.
Đối với điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, định mức được tính cho vùng có điều kiện áp dụng gồm: Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100km2; Là vùng đồng bằng, đi lại thuận lợi; Là vùng thuộc đô thị loại IV trở xuống; Mức độ phức tạp các tầng chứa nước khai thác trung bình.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/09/2017 và thay thế cho Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT ngày 05/11/2009.
Xem chi tiết Thông tư 16/2017/TT-BTNMT tại đây
tải Thông tư 16/2017/TT-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ Số: 16/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2017 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT ngày 25 tháng 7 năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước áp dụng cho các công việc sau:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt tương ứng với bản đồ tỷ lệ (sau đây gọi tắt là tỷ lệ) 1:200.000;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:100.000;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:50.000;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:25.000.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000.
Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường;
- Thông tư liên tịch số 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về việc quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên và môi trường;
- Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH), áp dụng Hệ số lương lao động chuyên môn nghiệp vụ;
- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
- Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
- Thông tư số 162/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 06 tháng 11 năm 2014 Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
- Quyết định số 3182/QĐ-BTNMT ngày 9 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành chế độ tính hao mòn tài sản cố định đặc thù và tài sản cố định vô hình trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng ngân sách nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị, bảo hộ lao động cho người sản xuất;
- Quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật - công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật thi công và an toàn lao động hiện hành;
- Trang bị kỹ thuật hiện đang sử dụng phổ biến trong ngành Tài nguyên và Môi trường.
TT |
Nội dung viết tắt |
Viết tắt |
---|---|---|
1 |
Bảo hộ lao động |
BHLĐ |
2 |
Định mức lao động |
ĐMLĐ |
3 |
Đơn vị tính |
ĐVT |
4 |
Kinh tế - xã hội |
KT-XH |
5 |
Điều tra viên TNMT hạng III bậc 2 |
ĐTV2 |
6 |
Điều tra viên TNMT hạng III bậc 3 |
ĐTV3 |
7 |
Điều tra viên TNMT hạng III bậc 4 |
ĐTV4 |
8 |
Điều tra viên TNMT hạng III bậc 5 |
ĐTV5 |
9 |
Điều tra viên TNMT hạng III bậc 6 |
ĐTV6 |
10 |
Điều tra viên TNMT hạng II bậc 1 |
ĐTVC1 |
11 |
Khai thác, sử dụng |
KTSD |
12 |
Lái xe bậc 6 |
LX 6 |
13 |
Nước dưới đất |
NDĐ |
14 |
Nước mặt |
NM |
15 |
Số thứ tự |
TT |
16 |
Tài nguyên nước |
TNN |
17 |
Tài nguyên nước dưới đất |
TNNDĐ |
18 |
Tài nguyên nước mặt |
TNNM |
19 |
Tài nguyên và Môi trường |
TNMT |
20 |
Thời hạn sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị |
Thời hạn (tháng) |
Định mức được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau:
- Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100 km2;
- Là vùng đồng bằng, điều kiện đi lại thuận lợi;
- Là vùng thuộc đô thị loại IV trở xuống;
- Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5 - <1,0 km/km2.
Định mức được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau:
- Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100 km2;
- Vùng đồng bằng, điều kiện đi lại thuận lợi;
- Vùng thuộc đô thị loại IV trở xuống;
- Mức độ phức tạp các tầng chứa nước khai thác trung bình.
Bảng 1. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của vùng điều tra (Kpt)
TT |
Mức độ phức tạp của vùng điều tra |
Kpt |
1 |
Vùng đô thị từ loại IV trở xuống |
1,0 |
2 |
Vùng đô thị loại III |
1,4 |
3 |
Vùng đô thị loại I – II |
1,8 |
4 |
Vùng đô thị đặc biệt |
2,5 |
Bảng 2. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình (Kđh)
TT |
Điều kiện địa hình |
Kđh |
---|---|---|
1 |
Vùng đồng bằng |
1,0 |
2 |
Vùng trung du |
1,2 |
3 |
Vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa |
1,4 |
Bảng 3. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp theo mật độ sông suối (Kmđ)
TT |
Mật độ sông suối |
Kmđ |
---|---|---|
1 |
Vùng có mật độ sông suối <0,5 km/km2 |
0,85 |
2 |
Vùng có mật độ sông suối từ 0,5 - <1,0 km/km2 |
1,00 |
3 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,0 - <1,2 km/km2 |
1,10 |
4 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,2 - <1,5 km/km2 |
1,20 |
5 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,5 - <2,0 km/km2 |
1,35 |
6 |
Vùng có mật độ sông suối ≥2,0 km/km2 |
1,50 |
Bảng 4. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của các tầng chứa nước khai thác (Ktc)
TT |
Mức độ phức tạp các tầng chứa nước khai thác * 1 |
Ktc |
1 |
Đơn giản |
0,75 |
2 |
Trung bình |
1,00 |
3 |
Phức tạp |
1,20 |
1 Các mức độ phức tạp của các tầng chứa nước khai thác được quy định tại Phần IV, Phụ lục số 01 của Thông tư này
Bảng 5. Hệ số điều chỉnh mức độ kết hợp của các công việc điều tra, đánh giá (Kkh)
TT |
Mức độ kết hợp của các công việc điều tra, đánh giá |
Kkh |
---|---|---|
1 |
Thực hiện 1 công việc điều tra, đánh giá |
1,00 |
2 |
Thực hiện kết hợp 2 công việc điều tra, đánh giá |
0,83 |
3 |
Thực hiện kết hợp 3 công việc điều tra, đánh giá |
0,78 |
4 |
Thực hiện kết hợp 4 công việc điều tra, đánh giá |
0,75 |
5 |
Thực hiện kết hợp 5 công việc điều tra, đánh giá |
0,73 |
Các công việc không tính trong định mức: là các công việc không được tính hao phí lao động, vật liệu, dụng cụ, thiết bị, máy móc trong định mức này.
- Định mức vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn vị sản phẩm; định mức vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ (%) định mức vật liệu chính trong bảng định mức vật liệu;
- Định mức dụng cụ và thiết bị: là thời gian sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm; thời hạn sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị tính là tháng; định mức dụng cụ phụ được tính bằng tỷ lệ (%) định mức dụng cụ chính trong bảng định mức dụng cụ;
- Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, máy móc, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị và được tính theo công thức:
Định mức điện = (công suất thiết bị/giờ × 8 giờ làm việc × số ca sử dụng máy móc, thiết bị) + 5% hao hụt.
Khi vùng điều tra, đánh giá có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng được tính cho vùng chuẩn thì định mức cho vùng cụ thể sẽ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- MV là định mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và thiết bị) vùng điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng có các hệ số điều chỉnh khác với điều kiện áp dụng;
- Mtb là định mức (lao động, dụng cụ, thiết bị và vật liệu) của vùng điều tra, đánh giá ở điều kiện áp dụng;
- Ki là hệ số điều chỉnh thứ i theo mức độ phức tạp của từng yếu tố ảnh hưởng đến định mức của điều kiện áp dụng;
- Fdt là quy mô diện tích tự nhiên của vùng điều tra, đánh giá (km2);
- Kkh là hệ số điều chỉnh theo mức độ kết hợp (áp dụng trong trường hợp thực hiện từ 2 công việc điều tra, đánh giá trở lên).
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
a) Điều tra tỷ lệ 1:200.000: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng ≥0,5 m3/s; phát điện với công suất 1.000 KW trở lên và cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥2.000 m3/ngày đêm trên bản đồ địa hình;
b) Điều tra tỷ lệ 1:100.000: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng ≥0,2 m3/s; phát điện với công suất 500 KW trở lên và cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥1.000 m3/ngày đêm;
c) Điều tra tỷ lệ 1:50.000: ≥0,05 m3/s; phát điện với công suất ≥50 KW và cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥500 m3/ngày đêm;
d) Điều tra tỷ lệ 1:25.000: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng ≥0,02 m3/s; cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥100 m3/ngày đêm; các công trình thủy điện.
a) Tuyến dọc hai bên bờ sông;
b) Tuyến tỏa tia từ đối tượng điều tra cắt qua vùng sử dụng tài nguyên nước để thu thập đầy đủ các thông tin phục vụ đánh giá.
a) Lập kế hoạch chi tiết cho việc triển khai lộ trình điều tra; vạch tuyến lộ trình và thể hiện trên bản đồ địa hình thực địa;
b) Xây dựng phương án bố trí nhân lực, phương án di chuyển máy móc thiết bị trong quá trình điều tra thực địa.
a) Chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết bị như máy ảnh, camera, máy GPS, bộ dụng cụ đo nhanh tại hiện trường gồm máy đo mực nước và lưu lượng; kiểm tra, kiểm chuẩn, kiểm định và thử nghiệm các máy móc thiết bị phục vụ, phương tiện di chuyển;
b) Chuẩn bị trang bị bảo hộ lao động, các loại sổ thực địa, phiếu điều tra, công lệnh, giấy giới thiệu;
c) Đóng gói thiết bị, tài liệu, dụng cụ, vật tư để phục vụ cho công tác vận chuyển tới nơi tập kết điều tra tại hiện trường.
Tại Sở, ngành, huyện và các cơ quan khác ở địa phương thu thập các thông tin sau:
a) Hiện trạng nguồn nước mặt, tình hình khai thác, sử dụng nước mặt và các nguồn nước khác; nhu cầu khai thác, sử dụng nước;
b) Danh mục và các thông tin cơ bản của công trình khai thác, sử dụng nước mặt thuộc phạm vi quản lý;
c) Công tác quản lý tài nguyên nước, các vấn đề mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước, các vấn đề nổi cộm liên quan đến khai thác, sử dụng nước mặt;
d) Khả năng đáp ứng về chất lượng, số lượng của tài nguyên nước mặt đối với từng mục đích sử dụng và các khu vực (khu đô thị, khu dân cư tập trung; khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu tưới nông nghiệp, khu nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch);
đ) Tỷ lệ dân được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ dân sử dụng các công trình khai thác nhỏ lẻ;
e) Tình trạng khan hiếm nước, thời kỳ khan hiếm nước nghiêm trọng trong năm;
g) Mức độ đáp ứng của nguồn nước mặt theo các thời kỳ trong năm;
h) Sơ bộ đặc điểm chất lượng các nguồn nước mặt đang khai thác, chất lượng nước tại các công trình khai thác nước mặt;
i) Tình trạng các bệnh phát sinh trong cộng đồng liên quan đến việc sử dụng nước mặt không đạt tiêu chuẩn;
k) Tình hình phát triển KT-XH; các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển các ngành kinh tế trong khu vực ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
a) Khu/cụm công nghiệp: tên, vị trí, số lượng cơ sở sản xuất đang hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt; lưu lượng khai thác, sử dụng; nguồn nước sử dụng, loại hình sản xuất chủ yếu một số thông tin khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước mặt và những vấn đề khác liên quan;
b) Khu đô thị, khu dân cư tập trung: tên khu đô thị, dân cư tập trung; vị trí hành chính; nguồn nước mặt hiện đang sử dụng; số lượng công trình cấp nước và một số thông tin khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước mặt và những vấn đề khác liên quan;
c) Làng nghề: tên, vị trí hành chính làng nghề, loại hình sản xuất, quy mô sản xuất, nguồn nước mặt hiện đang khai thác, lưu lượng sử dụng và một số thông tin khác có liên quan;
d) Khu, hệ thống tưới: vị trí, phạm vi, diện tích tưới; nguồn nước khai thác; loại cây trồng chủ yếu; mực nước đảm bảo khai thác bình thường; các công trình cấp nước cho các mục đích khác thuộc hệ thống; một số thông tin khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước mặt và những vấn đề khác liên quan;
đ) Khu dịch vụ du lịch: tên, vị trí hành chính, nguồn nước khai thác, sử dụng; thời gian cao điểm; thời gian kinh doanh thấp nhất;
e) Bến tàu, bến cảng: vị trí, nguồn nước sử dụng, mực nước, chiều sâu mực nước tối thiểu để tàu ra vào bình thường và một số thông tin khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước và những vấn đề khác liên quan;
g) Hồ chứa: số lượng, vị trí, mục đích sử dụng, nguồn nước sử dụng và một số thông tin khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước và những vấn đề khác liên quan;
h) Khu vực nuôi trồng thủy sản: vị trí hành chính, phạm vi và diện tích các khu nuôi trồng chủ yếu, loại thủy sản nuôi chủ yếu; hình thức nuôi chủ yếu và một số thông tin khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước và những vấn đề khác liên quan;
i) Công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác: vị trí, phạm vi, quy mô cấp nước, mục đích; mực nước đảm bảo khai thác bình thường; một số thông tin khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước và những vấn đề khác liên quan.
Thông tin thu thập được thực hiện theo phiếu thống kê tới từng xã bao gồm:
a) Tên chủ hộ, công trình khai thác;
b) Vị trí hành chính;
c) Loại công trình khai thác (hồ chứa, trạm bơm, cống, đập dâng, hồ, khu nuôi trồng thủy sản, kênh dẫn);
d) Tên nguồn nước khai thác (tên sông, suối, hồ ao);
đ) Mục đích sử dụng;
e) Ước tính lượng nước khai thác; diện tích tưới, diện tích nuôi trồng thủy sản, công suất phát điện, số hộ dân được cấp nước;
g) Chế độ khai thác (liên tục, gián đoạn).
a) Tổng hợp thông tin về hiện trạng khai thác nước mặt, sơ bộ khoanh định các khu vực khai thác trọng điểm trên bản đồ địa hình;
b) Phân loại, lập danh mục các đối tượng cần điều tra chi tiết có lưu lượng khai thác theo quy định cho từng tỷ lệ điều tra
- Điều tra tỷ lệ 1:200.000: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng ≥0,5 m3/s; phát điện với công suất 1.000 KW trở lên và cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥2.000 m3/ngày đêm;
- Điều tra tỷ lệ 1:100.000: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng ≥0,2 m3/s; phát điện với công suất 500 KW trở lên và cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥1.000 m3/ngày đêm;
- Điều tra tỷ lệ 1:50.000: ≥0,05 m3/s; phát điện với công suất 50 KW trở lên và cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥500 m3/ngày đêm;
- Điều tra tỷ lệ 1:25.000: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng ≥0,02 m3/s; cho các mục đích khác với lưu lượng nước là ≥100 m3/ngày đêm.
a) Tên công trình khai thác;
b) Loại hình công trình (Hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; Cống; Trạm bơm; Đập dâng; Hồ, khu nuôi trồng thủy sản);
c) Vị trí, tọa độ;
d) Năm xây dựng, năm vận hành;
đ) Tên đơn vị quản lý;
e) Loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Công ty liên danh);
g) Thông tin về giấy phép khai thác nước mặt;
h) Tên nguồn nước khai thác (tên sông, suối, hồ ao, kênh dẫn); lưu vực sông;
i) Phương thức khai thác;
k) Chế độ khai thác;
l) Lưu lượng khai thác;
m) Mục đích khai thác, sử dụng nước chính và các mục đích khác;
n) Cảm quan về chất lượng nước; số liệu chất lượng nước (nếu có); đánh giá theo mục đích sử dụng;
o) Đo các chỉ tiêu chất lượng nước (nhiệt độ, độ pH, độ dẫn điện, độ muối, độ đục và tổng khoáng hóa) tại các đối tượng;
p) Quy trình vận hành;
q) Tình trạng lắp đặt thiết bị đo lượng nước khai thác, sử dụng;
r) Tình trạng vệ sinh khu vực khai thác và thu thập một số thông tin khác có liên quan;
s) Phỏng vấn để thu thập số liệu về thông số kỹ thuật của công trình, gồm:
- Hồ chứa thủy lợi: dung tích, diện tích tưới, diện tích tiêu nước;
- Hồ chứa thủy điện: dung tích, diện tích mặt nước, số tổ máy, công suất lắp máy;
- Hồ, khu nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước; diện tích nuôi, hình thức nuôi, lượng nước sử dụng theo chu kỳ nuôi;
- Trạm bơm: số máy bơm khai thác, lưu lượng khai thác của mỗi máy bơm; số cửa lấy nước, cửa xả nước, bề rộng cửa lấy nước;
- Cống: số cửa cống, lưu lượng, diện tích tưới, diện tích tiêu nước;
- Đập dâng: Chiều cao đập, chiều dài đập, số lượng cửa xả,...
t) Phỏng vấn để thu thập số liệu về diễn biến mực nước, sự biến đổi chất lượng nước theo thời gian.
a) Số lượng mẫu lấy tại công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt từ 10-20% tổng số đối tượng điều tra.
b) Số lượng mẫu kiểm tra phải đạt từ 5-10% của tổng số lượng mẫu nghiên cứu, số mẫu kiểm tra ngoại bộ không dưới 2% tổng số lượng mẫu;
c) Công tác lấy mẫu phải được ghi chép vào các tài liệu liên quan như: nhật ký khảo sát, điều tra thực địa hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
a) Sản phẩm trung gian
- Phiếu giao nhận mẫu có xác nhận của tổ chức gửi mẫu và tổ chức phân tích, thí nghiệm mẫu;
- Phiếu kết quả phân tích, thí nghiệm mẫu: Trên phiếu phải thể hiện đầy đủ các thông tin như tên dự án, ngày lấy mẫu, ngày gửi mẫu và ngày phân tích, thí nghiệm mẫu; các chỉ tiêu phân tích, thí nghiệm.
b) Sản phẩm cuối cùng: báo cáo kết quả phân tích, thí nghiệm
Báo cáo phải thể hiện đầy đủ các thông tin như tên dự án, ngày lấy mẫu, ngày gửi mẫu và ngày phân tích, thí nghiệm mẫu, các chỉ tiêu phân tích, thí nghiệm, phương pháp và kết quả chỉnh lý đối với các loại mẫu khác nhau, đánh giá với kết quả các mẫu đã thu thập; bảng tổng hợp kết quả phân tích, thí nghiệm mẫu phải được tập hợp theo từng nguồn nước mặt, đối tượng khai thác, sử dụng; báo cáo phải được thành lập kèm theo các phụ lục biểu bảng thể hiện kết quả phân tích, đánh giá.
Đối với công tác đo đạc chất lượng nước ngoài hiện trường, các chỉ tiêu phân tích là nhiệt độ, độ pH, độ dẫn điện, độ muối, độ đục và tổng khoáng hóa tại các đối tượng khai thác, sử dụng nước bằng máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu.
a) Các tổ, nhóm khảo sát, điều tra thực địa phải chỉnh lý tài liệu thu được hàng ngày, bảo quản thiết bị và lập kế hoạch cho ngày hôm sau;
b) Sau khi kết thúc khảo sát, điều tra thực địa, trước khi di chuyển đến địa điểm khác cần phải kiểm tra lại kết quả khảo sát, điều tra thực địa của tổ, nhóm. Khi phát hiện các nội dung thông tin chưa rõ ràng, cần tổ chức hành trình kiểm tra có sự tham gia của trưởng nhóm khảo sát;
c) Sau một mùa thực địa, đơn vị thực hiện phải thành lập các tài liệu văn phòng cho một năm khảo sát, điều tra thực địa; lập báo cáo kết quả điều tra thực địa và chuẩn bị tài liệu nghiệm thu theo năm;
d) Nội dung công tác chỉnh lý văn phòng thực địa gồm: chỉnh lý các phiếu điều tra, đối chiếu tài liệu giữa các nhóm khảo sát, điều tra thực địa; lập bản đồ tài liệu thực tế; hoàn chỉnh các loại mẫu và lập phiếu gửi mẫu, lập danh sách gửi mẫu phân tích; chuẩn bị kế hoạch, phương tiện, vật chất cho đợt thực địa tiếp theo; lấy kết quả phân tích mẫu và kiểm tra mức độ tin cậy của các kết quả bằng các cặp mẫu kiểm tra; viết báo cáo kết quả theo mùa thực địa; chuẩn bị nghiệm thu năm;
đ) Sổ nhật ký phải được mô tả trung thực, chính xác; trước mỗi hành trình cần nêu rõ mục đích khảo sát, các đối tượng khảo sát, loại và số lượng công trình khảo sát, số lượng mẫu dự kiến, thời gian của hành trình; sau mỗi hành trình, tổ, nhóm khảo sát phải tổng hợp, ghi lại nhận xét của hành trình đó;
e) Bản đồ tài liệu thực tế và tài liệu văn phòng phải thể hiện được các công trình khảo sát, các điểm lấy mẫu.
Nội dung, hình thức ghi chép, mô tả trong sổ nhật ký và trên bản đồ thực địa phải tuân thủ theo quy định hiện hành về việc thành lập tài liệu nguyên thủy điều tra, khảo sát thực địa.
a) Tên công trình, vị trí, tọa độ; cơ quan quản lý; đơn vị vận hành; loại hình quản lý; loại hình công trình; tên nguồn nước khai thác, lưu vực sông;
b) Lưu lượng khai thác; chế độ khai thác; phương thức khai thác; mục đích sử dụng, một số thông tin chất lượng nước và một số thông tin khác có liên quan.
a) Theo quy mô khai thác;
b) Theo mục đích sử dụng;
c) Theo nguồn nước khai thác (sông, suối, hồ ao); lưu vực sông;
d) Theo đơn vị hành chính.
a) Theo mục đích sử dụng;
b) Theo từng sông, lưu vực sông;
c) Theo từng đơn vị hành chính.
a) Đồ thị biểu diễn diễn biến lượng nước khai thác các tháng, các mùa trong năm, theo sông, lưu vực sông, đơn vị hành chính;
b) Biểu đồ biểu thị cơ cấu sử dụng nước cho các mục đích, theo loại hình công trình;
c) Các biểu, bảng, đồ thị khác có liên quan.
a) Các sơ đồ vị trí công trình khai thác;
b) Các sơ đồ vị trí các khu vực khai thác chính;
c) Sơ đồ các khu vực có nguồn nước mặt bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng do ảnh hưởng của hoạt động khai thác nước mặt;
d) Các sơ đồ khác có liên quan phục vụ đánh giá.
a) Thông tin tổng hợp về tên công trình, tọa độ, loại công trình;
b) Thông tin về năm hoạt động, lưu lượng khai thác, mục đích khai thác;
c) Thông tin về vị trí, cơ quan quản lý, giấy phép khai thác;
d) Thông tin về nguồn nước khai thác;
đ) Thông tin sơ bộ về chất lượng nước.
a) Thông tin tổng hợp về tên công trình, vị trí, tọa độ;
b) Thông tin về chất lượng nước cho các mục đích sử dụng;
c) Thông tin về thành phần hóa học của nước tại các vị trí có kết quả phân tích;
d) Thông tin về vùng xâm nhập mặn.
Biên tập bản đồ sử dụng nền bản đồ địa hình hệ tọa độ VN2000.
Việc lưu trữ và công bố kết quả công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện theo quy định hiện hành.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
2. Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra, xác định đối tượng (công trình) cần điều tra khai thác, sử dụng nước dưới đất cụ thể ở từng khu vực
2.1. Nghiên cứu các loại bản đồ, xem xét sự phân bố của các khu dân cư; nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan;
2.2. Xác định đối tượng cần tập trung điều tra và sơ bộ khoanh vùng tập trung khai thác nước dưới đất với quy mô lưu lượng trên bản đồ địa hình;
2.3. Điều tra tỷ lệ 1:200.000: công trình khai thác với quy mô lưu lượng ≥200 m3/ngày đêm;
2.4. Điều tra tỷ lệ 1:100.000: công trình khai thác với quy mô lưu lượng ≥100 m3/ngày đêm;
2.5. Điều tra tỷ lệ 1:50.000: công trình khai thác với quy mô lưu lượng ≥20 m3/ngày đêm;
2.6. Điều tra tỷ lệ 1:25.000: công trình khai thác với quy mô lưu lượng ≥10 m3/ngày đêm.
3. Sơ bộ khoanh vùng diện tích điều tra trên nền bản đồ địa hình tương ứng với các tỷ lệ.
4. Xác định tuyến điều tra trên nền bản đồ sao cho tuyến điều tra đều cắt qua các đối tượng điều tra và tuyến phải cắt qua hết diện tích điều tra tương ứng với tỷ lệ yêu cầu điều tra.
5. Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi thực địa điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất
5.1. Lập kế hoạch chi tiết cho việc triển khai lộ trình điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất; vạch tuyến lộ trình và thể hiện trên bản đồ địa hình thực địa;
5.2. Xây dựng phương án bố trí nhân lực, phương án di chuyển máy móc thiết bị trong quá trình điều tra thực địa.
6. Chuẩn bị nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị và tài liệu điều tra
6.1. Chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết bị như máy ảnh, camera, máy GPS, bộ dụng cụ đo nhanh tại hiện trường gồm máy đo mực nước và lưu lượng, máy đo chất lượng nước hiện trường; kiểm tra, kiểm chuẩn, kiểm định và thử nghiệm các máy móc thiết bị phục vụ, phương tiện di chuyển;
6.2. Chuẩn bị trang bị bảo hộ lao động, các loại sổ thực địa, phiếu điều tra, công lệnh, giấy giới thiệu;
6.3. Đóng gói thiết bị, tài liệu, dụng cụ, vật tư để phục vụ cho công tác vận chuyển tới nơi tập kết điều tra tại hiện trường.
7. Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
8. Phục vụ trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
a) Hiện trạng nguồn nước, tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất, nhu cầu khai thác, sử dụng nước;
b) Công tác quản lý tài nguyên nước, các vấn đề mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước nói chung và nước dưới đất nói riêng;
c) Khả năng đáp ứng về chất lượng, số lượng của tài nguyên nước dưới đất đối với từng mục đích sử dụng và các khu vực (khu đô thị, khu dân cư tập trung; khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu tưới nông nghiệp, khu nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch);
d) Tỷ lệ dân được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ dân sử dụng các công trình khai thác nhỏ lẻ;
đ) Tình trạng khan hiếm nước, thời kỳ khan hiếm nước nghiêm trọng trong năm;
e) Mức độ đáp ứng của nguồn NDĐ theo các thời kỳ trong năm;
g) Sơ bộ đặc điểm chất lượng các nguồn nước dưới đất đang khai thác, chất lượng nước tại các công trình khai thác nước dưới đất;
h) Tình trạng các bệnh phát sinh trong cộng đồng liên quan đến việc sử dụng nước dưới đất không đạt tiêu chuẩn;
i) Tình hình phát triển KT-XH; các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển các ngành kinh tế trong khu vực ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
a) Đối với các khu đô thị và khu dân cư tập trung: điều tra, phỏng vấn thu thập dữ liệu, thông tin về:
- Tên, vị trí hành chính của khu đô thị; thông tin về dân số;
- Thông tin về các đối tượng có hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất: số lượng công trình khai thác (loại hình, phương thức, công suất, công nghệ, tình trạng hoạt động, quy trình và nhật ký vận hành, sơ đồ toàn bộ hệ thống …), tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất; phạm vi cấp nước của công trình;
- Thông tin về giấy phép khai thác nước dưới đất.
b) Đối với khu, cụm công nghiệp tập trung: điều tra, đo đạc, phỏng vấn thu thập thông tin về:
- Tên, vị trí hành chính của khu, cụm công nghiệp tập trung;
- Loại hình, cơ cấu sản xuất, kinh doanh dịch vụ chủ yếu hoặc số lượng cơ sở sản xuất;
- Thông tin chung về các đối tượng có hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất: số lượng các cơ sở sử dụng nước dưới đất, số lượng công trình khai thác; lưu lượng nước dưới đất đang được khai thác, sử dụng;
- Thông tin về giấy phép khai thác nước dưới đất.
c) Đối với làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp: điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin về:
- Tên, vị trí hành chính của làng nghề;
- Loại hình, cơ cấu sản xuất;
- Thông tin về khai thác nước dưới đất tại làng nghề: lượng nước dưới đất hiện đang khai thác ở các cơ sở; thông tin về hệ thống khai thác nước dưới đất tập trung (loại hình, phương thức, công suất, công nghệ, tình trạng hoạt động, quy trình và nhật ký vận hành, sơ đồ toàn bộ hệ thống …);
- Thông tin về giấy phép khai thác nước dưới đất.
d) Đối với các mục đích sử dụng khác: tưới nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch, gồm:
- Tên chủ công trình khai thác NDĐ, vị trí hành chính;
- Quy mô tưới, nuôi trồng thủy sản, cung ứng dịch vụ du lịch;
- Lưu lượng khai thác, chế độ khai thác.
Thông tin thu thập được thực hiện theo phiếu thống kê tới từng thôn, ấp bao gồm:
a) Tên chủ hộ, công trình;
b) Vị trí hành chính;
c) Số lượng giếng khoan, giếng đào;
d) Sơ bộ lưu lượng khai thác;
đ) Loại công trình khai thác (giếng đào, giếng khoan, mạch lộ);
e) Hình thức khai thác (bơm tay, bơm máy, tự chảy);
g) Chiều sâu khai thác;
h) Mục đích sử dụng;
i) Tình hình sử dụng giếng trong một năm gần đây (có sử dụng hay không sử dụng).
a) Tổng hợp thông tin về hiện trạng khai thác nước dưới đất, sơ bộ khoanh định các khu vực khai thác trọng điểm trên bản đồ địa hình;
b) Phân loại, lập danh mục các đối tượng cần điều tra chi tiết có lưu lượng khai thác theo quy định cho từng tỷ lệ điều tra (tỷ lệ 1:200.000, ≥200 m3/ngày đêm; tỷ lệ 1:100.000, ≥100 m3/ngày đêm; tỷ lệ 1:50.000, ≥20 m3/ngày đêm; tỷ lệ 1:25.000, ≥10 m3/ngày đêm).
a) Tên, loại và xác định chính xác vị trí tọa độ, hành chính của công trình khai thác, sử dụng; lưu lượng khai thác tối đa và trung bình, chế độ và thời gian khai thác, tình hình sử dụng giếng trong một năm gần đây, thông tin về giấy phép khai thác nước dưới đất; thông tin cảm quan về chất lượng nước thô; tình trạng vệ sinh khu vực khai thác; tình trạng lắp đặt thiết bị đo lượng nước khai thác, sử dụng;
b) Số lượng giếng khai thác (hoặc mạch lộ, hành lang thu nước...), vị trí, chiều sâu khai thác, lưu lượng, chế độ và thời gian khai thác tại từng giếng thuộc công trình đó; mục đích khai thác nước (mục đích sử dụng nước chính, các mục đích khác); đối tượng và phạm vi cấp nước của công trình; năm xây dựng và năm bắt đầu khai thác;
c) Đo các chỉ tiêu chất lượng nước (nhiệt độ, độ pH, độ dẫn điện, độ muối và tổng khoáng hóa), mực nước tại công trình;
d) Phỏng vấn để thu thập số liệu về diễn biến mực nước, sự biến đổi chất lượng nước theo thời gian, loại thiết bị khai thác tại mỗi giếng khai thác;
đ) Thu thập thông tin, số liệu, bản vẽ về địa tầng, cấu trúc giếng (nếu có) và thu thập bổ sung tài liệu liên quan trong quá trình điều tra thực địa.
Các thông tin điều tra được ghi chép vào phiếu, sổ nhật ký điều tra thực địa.
a) Số lượng mẫu lấy tại công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất từ 10-20% tổng số đối tượng điều tra;
b) Số lượng mẫu kiểm tra phải đạt từ 5-10% của tổng số lượng mẫu nghiên cứu, số mẫu kiểm tra ngoại bộ không dưới 2% tổng số lượng mẫu;
c) Công tác lấy mẫu phải được ghi chép vào các tài liệu liên quan như: nhật ký khảo sát, điều tra thực địa hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
a) Sản phẩm trung gian
- Phiếu giao nhận mẫu có xác nhận của tổ chức gửi mẫu và tổ chức phân tích, thí nghiệm mẫu;
- Phiếu kết quả phân tích, thí nghiệm mẫu: Trên phiếu phải thể hiện đầy đủ các thông tin như tên dự án, ngày lấy mẫu, ngày gửi mẫu và ngày phân tích, thí nghiệm mẫu; các chỉ tiêu phân tích, thí nghiệm.
b) Sản phẩm cuối cùng: báo cáo kết quả phân tích, thí nghiệm
Báo cáo phải thể hiện đầy đủ các thông tin như tên dự án, ngày lấy mẫu, ngày gửi mẫu và ngày phân tích, thí nghiệm mẫu, các chỉ tiêu phân tích, thí nghiệm, phương pháp và kết quả chỉnh lý đối với các loại mẫu khác nhau, đánh giá với kết quả các mẫu đã thu thập; bảng tổng hợp kết quả phân tích, thí nghiệm mẫu phải được tập hợp theo tầng chứa nước, đối tượng khai thác, sử dụng; báo cáo phải được thành lập kèm theo các phụ lục biểu bảng thể hiện kết quả phân tích, đánh giá.
Đối với công tác đo đạc chất lượng nước ngoài hiện trường, các chỉ tiêu phân tích là nhiệt độ, độ pH, độ dẫn điện, độ muối và tổng khoáng hóa tại các đối tượng khai thác, sử dụng nước bằng máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu.
Đối với công tác đo mực nước tại hiện trường sử dụng bộ đo mực nước giếng khoan.
a) Các tổ, nhóm khảo sát, điều tra thực địa phải chỉnh lý tài liệu thu được hàng ngày, bảo quản thiết bị và lập kế hoạch cho ngày hôm sau;
b) Sau khi kết thúc khảo sát, điều tra thực địa, trước khi di chuyển đến địa điểm khác cần phải kiểm tra lại kết quả khảo sát, điều tra thực địa của tổ, nhóm. Khi phát hiện các nội dung thông tin chưa rõ ràng, cần tổ chức hành trình kiểm tra có sự tham gia của trưởng nhóm khảo sát;
c) Sau một mùa thực địa, đơn vị thực hiện phải thành lập các tài liệu văn phòng cho một năm khảo sát, điều tra thực địa; lập báo cáo kết quả điều tra thực địa và chuẩn bị tài liệu nghiệm thu theo năm;
d) Nội dung công tác chỉnh lý văn phòng thực địa gồm: chỉnh lý các phiếu điều tra, đối chiếu tài liệu giữa các nhóm khảo sát, điều tra thực địa; lập bản đồ tài liệu thực tế; hoàn chỉnh các loại mẫu và lập phiếu gửi mẫu, lập danh sách gửi mẫu phân tích; chuẩn bị kế hoạch, phương tiện, vật chất cho đợt thực địa tiếp theo; lấy kết quả phân tích mẫu và kiểm tra mức độ tin cậy của các kết quả bằng các cặp mẫu kiểm tra; viết báo cáo kết quả theo mùa thực địa; chuẩn bị nghiệm thu năm;
đ) Sổ nhật ký phải được mô tả trung thực, chính xác; trước mỗi hành trình cần nêu rõ mục đích khảo sát, các đối tượng khảo sát, loại và số lượng điểm khảo sát, số lượng mẫu dự kiến, thời gian của hành trình; sau mỗi hành trình, tổ, nhóm khảo sát phải tổng hợp, ghi lại nhận xét của hành trình đó;
e) Bản đồ tài liệu thực tế và tài liệu văn phòng phải thể hiện được các công trình khảo sát, các điểm lấy mẫu.
Nội dung, hình thức ghi chép, mô tả trong sổ nhật ký và trên bản đồ thực địa phải tuân thủ theo quy định hiện hành về việc thành lập tài liệu nguyên thủy điều tra, khảo sát thực địa.
a) Tên chủ công trình; vị trí hành chính, lưu vực sông; toạ độ của công trình và từng giếng khai thác nước dưới đất;
b) Lưu lượng khai thác tối đa và trung bình; chế độ, thời gian khai thác của công trình và từng giếng khoan; đối tượng, phạm vi cấp nước của công trình; mục đích sử dụng nước; đường kính, chiều sâu, mực nước tĩnh, mực nước động và diễn biến theo thời gian của từng giếng khoan; địa tầng, cấu trúc giếng khoan (nếu có).
a) Theo loại hình khai thác (giếng khoan, giếng đào, mạch lộ);
b) Theo quy mô khai thác;
c) Theo phức hệ, hệ tầng chứa nước khai thác (hoặc cấu trúc chứa nước);
d) Theo vị trí hành chính hoặc lưu vực sông;
đ) Theo mục đích sử dụng nước.
a) Theo loại hình khai thác (giếng khoan, giếng đào, mạch lộ);
b) Theo vị trí hành chính hoặc lưu vực sông;
c) Theo mục đích sử dụng nước.
a) Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa lưu lượng nước khai thác và mực nước động của phức hệ, hệ tầng chứa nước khai thác (hoặc cấu trúc chứa nước);
b) Đồ thị diễn biến lưu lượng khai thác nước dưới đất theo thời gian tại giếng, công trình khai thác và phức hệ, hệ tầng chứa nước khai thác (hoặc cấu trúc chứa nước).
a) Xác định số lượng, quy mô công trình, lưu lượng khai thác, hiện trạng mực nước, chất lượng nước của các công trình khai thác trên phạm vi toàn vùng, từng tầng hoặc phức hệ chứa nước và từng đơn vị hành chính;
b) Tính toán, đánh giá, tổng hợp và xác định lượng nước khai thác, sử dụng trung bình trong năm, mùa, tháng; lượng nước khai thác theo quy mô, theo mục đích, đối tượng sử dụng nước; theo từng tầng hoặc phức hệ chứa nước và đơn vị hành chính tại thời điểm điều tra, đánh giá;
c) Đánh giá, xác định một số đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của nhóm các công trình khai thác nước dưới đất giếng khoan, giếng đào, mạch lộ có quy mô
nhỏ hơn quy mô khai thác cần điều tra (tỷ lệ 1:200.000, <200 m3/ngày đêm; tỷ lệ 1:100.000, <100 m3/ngày đêm; tỷ lệ 1:50.000, <20 m3/ngày đêm; tỷ lệ 1:25.000, < 10 m3/ngày đêm).
(trang 22/88)